TÂM BÌNHTHẾ GIỚI BÌNH NĂNG LỰC CỦA Ý CHÍ VÀ KỶ LUẬT TỰ GIÁC Tác giả: Remez Sasson Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Đôi khi chúng ta muốn
đi bách bộ, biết rằng làm như thế là tốt như thế nào cho sức khỏechúng ta và kỳ
diệu như thế nào khi chúng ta cảm nhận sau đấy. Tuy thế, chúng tacảm thấy lười
biếng, và thay vì thế chúng ta tìm đến việc xem truyền hình. Chúng ta có thể cảnh
giácsự kiện rằng chúng ta cần thay đổi thói quenăn uống của mình hay bỏ hút
thuốc, tuy nhiên, chúng ta không năng lực nội tại và kiên nhẫn để thay đổi những
thói quen này.
Điều này nghe có quen thuộc không? Đã bao nhiêu lần chúng ta đã nói, “tôi ao ước
tôi sẽ có năng lựcý chí và kỷ luật tự giác?” Đã bao nhiêu lần chúng ta đã bắt
đầu làm việc gì đấy, chỉ để bỏ dở sau một lúc ngắn ngủi? Tất cả chúng ta đã từng
có kinh nghiệm như thế này.
Mọi ngườichúng tasở hữu một số đam mê hay thói quen nào đấy, mà chúng taao ước
có thể chiến thắng, chẳng hạn như hút thuốc, ăn uống quá nhiều, lười biếng, chần
chừ hay thiếu sự quả quyết. Để vượt thắng những thói quen hay đam mê xấu, chúng
ta cần có năng lựcý chí và kỷ luật tự giác. Chúng làm nên một sự thay đổi lớn
lao trong đời sống mỗi người, và đem đến sức mạnh nội tại, tính tự chủ và quyết
đoán.
Định Nghĩa Năng LựcÝ Chí và Kỷ Luật Tự Giác
Năng lựcý chí là khả năng để chiến thắng lười biếng và chần chừ. Nó là khả
năng để kiểm soát hay từ chối sự thúc giục bốc đồng không cần thiết hay tại hại.
Đấy là khả năng để đi đến một quyết định và để theo đuổi với sự kiên nhẫncho đến
sự hoàn tấtthành công của nó. Đấy là năng lực nội tại để vượt thắng tham muốn
nuông chiều trong những thói quen không cần thiết và vô ích, và sức mạnh nội tại
để chiến thắng sự đối kháng của xúc cảm và tinh thần nội tại thành hành động. Đấy
là một trong những khía cạnh của thành công cả tinh thần lẫn vật chất.
Kỷ luật tự giác là bạn đồng hành của năng lựcý chí. Nó ban cho khả năng chịu đựng
để kiên nhẫn trong bất cứ điều gì chúng ta làm. Nó cung cấp khả năng để bền chí
với thử thách gian khổ và khó khăn, cho dù là thân thể, cảm xúc hay tinh thần.
Nó hổ trợ khả năng để từ bỏ sự thỏa mãntức thời, nhằm để đạt đến điều gì đấy tốt
đẹp hơn, nhưng điều ấy đòi hỏi nổ lực và thời gian.
Mọi người có những sự thúc đẩy nội tại có ý hay vô ý thức, làm cho người ta nói
hay làm gì đấy, và rồi hối hận sau này về những việc đã nói hay đã làm. Trong
nhiều trường hợp, người ta không suy nghĩ trước khi nói hay hành động. Bằng việc
phát triển hai năng lực này, người ta trở nên ý thức về những thúc giục tiềm thức
nội tại, và đạt được khả năng để từ chối chúng khi chúng bất lợi cho chủ nhân của
nó.
Hai năng lực này hổ trợ chúng ta chọn lựa thái độ và phản ứng, thay vì bị chúng
khống chế. Sự sở hữu về chúng sẽ không làm cuộc sống mờ nhạt hay chán nãn. Trái
lại, chúng ta sẽ cảm thấy mạnh mẽ hơn, trong việc lĩnh trách nhiệm với chính
mình và chung quanh mình , hạnh phúc và toại nguyện.
