Giảng Giải Sơ Lược Về Thiểu DụcTri Túc

09/05/201112:00 SA(Xem: 106198)
Giảng Giải Sơ Lược Về Thiểu Dục Và Tri Túc

GỈANG GIẢI SƠ LƯỢC VỀ THIỂU DỤCTRI TÚC
Tỳ khưu Giác Hạnh

Thiểu dục(alobha, disinterestedness) có nghĩa là ít muốn; Tri túc(santutthi, contentment) có nghĩa là biết đủ.

Lời nói đầu

thieuducvatritucNhân mùa Phật lịch lần thứ 2549 sắp đến với những người Phật tử Việt Nam thân yêu trên khắp năm châu nói riêng và hết thảy những người con Phật trên toàn thế giới nói chung, để tưởng niệm công lao to lớn và ân đức sâu dày của Ngài, chúng con là những người con Phật, theo gót chân Ngài để tìm đường học đạo, trong ngày lễ trọng đại này chúng con chẳng biết làm gì hơn, để thể hiện tấm lòng tri ân tha thiết của chúng con đối với ân đức sâu dày của Ngài. Với tâm niệm bâng khuân ray rứt, vì muốn bày tỏ tấm lòng tri ân của chính mình đối với Ngài, chúng con đã giành dụm một chút thời gian, soạn một bài pháp ngắn với mục đích chia sẽ trí tuệ thiển cận của chúng con đến những người con Phật trên khắp năm châu hầu mong mang lại lợi ích đối với những ai khát khao thực hành giáo lý giải thoát siêu việt của đức Thế Tôn (Bhagavata), và đây cũng là món quà quý giá nhất mà chúng con xin dâng lên cúng dường Bậc Thiện Thệ (Sugata) nói riêng và chư Phật quá khứ, hiện tạivị lai nói chung. Chúng con hy vọng rằng chư Phật sẽ hoan hỷ trong khi nhận món quà do sự học, hiểu của chúng con làm ra, bởi vì đây là mục đích, ước monghoài bảo của quý Ngài.

Với phước đức nhỏ bé từ tấm lòng trong sạch này, con xin hồi hướng đến Thầy tổ, Cha mẹ, Ân nhân, thân bằng quyến thuộc, quý bằng hữu trong và ngoài nước, và hết thảy chúng sanh trong cõi Ta bà này.

Colombo – Sri Lanka, ngày 14 tháng 05 năm 2004
Tỳ Khưu Giác Hạnh (Hồ Quang Khánh)

-ooOoo-

A. Mở đề:

"Sabbapāpassa akaranam
Kusalassa upasampadā
Sacittapariyodapanam
Etam buddhāna sāsanam"

Not to do evil,
To cultivate merit,
To purify one’s mind,
This is the Teachings of the Buddhas,

Không làm những điều ác,
Thực hiện các việc lành,
Giữ tâm ý trong sạch,
Chính lời chư Phật dạy.
(Dhammapada, verse 183)

Người đời phần nhiều thường đua chen, dong ruổi theo vật chất ngày này qua tháng nọ không biết bao nhiêu cho vừa. Người thiếu thốn cực khổ tham muốn đã đành, thế nhưng người dư giả ăn không hết, của cải tràn đầy, tiền kho, bạc lậm có thể nói chỉ lấy thước mà đo, thế mà vẫn còn tham muốn có nhiều hơn nữa.

Khi đã có tính tham muốn, thì không bao giờ thấy mình đầy đủ cả. Tổng thốmg Gandhi có câu: "Trong thế giới này có đủ các thứ để cho mọi người sử dụng, thế nhưng không đủ cho một người có lòng tham vô đáy.” Ngạn ngữ Việt Nam có câu: "Vực thẳm dễ lấp,nhưng túi tham khó đầy". Thật đúng như thế, "lòng tham đã không đáy", thì làm sao đầy được?

Để đối trị lòng tham, Phật khuyên chúng ta phải thực hành hạnh"Thiểu Dục và Tri Túc". Cổ nhân có câu: "Tri túc chi nhơn, tuy ngọa địa thượng do vi an lạc, bất chi túc chi nhơn, tuy xứ thiên đường diệt bất xưng ý". Nghĩa là: "Người biết đủ, dù nằm trên đất cát vẫn an lạc, trái lại, người không biết đủ, dù ở cung trời đâu xuất đà cũng không vừa ý".

Vậy muốn được sung sướng an vui, chúng ta cần phải thực hiện đức tính Thiểu DụcTri Túc.

