Thư Viện Hoa Sen

6. Sống Với Rắn Độc

14/10/201012:00 SA(Xem: 40313)
6. Sống Với Rắn Độc

BODHIYÀNA GIÁC MINH 
Những Lời Dạy Của Ngài AJAHN CHAH 
Sunanda Phạm Kim Khánh
và Sumanā Lê Thị Sương chuyển ngữ từ Anh sang Việt

Sống Với Rắn Độc

(Dưới đây là một bài Pháp ngắn do Ngài Ajahn Chah thuyết giảng cho một cụ bà người Anh vừa trải qua thời gian hai tháng, vào cuối năm 1978 và đầu năm 1979, tu học dưới sự hướng dẫn của Ngài, trước khi cụ bà lên đường về xứ).

Đây là thời Pháp được thuyết giảng vì lợi ích của một vị đệ tử mới, sắp lên đường trở về Luân Đôn (London). Ước mong rằng những lời dạy nầy sẽ giúp Cụ lãnh hội Giáo Huấn đã thọ nhận tại Wat Pah Pong nầy. Một cách giản dị, đây là pháp hành nhằm vượt thoát ra khỏi mọi khổ đau của vòng luân hồi.

Nhằm thực hành pháp môn nầy xin Cụ hãy ghi nhớ nằm lòng: phải nhìn tất cả mọi sinh hoạt khác nhau của tâm, tất cả những gì Cụ ưa thích và tất cả những gì Cụ ghét bỏ, giống như Cụ nhìn một con rắn độc. Rắn độc vô cùng nguy hiểm. Nọc độc của rắn đủ sức làm cho ta chết ngay nếu vô phúc bị nó cắn. Những cơn vui buồn thương ghét của ta cũng dường thế ấy. Những cơn vui mà ta ưa thích là con rắn độc, và những cơn buồn mà ta ghét bỏ cũng là con rắn độc. Cả hai đều ngăn ngừa không để cho tâm của ta được tự do, và tạo chướng ngại, không cho chúng ta thông hiểu chân lý đúng theo như Đức Phật dạy.

Như vậy cần phải cố gắng, ngày đêm gia công bảo trì chánh niệm. Dầu trong lúc đang làm gì, đi, đứng, nằm, ngồi, nói chuyện hay bất luận làm gì khác, luôn luôn phải làm với chánh niệm. Khi niệm được củng cố vững vàng, sự hiểu biết rõ ràng sẽ phát sanh, chung hợp với niệm. Niệm và hiểu biết rõ ràng sẽ khởi duyên cho trí tuệ phát sanh. Như vậy niệm, hiểu biết rõ ràngtrí tuệ cùng chung nhau sinh hoạtlúc ấy ta sẽ như người ngày đêm "thức tỉnh".

Những Lời Dạy mà Đức Phật ban truyền cho chúng ta không phải là Giáo Huấn chỉ để nghe suông, hoặc chỉ giản dị để lãnh hội ở mức độ trí thức. Những Lời Dạy ấy là Giáo Huấnxuyên qua pháp hành, có thể thấm nhuần ăn sâu vào tâm thức. Dầu đi đâu hay làm gì ta luôn luôn có những Lời Dạy ấy. Ý nghĩa của đoạn "có những Lời Dạy ấy", hay "có Chân Lý" là: dầu chúng ta làm gì, dầu nói gì, chúng ta luôn luôn nói và làm với trí tuệ. Khi suy tư hay quán niệm, chúng ta suy tư và quán niệm với trí tuệ. Chúng ta nói rằng người có chánh niệmgiác tỉnh -- niệm, hiểu biết rõ ràng, phối hợp với trí tuệ như vậy là người sống gần Đức Phật.

Khi rời nơi nầy Cụ phải gia công đưa tất cả trở vào tâm mình. Hãy nhìn cái tâm của mình với chánh niệm, hiểu biết rõ ràng, và phát triển trí tuệ. Với ba yếu tố ấy chung hợp lại sẽ phát sanh trạng thái "buông xả", để cho tất cả đi qua, không dính mắc hay bám níu vào bất cứ gì. Cụ sẽ nhận thức rằng tất cả mọi hiện tượng đều luôn luôn sanh và diệt.

Cụ phải biết rằng cái gì phát sanh và hoại diệt chỉ là sinh hoạt của tâm. Khi một hiện tượng phát sanh nó liền hoại diệt, và liền theo đó chuỗi dài sanh-diệt không ngừng tiếp nối với nhau. Trong ngôn ngữ của Giáo Pháp ta gọi sự sanh diệt ấy là "sanh và tử", và đó là tất cả. Tất cả chỉ là vậy! Khi đau khổ phát sanh, nó liền trôi qua. Và khi nó trôi qua đau khổ phát sanh trở lại [*]. Chỉ có đau khổ phát sanh và hoại diệt. Khi thấy được bấy nhiêu Cụ sẽ có thể thấu hiểu một cách thường xuyên trạng thái sanh và diệt, và khi thông suốt như vậy Cụ sẽ thấy rằng trong thực tế chỉ có thế. Tất cả mọi sự vật chỉ là sanh và tử, không có bất luận gì tồn tại. Chỉ có sanh và diệt như thế ấy. Chỉ thế thôi!

[*] Nơi đây danh từ "đau khổ" hàm xúc đặc tướng bất toại nguyện của tất cả mọi kiếp sinh tồn trong thế gian vô thường luôn luôn biến đổi nầy. Ở đây không phải là sự đau khổ như thông thường được hiểu, nghịch nghĩa với hạnh phúc.

Lối nhìn nầy sẽ khơi động cảm giác thản nhiên an tĩnh đối với thế gian. Một cảm giác tương tợ phát sanh khi ta nhận thức rằng trong thực tế không có gì đáng được ham muốn; chỉ có sanh và diệt. Chúng sanh vào đời rồi từ giã cuộc đời. Đó là khi tâm tiến đạt đến "buông bỏ", để cho tất cả mọi sự vật trôi qua theo bản chất thiên nhiên của nó. Sự vật phát sanh rồi hoại diệt ngay trong tâm của ta, và ta thông hiểu như vậy. Khi hạnh phúc phát sanh, ta thấu hiểu. "Hiểu biết hạnh phúc" có nghĩa là ta không tự đồng hóa mình với nó, không xem hạnh phúc là "của mình". Và cùng thế ấy, ta không đồng hóa và xem bất toại nguyện và những điều bất hạnh là "của ta". Khi đã không còn tự đồng hóa mình với, và bám níu vào, hạnh phúcđau khổ, ta chỉ tách rời, sống riêng với đường lối thiên nhiên của vạn hữu.

Vì lẽ ấy chúng ta nói rằng sinh hoạt tâm linh cũng tựa hồ như con rắn độc. Nếu ta không động đến rắn thì nó chỉ theo con đường của nó. Mặc dầurắn độc, dầu nọc độc của nó vô cùng nguy hiểm và nếu bị nó cắn ắt không phương cứu chữa, nhưng nếu không đến gần nó hay không nắm bắt nó ta vẫn không hề gì. Nó sẽ không cắn ta. Rắn độc chỉ hành động theo bản chất thiên nhiên của một con rắn độc. Nó là vậy! Nếu là người sáng suốt ta cứ để nó yên một mình. Cùng thế ấy, hãy buông bỏ những gì tốt đẹp, để nó yên. Ta cũng để yên những gì không tốt đẹp -- hãy để cho nó theo bản chất thiên nhiên của nó. Hãy để yên những gì ta ưa thích và những gì ta ghét bỏ, cũng như ta để yên, không động đến con rắn độc.

Vậy người thông minh sáng suốt sẽ có thái độ tương tợ, đối với những cơn vui buồn khác nhau phát sanh đến tâm mình. Khi điều tốt đẹp khởi sanh, hãy để yên cho nó tốt đẹp, nhưng ta cũng thấu hiểu. Ta thấu hiểu bản chất thiên nhiên của nó. Khi điều không tốt đẹp khởi phát cũng vậy, hãy để yên cho nó theo đúng bản chất thiên nhiên của nó. Không nắm giữ lại, bởi vì chúng ta không muốn gì cả. Chúng ta không muốn điều xấu, cũng không muốn điều tốt. Chúng ta không muốn nặng, cũng không muốn nhẹ, không muốn hạnh phúc cũng không muốn đau khổ. Đến chừng ấy, bằng đường lối nầy, lòng ham muốn chấm dứttrạng thái thanh bình an lạc được củng cố vững chắc.

Khi được có loại an lạc nầy vững chắc củng cố trong tâm, ta có thể nương tựa vào và tùy thuộc nơi đó. Ta nói rằng trạng thái an lạc nầy đã phát sanh từ tình trạng vọng động mê mờ. Giờ đây rối loạnsi mê chấm dứt. Đức Phật gọi sự thành đạt Giác Ngộ cuối cùng là "sự dập tắt", trong ý nghĩa giống như ta dập tắt một ngọn lửa. Khi ngọn lửa bên ngoài được dập tắt, thì có sự "mát mẻ". Khi các ngọn lửa tham ái, sân hậnsi mê bên trong được dập tắt, ắt cũng có trạng thái "mát mẻ". Giác ngộsi mê cùng hiện hữu ở một nơi, giống như nóng và lạnh. Giờ đây là nóng, ngay tại nơi mà trước kia là lạnh. Khi nóng là hết lạnh, và khi lạnh là không còn nóng. Niết Bànluân hồi cũng cùng thế ấy.

Ta dập tắt ngọn lửa ngay ở nơi mà nó khởi phát. Nơi nào nóng, ta có thể làm cho mát. Sự Giác Ngộ cũng vậy. Đó là sự chấm dứt vòng luân hồi [*], ngưng lại cuộc vận chuyển triền miên của vòng quanh mê hoặc.

[*] Samsàra, Ta-Bà, vòng luân hồi -- theo đúng ngữ nguyên, là cuộc đi thênh thang bất định triền miên -- là danh từ thường được dùng để chỉ những kiếp sống thăng trầm trong biển trầm luân triền miên tiếp diễn, hình ảnh của tiến trình vô tận những hoàn cảnh sanh, già. bệnh, chết.

Đó là bản chất thiên nhiên của sự Giác Ngộ, dập tắt lửa nóng, làm mát lại những gì trước kia là nóng. Đó là an lạc, là chấm dứt luân hồi. Khi Cụ thành đạt Giác Ngộ thì đó là vậy. Đó là chấm dứt cuộc vận chuyển, dừng lại mọi si mê trong tâm ta. Chúng ta mô tả trạng thái chấm dứt nầy bằng những danh từ khác nhau hàm ý "hạnh phúc", bởi vì đó là phương cáchcon người thế gian hiểu lý tưởng mình là như vậy, nhưng thật sự nó đã vượt lên khỏi, vượt ra ngoài mọi tưởng tượng của người thế. Nó vượt lên khỏi hạnh phúcđau khổ. Nó là thanh bình an lạc toàn hảo.

Trong khi chuẩn bị lên đường Cụ hãy giữ lấy lời dạy của Sư ngày hôm nay và thận trọng quán niệm. Những ngày mà Cụ đã trải qua tại đây không được mấy dễ dàng và Sư không có nhiều cơ hội để chỉ dạy Cụ. Nhưng giờ đây Cụ đã có thể học hỏi ý nghĩa thật sự của pháp hành. Ước mong rằng pháp hành nầy có thể dẫn dắt Cụ đến hạnh phúc. Ước mong nó sẽ giúp Cụ trưởng thành trong chân lý. Ước mong Cụ sẽ thoát khỏi mọi đau khổ của vòng luân hồi.

 

Bodhinyāna

A Collection of Dhamma Talks by
The Venerable Ajahn Chah
(Phra Bodhinyāna Thera)

Translation from Thai into English
by
The Sangha, Bung Wai Forest Monastery, Thailand


 

LIVING WITH THE COBRA

(A brief talk given as final instruction to an elderly Englishwoman who spent two months under the guidance of Ajahn Chah at the end of 1978 and beginning of 1979.)

This short talk is for the benefit of a new disciple who will soon be returning to London. May it serve to help you understand the Teaching that you have studied here at Wat Pah Pong. Most simply, this is the practice to be free of suffering in the cycle of birth and death.

In order to do this practice, remember to regard all the various activities of mind, all those you like and all those you dislike, in the same way as you would regard a cobra. The cobra is an extremely poisonous snake, poisonous enough to cause death if it should bite us. And so, also, it is with our moods: the moods that we like are poisonous, the moods that we dislike are also poisonous. They prevent our minds from being free and hinder our understanding of the Truth as it was taught by the Buddha.

Thus it is necessary to try to maintain our mindfulness throughout the day and night. Whatever you may be doing, be it standing, sitting, lying down, speaking or whatever, you should do with mindfulness. When you are able to establish this mindfulness, you'll find that there will arise clear comprehension associated with it, and these two conditions will bring about wisdom. Thus mindfulness, clear comprehension and wisdom will work together, and you'll be like one who is awake both day and night.

These Teachings left us by the Buddha are not Teachings to be just listened to, or simply absorbed on an intellectual level. They are Teachings that through practice can be made to arise and known in our hearts. Wherever we go, whatever we do, we should have these Teachings. And what we mean by "to have these Teachings" or "to have the Truth", is that, whatever we do or say, we do and say with wisdom. When we think and contemplate, we do so with wisdom.

We say that one who has mindfulness and clear comprehension combined in this way with wisdom, is one who is close to the Buddha.

When you leave here, you should practise bringing everything back to your own mind. Look at your mind with this mindfulness and clear comprehension and develop this wisdom. With these three conditions there will arise a "letting go". You'll know the constant arising and passing away of all phenomena.

You should know that that which is arising and passing away is only the activity of mind. When something arises, it passes away and is followed by further arising and passing away.

In the Way of Dhamma we call this arising and passing away "birth and death"; and this is everything -- this is all there is! When suffering has arisen, it passes away, and, when it has passed away, suffering arises again [*]. There's just suffering arising and passing away. When you see this much, you'll be able to know constantly this arising and passing away; and, when your knowing is constant, you'll see that this is really all there is. Everything is just birth and death. It's not as if there is anything which carries on. There's just this arising and passing away as it is --that's all.

[*] Suffering in this context refers to the implicit unsatisfactoriness of all compounded existence as distinct from suffering as merely the opposite of happiness.

This kind of seeing will give rise to a tranquil feeling of dispassion towards the world. Such a feeling arises when we see that actually there is nothing worth wanting; there is only arising and passing away, a being born followed by a dying. This is when the mind arrives at "letting go", letting everything go according to its own nature. Things arise and pass away in our mind, and we know. When happiness arises, we know; when dissatisfaction arises, we know. And this "knowing happiness" means that we don't identify with it as being ours . And likewise with dissatisfaction and unhappiness, we don't identify with them as being ours . When we no longer identify with and cling to happiness and suffering, we are simply left with the natural way of things.

So we say that mental activity is like the deadly poisonous cobra. If we don't interfere with a cobra, it simply goes its own way. Even though it may be extremely poisonous, we are not affected by it; we don't go near it or take hold of it, and it doesn't bite us. The cobra does what is natural for a cobra to do. That's the way it is. If you are clever you'll leave it alone. And so you let be that which is good. You also let be that which is not good -- let it be according to its own nature. Let be your liking and your disliking, the same way as you don't interfere with the cobra.

So, one who is intelligent will have this kind of attitude towards the various moods that arise in the mind. When goodness arises, we let it be good, but we know also. We understand its nature. And, too, we let be the not-good, we let it be according to its nature. We don't take hold of it because we don't want anything. We don't want evil, neither do we want good. We want neither heaviness nor lightness, happiness nor suffering. When, in this way, our wanting is at an end, peace is firmly established.

When we have this kind of peace established in our minds, we can depend on it. This peace, we say, has arisen out of confusion. Confusion has ended. The Buddha called the attainment of final Enlightenment an "extinguishing", in the same way that fire is extinguished. We extinguish fire at the place at which it appears. Wherever it is hot, that's where we can make it cool. And so it is with Enlightenment. Nibb�na is found in Sams�ra [*]. Enlightenment and delusion (Sams�ra) exist in the same place, just as do hot and cold. It's hot where it was cold and cold where it was hot. When heat arises, the coolness disappears, and when there is coolness, there's no more heat. In this way Nibb�na and Sams�ra are the same.

[*] Sams�ra: lit. perpetual wandering, is a name by which is designated the sea of life ever restlessly heaving up and down, the symbol of this continuous process of ever again and again being born, growing old, suffering and dying.

We are told to put an end to Sams�ra, which means to stop the ever-turning cycle of confusion. This putting an end to confusion is extinguishing the fire. When external fire is extinguished there is coolness. When the internal fires of sensual craving, aversion and delusion are put out, then this is coolness also.

This is the nature of Enlightenment; it's the extinguishing of fire, the cooling of that which was hot. This is peace. This is the end of Sams�ra, the cycle of birth and death. When you arrive at Enlightenment, this is how it is. It's an ending of the ever-turning and ever-changing, an ending of greed, aversion and delusion in our minds. We talk about it in terms of happiness because this is how worldly people understand the ideal to be, but in reality it has gone beyond. It is beyond both happiness and suffering. It's perfect peace.

* * *

So as you go you should take this Teaching which I have given you and contemplate it carefully. Your stay here hasn't been easy and I have had little opportunity to give you instruction, but in this time you have been able to study the real meaning of our practice. May this practice lead you to happiness; may it help you grow in Truth. May you be freed from the suffering of birth and death.


Tạo bài viết
26/08/2013(Xem: 43261)
03/09/2018(Xem: 13070)
28/01/2011(Xem: 255717)
19/04/2014(Xem: 26602)
16/09/2015(Xem: 20403)
25/05/2014(Xem: 15522)
13/10/2019(Xem: 10265)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: