- ● Hiện Pháp Lạc Trú - Thích Nhất Hạnh
- ● Hiện Pháp Lạc Trú - Khải Thiên (Thích Tâm Thiện)
- ● Hiện Tại Lạc Trú - Thích Hạnh Bình
- ● Hiện Pháp Lạc Trú & Hiện Sinh Phan Minh Đức
- ● Kinh Người Biết Sống Một Mình Thích Nhất Hạnh Dịch
- ● Miên Mật, Hiện Pháp, Lạc Trú - Làng Mai
- ● Đừng Nghĩ Qúa Khứ, Đừng Nghĩ Tương Lai - Cư Sĩ Nguyên Giác
- ● Đừng Mơ Tưởng...(hay: Kinh Người Biết Sống Một Mình) - Nguyên Thảo
- ● Những Phương Pháp Hiện Pháp Lạc Trú Thích Nhất Hạnh
- ● Có Gì Là Nhiệm Mầu Trong Giây Phút Hiện Tại
Nhiều Tác Giả
Trong thời gian gần đây có một số ý kiến cho rằng phương pháp thực hành AN TRÚ TRONG HIỆN TẠI hay còn gọi là HIỆN PHÁP LẠC TRÚ mà các nhà Phật học trình bày trong nhiều sách báo, tạp chí Phật giáo là không phù hợp với tinh thần Phật dạy hoặc không trích dẫn đầy đủ lời Phật dạy trong kinh. Trong ý hướng đi tìm hiểu sự việc, ban biên tập Thư Viện Hoa Sen sao lục các văn kinh liên hệ và trình bầy các ý kiến của các nhà học Phật. Trước hết chúng tôi liệt kê văn kinh cả Pali và Sanskrit với các link dẫn nguồn:
Nguồn Tư Liệu
Nếu như chúng ta chấp nhận quan điểm cho rằng, trong 5 bộ Nikaya “Kinh Tương Ưng Bộ” là bộ kinh được kết tập sớm nhất, kê đến là “Kinh Trung Bộ”, “Kinh Trường Bộ”, “Tăng Chi Bộ” và “Tiểu Bộ” thì bài kệ này được xuất hiện khá sớm trong “Kinh Tương Ưng Bộ” tập 1, Chương I: Tương Ưng Chư Thiên, phẩm Cây Lau, Kinh Rừng Núi số 10, trang 18, HT. Minh Châu dịch, Viện Nghiên cứu Phật Học Việt Nam ấn hành năm 1993. với nội dung:
Không than việc đã qua,Cũng với nội dung này, sau đó đến “Kinh Trung Bộ” tập 3 được phát triển thành 4 kinh: Thứ nhất là “Kinh Nhứt Dạ Hiền Giả” (Bhaddekarattasuttam) số 131, với nội dung gồm 2 phần tổng thuyết và biệt thuyết. Phần tổng thuyết bằng bài kệ 16 câu:
Không mong việc sắp tới,
Sống ngay với hiện tại,
Do vậy, sắc thù diệu.Do mong việc sắp tới,
Do than việc đã qua,
Nên kẻ ngu héo mòn,
Như lau xanh rời cành.
Quá khứ không truy tìmVà phần Biệt thuyết là lời giải thích của đức Phật về nội dung bài kệ này. Thứ hai, “Kinh A Nan Nhứt Dạ Hiền Giả” (Ananda bhaddekaratta suttam) với nội dung Tôn giả A Nan giảng giải bài kệ này; Thứ ba, “Kinh Đại Ca Chiên Diên Nhứt Dạ Hiền Giả” (Kaccana bhaddekaratta suttam) với nội dung Thế Tôn đọc bài kệ này cho Tôn giả Samiddhi nghe, sau đó Tôn giả Ca Chiên Diên giảng rộng ý nghĩa bài kệ này cho Tôn giả Samiddhi và các Tỷ kheo nghe, Thứ tư, “Kinh Lomasakangiya Nhứt Dạ Hiền Giả” (Lomasakangiya bhaddekarattasuttam) với nội dung đức Thế Tôn giảng bài kệ này cho Tôn giả Lomasakangiya..
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển
Biết vậy, nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Đêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
..../.... (Xin xem thêm phần Đức Phật giải thích tiếp theo bài kệ này - rất quan trọng...)
Ngoài ra, phần Hán dịch, trong “Kinh Trung A Hàm” cũng có 3 kinh tương đương, như Số 165. “Kinh Ôn Tuyền Lâm Thiên”, số 166 “Kinh Thiền Thất Tôn” và Kinh số 167 “Kinh A Nan Đà thuyết”. Vì để tiện độc giả so sánh, ở đây người viết xin trích bài kệ từ “Kinh Ôn Tuyền Lâm Thiên” như sau:
Cẩn thận, đừng nghĩ quá khứ; Tương lai cũng chớ mong cầu. Quá khứ đã qua, đã mất, Tương lai chưa đến, còn xa.
Hiện tại những gì đang có Thì nên quán sát suy tư. Niệm niệm mong manh không chắc, Người khôn biết vậy nên tu.
Nếu có làm theo hạnh Thánh, Ai hay nỗi chết ưu sầu. Nhất định tránh xa sự chết; Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ.
Như vậy thực hành tinh tấn, Ngày đêm không chút biếng lười. Vì vậy phải thường tụng đọcBạt-địa-la-đế kệ này.4
Đây là nguồn tư liệu liên quan đến bài kệ nhấn mạnh thời gian hiện tại, được ghi chép trong các kinh A Hàm và Nikaya. Về mặt hình thức, có thể nói bài kệ đầu tiên được ghi chép trong “Kinh Tương Ưng” tuy chỉ có 8 câu, nhưng ý nghĩa của nó cũng chẳng khác mấy so với bài kệ gồm 16 câu trong “Kinh Trung Bộ” hay “Kinh Trung A hàm”, nếu có khác nhau chăng nữa, chỉ là phần giải thích, tức là phần văn xuôi, mà trong kinh được đức Phật gọi bài kệ là phần Tổng thuyết (phần cương yếu), phần giải thích gọi là phần Biệt thuyết. Phần biệt thuyết cũng được gọi là phân tích (vibhanga) hay luận (abhidhamma). Từ điểm này, nó gợi ý cho chúng ta hiểu rằng khi Thế Tôn còn tại thế, giáo pháp được đức Thế Tôn giảng dạy vẫn chưa tách ra thành 3 tạng, tức kinh luật và luận. điều đó có nghĩa rằng trong kinh có luật và luận.
Trong bài của Cư sĩ Nguyên Giác, ông viết như sau:
"Trong kinh, Đức Phật dạy, “Quý vị không nên theo đuổi quá khứ và mơ tưởng tương lai.”
Bản của đại sư Thanissaro dịch là, “You shouldn't chase after the past or place expectations on the future.”
Bản của đại sư Nanananda dịch là, “Let one not trace back the past or yearn for the future-yet-to-come.”
Bản HT Minh Châu dịch là, “Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng.”
Tất cả chỉ có một nghĩa: giữ tâm vô sở trụ, đừng dính mắc tâm vào quá khứ hay tương lai.
Hoàn toàn không có nghĩa là đừng nghĩ tới quá khứ hay đừng nghĩ tới tương lai. Thực tế, ngay khi bạn suy nghĩ tới quá khứ thì lập tức hành động suy nghĩ là việc của hiện tại; tương tự, ngay khi nghĩ chuyện tương lai, hành động nghĩ đó chính là cái hiện tiền trước mắt và trong thân mình."....
● Kinh Nhất Giả Hiền Gỉa - HT. Thích Minh Châu dịch Việt (Song ngữ Việt Anh)
● 62 loại Tà kiến (Kinh Phạm Võng/Trường Bộ Kinh | Pali tạng - HT. Thích Minh Châu)
● Phật nói kinh Phạm Võng 62 tà kiến (Háng tạng | Thích Chánh Lạc dịch)
Ghi chú thêm của BBT về 5 luận chấp về Hiện Tại Niết Bàn Luận:
Các kiến-chấp là các tà-kiến khiến nghiệp-lực lôi-kéo kẻ dính mắc phải trôi-lăn mãi trong cõi Luân-hồi. Có tất cả 62 kiến-chấp: 18 kiến-chấp liên-quan về quá-khứ và 44 kiến-chấp liên-quan về tương-lai. Trong 44 kiến-chấp về tương-lai bao gồm 5 luận-chấp về Hiện-tại Niết-bàn-luận.
Năm luận-chấp về Hiện-tại Niết-bàn-luận này do các Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương rằng, trong hiện-tại bản-ngã của chúng-sanh có thể đạt tới cõi Niết-bàn tối-thượng: (1) khi bản-ngã tận hưởng năm món dục-lạc (thú vui vật-chất) do các giác-quan mang đến; (2) khi bản-ngã ấy biết lià xa các dục-lạc, đạt đến cõi Sơ-thiền; (3) khi bản-ngã ấy ... đạt đến cõi Nhị-thiền; (4) khi bản-ngã ấy ... đạt đến cõi Tam-thiền; (5) khi bản-ngã ấy ... đạt đến cõi Tứ-thiền.
Ban Biên Tập
Bài đọc thêm:
Sống Trong Thực Tại
Trở Về Thực Tại
Thực Tại Hiện Tiền
Thầy Viên Minh Thuyết Pháp: Tỉnh Thức Sống Cái Đang Là