B. Thân bài:

1. Định nghĩa:

Thiểu dục(alobha, disinterestedness) có nghĩa là ít muốn; Tri túc(santutthi, contentment) có nghĩa là biết đủ. Ít muốn là đối với cái chưa có, mà vì nhu cầu, mong cho có. Như muốn có cái nhà ở vừa sạch, vừa che kín nắng mưa và trú thân qua ngày tháng là được rồi, chứ không cần phải lầu sang gác tía như những người khác. Nếu biết như vậy thì nỗi khổ của chúng ta càng ngày càng giảm thiểu. Hiện nay, đang vào thế kỷ thứ hai mươi mốt, phương tiện giao thông vận chuyển càng ngày càng tân tiến, chúng ta không còn đi bộ như ngày xưa, vậy muốn đi cho nhanh, công việc khỏi phải trễ nãi, chúng ta cần có một phương tiện để giải quyết công việc cho nhanh và cũng đỡ mỏi chân, tổn sức và đỡ tốn thời gian thì chúng ta chỉ sắm một chiếc xe đơn giảnbình thường là được, chứ không nên mua một chiếc xe hơi lộng lẫy, mấy chục nghìn đô la, quá mức so với tài chánh của mình, rồi phải vay nợ nhà nước hay những nhà triệu phú tính nặng lãi, đến kỳ trả nợ thì không có tiền, khi đổ nợ cả gia đình phải chịu vô tù ra tội, người ta xỉ vả mắng nhiếc, nhiều điều khốn khổ xãy ra sau đó. Vậy, biết đủ, nó không chỉ giúp cho ta khỏi bị tai ương, rắc rối mà nó còn giúp chúng ta trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều an phận với chính chúng ta. Còn đối với vấn đề ăn, mặc, luôn luôn thấy mình có đủ đồ để dùng chứ không cần tham cầu nhiều hơn nữa, có như vậy thì chúng ta không còn khổ sở về tinh thần như những người không biết đủ.

2. Những gì người đời thường tham muốn và đắm say?

đời người ta thường bị ngũ dục sau đây sai khiến và lắm lúc làm nô lệ cho chúng nó, năm thứ dục lạc là:

a) Tham muốn tài (tiền, vàng, bạc, ngọc ngà, châu báu,v.v…)
b) Tham muốn sắc ( sắc đẹp của người phụ nữ nếu là đàn ông, còn đàn bà thì ngược lại).
c) Tham muốn danh ( danh thơm, tiếng tốt, thích khen tặng, ghét chê trách, thích mình là người được mọi người biết đến, muốn hình ảnh của mình xuất hiện trên truyền hình, báo chí,v.v…).
d) Tham muốn thực ( luôn luôn muốn thưởng thức những thứ ngon vật lạ, những sản phẩm số một (super one) trong siêu thị, muôn đổi thưc ăn ngon hằng ngày để cho vưà khẩu vị,v.v…).
đ) Tham muốn thuỵ ( thích ngủ nghỉ, ngủ ngon giấc, ngủ yên giấc không muốn ai quấy rầy đến giấc ngủ của mình, v.v..)

Đối với những người tham muốn tài, thì tiền kho bạc lậm, nhà cửa đồ sộ, nhà ngang dãy dọc, đất ruộng mênh mông cò bay thẳng cánh, cũng chưa thấy là vừa, mà cứ vẫn còn mong muốn làm cho có và giàu thêm nữa bằng mọi cách, thức khuya dậy sớm, buôn tảo bán tần, nhịn ăn bớt tiêu. Nói chung bằng mọi phương pháp để làm sao đó có dư thừa của cải vật chấtthỏa mãn.

Còn những người tham muốn sắc đẹp, thì suốt đời dong đuổi đi tìm hoa tươi, vật lạ và đồ mới ; thấy ai có nhan sắcsay đắm và bằng mọi cách chinh phục cho được trái tìm hồng của nàng, tìm cách nầy cách khác để gần gũi cho kỳ được, thậm chí để sờ được bàn tay non nẻo của cô ta trong một chốc lát, khi đó mới được thoã mãn với dục vọng của mình. Thế nhưng sau khi chinh phục được cô ta với một thời gian thì lại sanh tâm chán chường và cuối cùng ruồng bỏ cô ta, âm thầm ra đi theo tiếng gọi của một cô khác thậm chí không nói một câu giã từ với người yêu hay vợ cũ. Như thế anh ta luôn luôn bị dục lạc sai khiến, mất hết cả nhân cách phẩm hạnh, không còn lương tri. Cuối cùng mùi hương thối của dục vọng theo chiều gió bay xa từ phương này đến phương nọ, bạn bè sinh tâm nhàm chán khinh chê, đi đến đâu ai cũng không màng tiếp đón. Cuối cùng trở thành những kẻ lang lang không nơi nương tựa và sau đó sẽ có nhiều điều bất thiện nãy sinh từ trong tâm khảm của con người ấy.

Đối với những người tham danh, thì suốt đời dong ruổi theo chức tước, quyền uy, danh thơm, hay tiếng tốt. Họ luôn luôn muốn khuôn mặt của họ xuất hiện trên ti vi, truyền hình, báo chí hay các nơi công cộng. Thậm chí vì ham danh ma họ còn lòn cúi hết chỗ này đến chỗ khác, để mong được cái địa vị, chức tước, quyền danh bả lợi cao sang. Họ lao tâm, khổ trí, nhiều đêm thao thức để tìm phương này kế nọ với mục đích là tìm cái danh vọng. Ôi! Đáng thương thay cho những kẻ mãi đi tìm danh nhưng không biết danh đó là hư nguỵ và không thật. "Tham danh đắm lợi làm gì, một mai nhắm mắt chẳng ghì theo sau."

Người tham muốn thực (ăn), thì suốt đời lân la bên cạnh những quán cao lương mỹ vị, quanh quẩn bên những tiệc bàn chè chén, với mục đích tìm khoái khẩu trong những thứ rượu ngon, vị lạ, ngày ngày họ cứ có xu hướng thay đổi thức ăn miễn sao cho vừa khẩu vị là xong, họ không suy nghĩ sâu sắc về cái nỗi thống khổ của những con vật xấu số đang rên xiết trong những lò mổ súc vật của bọn ba toa lúc đêm khuya. Họ mất đi nhân tính từ bi bác ái, họ chỉ mong sao có thức ăn khoái khẩu của họ là được, họ quên hẳn đi thế giới bên ngoài và chỉ mong sao có miếng ăn ngon lạ đáp ứng khẩu vị của họ trong hiện tại mà thôi. Chính vì vậy, thế giới của họ chỉ thu hẹp lại trong những quầy hàng ăn uống sang trọng xa hoa, bạn bè của họ chỉ là những người bạn rượu trong quán bar.

Còn những người nặng nề về thuỵ (ngủ nghỉ), thì luôn luôn say mê trên những chiếc giường không kể xấu xí hay là xa hoa miễn sao yên giấc ấm thân là xong; ăn xong lại nghỉ chuyện đi nằm chứ không tính toán làm ăn, thậm chí giặc đến bên hè nhà cũng không hay biết, bảo táp phong ba cũng quên, nước lụt vào nhà cũng chẳng hay, cứ nằm là ngủ, ngủ xong lại muốn ngủ nữa, ngủ ngày không đủ tranh thủ ngủ đêm, ngủ thêm giờ nghỉ, đến nỗi mất hẳn đi sự tự chủ của mình.

Nói tóm lại, khi đã rơi vào những thứ dục lạc trên, thì cuộc đời của những kẻ ham muốn kia chỉ còn thu hẹp lại trong sự ham muốn của mình, ngày đêm cứ bị ngũ dục ngự trị và chi phối, cứ làm tôi tớ cho nó cho đến khi nhắm mắt lìa trần. Mỗi khi những kẻ đó đã rơi vào trong con đương này thì họ chỉ biết sống cho chính mình chứ họ không hay biết thế giới bên ngoài hay tha nhân. Tất cả những ham muốn mà họ đã lâm vào nặng nề ấy cũng do ái dục thúc đẩyái dục đó chỉ dẫn bởi bàn tay vô minh. Vì vậy, muốn thoát khỏi vô minh thì họ phải học hỏi, hiểu biết và thật sự thực hành thì may ra mới cứu vãng và thoát khỏi được những triền phược đó. Xét cho cùng, những sự tham muốn trên, sự tham muốn danh vọng nó nảy sinh là do kiêu căng ngã mạn, còn các thứ tham vọng khác, đều do ngũ dụcđộng lực chính cả (ngũ dục là: sắc dục, thanh dục, hương dục, vị dục, và xúc dục), và nó được dẫn dắt bởi thằng vô minh. Bây giờ chúng ta có thể đi vào chi tiết một chút về ngũ dục trên.

