Ý Nghĩa Của Đời Sống Loài Người

27/07/20147:47 CH(Xem: 18586)
Ý Nghĩa Của Đời Sống Loài Người
Ý NGHĨA CỦA ĐỜI SỐNG LOÀI NGƯỜI
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Tuệ Uyển chuyển ngữ

blankSỰ THẢO LUẬN của chúng ta về thiền tập cho thấy rằng phân tích là thiết yếu đối với tiến trình chuyển hóa tinh thần. Tuệ trí của học hỏi (văn) và tuệ trí của quán chiếu (tư) nổi bật lên từ sự thực hành tùy thuộc trên việc sử dụng một cách thích đáng trí thông minh. Vì con người được trang bị với một loại thông minh tốt nhất, cho nên đối với một hành giả Phật Pháp có sự hiện hữu như con người là cực kỳ quan trọng.

Đã thiết lập một mối quan hệ với một vị thầy tâm linh, thì chúng ta phải thực hành như thế nào? Trình bày những giai tầng mà qua đấy hành giả tự rèn luyện tâm thức, Tông Khách Ba (1:117-175) bắt đầu với việc quan tâm đến động cơ. Một điểm thiết yếu mà ngài thực hiện là tầm quan trọng của việc nhận ra sự quý giá của việc được sinh ra như một con người, đặc biệt như một con người có sự thư thái và cơ hội để thực hành giáo pháp. Loại tái sanh hiếm hoi này phải được sử dụng cho một mục tiêu to lớn. Chúng ta không thể cho là đương nhiên hay cho rằng chúng ta sẽ dễ dàng có sự tái sanh như một con người trong tương lai. Thế nên câu hỏi là: Chúng ta có thể làm cho sự hiện hữu như những con người của chúng ta đầy đủ ý nghĩa như thế nào?

Để giải thích điều này, Tông Khách Ba (1:129-141) sử dụng khái niệm rằng con người có ba năng lực: nhỏ, trung bình, và lớn hay siêu việt. Để định nghĩa con người với năng lực nhỏ, ngài (1:130) trích trong Ngọn Đèn Cho Con Đường Giác Ngộ - hay Bồ Đề Đạo Đăng Luận - của Atisha rằng:

Hãy biết như những con người thấp nhất là những kẻ cần cù cố gắng duy nhất để đạt đến những niềm an lạc trong cõi luân hồi, bằng bất cứ phương tiện nào, chỉ cho lợi ích của chính họ mà thôi.

Mục tiêu chính của họ là hạnh phúc trần gian, sự tiếp cận của họ đến mọi thứ được hình thành bằng động cơ ấy.

Tác phẩm của Atisha (trích 1:130-131) sau đó định nghĩa con người với năng lực trung bình:

Những người được gọi là "trung bình" là những kẻ chấm dứt những hành vi tội lỗi, quay lưng lại với những niềm vui của cõi luân hồi, và cố gắng một cách cần mẫn chỉ vì sự hòa bình tĩnh lặng của chính họ mà thôi.

Động cơ chính của những con người này là để đạt đến tự do khỏi cõi luân hồi; họ được tẩy hết ảo tưởng đối với tất cả niềm vui hiển nhiên trong cõi luân hồi một cách sâu sắc. Ở đây, "tội lỗi" liên hệ đến những phiền não; "hành vi tội lỗi" có nghĩa là những việc làm đưa đến tái sanh trong cõi luân hồi. Những hành giả với năng lực trung bình quay lưng lại với những hành vi như vậy và cố gắng một cách cần mẫn cho sự an bìnhtự do của chính họ, giải thoát khỏi cõi luân hồi. Những sự thực tập chính yếu của họ là ba rèn luyện cao cấp trong đạo đức, thiền địnhtuệ trí (giới, định, tuệ). Trong phạm vi của việc rèn luyện trong tuệ trí, họ tập trung trên 37 phẩm trợ đạo bồ đề (pali).

Sau đó Tông Khách Ba (1:131) trích dẫn sự định nghĩa của Atisha về những con người với năng lực lớn:

Những người được gọi là "siêu việt" là những kẻ chân thành muốn làm tan biến tất cả khổ não của người khác bằng việc thấu hiểu nổi khổ đau của chính họ.

Những hành giả này nội quán vào trong khổ đau của chính họ và sau đó mở rộng cùng sự thấu hiểu ấy đến tất cả những chúng sanh khác. Họ được động viên để chấm dứt khổ đau của tất cả chúng sanh và chính trên căn bản ấy mà họ ngưỡng vọng đạt đến Quả Phật vì lợi ích của tất cả chúng sanh. Họ thực hành tâm bồ đề cả những hình thức cứu kính lẫn quy ước cũng như sáu ba la mật[1]. Những sự thực tập này là đặc biệt cho những hành giả với năng lực siêu việt.

Do bởi những mục tiêu khác nhau của họ, cho nên có những sự thực hành khác nhau thích ứng đặc biệt cho mỗi người trong ba hạng người trên. Đối với hành giảnăng lực nhỏ bé, mục tiêu của họ là đạt đến sự tái sanh may mắn. Những người với năng lực trung bình thực hiện những sự tu tập hướng đến việc đem tới sự giải thoát khỏi vòng luân hồi. Những người với năng lực siêu việt muốn những sự thực hànhgiáo huấn hướng đến việc đạt được thể trạng toàn giác của một Đức Phật.

Nếu chúng ta hỏi những gì phân biệt Phật Giáo, những gì là bản chất của giáo Pháp, thế thì chúng ta phải trả lời trong dạng thức của những gì góp phần cho việc đạt đến giải thoát. Tuy nhiên, trong sự thực hành thật sự, quý vị phải tiến hành theo phương thức từng bước một. Ngay cả nếu mục tiêu của quý vị là để đạt đến giải thoát, trong sự bắt đầu của con đường tiệm tiến - như Thánh Thiên đã chỉ ra trong Bốn Trăm Kệ Tụng - quý vị phải chấm dứt những hành vi bất thiện. Trước khi quý vị có thể phản ứng lại những phiền não tiềm tàng, thì quý vị cần đối phó với những biểu hiện hay biểu lộ liên quan tới hành vi của những phiền não này. Đây là những hành vi tiêu cực và tàn phá của thân thể, lời nói và tâm ý. Vì thế thật quan trọng để kiêng tránh khỏi mười hành vi bất thiện[2]. Trong trình bày của Đức Phật về mười thiện giới, nguyên tắc chính là để đối phó với những hậu quả của sân hậnthù oán vì thế là tránh làm tổn hại người khác. Hành giả với năng lực nhỏ bé không cố gắng để đối đầu với chính những phiền não, nhưng đối phó với những biểu hiện hay biểu lộ liên quan tới hành vi của những phiền não này.

Rồi thì, như Thánh Thiên đã chỉ ra trong Bốn Trăm Kệ Tụng, trong đoạn giữa của con đường tiệm tiến hành giả cần chấm dứt chấp ngã[3]. Hành giả với năng lực trung bình tập trung và hành động để tẩy trừ chính những phiền não.

Sau đó, ở trình độ thứ ba, Thánh Thiên nói rằng chúng ta phải đem đến một sự chấm dứt của tất cả những quan điểm vọng tưởng. Điều này cho thấy rằng con người với năng lực siêu việt đang vượt thắng không chỉ những phiền não, nhưng cũng là vượt thắng những xu hướng còn sót lại căn cứ trên những phiền não đã hiện diện trước đây trong tâm thức họ. Trong cách này, quý vị có thể nối kết ba giai tầng thực tập của Thánh Thiên với ba hạng hành giả của Atisha.

Trình Tự Thực Tập

Có một chuỗi thứ tự rõ ràng đối với giáo huấnthực tập cho những con người của ba năng lực. Quý vị không thể nhảy tới những sự thực tập liên quan với năng lực trung bình hay năng lực siêu việt mà không xếp đặt một nền tảng bằng việc thực hiện những sự thực tập phù hợp với người có năng lực nhỏ. Dấn thân trong một sự thực tập như vậy, quý vị bỏ đi những quan tâm ám ảnh về kiếp sống này và hướng tới quan tâm cho những kiếp sống tương lai.

Rồi thì trong trình độ tiếp theo, việc phản chiếu một cách sâu sắc trên bản chất khổ đau trong vòng luân hồi, quý vị cũng có thể quay lưng khỏi sự dính mắc cũng như bận tâm với những kiếp sống tương lai. Buông bỏ sự bận tâm ám ảnh với kiếp sống này và với những kiếp sống tương lai, thì quý vị có một cảm nhận sâu xa của việc tỉnh mộng đối với vòng luân hồi như một khát vọng toàn bộchân thành hay nguyện vọng để đạt đến tự do.

Sau đó quý vị hướng tập trung, mở rộng cùng sự thấu hiểu đến những chúng sanh khác. Khi quý vị động lòng trắc ẩn, lòng bi mẫn đối với họ, quý vị làm sâu sắc thêm và mở rộng lòng trắc ẩn ấy đến toàn thể chúng sanh, thì thực tập như một hành giả với năng lực siêu việt. Thế nên chuỗi thực hành được quyết định bởi những giai tầng qua những gì mà tâm thức chúng ta tiến bộ khi nó được chuyển hóa.

Giáo huấn những giai tầng của con đường tiệm tiến làm lợi lạc mọi hành giả ở bất cứ trình độ năng lực nào. Trong giáo huấn này, quý vị tìm thấy những sự thực hành thích ứng với xu hướng tinh thần và động cơ tâm linh đặc thù. Nếu là một người với năng lực nhỏ, chủ yếu muốn tránh khổ đau trong một sự tái sanh bất hạnh, thế thì có một cách thực tập giáo pháp trong khuôn mẫu của Bốn Chân Lý Cao Quý. Trong trường hợp đó, chân lý khổ đau liên hệ đến chứng cứ khổ đau, tính đặc thù của một hình thức dữ dội, như được tìm thấy trong những cảnh giới luân hồi bất hạnh. Nguồn gốc của nổi khổ đau như vậy bao gồm những hành vi bất thiện liên hệ đến việc làm tổn hại người khác. Những phiền não phía sau những hành vi này là những hình thức đặc thù của ba loại độc hại phối hợp với những hành vi bất thiện: tham lam, sân hậntà kiến[4]. Những con đường tu tập chân thật tương đương sẽ là việc tiếp nhận mười thiện giới để tránh khỏi mười điều ác. Sự ngừng dứt chân thật tương đương sẽ là sự tự do tạm thời khỏi phải có một sự tái sanh bất hạnh.

Do vậy, đối với người có năng lực nhỏ, có một nguyện vọng để tìm tự do - tự do khỏi sự tái sanh bất hạnh. Và có những sự trình bày hoàn toàn về tất cả những sự thực tập mà quý vị cần để thực chứng mục tiêu ấy. Vì vậy, trong những giai tầng của con đường tiệm tiến tiếp cận, những khổ đau của các cảnh giới thấp của cõi luân hồi được giải thích, tiếp theo bởi sự thực tập quy y tam bảo qua những gì quý vị tìm cầu nơi nương náo khỏi những sự tái sanh bất hạnh, và rồi tiếp theo bằng những sự diễn giải về các hoạt động của nghiệp chướng và những sự thực hành kiêng tránh khỏi những hành vi bất thiện.

Ở một chỗ khác, những yếu tố thực tập được phân chia và được sắp xếp theo trình tự trong những cung cách hơi khác nhau. Thí dụ, Tông Khách Ba trong Ba Phương Diện Chính Của Con Đường Giác Ngộ bao gồm trong những sự hành thiền của người có năng lực nhỏ trên sự quý giá của kiếp sống con ngườiphản chiếu trên bản chất tạm thời của nó[5]. Sau đó, quán chiếu trên nghiệp báo nhân quảphản chiếu trên những khổ đau của những cõi luân hồi bất hạnh bao gồm trong những sự thực hành của người có năng lực trung bình. Những thứ này hoạt động như một căn bản cho việc phát triển một cảm nhận sâu sắc của sự vở mộng về cõi luân hồi và trau dồi sự viễn ly. Vì vậy, trong những sự tiếp cận khác nhau phân chia những yếu tố của những giáo huấn hơi khác nhau, truyền thống những giai tầng của con đường tiệm tiến đem tất cả những sự thực tập của ba hạng người lại với nhau[6]. Mọi thứ là ở đây.

Bắt Đầu Sự Thực Hành

Để tận dụng kiếp sống của một con người với sự thư thái và cơ hội, chúng ta phải bắt đầu việc rèn luyện tâm thức chúng ta trong những giai tầng của con đường tiệm tiến mà tất cả ba hạng người cùng chia sẻ với hạng người có năng lực nhỏ. Điều thứ nhất trong những sự thực tập này là phát triển một nguyện vọng và hồi hướng để cải thiện những kiếp sống tương lai của chúng ta; để được kết quả như vậy, chúng ta phải hành thiền trên tính vô thường và sự chết. Vô thường là cực kỳ quan trọng trong giáo huấn của Đạo Phật. Thí dụ, nếu quý vị nhìn vào sự trình bày của Bốn Chân Lý Cao Quý, nơi mà mỗi chân lý có bốn đặc trưng, vô thường là một trong những đặc trưng của chân lý về khổ đau, khổ đế. Chúng ta cũng nói về bốn dấu ấn trong giáo lý nhà Phật:

* Tất cả mọi hiện tượng duyên sanhvô thường (chư hành vô thường).
* Tất cả mọi hiện tượng nhiễm ô là khổ (nhất thiết hành khổ).
* Tất cả mọi hiện tượng là trống rỗng và vô ngã (chư pháp vô ngã).
* Niết bàn là hòa bình chân thật (niết bàn tịch tĩnh).

Ở đây một lần nữa, vô thường của mọi hiện tượng duyên sanh là thứ nhất. Khi Đức Phật dạy vô thường trong phạm vi của Bốn Chân Lý Cao Quý và bốn pháp ấn, vấn đề chính yếu để thấu hiểu là tính vô thường vi tế, điều này có nghĩa là là sự thay đổi từng thời khắc. Tuy nhiên, đối với người có năng lực nhỏ, sự thấu hiểu về vô thường không luôn luôn vi tế; nó ở trình độ thô, nơi mà chúng ta xem vô thường như sự chết. Trong những dạng thức này, khi sự tương tục của đời sống con người đặc thù đi đến chấm dứt, điều này cho thấy sự vô thường của kiếp sống ấy. Tỉnh thức về sự chết là thiết yếu bởi vì việc nhớ đến sự chết và tính vô thường làm trái ngược lại khuynh hướng thói quen của chúng tachấp trước vào tính thường hằng trong sự hiện hữu của chúng ta - và tất cả mọi hình thức rắc rối sinh khởi từ việc chấp trước vào tính thường hằng.

Quy Y Tam Bảo

Đã trau dồi sự tỉnh thức về sự chết và vô thường, rồi thì quý vị phản chiếu trên sự khổ đau của các cõi thấp (địa ngục, ngã quỷ, súc sanh). Nhưng những gì chúng ta thực tập để có thể tránh khỏi tái sanh vào cõi bất hạnh? Quý vị có thể quy y tam bảo và sau đó, trên căn bản ấy, hãy nghiên cứu để sống trong một cung cách đưa vào nghiệp báo nhân quả một cách lợi lạc. Quy y là quan trọng bởi vì giới luật tránh hành vi phi đạo đức tự nó không đặc trưng là Phật Giáo; nó chỉ trở thành sự thực tập Phật Giáo khi nó đi cùng với sự quy y tam bảo. Ở sự bắt đầu, và ngay cả sau này trong giới hạn của một vài trường hợp đặc thù, đức tin đóng một vai trò trong việc phát triển niềm tin vững chắc trong nghiệp báo nhân quả.

Tông Khách Ba (1:178) giải thích quy y tam bảo bằng việc nhận biết những điều kiện cho người tìm cầu sự quy y, bậc nào hay điều gì xứng đáng là đối tượng để quy y, phương cách của việc tìm cầu quy y, những giới điều mà quý vị phải quán chiếu khi quy y, và lợi lạc của việc quy y. Thật vậy, ngài dường như cho là đương nhiên rằng hành giả đã là một Phật tử. Quy y luôn luôn được trình bày trong cách này trong giáo huấn Những Giai Tầng Của Con Đường Tiệm Tiến Lamrim.

Tuy nhiên, có những cách tiếp cận khác. Chương thứ hai của Luận Giải Nhận Thức Luận của Pháp Xứng đưa ra những tranh luận để thiết lập khả năng đạt đến giải thoát[7]. Khả năng giải thoát cũng được nêu trong Minh Cú Luận của Nguyệt Xứng như nó bình luận trong 24 chương của Căn Bản Trí Tuệ Trung Đạo của Long Thọ[8]. Long Thọ đã trình bày một phản bác từ một Phật tử duy thực, người ấy cảm thấy rằng nếu mọi thứ là trống rỗng sự tồn tại cố hữu, thế thì mối quan hệ nhân quả là không thể hiện hữu. Điều này làm giáo Pháp không vững, và không có giáo Pháp thì không thể có cộng đồng tâm linh và không có Phật. Người Phật tử duy thực nghĩ rằng nếu mọi thứ là trống không, tam bảo sẽ không đứng vững bởi vì mọi thứ liên hệ đến những mối quan hệ nhân quả sẽ tan vở.

Để đáp lại, Long Thọ xoay những chiếc bàn, tranh luận rằng nếu mọi thứ là sự tồn tại cố hữu, nếu mọi thứ là không trống rỗng, thế thì đúng là tình trạng ấy sẽ làm cho mối quan hệ nhân quả không biện hộ được. Nếu tánh không là không đứng vững, rồi thì lý duyên sanh trở thành không bảo vệ được, và nếu lý duyên sanh trở thành không đứng vững, thế thì sự chấm dứt (diệt đế) và con đường đưa đến sự chấm dứt ấy sẽ trở thành không biện hộ được. Đây là bởi vì tánh không không chỉ đơn thuần là không có gì cả hay không tồn tại, mà đúng hơn là việc vắng mặt của sự tồn tại cố hữu, việc thiếu vắng sự tồn tại bởi cung cách của một đặc trưng thực chất nào đó. Không có tánh không, mọi thứ sẽ chỉ là tự cấu thành; sẽ không có khả năng của những mối quan hệ hổ tương. Những sự nối kết như vậy giữa sự thực hành con đường tu tập và việc đạt đến sự chấm dứt khổ đau sẽ không hoạt động. Nguyệt Xứng trong Minh Cú Luận trình bày những sự tranh luận này một cách sáng chói. Đối với ai tìm cầu sự quy y, tôi nghĩ có thể sẽ rất hữu ích để thấu hiểu tối thiểu một số khía cạnh nào đó của việc này.

Vô NgãGiải Thoát

Một câu hỏi thông thường là: nếu không có tự ngã tồn tại cố hữu, thì điều gì luân hồi? Một phần của vấn nạn này đến từ sự thấu hiểu phiến diện về giáo lý vô ngã. Đức Phật không phủ nhận sự tồn tại của bản ngã con người. Có một người hành động, tích lũy nghiệp. Có một người trải nghiệm những hậu quả của những hành động ấy. Đức Phật yêu cầu chúng ta phân tích bản chất tự ngã của chúng ta. Tự ngã, hay con người, tồn tại trong sự phụ thuộc vào những yếu tố tinh thầnvật lý nào đó. Tuy nhiên, trong nhận thức ngu ngơ của chúng ta về chính chúng ta, chúng ta có khuynh hướng cho rằng tự ngã là điều gì đó giống như một kẻ quản lý chế ngự thân thểtâm thức chúng ta, rằng nó là một loại thực chất thế nào đó độc lập với thân thểtâm thức. Nó là loại tự ngã ấy, một thứ mà chúng ta thừa nhận một cách sai lầmtồn tại, mà Đức Phật phủ nhận. Điều mà những người Phật tử phản đối không phải là con người, nhưng là một nhận thức sai lầm về tự ngã.

Khi những người Phật tử chúng ta trình bày giáo lý tánh không, chúng ta dùng cơ sở lập luận rằng mọi thứ sinh khởi trong sự lệ thuộc trên những nhân tố khác, rằng mọi thứ được gọi tên một cách lệ thuộc, như chứng cứ rằng mọi thứ là trống rỗng sự tồn tại cố hữu của chính chúng. Chính sự kiện rằng chúng ta sử dụngduyên sanh để chứng minh tánh không cho thấy rằng chúng ta thật sự chấp nhận một loại tồn tại nào đấy.

Quy y tam bảo vì vậy đòi hỏi một sự thấu hiểu nào đó về khả năng của diệt đế - sự chấm dứt khổ đau chân thật - một cách tổng quát, và đặc thù cho tự chính một người. Có thể có khả năng cho những nhiễm ô tinh thần, những phiền não liên hợp với tâm thức chúng ta, được tan biến và được tẩy sạch trong chính bản chất của tự tâm thức không? Nhằm để thấu hiểu vấn đề này có thể xảy ra như thế nào, thì rất cần thiết để có một sự thấu hiểu nào đấy về tánh không.

Hơn thế nữa, phiền não là nguồn gốc của khổ đau, nhưng nếu sự thấu hiểu của chúng ta là sâu sắc, thế thì chúng ta biết rằng có một căn bản si mê tại gốc rể của phiền não. Và như tôi đã đề cập trước đây, quan điểm của quý vị về thực tại cứu kính quyết định vấn đề quý vị định nghĩa đặc điểm của tính si mê căn bản này như thế nào. Để có một sự thấu hiểu sâu hơn về phiền não, đến trình độ vi tế của si mê, đòi hỏi một sự thấu hiểu nào đó về cung cách mà mọi thứ thật sự tồn tại, bản chất của thực tại. Tương tự thế, khổ đau chân thật (khổ đế) có thể được thấu hiểu tại trình độ vi tế chỉ với một sự thấu hiểu nào đó về tánh không[9].

Tánh KhôngQuy Y

Một cách lý tưởng, thế thì một sự thấu hiểu về tánh không là quan trọng khi quy y tam bảo. Thí dụ, khi chúng ta nói, "Tôi quy y Phật", thuật ngữ Phật (Buddha) trong Phạn ngữ có hai ý nghĩa khác biệt. Nó có thể có nghĩa là tẩy sạch những sai lầm hay nhiễm ô, nhưng nó cũng gợi ý sự nẩy nở, phát triển như những cánh hoa sen nở ra. Trong Tạng ngữ, hai khía cạnh này được phối hợp, và thuật ngữ kết hợp được đọc là sang gyay (sangs rgyas). Sang (sangs) có nghĩa là "tỉnh thức" hay "được tẩy sạch", trong khi gyay (rgyas) có nghĩa là ''nở ra" hay "phát triển". Giống như thế, Phạn ngữ cho Giác Ngộ, bodhi hay bồ đề, được dịch sang Tạng ngữ như jang chup (byang chub), một lần nữa lại có cả nghĩa của thuật ngữ được hình thành như một đơn ngữ kết hợp[10].

trình độ của Quả Phật sự tẩy sạch hoàn toàn tất cả những nhiễm ô và sự toàn hảo tất cả những phẩm chất Giác Ngộđồng thời, nhưng cùng với cung cách, nó là một tiến trình của việc tẩy trừ những chướng ngại. Đây là bởi vì phẩm chất tinh thần Giác Ngộ của Đức Phật, cung cách lĩnh hội của Đức Phật về thế gian, là - trong một ý nghĩa - được trình bày một cách tự nhiên trong tâm thức chúng ta. Nó không phải là điều gì mới mà chúng ta cần tạo lại lần nữa. Sự thực hành con đường tu tập liên hệ việc tẩy trừ những chướng ngại làm mờ mịt sự biểu hiện năng lực tự nhiên của chúng ta để biết mọi thứ như chúng là. Cho đến khi mà những chướng ngại vẫn còn, chúng làm vẫn đục tâm thứcngăn ngừa sự nhận thức phẩm chất tự nhiên của nó. Do thế, trong sang gyay, Tạng ngữ cho Phật đà (Buddha), âm sang - "tẩy sạch" - được đặt trước và gyay - "phát triển" - đến tiếp thứ hai.

Vấn đề là để thật sự biết quy yý nghĩa gì, quý vị cần thấu hiểu đối tượng của quy y; điều xét cho cùng đòi hỏi sự thấu hiểu giáo lý tánh không. Quý vị phải thấu hiểu Quả Phật thật sự có ý nghĩa là gì và vấn đề nó được định nghĩa trong dạng thức tan biến tất cả nhiễm ô trong tự bản chất của tâm thức là thế nào. Không có điều này, quý vị sẽ không thấu hiểu Giác Ngộsự vắng mặt của niết bànluân hồi, liên quan đến căn bản tự nhiên của chính tâm thức là như thế nào. Vì thế sự thấu hiểu tánh không là thiết yếu.

Giống như thế, khi chúng ta nói, "Tôi quy y Pháp", Phạn ngữ Pháp (dharma) có nghĩa là điều gì đấy thủ hộ hay bảo hộ quý vị. Để thấu hiểu điều này một cách trọn vẹn, quý vị phải thấu hiểu tánh không. Và khi quý vị quy Tăng, cộng đồng tâm linh (sangha), Tạng ngữ của sangha có nghĩa là những ai hướng tới tinh hoa. Vì tinh hoa ở đây có nghĩa là sự ngừng dứt chân thật (diệt đế), cho nên quý vị phải thấu hiểu sự ngừng dứt chân thậttánh không nhằm để lãnh hội trân bảo thứ ba như một đối tượng để quy y.

Trước khi quý vị thật sự quy y tam bảo, quý vị cũng phải thấu hiểu nghiệp chướng, mối quan hệ của hành động và hiệu quả. Vì mục đích này, quý vị phải thấu hiểu nhân quả bởi vì những hoạt động của nghiệp chướng là một thí dụ của nhân quả; nghiệp là bộ phận của một loại rất đặc thù của mối quan hệ nhân quả. Nghiệp theo nghĩa nghĩa đen là "hành động", nhưng khi thuật ngữ được sử dụng trong Phật Giáo, hành động nghiệp phải là tác nhân với một khuynh hướng. Nhân quả nghiệp báo là một tiến trình mà trong ấy những hành vi được định trước sẽ tạo ra một chuỗi hiệu quả. Một cách chính yếu, ở đây chúng ta được liên kết với những hành vi làm sinh khởi những trải nghiệm của đau đớnvui sướng, hạnh phúckhổ não. Những trải nghiệm này là những hiện tượng tinh thần, thế nên những nguyên nhân chính của chúng cũng phải là tinh thần. Thuật ngữ "nghiệp" (karma), thế thì, một cách đặc thù liên hệ đến một nhân tố phối hợp với thể trạng tinh thần của một người đang hành động. Trong các trường phái Phật Giáo, Tỳ Bà SaCụ Duyên Tông đôi khi cũng xem chính những hành vi thân thể như nghiệp, nhưng những trường phái khác xem nghiệp một cách chính yếu như một nhân tố tinh thần.

Trích từ quyển "From Here to Enlightenment"

Ẩn Tâm Lộ ngày Tuesday, June 17, 2014

Bài liên hệ

Sự nối kết thâm sâu

Giá trị to lớn của giáo huấn này

Trái Tim Của Đạo Phật

Đạo Phật Trả Lời Những Câu Hỏi Lớn

Bốn chân lý cao quý

Thực Tập Như Thế Nào



[1] Tâm bồ đề quy ước liên hệ đến ngưỡng vọng đạt đến Quả Phật vì lợi ích của tất cả chúng sanh. Tâm bồ đề cứu kính là sự thực chứng tánh không của Bồ tát, thực tại cứu kính. 6 ba la mật xin xem chú thích 66

[2] Xem chú thích 51

[3] Xem Rinchen và Sonam

[4] Ba hành vi bất thiện thuộc về tâm ý trong mười bất thiện nghiệp

[5] Ba Phương Diện Chính Của Con Đường Giác Ngộ đã được in chung trong 37 Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ Tây Tạng do Tuệ Uyển chuyển ngữ

[6] Theo phương cách của Atisha, Tông Khách Ba cho rằng sự thực tập của người có năng lực nhỏ không phải chỉ cho những người này mà cho cả những người có năng lực trung bình và siêu việt.

[7] P 5709,86.5.2.

[8] Phần này xuất hiện trong dịch phẩm của Mervyn Spring

[9] Xem thảo luận về tánh không với Bốn Chân Lý Cao Quý ở chương 5

[10] Byang có nghĩa là "tịnh hóa" và chub có nghĩa là "lĩnh hội" hay "sự thực chứng hoàn thiện"

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/06/2014(Xem: 23550)
14/12/2014(Xem: 12205)
15/02/2019(Xem: 9588)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.