Đã bao nhiêu lần chúng tacảm thấyyếu đuối, lười biếng hay ngại ngùng để làm
việc gì đấy mà chúng ta muốn làm? Chúng ta có thể đạt đến sức mạnh nội tại,
sáng kiến và khả năng để đưa ra những quyết định và theo đuổi chúng. Hãy tin tưởng
tôi, phát triển hai năng lực này không khó. Nếu chúng tachân thành và quyết
tâm để trở nên mạnh mẽ hơn, chúng tachắc chắn sẽ thành công.
Trong chủ đề này, chúng ta sẽ thấy một số bài tập và kỷ năng cho việc phát triển
năng lựcý chí và kỷ luật tự giác. Những bài tập này đơn giản nhưng rất tác động,
có thể được thực hiện khắp mọi nơi và bất cứ lúc nào. Hãy tiến hành một cách chậm
rãi và từ từ, và chúng ta sẽ thấy mạnh mẽ hơn lên và đời sốngchúng ta bắt đầu
cải thiện.
Có một nhận thứcsai lầm trong tâm thứccông cộngquan tâm đến năng lựcý chí.
Đấy là tư tưởng nhầm lẫn đến điều gì đấy căng thẳng và khó khăn, và người ta phải
áp dụng và làm cho căng thẳngthân thể cùng tâm tư khi biểu lộ nó. Một nhận thứchoàn toànsai lầm. Đây là một trong những lý do tại sao người ta tránh sử dụng
nó, mặc dù người ta ý thức về những lợi ích của nó. Người ta nhận thứcsự kiện
rằng áp dụngnăng lựcý chítrong đời sống và những mối quan hệ của họ sẽ hổ trợ
họ vô cùng, và họ cần làm mạnh nó, tuy thế họ không làm gì về nó. Năng lựcý chí sẽ mạnh mẽ hơn lên bằng việc kềm nén lại và không cho phép sự biểu
lộ những tư tưởng, cảm xúc, hành động và phản ứng không quan trọng, không cần
thiết, và không lành mạnh. Nếu điều tiết kiệm năng lượng này là không cho phépbiểu lộ, nó được lưu trử trong thân tâmchúng ta như một bình điện, và nó trở
nên sẳn sàng khi chúng ta cần đến. Bằng việc thực hành những bài tập thích hợp,
chúng ta phát triển những năng lực của chúng ta bằng cách tương tựa như thế,
như một người rèn luyện cơ bắp nhằm để tăng cườngsức khỏe của họ.
Phát Triển Năng LựcÝ Chí Và Kỷ Luật Tự Giác
Một phương pháp hữu hiệu cho việc phát triển và cải thiện những khả năng này là
tiến hành những tác động hay hành vi nào đấy, mà chúng tatốt hơn là tránh qua
việc lười biếng, chần chừ, yếu đuối, ngại ngùng, v.v… Bằng việc thực hiện những
gì mà chúng ta không thích làm là quá lười để làm, chúng ta chiến thắng sự đối
khángtiềm thức của chúng ta, rèn luyệntâm thứcchúng tavâng lờichúng ta,
làm mạnh năng lực nội tại và đạt đếnsức mạnh nội tại. Cơ bắp mạnh mẽ hơn do việc
nâng những quả tạ. Sức mạnh nội tại đạt được qua việc chiến thắng những đề
kháng nội tại.
Hãy nhớ rằng, làm mạnh một trong những năng lực này, tự động sẽ làm mạnh những
năng lực khác.
Đây là một số bài tập:
1.- Bạn đang ngồi trên xe buýt hay xe lửa, và một ông già hay bà lão, hay một
người mang thai bước lên. Hãy đứng lên và nhường chỗ ngồi của bạn ngay cả bạn
thích ngồi. Hãy làm điều này không chỉ vì lịch sự, những bởi vì bạn chúng ta
đang làm điều gì đấy mà chúng ta không muốn làm. Trong cách này chúng ta đang
chiến thắng sự đối kháng của thân thể, tâm thức và cảm giác của chúng ta.
2.- Có những chén dĩa trong bồn cần rửa, và chúng tadự định sẽ rửa sau này.
Hãy ngồi dậy và rửa chúng ngay bây giờ. Đừng để sự lười biếng của chúng ta chiến
thắng chúng ta. Khi chúng ta biết rằng trong cách này chúng ta đang phát triển
năng lựcý chí của mình, và nếu chúng tatin chắc tầm quan trọng của năng lựcý
chítrong đời sống của chúng ta, sẽ dễ dàng hơn cho chúng ta làm bất cứ việc gì
chúng ta phải làm.
3.- Chúng ta về nhà mệt mỏi từ sở làm và ngồi trước truyền hình, bởi vì chúng
tacảm thấy lười biếng và mệt mỏi để đi và rửa. Đừng vâng lời sự thèm khát để
chỉ ngồi, mà hãy bước đi và tắm.
4.- Chúng ta có thể biết thân thể chúng ta cần một loại luyện tập vật lý nào đấy,
nhưng thay vì ngồi đấy và không làm gì hay xem truyền hình. Hãy đứng lên và bước
đi, chạy hay làm một thực tậpthân thể gì đấy.
5.- Quý vị có thích cà phê với đường chứ? Thế thì cả một tuần hãy quyết định uống
nó mà không có đường? Nếu quý vị muốn uống bốn ly cà phê một ngày? Trong một tuần
hãy uống ba ly thôi.
6.- Thỉnh thoảng, khi chúng ta muốn nói điều gì đấy không quan trọng, hãy quyết
định đừng nói.
7.- Đừng đọc những gì không quan trọng tán gẫu trong báo chí, ngay cả nếu chúng
ta muốn.
8.- Chúng ta có một thèm khát ăn món gì đấy không quá bổ dưỡng. Vì sự thực tập
hãy từ chối sự thèm muốn ấy.
9.- Nếu chúng ta thấy mình suy nghĩ những điều không quan trọng, không cần thiết,
những tư tưởngtiêu cực, hãy cố gắng để phát triển sự trống rỗng hấp dẫn trong
chúng, bằng việc suy nghĩ về sự vô ích của chúng.
10.- Hãy chiến thắng sự lười biếng của chúng ta. Hãy thuyết phục mình về tầm
quan trọng của những gì phải làm. Hãy động viên tâm thức mình rằng chúng tađạt
đếnsức mạnh nội tại khi chúng ta hành động và làm việc thay gì lười nhát, miễn
cưỡng hay sự đối kháng nội tại không có cảm giác.
Đừng bao giờ nói rằng chúng ta không thể thực hành những thực tập nêu trên, bởi
vì chúng tachắc chắn có thể làm được. Hãy quyết tâm cho dù nó là như thế nào.
Hãy động viên chính mình bằng việc suy nghĩ về tầm quan trọng của việc thực hiện
những bài tập, và năng lực cùng sức mạnh nội tại chúng ta sẽ đạt được.
Cố gắng làm áp dụng quá nhiều bài thực tập khi chúng ta còn trong giai đoạn khởi
đầu, tâm thức sẽ trì trệ, hay ngừng lại trong sự thất vọng. Tốt hơn là bắt đầu
với một ít bài tập trước tiên, và rồi dần dầngia tăng số lượng của chúng và tiến
dần tới những bài tập khó hơn.
Hầu hết những bài tập này có thể được thực tập bất cứ nơi nào và bất cứ lúc
nào, và chúng ta không cần hy sinh những thời gianđặc biệt cho chúng. Chúng sẽ
được rèn luyện và phát triển sức mạnh nội tại, cho phépchúng tasử dụng nó bất
cứ khi nào chúng ta cần đến.
Nếu chúng ta tập tạ, chạy bộ hay nhảy aerobic, chúng ta làm mạnh cơ bắp, vì thế
khi chúng ta cần di chuyển hay mang vác điều gì nặng, thí dụ thế, chúng ta có sức
mạnh để làm điều này. Bằng việc học tiếng Pháp hằng ngày, chúng ta sẽ có thể
nói tiếng Pháp khi chúng ta du lịch sang Pháp. Cũng giống như với năng lựcý
chí và kỷ luật tự giác; bằng việc làm mạnh chúng, chúng sẽ trở nên sẳn sàng cho
chúng tasử dụng bất cứ khi nào chúng ta cần chúng.
Vì lợi ích của sự thực tập, chúng ta dừng lại việc làm điều gì đó mà chúng ta
thường làm, và chiến thắng sự đối kháng nội tại liên quan đến nó, chúng ta có
thể tiếp tục, nếu nó không tai hại. Thí dụ, nếu chúng ta thích uống nước cam,
và vì tác động của việc thực tậpchúng ta chuyển sang uống nước táo, sau khi thực
hiện vài lần nào đấy và nó không làm nên bất cứ sự khác biệt nào đến chúng ta,
chúng ta có thể lại uống nước cam, nếu chúng ta vẫn còn thích nó. Điểm ở đây là
để phát triển sức mạnh nội tại, thì không làm cho đời sống khó khăn đối với
chúng ta hay tiếp tục làm những việc mà chúng ta không thích làm.
Lợi Ích Của Việc Sở HữuNăng LựcÝ Chí Và Kỷ Luật Tự Giác
Chúng ta cần những kỷ năng này để kiểm soáttư tưởng của chúng ta, cải thiện sự
tập trung của chúng ta, và để trở thành chủ nhân ông của tâm thức chính mình. Kỷ
năng này càng mạnh, sức mạnh nội tại mà chúng tasở hữu cũng càng mạnh.
Là chủ nhân ông của tâm thức chính mình, chúng tathụ hưởng hòa bình và hạnh
phúc nội tại. Những sự kiện ngoại tại không thể làm xao lãngchúng ta, và những
hoàn cảnh không có năng lực để lấn áp sự hòa bình của tâm thứcchúng ta. Điều
này nghe có vẻ không quá thật đối với chúng ta, nhưng kinh nghiệm sẽ chứng tỏ với
chúng ta rằng tất cả những điều trên là sự thật.
Những kỷ năng này rất quan trọng cho việc đạt đếnthành công, chúng cho chúng
takiểm soát hơn đối với đời sốngchúng ta, giúp chúng ta thay đổi và cải thiện
những thói quen, và là căn bản cho việc tự trau dồi, lớn mạnh tâm linh và thiền
quán.
Thực hành những bài tập được trình bày ở đây một cách chân thành và kiên nhẫn,
đời sốngchúng ta sẽ bắt đầu thay đổi.
Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Phố Tuệ, 104 tuổi, khai thị cho Tăng Ni về phẩm chất của người tu - Thông Điệp Vesak 2019 – Lời chúc Tết năm 2020 và phóng sự về Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Phố Tuệ cùng chư tăng làm ruộng trồng rau
Khi cảm thấy thất vọng, mệt mỏi về kết quả của bầu cử, hãy hướng tâm tới những mục đích và mong nguyện chung của tất cả mọi người. Chúng ta có mặt ở trên đời này để tìm sự bình anh, hạnh phúc cho mình, cho mọi người và rộng ra khắp thế giới. Đó là nguyên lý căn bản của đời sống và xã hội loài người Tất cả mọi người đều mong cầu hạnh phúc, không ai muốn khổ đau và sầu muộn. Niềm hạnh phúc mà con người hướng tới không phải chỉ là sự vui mừng hay thỏa mãn thoáng chốc, mà một cảm giác sâu xa hơn, một cảm giác mình thuộc về thế giới này, một sự gần gũi, sẻ chia và không có sự tách rời với tất cả mọi người ở mọi nơi chốn trên thế giới.
Trước khi vượt biên (1985) tôi có vài lần được học DUY THỨC TAM THẬP TỤNG, và có một lần, một người bạn Phật tử nói với tôi rằng, Thầy Thắng Hoan dạy Duy Thức ở chùa Giác Sanh hay lắm, làm những ông duy vật hoảng hốt, các sinh viên phản bác lại chủ nghĩa duy vật.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.