Sắc dục là gì?

nhãn căn đối với sắc trần, sanh tâm tham muốn. Trong thì "chánh báo" là thân thể của người nam hay người nữ: mày tằm mắt phượng, môi đỏ má hồng, tóc đen óng ả, song mũi dọc dừa... Ngoài thì "y báo" là vật dụng của thế gian: ngọc, ngà, châu, báu, vật quý đồ xưa, sắc màu lộng lẫy, nói tóm lại những món đồ trang sức khiến tăng thêm vẻ đẹp và hấp dẫn của con người... Những món ấy, đại đa số khi người ta vừa trông thấy thì liền sanh tâm tham đắm và ưa thích.

Thanh dục là gì?

Là tai nghe tiếng hay, sanh tâm say đắm; như tiếng ca, giọng hát của những người ca sĩ nỗi tiếng, khúc ca trữ tình của những cô gái miền trung, âm điệu du dương của những nghệ sĩ miền nam , khiến cho con người sanh tâm tham đắm.

Hương dục là gì?

Là lỗ mũi khi đối với hương trần sanh tâm tham muốn; như mùi thơm của những khúc cá chiên vàng trong những nhà hàng ở đại lộ Hùng Vương, các loại dầu thơm (perfume) ngào ngạt, phấn sáp nồng nàn của những nhà trang điểm thời trang v.v... Những món hương trần ấy, khiến cho con người ngửi đến thì sanh tâm ưa thích đắm chìm, ngây ngất hồn mê và mơ tưởng vẫn vơ.

Vị dục là gì?

Là khi lưỡi đối với vị, sanh tâm tham đắm, như các vị ngọt bùi, chua chát, mặn lạt, đắng cay, béo bổ, giòn giòn, nói tóm lại là những đồ cao lương mỹ vị, và cũng chính vì nó cao lương mỹ vị, ngon ngọt mới có khả năng cuốn hút được sự khao khát của con người.Ngược lại, nếu nó đắng cay, chua chat thì chúng ta tìm mọi cách để tránh xa (escape) nó.Cho nên nó không dễ gì cuốn hút chúng ta khi vị của nó không có giá trị thực sự đối với người dùng.

Vẫn biết loài người thì cần phảithức ăn để nuôi mạng sống và tạo năng lượng để làm việc. Cổ nhân có câu: "Nhất thiết chúng sanh giai y ẩm thực" (tất cả chúng sanh sống còn đều nhờ vào vật thực). Thức ăn là rất cần thiết để nuôi mạng sống của con người, thế nhưng không phải vì mục đích thiết thực đó mà chúng ta lợi dụng để rồi tìm kiếm những thứ cao lương mỹ vị để đáp ứng nhu cầu dục lạc của mình. Nếu với ý niệm đó thì hoàn toàn sai lầm, còn ngược lại thì rất là bổ ích, có nghĩa là khi chúng ta thưởng thức bất cứ món gì thì chúng ta chỉ xem nó như một liều thuốc để trị căn bịnh đói mà thôi. Có như thế thì chúng ta không bị dục lạc chinh phụcchúng ta sẽ thoát khỏi những sự nô lệ hay rang buộc của nó.

Xúc dục là gì?

thân thể khi tiếp xúc với xúc trần, sanh tâm tham muốn. Ví dụ như khi mình mặc một bộ áo quần láng (muslin) thì cảm thấy mát mẻ, nhẹ nhàng, khi nằm trên chiếc nệm dày thì có cảm giác êm lưng. Ngược lại khi mặc bộ áo quần bằng vải thô sơ thì mình có cảm giác nham nhám; nói chung trong bất cứ mọi trường hợp hễ mà ta tiếp xúc với những vật láng hay thô nó đều cho ta những cảm giác phân biệt khác nhau giữa chúng nó v.v... đối với tâm chúng sanh những vật gì mềm mại, láng lẫy thì sanh tâm ưa thíchbám víu, dính mắc vào nó, còn những vật gì cứng nhám thì sanh lòng ghét bỏ và muốn tránh xa nó càng sớm càng tốt v.v...

3. Sự tai hại không nhỏ đối với lòng tham lam quá độ:

Những người có sự tham muốn quá độ thì trong long lúc nào cũng xao xuyến, bang khuân, không làm chủ được mình, và có thể nói rằng lắm khi trở thành kẻ nô lệ đê tiện cho những sự thèm muốn, khát khao của mình mà thôi. Một khi đã bị lòng tham dục ngự trị, điều khiển và sai khiến, thì con người ấy sẽ gây ra không biết bao nhiêu tội lỗi, dám làm những chuyện hung ác, tàn nhẫn mà chẳng dung tay, chỉ làm sao để đáp ứng dục vọng của mình. Lại chính vì lòng tham muốn vô biên cương, không bờ bến, mà mình không tỉnh giác, nên đến khi lòng tham muốn mà không được đáp ứng, thì đổ lỗi cho người, và cũng vì đó mà sinh ra cạnh tranh, ẩu đả, xung đột lẫn nhau làm cho nhân loại phải ảnh hưởng và gánh chịu lắm điều tai ương đau khổ. Chính vì lòng tham muốn vô độ làm cho con người mù mắt, điếc tai trước những sự phải lẽ hay là trái lý để rồi thúc đẩy con người vào con đường tội lỗi. Ví dụ như một kẻ không có năng lực, uy quyền, đạo đức thấp kém mà muốn được giàu có, quyền cao, tước lớn, rồi thì dùng những mưu mô gian xảo, dối trá, đen tối, dã man với mục đích để đạt ý muốn của mình. Hoặc giả, cũng vì muốn được như ý bà vợ yêu quý của mình, mà có lắm ông chồng bị bắt buộc làm những việc trái với lương tâm, bất đạo đức cho đến nỗi tan thân mất mạng.

Tóm lại, ngũ dục là những nhân tố làm hại cho loài người không bút mực nào có thể kể xiết: Vì ngũ dục cho nên sanh ra lo buồn, tan thương, giận dữ, vì ngũ dục mà sanh ra dối trá, gian tham không một chút tàm quý, vì ngũ dục mà sanh ra cạnh tranh xâu xé, giết hại lẫn nhau, vì ngũ dục mà vợ phải xa chồng, con phải xa cha mẹ, anh đành lìa em, vì ngũ dục mà nước bại nhà tan, vì ngũ dụcnhân loại đưa nhau vào rừng tên mũi đạn v.v..

Trong hiện tại nếu con người có lòng tham muốn vô độ, thì không chỉ làm tổn hại cho chính mình mà còn ảnh hưởng không tốt cho tha nhân. Còn về mặc tương lai, chúng lại còn đưa con người vào chốn tam đồ ác đạo không một lối thoát, nhất là tái sinh vào cảnh giới ngạ quỷ, để phải chịu những nỗi thống khổ triền miên bất tận, thiếu thốn cả hai phương diện vật chất lẫn tinh thần.

Trên đây là kết quả thảm khốc cùng cực của của những ai có lòng tham lam vô độ, không biết Thiểu dụcTri túc.

4. Liều thuốc và phương thức để đối trị lòng tham muốn quá độ, đó là: Thiểu dụcTri túc:

Như ông cha của chúng ta đã nói, túi tham đã không đáy, thì càng tham lại thấy càng thiếu, khi đã giàu rồi lại muốn giàu thêm. Như vậy cứ chạy theo khát ái của minh, càng khao khát thì càng khổ đau. Phật dạy: "Càng ham nhiều thì càng khổ nhiều". Chúng ta đừng lầm tưởng rằng: một khi lòng tham muốn được thỏa mãn, là khát ái sẽ chấm dứt. Hể còn củi thì lửa vẫn còn bốc cháy. Tham muốn được tọai nguyện thì tham muốn lại càng lớn lên. Ca dao có câu: "Được voi đòi tiên" là thế. Nếu những ai mà lửa tham vọng, mong cầu còn nung nấu trong lòng, thì luôn luôn thấy mình còn thiếu thốn. Không thấy thiếu món nầy, thì lại thấy thiếu món nọ, vả lại thế giới càng ngày càng văn minh, vật chất càng ngày càng phát triển cho nên có rất nhiều mậu hàng mới xuất hiện, như thế khiến tâm hồn của những con người tham muốn cứ khao khát mãi, không lúc nào được thỏa chí. Mà mỗi khi không thỏa chí thì nỗi khổ đau cứ còn kéo dài đăng đẳng.

Để đối trị lòng tham muốn tột bậc đó, không chỉ đức Phật mà ngay cả Nho giáo cũng đều dạy và cho chúng ta một phương thức, đó là: Tri túc tức biết đủ. Làm ra bao nhiêu thì ta hưởng bấy nhiêu, và luôn luôn nghĩ rằng mình không còn thiếu gì nữa, đừng nhìn lên những kẻ giàu có sang trọng hơn mình mà nên nhìn xuống những người nghèo khó hơn mình để mà sống, có như thế thì mình mới cảm thấy thỏa mãn và biết đủ.

Trong kinh lời Giáo Huấn, Phật dạy: "Nầy chư Tỳ kheo! Nếu các ông muốn thoát khỏi sự khổ não, thì thường xuyên quán chiếu hai chữ": Tri túc. Hể biết đủ thì sống ở hoàn cảnh cảnh nào cũng an vui, tự tại. Còn người không biết đủ, tuy giàu mà nghèo; người biết đủ tuy nghèo mà giàu. Trong thế gian người giàu có nhất là người biết đủ. Người không biết đủ thường bị năm thứ dục lạc lôi kéo, dẫn dắt, khiến người biết đủ thương hại và khóc thầm.

Cồ nhân dạy rằng: "Một người trong tay thâu tóm tất cả của cải trong thế gian, với người nghèo mà không tham muốn, hai người này đều giàu như nhau." Chúng ta hãy nhớ lấy, học hỏichiêm nghiệm những phương châm đầy ý nghĩa trên để làm chủ cuộc đời của chúng ta. Giàu nghèo sang hèn chỉ là mông mênh giã tạm (anicca) và khổ đau (dukkha). Nếu ta kiềm chế được dục vọng, tham muốn là ta thuộc vào hạng những người giàu cósang trọng nhất; nếu ta không kiềm chế được dục vọng tham muốn là ta thuộc vào hạng người nghèo nàn và bần cùng số một.

5. Sự lợi ích lớn lao của công hạnh thực hành hạnh Thiểu dụcTri túc:

Lòng tham muốn, khát khao làm cho ta khổ đau bao nhiêu, thì Thiểu dụcTri túc lại làm cho ta sung sướng, hạnh phúchân hoan bấy nhiêu. Đây là lẽ tất nhiên. Trong Phật giáo cái gì cũng có nhân và quả của nó cả. Nhờ "ít tham dục", nên con ma dục vọng không làm sao ngự trị, xui khiến, và thúc đẩy được mình; nhờ "biết đủ”, nên con quỷ tham lam chẳng có quyền hành sai sử mình đi tìm kiếm những thú vui xa xỉ. Một khi con người không còn làm nô lệ cho vật chất thấp kém, đê hèn, thì lòng người bắt đầu tự do giải thoát ra khỏi những tiếng gọi của dục vọng. Con người lúc ấy mới xứng đáng là con người thật sự, Mới có đủ nhân cách và không hổ thẹn với địa vị làm anh cả muôn loài, chị đầu của vạn vật. Chỉ khi ấy con người mới có thể tự cho là mình có hạnh phúcan lạc thật sự; mặc dầu thường ngày vẫn ăn cơm hẩm canh rau đơn sơ đạm bạc, quanh năm chỉ mặc quần sợi thô, áo vải, cũng vẫn thấy trong lòng thư thái, an vui, sung sướnghạnh phúc. Có thể nói rằng từ xưa đến nay, không có một vị giáo chủ nào, hiền triết nào trong thế giới này xứng đáng với danh nghĩa ấy mà lại không khinh thường và xem nhẹ của cải vật chất.

Vả lại, cũng nhờ Thiểu dục Tri túcgia đình, xã hội được trên ấm dưới êm, an vui, hòa bình, không ẩu đả, không còn ai giành giật của cải, danh vọng, miếng ăn ngon, vật lạ của ai nữa. Do vậy lợi ích của Thiểu dụcTri túc thật không sao kể xiết được nếu tất cả những người trong thế giới đều áp dụng châm ngôn ấy.

6. Trả lời một vài thắc mắc về Thiểu dụcTri túc:

Có một Phật tử đặt vấn đề về Thiểu dụcTri túc, câu hỏi như sau: "Con người ai cũng muốn tiến bộ, thì cần phải nỗ lực phấn đấu, cạnh tranh trong tất cả mọi trường hợp, mọi tình huống và mọi lãnh vực. Trong khi đó đạo Phật lại dạy phải Thiểu dụcTri túc. Như thế là chủ trương làm cho nhân loại thoái hóa hay chăng?"

Xin đáp:

Thưa không! Đạo Phật dạy Thiểu dục Tri túc cốt yếu để ngăn ngừa và chặn đứng con đường trụy lạcđồi bại. Để ngăn ngừachận đứng lòng tham lam độc ác không bờ bến, vô biên cương, không đáy của chúng sanh, đang sống trong cõi đời đầy dẫy vật thực và dục lạc, chứ đạo Phật không có chủ trương ngăn chận sự phát triển và tiến hoá của con người trên con đường ích cho người, lợi cho vật, ích cho nước, và lợi cho dân. Trong khi nhận thấy thảm họa lớn lao của bịnh khát ái, tham lam, nên đức Phật với tấm lòng từ bi quãng đại cho nên Ngài đưa ra phương thuốc trị bệnh tinh thần vô cùnghiệu quả, đó là Thiểu dục Tri túc để điều trị căn bệnh nan y trong tâm khảm của con người cho tận gốc. Phương thuốc nầy sẽ có công năng làm yếu dần tâm tham lam và lòng khát ái.có như thế các mối dục vọng, tham lam, tội ác tàn nhẫn, vô lương tri dần dần tiêu diệt ngày qua ngày, và cuối cùng chỉ còn lại tấm lòng từ bi quãng đại trong tâm khảm của con người mà thôi. Mỗi khi con người hết chạy theo dục vọng, hết đuổi bắt những hạnh phúc vật chất tạm bợ, mông mênh, vô thường, không thật có, thì lúc ấy chính bản thân của họ đã giảm thiểu và hết đau khổ bởi vì không còn lao tâm khổ trí theo sự chỉ dẫn của lòng khát ái, tham lam. Như vậy, họ không chỉ tạo ra hạnh phúc chân thật cho chính họ mà họ còn mang lại sự hạnh phúc lớn lao cho tha nhân nữa.

Như thế, công hạnh Thiểu dục Tri túc có nghĩa là bắt đầu giảm bớt tốc độ và năng lực của lòng dục vọng, tham lam, kế đó chặn đứng nó lại, cuối cùng buộc nó xoay chiều, đổi hướng, tinh tiến thực hành mãi mãi trên con đường chí thiện. Như vậy hạnh Thiểu dụcTri túc hoàn toàn không có khuynh hướng đưa con người vào con đường thối hóa, trụt lùi đối với thế giới hiện đại hôm nay nhưng ngược lại nó còn đóng góp một phần vô cùng quan trọng và tốt đẹp để giúp cho sự tiến hóa của loài người nói riêng và thế giới nói chung.

Hơn nữa, hiện nay nhân loại đang chứng kiến một sự mất quân bình trầm trọng giữa sự tiến hóa nhanh chóng về vật chất và sự chậm tiến của tinh thần hay tâm linh. Thật sự tinh thần vô cùng quan trọng. Vì vậy, sự mất tinh thần ấy có thể dẫn dắt nhân loại đến vực thẳm của diệt vong. Cho nên, chúng ta cần phải thận trọnglưu tâm trong vấn đề quân bình sự tiến hóa vật chấttinh thần. Muốn thực hiện điều đó, chẳng có phương pháp nào hay hơn là tuân thủthực hành công hạnh Thiểu dụcTri túc. Nếu con người luôn luôn biết xem thường và coi nhẹ vật chất một ít, thì may chăng mới tiến hóa và phát triển về tinh thần.

Sỡ dĩ ngày nay trên thế giới, đứng về phương diện vật chất, khoa học kỹ thuật, phương tiện truyền thong đại chúng, con người có thể nói tiến triển và nắm bắt rất nhanh đến mức không tưởng tượng nếu chúng ta quay nhìn lại cách đây năm mươi năm về trước. Tại sao vậy? Bởi vì con người chú trọng, quan tâm về điều đó quá nhiều. Thế nhưng về phương diện tinh thần, đạo đức, nhân tâm, lương tri, nhân phẩm, tư cách, từ bi, bác ái v.v., thì con ngườitiến triển nhưng vô cùng chậm chạp, có thể nói là hơi bị trì trệ. Tại sao vậy? Điều này cũng dễ hiểu thôi, bởi vì chẳng mấy ai quan tâm, lưu ý và xem trọng đến nó, mà chỉ chạy theo sự chỉ nhận tham muốn, dục vọng của mình đối với ngũ dục của trần thế. Mỗi khi vật chất tiến triển quá nhanh, thì tinh thầntâm linh của con người phải lùi bước, vật chất càng nhiều thì lòng tham của con người càng lớn, tham đến nỗi không biết đến lúc nào cho vừa. Như quý vị đã thấy chiến tranh ngày nay tạo ra và gieo rắc khắp nơi trên thế giới, chẳng hạn như sự xung đột giữa Iraq và Mỹ (America) đã kéo dài mấy năm nay, hoặc giả cách đây hơn một tháng có sự xung đột và tranh cãi nhẹ giữa Trung Quốc (China) và Nhật bản (Japan) cũng do lòng tham danh, muốn chinh phục đối phương hoặc muốn đối phương phải phục tùng cái ngã (atta, self) của mình. Cho nên lòng tham lam không đáy của con người là do thiếu sự "Bất tri túc" vậy.

Cho nên đức Phật dạy phương pháp Thiểu dụcTri túc cho con người thực hành và nó được xem như là hai liều thuốc thần diệu cho căn bệnh tham dục trầm kha và trọng đại của thế giới ngày hôm nay, điều ấy không một ai có thể chối cãi được.

C. Kết luận:

Nói tóm lại những phương châmđức Phật đã giảng dạy, với mục đích hướng dẫn chung cho loài người chứ không chỉ đặc biệt dành riêng cho một ai cả. Vì vậy, kẻ ngoài đời hay người trong đạo hay là những người theo những tôn giáo khác hoặc bất cứ ai muốn đạt được hạnh phúc chân thật, thì có thể và nên hành trì hạnh Thiểu dục Tri túc. Thật sự, những người không có khuynh hướng đòi hỏi quá nhiều về vật chất, thì chẳng bao giờ họ dụng tâm so sánh với những tầng lớp giàu có; do đó, họ không bao giờ thấy mình thiếu thốn về vật chất, và cũng chính vì lý do đó cho nên họ ít khổ hơn so với những người mà hay nặng nề về tham dục. Mặc khác, họ thường xuyên hướng dẫn, kiềm chếgiáo dục đôi mắt của họ nhìn xuống đối với những người nghèo nàn, cho nên họ thấy mình là thuộc trong những người khá giả, đầy đủ hơn, nên dễ dàng toại ýmãn nguyện với những gì chính họ đang có.

Vậy, đức Phật dạy cho chúng ta phương pháp Thiểu dụcTri túc thật là tuyệt hảo, điều mà Ngài đã từng thực nghiệm và thực chứng qua nhiều kiếp trong quá khứ của Ngài. Vì thế, nếu mỗi cá nhân, mỗi thành viên của thế giới nếu muốn có hạnh phúc thật sự thì phải sớm phát nguyệnthi hành hạnh Thiểu dục Tri túc càng sớm càng tốt hầu mong mang lại lợi cho chính mình và ích cho tha nhân.

Cầu mong thế giới sớm trở nên bình yên, an vui, hoà thuận, thanh bình. Và xin cầu nguyện cho tất cả chúng sanh trong cõi Ta bà này chóng thoát khỏi sinh tử luân hồi và sớm Giác Ngộ Niết-Bàn.

Sabbadānam dhammadānam jināti
sabbarasam dhammaraso jināti
sabbaratim dhammarati jināti
tanhakkhayo sabbadukkham jināti.

The gift of the Dhamma excels all gifts;
The taste of the Dhamma excels all tastes;
Delight in the Dhamma excels all delights.
The eradication of craving
(i.e., attainment of arahatship)
overcomes all ills,

Pháp thí, thắng mọi thí!
Pháp vị, thắng mọi vị!
Pháp hỷ, thắng mọi hỷ!
Ái diệt, thắng mọi khổ!
(Dhammapada, verse 354)

* Tài liệu trích dẫn:

- The Dhammapada: Verses & Stories, translated by Daw Mya Tin, edited by the Editorial Committee; Myanmar Pitaka Association, Yangon, Myanmar: 1990.
- The Dhammapada: Pāli text & translation with stories in brief & notes, by the most venerable Narada, Colombo-Sri Lanka:1933.
- The Teachings of the Buddha (Higher Level, Vol. II), Ministry of Religious Affairs; Kaba Aye, Yangon, Myanmar: 1998.
- Phật Học Phổ Thông, của Ngài Hòa thượng Thích Thiện Hoa.
- Đĩa CD Phật Học Buddhasasana, của Dr. Binh Anson và một vài tài liệu tham khảo khác.
- Kinh Lời Vàng: Thi hoá Dhammapada Sutta, Tỳ kheo Giới Đức; Huyền Không, Huế: 1995.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.