Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Tập 1

23/05/20163:30 SA(Xem: 67383)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Tập 1

NẾP SỐNG TỈNH THỨC
CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Tập 1 (Tái bản lần 3)
Thích Nữ Giới Hương
Nhà xuất bản Hồng Đức 2016
Nếp Sống Tỉnh Thức cuả Đức Đạt Lai Lạt Ma Bìa 2-2016

pdf_download_2
Nếp Sống Tỉnh Thức cuả Đức Đạt Lai Lạt Ma - tap 1 - 2016

(Xem Online bên tay phải)

LỜI GIỚI THIỆU

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng là một vị Thánh Tăng trong hiện kiếp, hầu như ít có người Phật Tử nào trên thế giới mà chẳng biết hay nghe đến danh tiếng của Ngài, ngay cả những người không phải là Phật Tử. Trên từ các bậc Quân Vương, Hòang Hậu, Tổng Thống, Thủ Tướng; dưới cho đến những người cùng đinh trong xã hội Ấn Độ, Tây Tạng v.v... không ai là không biết đến Ngài. Ngài là biểu tượng của lòng từ bi và trí tuệ, bình đẳng cũng như hài hòa. Đây là một vị Bồ Tát tái sanh vậy.

Ai đã có duyên gặp được Ngài hay đọc sách của Ngài rồi thì không thể nào không có một ấn tượng sâu xa nào đó. Nhất là nụ cười và những lời giáo huấn đơn giản, nhưng sâu sắc của Ngài. Năm 1959 Ngài chính thức có mặt tại Ấn Độ và suốt hai mươi năm như vậy Ngài lo ổn định đời sống tại Dharamsara, thuộc miền Bắc Ấn Độ, cho chính Ngài cũng như cho dân chúng Tây Tạng đang tỵ nạn tại đó. Đến năm 1979 Ngài bắt du hành sang Hoa Kỳ và cũng trong năm nầy ngoài việc tiếp xúc với các chính giới Hoa Kỳ, Ngài đã nhận tước hiệu Tiến Sĩ Triết Học Phật Giáo tại Đại Học Đông Phương (University of Oriental Studies, LA, USA) do cố Hòa Thượng Tiến Sĩ Thích Thiên Ân, Viện Trưởng Viện Đại Học nầy trao tặng. Đây là niềm vinh dự của Phật Giáo Việt Nam chúng ta tại Hải Ngọai lúc bấy giờ. Rồi kể từ đó đến nay, riêng Phật Tửchư Tăng Ni Việt Nam của chúng ta ở trong cũng như ngoài nước có không biết bao nhiêu là cơ hội để được tiếp xúc, học hỏi, đãnh lễ, cúng dường Ngài. Đây là một phước báu của chúng ta.

Riêng chúng tôi và chùa Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc đã được vinh dự đón tiếp Ngài hai lần vào ngày 18 tháng 6 năm 1995 và ngày 20 tháng 9 năm 2013 cũng như vô số lần khác tại Ấn Độ, Hamburg, Frankfurt, Schneverdingen v.v… mỗi lần như thế chúng tôi thấy được ấm áp, có sự gia trì từ  Ngài. Đồng thời chúng tôi cũng có duyên để đọc rất nhiều sách viết về Ngài như: Nước tôi và dân tôi, tự do trong lưu đày v.v… đặc biệt chúng tôi cũng đã viết lời tựa cho quyển sách dịch từ  tiếng Anh “My Son, the Dalai Lama 14“ do Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng dịch sang Việt Ngữ. Nay có Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, Trụ Trì chùa Hương Sen tại Hoa Kỳ đã viết và dịch xong tác phẩm “Nếp sống tỉnh thức“ của Ngài gồm 2 tập. Tập 1 dày 192 trang khổ A4 và tập thứ 2 dày 298 trang cũng khổ A4. Thật ra đây là lần tái bản thứ 3 chứ không phải là lần đầu tiên; nhưng Ni Sư Giới Hương mới nhờ tôi viết lời giới thiệu. Do vậy tôi phải cất công đọc hai tập sách nầy trong nhiều ngày liền để viết nên lời giới thiệu nầy.

Luận án Tiến Sĩ của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương viết bằng tiếng Anh có liên quan về Tánh Không và khi Cô cho chuyển dịch sang Việt ngữ, tôi cũng đã đọc và đã viết lời giới thiệu cho luận án giá trị nầy. Văn phong dịch thuật rất trôi chảy, lịch lãm cũng như uyên bác, lột tả hết được những ngôn từ Phật Học qua sự chuyển dịch. Ấy là một sự thành công. Thứ đến, những lời dạy của Ngài là vàng, là bạc, là kim cương qua cái nhìn từ bitrí tuệ, dưới nhãn quan Phật học, khó có một chính trị gia hay một  nhà Thần Học nào có thể qua khỏi được những nhận xét  về cuộc đời, phương cách sống được như vậy. Ví dụ như câu chuyện về sức khỏe. Ngài bảo “khi người ta còn trẻ, người ta dùng rất nhiều thời giansức lực để đi kiếm cho thật là nhiều tiền và đến khi già, người ta dùng rất nhiều tiền để đi mua sức khỏe“. Đó là một chân lý mà ít ai quan tâm để ý đến; nhưng sau khi nghe hay đọc được rồi, thì đây chính là một công án, mà mỗi người trong chúng ta  nên tự giải đáp về đời sống nan giải có liên quan đến sức khỏe của mình. Từ chương 1 đến chương 3 tác phẩm nầy đã giới thiệu về đất nước Tây Tạng, Tiểu Sử của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cũng như sự truyền thừa của 14 đời Đạt Lai Lạt Ma từ thế kỷ thứ 14 đến nay. Đồng thời Ni Sư cũng đã cố công dịch lại tất cả những giải thưởng mà Ngài đã nhận lãnh được trên thế giới. Qua đây, chúng ta thấy được việc giải Nobel Hòa Bình của Thụy Điển và Na Uy cấp cho Ngài năm 1989 là một điều hiển nhiên vậy.

Từ chương thứ 4 đến chương thứ 9 là nội dung có liên quan đến  trí tuệ, tình thương, giáo dục, chính trị, văn hóa, Tôn Giáo, ngọai giao, bệnh tật, khổ nạn của chúng sanh v.v… tất cả đều được thể hiện qua những bài giảng của Ngài. Đa phần là những câu hỏi và những câu trả lời ngắn gọn, nhưng rất súc tích, hàm chưa phẩm hạnh của một bậc Đạo Sư có cả Pháp Học và Pháp Hành. Cô Giới Hương có công chia ra từng chương một và gồm nhiều đề tài khác nhau, được sắp theo thứ tự A, B, C… khiến cho người đọc dễ nắm bắt vấn đề khi cần tham khảo. Đặc biệt nhất ở chương cuối Cô đã dịch những Pháp Ngữ của Ngài qua Tác Phẩm “The Joy  of Living and Dying in Peace“ rất là tuyệt vời. Do vậy, tôi xin tán dương, ca ngợi để viết nên lời giới thiệu chân thành nầy. Một bữa ăn ngon, người ta chỉ có thể no đủ trong mấy tiếng đồng hồ; nhưng một khái niệm và nhận chân về trí tuệ, nếu chúng ta nắm bắt được từ lời dạy của Ngài, chắc chắn chúng ta sẽ được lợi ích  suốt đời. Đây là món ăn tinh thần mà  người Phật Tử xuất gia cũng như tại gia không thể nào không quan tâm được.

Dịch sách và viết sách không phải là vấn đề giản đơn chỉ là trau chuốt những con chữ cho độc gỉa đọc, hiểu và tìm tòi, mà ở đây còn là vấn đề niềm tin vào một Tôn Giáo nữa. Dịch không thừa mà cũng không thiếu ý chính của Tác Gỉa. Đó là bổn phận của người dịch và người viết sách. Nay Ni Sư Giới Hương đã làm được hai nhiệm vụ nầy. Quả là điều tuyệt diệu. Nếu ai đó chỉ nhìn qua đề tựa của quyển sách rồi khen đẹp, khen hay; chẳng khác nào chúng ta nhìn những món ăn ngon được bài trí trên bàn, nhưng chúng ta chưa cầm đũa để thưởng thức những món ăn ấy. Vậy xin mời bạn, kể cả những người thuộc các Tôn Giáo khác hãy ngồi ngay vào bàn tiệc tinh thần nầy để đọc, nghiền ngẫm, tra cứu những lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, để chúng ta cùng thẩm thấu, đón nhận những món ăn tinh thần cao qúy nầy.

Xin kính mời chư Tôn Đức cùng tất cả Qúy Phật Tử và những người khác Đạo hãy dành một ít thời gian để đọc qua dịch phẩm nầy. Chắc rằng sẽ mang đến cho Qúy Vị nhiều lợi lạc trong đời sống tâm linh của mình.

 

Viết xong lời giới thiệu nầy
vào ngày 4 tháng 2 năm 2016
tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc.
Thích Như Điển,
Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover.



Xem tiếp Online Tập 2 (Từ chương 5 đến chương 10)

Thich Nu Gioi HuongĐịa chỉ liên lạc:

Huong Sen Buddhist Temple
19865 Seaton Avenue
Perris, CA 92570. USA
Tel: 951 657 7272
Cell: 951 616 8620
Email: huongsentemple@gmail.com,
thichnugioihuong@yahoo.com
Web: www.huongsentemple.com











(Update: 05/23/2016 03:33)




















Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :