Thư Viện Hoa Sen

8. Hãy Khởi Hành!

14/10/201012:00 SA(Xem: 38047)
8. Hãy Khởi Hành!

BODHIYÀNA GIÁC MINH 
Những Lời Dạy Của Ngài AJAHN CHAH 
Sunanda Phạm Kim Khánh
và Sumanā Lê Thị Sương chuyển ngữ từ Anh sang Việt

Hãy Khởi Hành!

(Dưới đây là một thời Pháp sống động do Ngài Ajahn Chah thuyết giảng bằng tiếng Lào tại Wat Pah Pong, cho một nhóm tăng sĩ vừa mới xuất gia tỳ khưu và sa di, vào ngày Nhập Hạ, tháng 7 năm 1978)

Thở vào .. thở ra .. chỉ làm như vậy. Dầu có ai "đứng dộng đầu xuống đất và chổng cẳng lên trời" thì đó là chuyện của họ. Quý Sư chớ nên làm phiền cái đầu của mình. Chỉ gom tâm vào hơi-thở-vào và hơi-thở-ra, chỉ hay biết hơi thở của mình. Bấy nhiêu đó đủ rồi, không có gì khác. Chỉ hay biết luồng hơi thở tuôn vào và trôi chảy ra. Hoặc ta có thể nói thầm, "BUD" khi thở vào, và "DHO" khi thở ra. "BUD-DHO, BUD-DHO .." Hãy lấy đó làm đề mục, tức lấy hơi thở làm đối tượng của sự chú tâm hay biết của ta. Hiện thời chỉ làm vậy, khi luồng hơi thở trôi vào, hay biết; khi thở ra, hay biết. Chừng ấy tâm sẽ an lạc, không bị khuấy động, không phóng đi đầu nầy đầu kia. Chỉ có hơi thở vào và hơi thở ra liên tục nối tiếp không gián đoạn.

Vào thời kỳ sơ cơ, chỉ cứ giản dị làm như vậy, không có gì lạ thường. Dầu ngồi lâu thế nào, nếu cảm nghe "sa bai" (một danh từ Thái hàm ý thoải mái, có tiện nghi, bằng lòng, nghịch nghĩa với bực bội, khó chịu) hay an lạc, ta sẽ ghi nhận hay biết đúng như thế. Nếu cố giữ như vậy hơi thở sẽ trở nên thoải mái nhẹ nhàng, tâm khoan khoái dễ chịu -- bấy nhiêu đó cũng xứng đáng với công phu tu tập rồi! Hãy tiếp tục thực hành, để cho hơi thở diễn tiến một cách tự nhiên, thong thả. Hãy ngồi "sa bai", vững vàng chăm chú hành thiền, không lao chao, không dã dượi hoặc gật gù. Hãy để cho mọi sự việc trôi chảy mà không có sự cố gắng. Lúc bấy giờ ta cảm nghe an lạc! Rồi ta sực nhớ, "Quả thật tuyệt vời! Đó là gì?" Ta không thể ngưng suy tư về trạng thái an lạc vừa chứng nghiệm ấy.

Lúc bấy giờ ta tiếp tục giữ tâm chú niệm giác tỉnh (sati sampajañña, niệm và hay biết rõ ràng), tự biết mình. Bất luận nói gì, làm gì, đi đây, đi kia, bất luận đi trì bình, rửa bát hay thọ thực, ta luôn luôn hay biết mình đang làm gì. Niệm, sati, và vững vàng giữ chắc tâm niệm. Chỉ tiếp tục làm như vậy! Lúc phải làm gì, hãy làm với chánh niệm không lay chuyển.

Về pháp đi kinh hành (thiền hành), hãy chọn một lối đi nằm khoảng giữa hai cội cây cách nhau độ bảy hoặc tám sải tay. Thiền hành cũng như thiền tọa. Ta gom tâm quyết định bây giờ sẽ hành thiền rồi lắng tâm an trụ, làm cho tâm niệm và hay biết rõ ràng đủ mạnh để phát sanh. Về các phương pháp, vài người bắt đầu buổi tọa thiền bằng pháp rải tâm Từ (Mettā) đến tất cả chúng sanh, một việc làm để được bảo vệ. Ta cũng cứ làm như vậy, cái tâm sơ cơ rụt rè cần phải nương nhờ theo nhiều phương pháp khác nhau.

Hãy bắt đầu bước chân mặt tới và nói thầm, "BUD" rồi bước chân trái niệm thầm, "DHO", và cứ thế niệm thầm "BUD-DHO, BUD-DHO".. " thong thả đưa chân tới, hết chân nầy đến chân kia. Hãy cột tâm ngay vào chân mình trọn thời gian di chuyển, từ đầu -- khi bắt đầu dở chân lên -- đến cuối, khi đặt chân xuống đất. Nếu tâm phóng, hãy dừng lại đứng yên một cách an lạc, rồi tiếp tục bước trở lại. Hay biết đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối của con đường kinh hành và cùng thế ấy, hay biết khi đi trở lại. Luôn luôn hay biết ta đang làm gì, không gián đoạn.

Đó là phương pháp. Quý vị hãy thiền hành như vậy. Vài người sẽ nói, "Cứ đi tới, đi lui như vậy mãi thì quả là điên khùng!" Nhưng quý vị biết không, pháp thiền hành như vậy bao gồm rất nhiều trí tuệ. Đi lui, đi tới. Nếu mệt mỏi, ta dừng lại, hướng sự chú tâm trở vào và lắng tâm an trụ bằng cách ghi nhận hay biết rõ ràng hơi thở.

Rồi quý vị lại hay biết thêm một điều nữa: oai nghi của mình, tức thế đứng, thế đi, thế ngồi, thế nằm của mình. Chúng ta luôn luôn thay đổi oai nghi. Chúng ta không thể chỉ ngồi, chỉ đứng, hay chỉ nằm mãi. Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta luôn luôn ở một trong các oai nghi ấy. Như vậy ta phải phát triển tâm niệm ghi nhận và hay biết rõ ràng các oai nghi của mình, từng oai nghi, và xử dụng nó một cách hữu hiệu.

Hãy tiến hành! Làm đi! Không phải dễ dàng đâu. Nhưng một cách giản dị, như ta lấy một ly nước đặt nó ở đây trong hai phút, rồi dở lên đặt ở chỗ kia trong hai phút. Mỗi hai phút là dời nó đi một lần, chỗ nầy sang chỗ kia. Đây chỉ là một thí dụ, nhưng hãy làm với chánh niệm. Theo dõi hơi thở cũng giống như vậy. Quý vị thử làm như vậy cho đến khi hoài nghi, hay đau khổ. Đó là lúc mà trí tuệ khởi phát. Vài người sẽ nói, "Vậy đó sao? Di chuyển tới lui mãi một ly nước, quả thật là khùng, vô ích! Bộ điên rồi sao?"

Không sao, chớ quan tâm đến điều gì người ta nói, chỉ cứ làm. Và chớ quên, hai phút chớ không phải năm. Gom tâm an trụ, chỉ làm thế thôi.

Theo dõi hơi thở cũng cùng thế ấy. Hãy ngồi lại trong tư thế thăng bằng, hai chân tréo, chân mặt đặt trên chân trái. Thở vào cho đến khi nghe hơi thở ở bụng, và thở ra cho đến khi hơi thở trong lồng phổi ra hết. Thở vào cho đầy, rồi để tự nhiên, không nên cố gắng điều hòa hơi thở. Dầu hơi dài hay ngắn cũng được, đủ tốt rồi. Hãy ngồi lại và trông chừng, theo dõi hơi thở ra và hơi thở vào tự nhiên. Chú tâm vào hơi thở, chớ để nó lẫn thoát. Nếu thấy mất, ngưng lại! Nó đâu rồi? Hãy tìm ra và đưa nó trở lại.

Sớm hay muộn ta sẽ gặt hái một điều gì tốt. Cứ gia công thực hành. Không nên nghĩ rằng mình không thể làm được. Cũng như gieo mạ trên cánh đồng. Cứ rải tung hột giống xuống đất như bỏ đi. Những hột giống sẽ sớm nở mộng, mạ non sẽ mọc lên, trở thành cây lúa, trổ bông, ra hột no đầy, và rồi đây ta sẽ có thể ăn "khao mow" (cớm dẹp) những hột cơm ngon lành thơm phức. Nó là vậy. Quý vị biết không, đó là thiên nhiên.

Ở đây cũng vậy. Chỉ ngồi lại. Đôi khi quý vị có thể nghĩ, "Ta ngồi nhìn hơi thở để làm gì đây? Thì nó vào rồi nó ra tự nó chớ cần gì ta phải ngớ ngẩn nhìn!" Đó chỉ là cái tâm ngoan cố của ta, luôn luôn tìm bắt con bò chét. Hãy quên nó đi! Chỉ nỗ lực hành thiền cho đến khi cảm nghe an lạc. Bởi vì một khi tĩnh lặng, hơi thở sẽ trở nên tế nhị, thân thoải mái, tâm thơ thới, mọi sự việc đều tốt đẹp. Hãy tiếp tục tiến hành cho đến khi có thể ta ngồi đây, vẫn sống, mà không còn hơi thở ra vào. Chớ nên kinh sợ! Đừng bỏ cuộc vì nghĩ rằng ta đã ngưng thở! Đó là trạng thái an lạc thanh bình. Không cần phải làm gì khác, chỉ ngồi như thường. Đôi khi hình như ta không còn thở nữa, nhưng thật sự ta còn thở. Nhiều hiện tượng tương tợ có thể xảy diễn, nhưng không sao. Chỉ chú tâm hay biết tất cả mà không lo sợ gì. Cứ tiếp tục hành thiền, và hành thật nhiều, hành thường xuyên! Ngay sau khi thọ thực hãy cổi y máng lên và bắt đầu đi, "BUD-DHO, BUD-DHO .." Hãy thiền hành cho đến khi đầu gối không còn chịu nỗi, chỉ tiếp tục đi! Đến khi quá mệt mỏi mới ngồi lại. Quý Sư hãy hành thật nhiều. Gia công hành như vậy để thông hiểu, để đạt đến nó, để cho nó phát sanh, để thấu triệt tận tường nó là thế nào. Không phải chỉ đi trong chốc lát: chùng, chọc, chùng, chọc .. nghĩ đến điều nầy việc nọ rồi vào tịnh thất nằm xuống, thả hồn bay theo tiếng ngáy, ngon giấc! Bằng cách đó quý vị không thấy gì hết. Nếu lười biếng thì biết đến chừng nào mới xong? Nếu nghe mệt mỏi rồi dể duôi buông lung không chuyên cần thì đi được bao xa? Quý vị hãy tập trung nghị lực, tinh tấn gia công vượt qua tình trạng lười biếng. Không phải nói, "an lạc, an lạc" và ngồi xuống, không thấy an lạc đâu trong tức khắc, rồi vội vã bỏ đi bởi vì không thấy an lạc ở đâu.

Nói thì dễ nhưng làm thì khó. Cũng như nói rằng, "ồ, làm ruộng thì có gì khó, cứ trồng xuống rồi lấy lửa mà nấu cơm ăn". Nhưng hãy ra đồng trồng thử xem. Không biết phải điều khiển trâu bò như thế nào, không biết xử dụng cày bừa ra sao! Trong thực tế, nói và làm khác biệt nhau rất nhiều. Nó là vậy, quý vị biết không.

Tất cả quý vị đều muốn tìm trạng thái an lạc thanh bình. Nó ở đó. Nhưng quý vị chưa biết gì đâu. Dầu có hỏi ai quý vị cũng không biết. Chỉ hay biết hơi thở của mình, hơi thở vào và hơi thở ra, "BUD-DHO, BUD-DHO .." Đủ rồi. Chỉ làm bấy nhiêu. Cũng không cần suy tư nhiều về nó. Trong giờ phúr hiện tại chỉ hay biết cái nầy. Hãy học điều nầy trong hiện tại. Bất luận gì xảy đến, được rồi, chỉ tiếp tục hành như vậy, rồi quý vị sẽ thấu hiểu tất cả về nó. Hành và thấy! Nếu chỉ ngồi như vậy và hay biết rõ ràng những gì xảy diễn thì thật sự là được. Khi tâm trở nên an lạc, nó biết. Quý vị có thể ngồi đó suốt đêm đến sáng, mà không cảm nghe mình đang ngồi -- hoan hỷ thỏa thích. Không thể giảng giải nó là gì, nó chỉ giống như thỏa thích.

Khi đến trình độ nầy có thể ta phát sanh ý muốn thuyết những thời Pháp "cao siêu", nhưng hãy thận trọng coi chừng, chớ nên để bị "kiết lỵ ở mồm". Giáo Pháp cứ tuôn trào, ta cứ thuyết giảng không ngừng, làm cho thiên hạ điên đầu với những lời dạy thao thao bất tuyệt. Cũng như thầy sa-di lớn tuổi tên Sang ở đây. Hôm nọ trời vừa sẩm tối, vào lúc mọi người ngồi thiền, Sư nghe có tiếng ai nói gì trong khu rừng tre gần đó, tiếng nói không ngớt, "Yo... Yo... Yo..." Sư ngồi lại và lắng nghe, bụng nghĩ rằng ai đó đang dạy ai khác. Ai mà nói hoài vậy? Tiếng nói không dừng mà chỉ tiếp tục líu lo lẩm nhẩm. Rồi Sư đi lấy cây đèn bin và trở lại đám tre. Rõ ràng là thầy Sa-di Sang, ngồi dưới lùm tre, bên ngọn đèn leo lét, hai chân tréo lại, miệng không ngớt lẩm bẩm, thuyết giảng một thời Pháp cho đêm tối! Nầy Thầy Sa-di Sang, Thầy có nhép miệng không? -- Ồ, Bạch Sư, con không thể ngậm miệng lại được. Con không thể giữ môi khép lại được." Ông ta nói, "Khi ngồi xuống, con phải dạy .. Khi đi, con phải dạy .. Con phải dạy .. không biết đến đâu mới dừng". Quả thật là điên khùng! Đó! vậy đó, nó là vậy. Đó là việc có thể xảy ra, quý vị biết không.

Tuy nhiên, hãy bám sát pháp hành. Không nên chỉ hành tùy cơn hứng. Khi lười biếng, cứ hành! Lúc siêng, cứ hành! Hành thiền khi ngồi, hành thiền lúc đi, và chí đến khi nằm, cũng cứ theo dõi hơi thở. Trước khi ngủ tự nhủ, "Ta không dể duôi buông lung lợi dưỡng trong giấc ngủ". Vừa khi tỉnh giấc, tiếp tục hành thiền. Khi ăn, chúng ta ghi nhớ: "Ta không ăn thức ăn nầy vì lòng thèm muốn mà chỉ xem đó là một món thuốc bổ, một duợc liệu để nuôi sống ta trong ngày và đêm nay, nó sẽ giúp ta đủ sức để tiếp tục hành thiền". Trước khi ngủ ta tự dạy ta .. trước khi ăn, ta tự dạy ta, lúc nào cũng vậy. Đứng, hay biết. Ngồi, hay biết. Nằm, hay biết. Trong tất cả mọi việc làm đều hay biết như vậy! Khi nằm xuống, hãy nằm nghiêng bên phải và gom tâm an trụ vào hơi thở, "BUD-DHO, BUD-DHO .." cho đến khi an giấc. Vừa lúc tỉnh dậy, tiếp tục, "BUD-DHO, BUD-DHO ..", như ta không bỏ sót hơi thở nào! Chừng ấy trạng thái an lạc thanh bình sẽ phát sanh .. luôn luôn giác tỉnh.

Chớ nên xem người khác hành như thế nào. Không thể làm như vậy. Về pháp hành thiền, hãy ngồi ngay ngắn và giữ thân thăng bằng, không nên để đầu nghiêng phía trước hay ngã ra sau, mà giữ thăng bằng, cũng như pho tượng Phật. Xem kìa! Ngài ngồi vững chắc, ngay thẳng, và sáng tỏ rạng ngời." Nếu nghe đau nhức và muốn đổi oai nghi, hãy cố gắng chịu đựng đến mức cùng cực rồi sẽ đổi. Quý vị có thể nói, "Sao vậy? Con không còn chịu đựng được nữa!" Nhưng hãy nhẫn nại chờ một chút, trước khi chuyển mình. Hãy chịu đựng đến cùng, rồi cố gắng thêm nữa! Dầu có đau nhức thé nào, vẫn cứ tiến hành và cố gắng chịu đựng. Đến khi, vì đau nhức quá không thể gom tâm để niệm "BUD-DHO .." quý vị hãy lấy cảm giác đau nhức ấy làm đề mụcgiác tỉnh chú niệm, "Đau, Đau, Đau .." thay vì niệm, "BUD-DHO .." Làm như thế cho đến khi hết nghe đau nhức rồi nhìn xem điều gì xảy diễn sau đó. Đức Phật dạy rằng cái đau tự nó phát sanh, rồi tự nó chấm dứt. Hãy để cho nó tự nhiên tan biến, không nên bỏ cuộc! Có thể cơn đau nhức làm cho quý vị đổ mồ hôi, từng hột to như hột bắp, lăn tròn xuống theo lưng, nhưng nếu có thể vượt qua khỏi cảm giác khó chịu ấy một lần quý vị sẽ biết rõ nó là thế nào. Điều nầy chỉ đến dần dần, không nên cố gắng quá sức và đi quá xa. Chỉ đều đặn tiến hành từ từ.

Trong khi thọ thực hãy hay biết .. nhai, nuốt v.v.. và hiểu biết rằng sau cùng thức ăn sẽ đi đến đâu. Vật thực nào thích hợp hoặc không thích hợp với cơ thể của mình. Quý vị sẽ biết nó đi về đâu. Hãy tinh luyện trong nghệ thuật ăn, làm cho nó trở nên tinh vi: ăn và biết lượng định, khi còn năm miếng nữa đủ no thì hãy dừng! Uống nước vào là đủ. Hãy thữ làm và xem mình có thể làm vậy được không. Phần đông người ta không làm vậy. Họ ăn cho đến no bụng rồi dồn thêm năm miếng nữa! Nhưng quý vị biết không, thọ thực như vậy là không đúng. Đức Phật dạy rằng chỉ ăn với chánh niệmhiểu biết rằng hiện thời mình chưa đủ no, nhưng ăn thêm năm miếng nữa thì sẽ no, như vậy hãy dừng lại, không ăn nữa và uống nước vào ắt đầy bụng. Làm như thế dầu đi kinh hành hoặc ngồi thiền, quý vị cũng không nghe nặng nề và thời hành thiền tự nhiên tốt hơn. Nhưng thông thường người ta không muốn làm vậy. Nếu không thật sự muốn tự rèn luyện ắt không thể làm được mà chỉ ăn cho đến khi quá đầy bụng rồi dồn thêm vào năm miếng nữa.

Bản chất ô nhiễm và tham ăn của con người là vậy, còn những gì Đức Phật dạy thì hướng về chiều ngược lại. Chúng ta phải tự quan sát mình.

Khi ngủ cũng vậy, ngủ với chánh niệmgiác tỉnh, tùy theo khả năng của mình. Đôi khi ta không được ngủ đúng giờ mà sớm hoặc trễ hơn thường. Không thành vấn đề. Riêng Sư làm thế nầy. Dầu đi ngủ sớm hay ngủ trễ việc đó không quan trọng, khi tỉnh giấc thì Sư dậy liền. Không nên quan tâm đến nó một cách quá đáng. Hãy cắt đứt ngay tại đó. Nếu tỉnh giấc mà còn dật dờ buồn ngủ, hãy ngồi dậy ngay! Đứng dậy và đi rửa mặt rồi bắt đầu thiền hành, cứ đi ngay! Đó là phương cách mà ta phải rèn luyện. Quý vị hãy làm như vậy!

Đó là những gì phải làm. Tuy nhiên, quý vị sẽ không hiểu biết bằng cách chỉ lắng tai nghe người khác dạy. Chỉ có thể hiểu biết bằng cách thật sự dấn thân vào công trình thực hành. Vậy, hãy dũng mãnh tiến hành. Đây là giai đoạn đầu tiên trong pháp luyện tâm. Trong khi hành thiền chỉ gom tâm vào một việc: "Quan sát hơi-thở-vào-thở-ra". Liên tục quan sát và tâm dần dần trở nên an lạc. Nếu tâm phóng nhảy đầu nầy đầu nọ, vừa ngồi xuống là nhớ nhà, nó nhanh chóng xẹt đi một đoạn đường dài về đến nhà, vừa nghĩ rằng mình đang thèm ăn bún nấu gì đó (quý vị vừa mới xuất gia -- đói bụng phải không?) Thèm ăn, thèm uống, đói bụng, mong muốn, nghĩ nhớ đủ chuyện! Thèm thật là thèm. Nhưng nếu quý vị có thèm muốn đến phát điên đi nữa, hãy để cho nó phát điên. Riêng phần mình, hãy gia công thực hành, xuyên qua cơn khùng điên ấy.

Cứ dũng mãnh tiếp tục thực hành! Quý vị có bao giờ thiền hành chưa? Đi kinh hành như thế nào? "Tâm phóng". Hãy dừng lại, chờ cho đến khi tâm quay trở về. Nếu tâm phóng đi mà thật sự không trở lại, hãy nín thở chờ đến khi không còn chịu được nữa -- nó sẽ trở lại. Nếu ngồi thiền mà tâm chạy nhảy phóng đi đó đây, hãy giữ hơi thở lại, nín thở cho đến lúc không chịu được nữa -- nó sẽ trở lại! Hãy làm cho tâm trở nên dũng mãnh. Luyện tâm không phải dễ như luyện thú, quý vị biết không, tâm thật sự rất khó rèn luyện! Không nên nản lòng dễ dàng. Đôi khi giữ hơi thở lại cho đến lúc buồng phổi hình như muốn vỡ ra là phương cách duy nhất để chụp bắt cái tâm -- nó sẽ chạy trở về. Hãy làm thử xem!

Trong thời gian Nhập Hạ năm nay quý vị hãy tìm hiểu về phương pháp nầy. Ban ngày, hãy thực hành; ban đêm, hãy thực hành; mỗi lúc có chút thì giờ, hãy thực hành. Thiền hành ngày và đêm, dầu chỉ có năm hay mười phút, hãy thực hành! Cột giữ tâm mình vào đề mục, liên tục quán niệm đề mục ấy. Nếu trong khi thiền hành mà có điều gì muốn nói, hãy dừng bước lại, không nói. Rồi kéo sự chú tâm trở về đề mục, làm cho nó liên tục không gián đoạn.

Như nước trong chai nầy, nếu ta giữ cho cái chai hơi nghiêng, nước sẽ bắt đầu nhỏ giọt, "từng giọt, từng giọt, từng giọt .." Nghiêng thêm, nước sẽ chảy giọt lớn hơn, giọt lớn hơn .." Tâm niệm cũng vậy. Bây giờ, nếu ta nghiêng hẳn cái chai, thật sự rót nước ra, nó sẽ trở thành một dòng nước vững chắc, như từ trong vòi tuôn chảy ra, không phải chỉ nhỏ giọt. Điều nầy có nghĩa là: dầu ta đứng, đi, ngồi, hay nằm, nếu luôn luôn giữ tâm giác tỉnh thì chánh niệm của ta vững chắc trôi chảy như một dòng nước. Và nếu thật sự rót hẳn ra thì nó là dòng nước vững chắc. Như vậy, nếu tâm phóng dật, chạy đầu nầy nhảy đầu kia và lăng xăng chao động, hãy nhớ đến thí dụ trên. Tâm chú niệm của ta cũng chỉ như nước nhỏ giọt, từng giọt.

Luyện tâm cũng chỉ thế thôi. Dầu ta có nghĩ đến điều nầy điều nọ, tâm phóng dật không an, điều đó không quan trọng. Chỉ gia công kiên trì thực hành một cách liên tục, ta sẽ phát triển trạng thái giác tỉnh cho đến khi nó trở thành dòng nước trường lưu bất tức. Dầu đi, đứng, nằm, ngồi hoặc gì đi nữa, trạng thái an lạc ấy vẫn ở ngay tại đây với ta. Hãy dũng mãnh tiến hành, quý vị sẽ thấy! Nếu chỉ ngồi không cho có chừng, thành quả tốt đẹp sẽ không tự nhiên phát sanh. Như nếu cố gắng quá sức quý vị cũng không gặt hái được gì. Mà không cố gắng chút nào vẫn không được gì! Hãy nhớ nằm lòng. Đôi khi quý vị dã dượi không muốn ngồi lại hành thiền, nhưng công việc đâu đó đã xong nên ta ngồi xuống lắng tâm, và "pap!" cảm nghe an lạc. Dễ dàng, bởi vì ta đã hiện hữu ngay ở đó.

Hãy thực hành! Bấy nhiêu đó đủ cho hôm nay.

 

Bodhinyāna

A Collection of Dhamma Talks by
The Venerable Ajahn Chah
(Phra Bodhinyāna Thera)

Translation from Thai into English
by
The Sangha, Bung Wai Forest Monastery, Thailand


 

START DOING IT!

(A lively talk, in Lao dialect, given to the Assembly of newly-ordained monks at Wat Pah Pong on the day of entering the Rains Retreat, July 1978)

(Translators' Note: One must imagine Ajahn Chah sitting on his Abbot's cushion, surrounded by the Assembly of newly-ordained Monks and Novices, chuckling, teasing and spontaneously picking objects near him to illustrate his points more simply. Trying to keep the bounce of his words, his humour, and his joy on paper is difficult. However, the conversational tone has been kept and Lao slang replaced by American slang in most places.)

Breathe in... breathe out... just like that. Even if others are "standing on their heads" [1] that's their business. Don't bother your head over it. Just concentrate on breathing in and out, just know your breath, that's enough. Nothing else. Just know when the air comes in and goes out, or you can say to yourself, "BUD" on the in-breath, "DHO" on the out-breath. [2] Take this as your subject of awareness. Just do it like that for now. When the air comes in, you know it; when it goes out, you know it. Then your mind will be peaceful, not disturbed, not restless. Just the air going in and out, continuously.

[1] "are standing on their heads": the Venerable Ajahn used a common Lao expression which literally means: "raise their ass to the sky".

[2] "BUD-DHO": a Parikamma or "Mantra" commonly used to maintain one's attention when used in conjunction with other methods such as mindfulness of the in-and-out breath or in the walking meditation or by itself as a recollection on the Buddha.

In the beginning, keep it this simple, nothing fancy. However long you may sit, if you're "sabai" [*] or peaceful, you'll know within yourself. If you keep at it, the breath becomes refined and softer, the body becomes soft (relaxed), the mind becomes soft -- that's worth having! Go ahead, let it happen naturally. Sitting "sabai", firm in meditation, not in a daze, not drowsy or nodding off, everything becomes effortless. Now you're peaceful! Then as you're getting up: "Wow, what was that?" You can't stop thinking of that peace.

[*] Sabai: a Thai word generally meaning "comfortable", "content" or physical and/or mental well-being, as opposed to discomfort or diseases In meditation it can imply positive happiness or neutral contentment.

Then we follow through by keeping constant clear mindfulness [*], knowing ourselves. Whatever we say, whatever we do, going here, going there, going on alms-round, washing our bowls or eating, we know what it is we are doing. We have mindfulness, staying steady. Just keep on doing it like this! Whatever it's time to do, do it with constant mindfulness.

[*] Clear mindfulness: in P�li it is Sati-Sampajanna, lit. mindfulness and clear comprehension or more generally, a clear presence of mind and self-knowing.

And walking meditation: take a straight path between two trees, about seven or eight full armspans. Walking's the same as sitting Sam�dhi. Collect yourself, resolve that now you're going to get into this meditation and calm down your mind so that clear mindfulness will be strong enough to arise. As to methods, some will start by spreading Mett� (loving-kindness) to all living creatures for protection. Go ahead, the chicken-hearted need various approaches!

Begin with your right foot first. Take a good step and walk, saying to yourself: "BUD-DHO, BUD-DHO..." with your footsteps. Keep your attention right there with your feet the whole time. If you feel restless, stop till peaceful, then step again. Know the beginning, middle and end of the path, and know when you're walking back. Know where you are continuously!

So that's the method. You can do walking meditation. Some people will say: "Walking back and forth like that is looney!" But there's a lot of wisdom in walking meditation, you know. Walk back and forth. If you're tired, stop. Turn your attention inwards and bring your mind to rest by calmly being aware of your breath.

Then become aware of one more thing, your alternating postures. Standing, walking, sitting, lying down, we keep changing positions. We can't only stand, only sit, or only lie down! We live using all these postures, thus we must develop awareness in each and every position and make them useful.

Go ahead and do it! It's not easy. But, to put it simply: It's as if you take this glass and put it here for two minutes, then put it there for two minutes. Move it from here to there every two minutes. Just an example, but do it like this with concentration. In watching your breath it's the same; you do it until you doubt and suffer and that's when wisdom can arise. Some people will say: "What? Moving a glass back and forth like that is nutty, not useful! Are you crazy?" Never mind, just do it. And don't forget, two minutes not five minutes. Concentrate! It's all in the doing.

Same with watching your breath. Sit up balanced in the cross-legged posture, right leg resting on the left. Breathe in till it reaches here (abdomen), breathe out till all the air is out of your lungs. Breathe in until full then let it go. Now don't try to regulate it! However long or short it is it's okay, good enough. Sit and watch your breath go in and out naturally. Don't let it slip away. If it does, stop! Where has it gone? Find it and bring it back.

Sooner or later you'll meet up with something good. Just keep at it. Don't think you can't do it. Just like sowing rice in the earth, as if you're throwing it away, but soon a sprout is born, then it becomes a sheaf, and soon you husk it and can eat "khao mow" (green sweet rice). It's like that, you know. That's its nature.

This is the same -- just sitting. Sometimes you think, "What am I sitting here looking at my breath for anyway? It'll go in and out by itself without me gawking at it!" That's just our opinionated mind, always flea-picking. Ignore it! Just try to do it till peaceful, because when calm, the breath becomes fine, body becomes relaxed, mind is relaxed, all's just right. Continuing on till perhaps you're just sitting there without your breath going in or out, but still alive. Don't be scared! Don't run away thinking you've stopped breathing! This is already a peaceful state. You don't have to do anything, just sit in it. Sometimes, it's like you're not even breathing, but you are. Many things like this can happen, but it's okay. Just be aware of it all, without being fooled by any of it.

Just keep doing it, and often! Right after you eat, hang up your robe and just start walking: "BUD-DHO, BUD-DHO..." Keep at it till your path becomes a knee-deep trench, just keep walking. When tired, go and sit. Do a lot! Do it so that you know, so that you have it, so that it's born, so that you understand what it's all about. Not just walking a bit: chung, chok, chung, chok ... thinking of this and that, then up to lie down in your hut, soon snoring away! You'll never see anything that way. If you're lazy, when will it ever be finished? If you're tired or lazy, how far will you get? Just get it together, work through and get beyond your laziness. Not saying: "Peaceful, peaceful, peaceful", then sit and aren't peaceful right away, then quit because it isn't there.

It's easy to say, but hard to do. Huh! Like saying: "Oh, it's not hard to plant rice, to plant and eat rice is better than this." But go out and do it and you don't know the oxen from the buffalo from the plow! Actually, doing it is a lot different from talking about it. That's how it is, you know.

All of you, wanting to find peacefulness -- it's there! But you still don't know anything yet. Whoever you ask, you won't know. Just get to know your own breath going in and out, "BUD-DHO, BUD-DHO..." That's enough. Just do that. You don't have to think of much. At this time, know this, learn this for now. "I do it and I don't see anything." Doesn't matter, just do it. Whatever comes up, okay, just do it like this, so you'll know what it's about. Do it and see! If you just sit like this and know what's happening it's really all okay. When your mind becomes peaceful, it knows. You can sit all night till dawn and you won't feel you're even sitting, you enjoy it. You can't explain it, it's like enjoyment.

When it gets like this, you might want to give "profound" sermons, but beware of getting "verbal diarrhea", expounding the Dhamma constantly, driving folks nutty with your non-stop teaching. Like old Novice Sang. One night just at dusk, walking meditation time, I heard someone in the bamboo grove nearby carrying on: "Yo, yo, yo, yo..." I sat and listened, thinking, "Who's teaching who over there? Who's carrying on?" He didn't stop, just kept babbling on. So I took my flashlight and walked over to see. Sure enough, it was Novice Sang sitting under his bamboo clump, lantern lit, cross-legged, bellowing at full blast, expounding the Dhamma to the night! "Sang, have you flipped your lid?" "Oh, I just can't hold it in!" he said. "When sitting, I gotta teach; when walking, I gotta teach ... don't know where it'll end! " A real nut! Oh well, that's how it is, it can happen, you know.

But keep at it. Don't just follow your moods. When lazy, keep at it! When energetic, keep at it! Do the sitting and walking and even when lying down, watch your breath. Before sleeping, teach your mind: "I won't indulge in the pleasure of sleep." When you awaken, continue meditating. And when eating, we remind ourselves: "I won't eat this food with greed, but only as medicine to sustain my life for this day and night, in order to have strength enough to carry on meditating." Before sleeping we teach ourselves; before eating we teach ourselves like that continually. If standing, be aware; if sitting, be aware; if lying down, be aware. Everything, do it that way! When you lie down, lie on your right side, focusing on your breath, "BUD-DHO, BUD-DHO ..." until you fall asleep. And as soon as you awaken, continue "BUD-DHO, BUD-DHO ..." as if you hadn't skipped a breath! Then peacefulness will arise ... be continuously mindful.

Don't look at another's practice, you can't do that. Regarding sitting meditation, sit balanced and erect. Don't have your head tilted back or hanging down. Keep it balanced. Like the Buddha statue -- now he's "sitting tight" and bright! If you want to change posture, endure the pain to the utmost limit before changing. "What?" you say, "I can't handle that!" But wait before moving. Endure the pain to its limit, then take more. However much it hurts, go ahead and endure it. And if it's too painful to keep "BUD-DHO" in mind, then take the pain as your object of awareness: "Pain, pain, pain, PAIN!" on and on instead of "BUD-DHO". Stay with it till the pain reaches its end, and see what comes up. The Buddha said that pain arises by itself, and it'll stop by itself. Let it just die, don't give up! Maybe you'll break out in a sweat-drops as big as corn kernels rolling down your back. But if you can get past the feeling once, then you'll know what it's about. But that comes gradually, don't push yourself too far. Just slowly keep at it.

And know about eating ... chew, swallow, and where does it end up? Food that's right or wrong for your body, you'll know it. Know where it reaches. Refine the art of eating; eat and estimate when you'll be full after five more mouthfuls, then stop! Take enough water and that's it. Try and see if you can do it. Most people don't do it like that. Instead, they eat till full, then top up with five more mouthfuls! But that's not the way, understand? The Buddha said just keep eating attentively and know you're not yet full, but you will be in five more mouthfuls, then stop! Take enough water till full. Then, whether walking or sitting, you'll not feel heavy and your meditation will become automatically better. But people don't want to do it like that. If you don't really want to train yourself, then you can't do it. Otherwise you eat till you're too full, topping up with another five mouthfuls. That's how it is, the nature of our greed and defilements and the things the Buddha taught go in different directions. We have to watch ourselves.

And sleeping, being aware, it's up to your know-how. Sometimes you won't get to sleep on time; sleep early, sleep late, never mind. That's what I do. Get to sleep late or not late, doesn't matter, when I first awaken, I get right up. Don't make a fuss over it. Cut it right there. If you awaken and are still sleepy, just get right up! Get up and go, wash your face and start walking meditation, go right ahead and walk. That's how we must train ourselves, do it!

So these are the things to do. But you won't know about them from just listening to what others tell you. You can only know from actually doing the practice. So go ahead and do it. These are the first steps in training the mind. When meditating, focus on only one thing. Sitting, the mind only watches the breath going in and out, continually watching, slowly becoming peaceful. If the mind is scattered, as soon as you sit you're off missing home, mind reaching way over there, thinking you'd like to eat some noodles (those who've just ordained -- hungry, no?). You want to eat, want to drink, hungry, wanting, missing everything! Till you're crazy. But if you go crazy then be crazy, till you can work through it.

But do it! Have you ever done walking meditation? How is it? "Mind wanders". Then stop till it comes back. If it really wanders, then don't breathe until you can't stand it -- your mind will come back. If you sit and your mind goes running everywhere, hold your breath, don't let it out, and when you can't stand it, it'll come back! Make the mind strong. Training the mind is not the same as training animals, you know, it's something that's really difficult to train! Don't be easily discouraged. At times, holding your breath till your chest is about to burst is the only thing that'll catch your mind -- it'll come running back! Try it and see.

During this rains retreat get to know what it's about. In the daytime, do it; at night, do it; whenever you're free, go ahead and do it. Do walking meditation night and day, even if you only have ten minutes, do it! Keep your mind on one thing, continuously mindful of it. If something comes up to talk about, stop, don't talk. Turn your attention right back on your meditation, make it continuous.

It's the same as the water in this drinking bottle. If we tilt it a bit, it starts to "drip, drip, drip..."; we tilt it more and "drippity, drippity, drippity... That's like our mindfulness. And if we really pour it out, it becomes a steady stream of water, like out of a tap, not just dripping. Meaning that: whether we stand, walk, sit, lie down or whatever, if we are always aware, then our mindfulness is the same as a steady stream of water. If we really pour it out, it's a steady stream. So, if our mind wanders, thinks of this and that, then our mindfulness is only like dripping water.

So training our mind is just like this. Whether we think of this or that, are restless, aren't together, doesn't matter. Just keep practising continually, and you'll develop awareness until it's a constant flow. Whether standing, sitting, lying down, or whatever, that awareness will be right there with you. Do it and see!

Just sitting around, it's not going to happen by itself, you know . But if you try too hard, you can't do it either. Don't try at all -- still can't do it! Keep that in mind. Sometimes you don't even intend to sit in meditation, but your work's finished and you sit down, empty your mind, and pap! -- you're peaceful right away. Easy, because you're right there.

Take this them -- that's enough for now!

 

 

Tạo bài viết
26/08/2013(Xem: 43261)
03/09/2018(Xem: 13072)
28/01/2011(Xem: 255721)
19/04/2014(Xem: 26604)
16/09/2015(Xem: 20406)
25/05/2014(Xem: 15522)
13/10/2019(Xem: 10265)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.