Sơ Tổ Trúc Lâm-phật Hoàng Trần Nhân Tông (1258 - 1308)

03/01/201512:01 SA(Xem: 12048)
Sơ Tổ Trúc Lâm-phật Hoàng Trần Nhân Tông (1258 - 1308)

CON ĐƯỜNG TỈNH THỨC PHẬT, TỔ VÀ BỒ-TÁT
Thích Đạt Ma Phổ Giác

SƠ TỔ TRÚC LÂM-PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG
(1258 - 1308)

Ngài tên húy là Khâm, con trưởng vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh hoàng thái hậu, sanh ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ (1258). Ngài tuy ở địa vị sang cả mà tâm lúc nào cũng hâm mộ hướng về Phật pháp nên đã tìm hiểu thiền ngay từ thuở nhỏ. Năm mười sáu tuổi được vua cha Trần Thánh Tông lập làm Hoàng thái tử. Ngài cố tìm cách từ chối để nhường lại cho em, mà Vua cha không chịu.

Vua cưới trưởng nữ của Nguyên Từ quốc mẫu cho Ngài, tức là Khâm Từ thái hậu sau này. Sống trong cảnh cung vàng điện ngọc hưởng thú vui đầy đủ dục lạc theo sở thích của mình, ấy thế mà Ngài vẫn muốn đi tu.

Một hôm vào lúc giữa đêm, Ngài trèo thành trốn đi, định vào núi Yên Tử. Đến chùa Tháp ở núi Đông Cứu thì trời vừa sáng, trong người mệt nhọc quá, Ngài bèn vào nằm nghỉ trong tháp. Vị Sư trụ trì ở đây thấy Ngài tướng mạo khác thường, liền làm cơm thết đãi. Vua cha hay tin, sai các quan đi tìm thấy, Ngài bất đắc dĩ phải trở về.

Năm hai mươi mốt tuổi, Ngài lên ngôi Hoàng đế (1279). Tuy ở địa vị cao quý nhất mà ai cũng hằng mong muốn, mà Ngài vẫn giữ giới luật tinh nghiêm để tu tập. Thường ngày, Ngài đến chùa Tư Phước trong đại nội tu tập. Một hôm nghỉ trưa, Ngài thấy trong rốn mọc lên một hoa sen vàng lớn bằng bánh xe, trên hoa senđức Phật vàng. Có người đứng bên cạnh chỉ Ngài nói: “Biết ông Phật này chăng? Là đức Phật Biến Chiếu”. Tỉnh giấc, Ngài đem việc đó tâu lên Vua cha. Vua Thánh Tông khen là việc kỳ đặc.

Ngài thường ăn chay lạt và tiết chế trong ăn uống nên thân thể gầy ốm. Thánh Tông thấy thế lấy làm lạ, nên hỏi lý do. Ngài trình bày thật nguyên nhân với cha. Thánh Tông mới đau lòng xót xa mà bảo rằng: “Nay ta đã già, chỉ trông cậy một mình con, con lại làm như thế, làm sao gánh vác được sự nghiệp của tổ tiên?” Ngài nghe Vua cha dạy mà nước mắt cứ tuôn trào.

Đặc biệt Ngài rất thông minh hiếu học, đọc hết các sách vở ngoài đời và thông suốt kinh điển Phật-đà. Phật giáo thời nhà Trần rất hưng thịnh nhờ các vị vua biết tu thiền, Tuệ Trung Thượng Sĩ là một cư sĩ tại gia nhờ tham thiền mà được ngộ đạo, khai mở Phật tâm ngay nơi thân này. Cho nên vua Trần Thánh Tông mới gởi Thái tử Trần Khâm (Trần Nhân Tông) khi còn nhỏ cho Tuệ Trung Thượng Sĩ hướng dẫn tu thiền. Khi học hỏi gần xong sắp trở về triều, trước lúc từ giã Thái tử hỏi Tuệ Trung Thượng Sĩ: "Bạch Thượng Sĩ, pháp yếu của Thiền tông là gì? ". Thượng Sĩ trả lời: "Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc".

Những lúc rãnh rỗi, Ngài mời các Thiền khách bàn giải về Tâm thiền, Ngài tham học thiền với Tuệ Trung Thượng sĩ, thâm đắc đến chỗ thiền tủy. Đối với Thượng Sĩ, Ngài kính lễ làm thầy.

Những khi giặc Nguyên sang quấy rối, Ngài phải xếp việc kinh kệ để lo giữ gìn xã tắc. Nhờ tình đoàn kết quân dân, Ngài đã hai lần (1285, 1288) đuổi được quân Nguyên, giữ gìn trọn vẹn đất nước. Dưới triều đại Ngài, hai cuộc hội nghị nổi tiếng được ghi vào sử sách là: hội nghị các tướng lãnh ở Bình Than, hội nghị những bô lão trong cả nước ở Diên Hồng để bàn mưu kế, tỏ quyết tâm chống giặc.

Năm Quí Tỵ (1293), Ngài nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông, lên làm Thái thượng hoàng. Ở ngôi Thái thượng hoàng để chỉ dạy cho con được sáu năm, Ngài sắp đặt việc xuất gia.

Đến tháng 10 năm Kỷ Hợi (1299) Ngài xuất gia vào tu ở núi Yên Tử. Ở đây, Ngài chuyên cần tu tập theo hạnh đầu-đà (khổ hạnh) lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu-đà. Sau đó Ngài lập chùa, cất tinh xá, khai giảng để tiếp độ chúng Tăng. Học chúng đua nhau đến rất đông. Sau, Ngài đến chùa Phổ Minh ở phủ Thiên Trường lập giảng đường, giảng dạy mấy năm. Ngài lại vân du đến trại Bố Chánh lập am Tri Kiến rồi ở đó.

Đến năm Giáp Thìn (1304), Ngài dạo đi khắp nơi khuyên dân dẹp bỏ những dâm từ (miếu thờ thần không chánh đáng), và dạy họ giữ gìn năm giới, tu mười điều thiện. Vào mùa đông năm ấy, vua Anh Tông dâng biểu thỉnh Ngài về đại nội để truyền giới Bồ-tát tại gia.

Sau đó, Ngài chống gậy đến chùa Sùng Nghiêm ở núi Linh Sơn để truyền bá cốt tủy Thiền tập.

Ngày mùng 1 tháng giêng năm Mậu Thân (1308), Ngài sai Pháp Loa đến huyện Siêu Loại tại Báo Ân thiền tự khai giảng trụ trì. Tháng tư năm ấy, Ngài đến chùa Vĩnh Nghiêm ở Lượng Giang kiết hạ và sai Pháp Loa khai giảng trụ trì. Chính Ngài giảng Truyền Đăng Lục, bảo Quốc sư Đạo Nhất vì chúng giảng kinh Pháp Hoa. Bãi hạ, Ngài vào núi Yên Tử, đuổi hết những người cư sĩ theo hầu hạ và những kẻ nô dịch trong chùa, không được chực hầu như trước. Chỉ để lại mười vị Thị giả thường theo Ngài. Ngài lên ở am Tử Tiêu, vì Pháp Loa giảng Truyền Đăng Lục. Thị giả xuống núi gần hết, duy có đệ tử thượng túcPháp Loa còn ở thôi.

Từ đây, Ngài leo khắp các núi, tìm kiếm các hang động, ở tại thạch thất. Pháp Loa thấy thế bạch: “Tôn đức tuổi đã già yếu, mà xông pha trong sương tuyết, lỡ có bề gì thì mạng mạch Phật pháp trông cậy vào ai?” Ngài bảo: “Ta thời tiết đã đến, muốn tạo cái kế lâu dài vậy.”

Ngày mùng 5 tháng 10 năm ấy, người nhà của Công chúa Thiên Thụy lên núi bạch Ngài: “Công chúa Thiên Thụy bệnh nặng mong được thấy Tôn đức rồi chết.” Ngài bùi ngùi bảo: “Thời tiết đã đến vậy.” Ngài bèn chống gậy xuống núi, chỉ cho theo một người Thị giả. Ngài mùng 10 Ngài về đến kinh, dặn dò xong, ngày rằm Ngài trở về núi. Ngài dừng nghỉ ở chùa Siêu Loại. Hôm sau vừa rạng đông, Ngài đi bộ đến chùa làng Cổ Châu, tự đề bài kệ rằng:

ÂM:         Thế số nhất tức mặ

               Thời tình lưỡng hải ngâ

               Ma cung hồn quản thậm

              Phật quốc bất thắng xuân.

 

DỊCH:       Số đời một hơi thở

                Lòng người hai biển vàng

                Cung ma dồn quá lắm

               Cõi Phật vui nào hơn.

Đến ngày 17, Ngài dừng nghỉ ở chùa Sùng Nghiêm tại Linh Sơn, Tuyên Từ hoàng thái hậu thỉnh Ngài vào am Bình Dương cúng trai. Ngài vui vẻ nói: “Đây là bữa cúng dường rốt sau.” Ngày 18, Ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn An Kỳ Sanh. Nghe nhức đầu, Ngài gọi hai vị Tỳ-kheo trong chùa bảo: “Ta muốn lên ngọn Ngọa Vân mà chân không thể leo nổi, phải làm sao?” Hai vị Tỳ-kheo bạch: “Hai đệ tử có thể giúp được.” Đến am Ngọa Vân, Ngài tạ hai vị Tỳ-kheo rằng: “Xuống núi tu hành đi, chớ xem thường việc sanh tử.”

Ngày 19, Ngài sai Thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử gọi Bảo Sát đến đây gấp. Ngày hai mươi, Bảo Sát quảy gói sang, đi đến Doanh Tuyền thấy một vầng mây đen từ ngọn Ngọa Vân bay qua Lỗi Sơn và hạ xuống Doanh Tuyền, nước đầy tràn lên cao mấy trượng, giây lát lại bình xuống. Lại thấy hai con rồng đầu bằng đầu ngựa ngóc cao hơn trượng, hai con mắt như sao, chốc lát lại lặn xuống. Đêm ấy Bảo Sát nghỉ trong quán trọ dưới núi, mộng thấy điềm chẳng lành.

Ngày 21, Bảo Sát đến am Ngọa Vân. Ngài trông thấy mỉm cười bảo: “Ta sắp đi đây, nhà ngươi đến sao trễ vậy? Đối với Phật pháp, ngươi có chỗ nào chưa rõ hãy nói mau.”

Bảo Sát hỏi:

- Như khi Mã Tổ bệnh, Viện chủ hỏi: “Những ngày gần đây Tôn đức thế nào?” Mã Tổ bảo: “Mặt trời Phật, mặt trăng Phật.” Nói thế ý chỉ làm sao?

Ngài lớn tiếng đáp:

- Ngũ Đế Tam Hoàng là vật gì?

Bảo Sát lại hỏi:

- Chỉ như “hoa sum sê chừ gấm sum sê, tre đất nam chừ cây đất bắc”, lại là sao?

Ngài đáp:

- Làm mù mắt ngươi.

Bảo Sát bèn thôi.

Suốt mấy hôm trời đất u ám, chim vượn kêu hót rất bi thảm.

Đến ngày mùng 1 tháng 11, đêm nay trời trong sao sáng, Ngài hỏi Bảo Sát: “Hiện giờ là giờ gì?” Bảo Sát bạch: “Giờ Tý.” Ngài lấy tay vén màn cửa sổ nhìn xem, nói: “Đến giờ ta đi.” Bảo Sát hỏi: “Tôn đức đi đến chỗ nào?” Ngài nói kệ đáp:

ÂM:          Nhất thiết pháp bất sanh

               Nhất thiết pháp bất diệt

              Nhược năng như thị giải

             Chư Phật thường hiện tiền.

            Hà khứ lai chi liễu dã.

 

DỊCH:      Tất cả pháp chẳng sanh

               Tất cả pháp chẳng diệt

              Nếu hay hiểu như thế

             Chư Phật thường hiện tiền.

            Nào có đến đi ấy vậy.

Bảo Sát hỏi:

- Chỉ như khi chẳng sanh chẳng diệt là thế nào?

Ngài liền nhằm miệng Bảo Sát tát cho một cái, nói:

- Chớ nói mớ.

Nói xong, Ngài bèn nằm như sư tử lặng lẽ mà tịch, vào niên hiệu Hưng Long thứ 16 (1308), thọ năm mươi mốt tuổi.

Pháp Loa theo lời di chúc của Ngài làm lễ hỏa táng, lượm ngọc cốt có năm màu để vào bình. Vua Anh Tông cùng đình thần đem long giá rước ngọc cốt về tôn thờ nơi Đức Lăng và xây tháp ở chùa Vân Yên trên núi Yên Tử, để hiệu là Huệ Quang Kim Tháp và dâng tôn hiệuĐại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu-đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật.

Sơ Tổ Trúc Lâm-Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Ngài là một ông vua đi tu, trong sử ghi hiệu Ngài là Trúc Lâm Đại Đầu-đà hay Hương Vân Đại Đầu-đà. Là những Phật tử xuất gia hay tại gia, chúng ta cần phải nắm vững hành trạng của chư Tổ Việt Nam để thấy rõ những điều hay mà chư Tổ đã tu, đã lãnh hội được và truyền mãi đến con cháu sau này.

                            (Trích dẫn soạn dịch Hòa Thượng Thích Thanh Từ)

Giải thích: Trong lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam, triều đại nhà Trần (1226-1400) được tôn vinh là triều đại sáng chói nhất thể hiện qua những chiến công hiển hách thắng giặc ngoại xâm, cũng như chính sách hộ quốc an dân, khuyên mọi người giữ năm giới và tu mười điều lành, nhờ vậy đất nước phát triển vô cùng tốt đẹp

Năm 1299, vua Nhân Tông xuất gia tại chùa Hoa Yên núi Yên Tử, lấy hiệu là Hương Vân Đầu Đà, sau này vua đổi hiệu là Trúc Lâm Đầu Đà ngày nay mọi người thường tôn xưng là Phật hoàng Trần Nhân Tông và là người sáng lập chính thức thiền phái Trúc Lâm.

Một điểm rất quan trọng mà mọi người cần phải lưu ý, đến năm 1304 Ngài dạo đi các nơi khuyên dân dẹp bỏ những miếu thờ thần không chánh đáng, có tính cách giết hại hoặc mê tín dị đoan. Muốn cho mọi người dân sống có đạo đức thì Ngài dạy họ giữ năm giới và tu mười điều lành. Đó là phương pháp tối ưu cho người cư sĩ tại gia mà toàn dân ai cũng có thể tu được. Ngài đem nếp sống đạo đức hướng dẫn cho quần chúng, và khuyên họ tu trong đời sống gia đìnhxã hội, để mình và người được bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

Chính nhờ vậy mà Phật giáo đời Trần đã có công rất lớn trong việc xây dựng con người sống đạo đức, ý thức trách nhiệm làm chủ bản thân nhờ tin sâu nhân quả, tin mình là chủ của bao điều họa phúc và nêu cao tinh thần đoàn kết toàn dân, cùng nhau phá bỏ những tập tục mê tín, tập tục giết hại để tế thần…. Từ đó trở đi, thiền phái trúc lâm Yên Tử trở thành nổi tiếng, thế lực lan rộng khắp mọi nơi.

 

Ngài được tôn danh là Phật hoàng Trần Nhân Tông, Ngài là vị Tổ đã sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, một dòng Thiền thuần túy của Phật giáo Việt Nam.

Một nét đặc sắc nổi bật của Phật hoàng Trần Nhân Tông, đó là thái độ khoan dung của Ngài đối với một số quan lại đã viết biểu dâng cho nhà Nguyên xin đầu hàng. Đức vua đã không truy cứu trách nhiệm xử tội họ mà ra lệnh đốt bỏ các tờ biểu đó. Tấm lòng khoan dung độ lượng và sẵn sàng tha thứ của nhà vua quả là hiếm có, đã cảm hóa được họ tâm phục, khẩu phục.

Mười bốn năm trên ngôi vua, năm năm trên ngôi Thái thượng hoàng, vua Trần Nhân Tông luôn là vị minh quân có một không hai trong lịch sử nước ta. Ngài đã biết đem giáo lý Phật-đà áp dụng cho toàn dân, nhờ vậy mọi người sống ấm no hạnh phúcthương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau bằng tình người trong cuộc sống, không thấy ai là kẻ thù.

Khi còn là Hoàng thái tử, Ngài đã hấp thụ được tinh ba của thiền do Tuệ Trung Thượng Sĩ chỉ dạy nên đã trường trai và muốn ít biết đủ để sống đời đạo hạnh. Và đến khi làm vua, Ngài vẫn giữ mình thanh tịnh tu hành và thường đến chùa Tư Phước trong đại nội để tu tập. Mặc dù phải giải quyết rất nhiều bộn bề công việc của đất nước, nhưng Ngài vẫn giữ vững ý chí lập trường để tu hành.

Sau khi hoàn thành trách nhiệm của một vị minh quân đối với giang sơn xã tắc, năm 1299 Ngài nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông, để xuất gia tu hành trên núi Yên Tử. Điều này gợi cho chúng ta cảm nhận rằng Phật hoàng Trần Nhân Tông là Bồ-tát Quán Thế Âm hiện thân làm vua ở Việt Nam, để cứu giúp nhân dân ta thoát khỏi khổ nạn của giặc ngoại xâm thời đó.

Chính vì vậy, đối với Phật giáo Việt Nam, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời là một nét son vàng sáng chói đem lại bình yên hạnh phúc cho toàn dân. Hòa Thượng Thanh Từ ngày hôm nay đã có công rất lớn là khôi phục lại Thiền phái Trúc Lâm, đây là bước ngoặc quan trọng đang giúp mọi người trong cả nước, quy hướng về Phật giáo gầy dựng con người sống làm việc theo tinh thần từ bi hỷ xả mà cùng nhau phát triển một đất nước văn minh, giàu mạnh về vật chất lẫn tinh thần, bằng trái tim thương yêuhiểu biết.

Đọc lịch sử đức Phật Thích Ca Mâu NiẤn Độ, chúng ta có thể hãnh diện vì Ngài là một vị Thái tử chuẩn bị lên ngôi vua, lại dám bỏ ngai vàng để đi tu, điều này rất hiếm có trong lịch sử nhân loại. Người khai sáng ra đạo Phật của chúng ta là người sắp hưởng địa vị cao tột nhất thế gian mà Ngài vẫn không màng đến, ra đi tìm đạo để giác ngộ cho mình và tất cả chúng sinh. Ngày hôm nay, Phật giáo đã được truyền bá sâu rộng khắp thế giới là một dấu ấn quan trọng để mọi người biết cách chuyển hóa khổ đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

Chúng ta càng hãnh diện hơn nữa, ở Việt Nam một ông vua đi tu. Đang làm vua đủ uy quyền thế lực muốn gì được nấy, hưởng thụ đầy đủ các dục lạc thế gian, vậy mà vua Trần Nhân Tông lại đem tất cả sự nghiệp giao cho con để đi tu. Tư cách xuất gia của Ngài là một điểm son sáng chói, khiến chúng ta càng tự hào hãnh diện hơn nữa.

Đức Phật là một Thái tử đi tu, ông Tổ sáng lập Thiền phái Trúc Lâm thuần chất Việt Nam của mình là một ông vua đi tu, còn chúng ta là những thành phần nào trong xã hội? So với đức PhậtSơ tổ Trúc Lâm, các Ngài ở trong hoàn cảnh cao sang quyền quý mà vẫn dứt ra được để thành tựu viên mãn. Những việc rất khó làm mà các Ngài đã làm được, thì ngày nay chúng ta là những kẻ hậu học phải tâm quyết nhiều hơn nữa trong việc tu hành của mình bằng cách giữ giới, thiền định, bố thí và dùng trí tuệ để soi sáng phiền não nhiễm ô, tan hòa vào chân tâm hay Phật tính sáng suốt của mình.

Như vậy về mặt lịch sử, chúng ta hãnh diện thấy Phật Tổ cũng là một con người như tất cả mọi người, nhờ quyết chí kiên trì bền bỉ trong việc tu hành nhờ thấy được hạnh phúc thế gian chỉ là tạm bợ không dài lâu bởi sự vô thường đổi thay của nó. Nhờ vậy, chúng ta sẽ tin chắc rằng nếu quyết chí tu hành, cố gắng buông xả không chấp trước vào ta, người, chúng sinh hay thân tâm hoàn cảnh là thật, thì sẽ đạt được kết quả tốt đẹp….

"Phản quan tự kỷ" là soi sáng hay xem xét lại chính mình. "Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc" có nghĩa xem xét lại chính mình là việc bổn phận, chẳng từ nơi khác mà được. Đó là câu châm ngôn bất hủ mà trong giới nhà Thiền thường xử dụng để điều phục tâm mình.

Trước khi thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam được sáng lập, từng có 3 dòng Thiền lớn ra đời: Dòng Tì Ni Đa Lưu Chi, Dòng Vô Ngôn Thông và Dòng Thảo Đường.

Dòng Tì Ni Đa Lưu Chi là do Tì Ni Đa Lưu Chi, người Nam Thiên Trúc qua Trung Hoa, đến tháng 3 năm 580 sang Việt Nam, ở chùa Pháp Vân mở đầu một dòng Thiền và đã truyền pháp cho Thiền sư Pháp Hiền, người Việt Nam.

Dòng Vô Ngôn Thông (còn gọi là Thiền phái Quan Bích) do Thiền sư Vô Ngôn Thông họ Trịnh, người Trung Hoa, sang Việt Nam vào năm 820, ở chùa Kiến Sơ.

Dòng Thiền Thảo Đường bắt đầu truyền pháp ở nước ta thế kỷ thứ 11. Vào năm 1069, vua Lý Thánh Tông đưa quân đi Bình Chiêm, đem về một số tù binh, trong đó có Thiền sư Thảo Đường người Trung Hoa.

Thiền sư Hiện Quang chính là người khai sơn chùa Vân Yên, sau đổi là chùa Hoa Yên, trên núi Yên Tử. Vua Trần Thái Tông, là người đầu tiên của nhà Trần, một vị vua anh hùng nỗi tiếng về hai mặt tài năngđức độ, có một thời đã từng bỏ ngai vàng lên chùa này để tìm thầy học đạo.           Ngài là vị vua đầu tiên đời Trần đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ nhất. Thắng giặc xong, Ngài nhường ngôi cho con, lui về chuyên chú việc nghiên cứu thiền họctu hành.

Ở đây chúng ta sẽ đặc biệt tìm điểm khởi nguồn trực tiếp của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, như là một trong những nét đặc thù xuất phát của Thiền học Việt Nam. Đề cập đến Thiền học Việt Nam, thì phải nói đến đời nhà Trần vì triều đại nhà Trần là một triều đại mà suốt cả các vị vua điều được un đúc bởi tư tưởng Thiền học, trong đó Trần Thái Tông là người tiêu biểu nhất, và có thể coi là quan trọng nhất trong chứng cứ làm phát khởi Thiền phái Trúc Lâm. Núi Yên Tử đã được gắn liền với Thiền phái Trúc Lâm, và chính nơi đây Trần Thái Tông đã khai mở con đường mới về Thiền học.

Kế tiếp Thiền sư Hiện QuangThiền sư Đạo Viên, người được vua Trần Thái Tông gọi là Quốc sư Trúc Lâm. Tiếp nữa là Thiền sư Tiêu Diêu, tức Quốc sư Đại Đăng. Quốc sư Đại Đăng có hai học trò xuất sắc, một là Thiền sư Huệ Tuệ, một là Tuệ Trung Thượng Sĩ. Tuệ Trung là một người có phẩm chất Thiền học, có phẩm chất Thiền sư, nhưng cũng là một cư sĩ sống đời tại gia. Tuệ Trung Thượng Sĩ chính là người ấn chứng cho vua Trần Nhân Tông.

Cuối đời Lý đầu đời Trần có thiền sư Hiện Quang tu đắc đạo trên núi Yên Tử, dưới Ngài có thiền sư Đạo Viên hay là Viên Chứng đắc đạo, kế đến có thiền sư Đại Đăng. Những vị đó đều là quốc sư hai triều, triều vua Trần Thái Tông triều vua Trần Thánh Tông. Sau đó có những vị tiếp nối nhưng không được rõ ràng. Hơn nữa, khi vua Trần Nhân Tông đi tu đắc đạo ở đó rồi mới lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Cho nên ca dao Việt Nam có câu:

“Dù ai quyết chí tu hành

Có lên Yên Tử mới đành lòng tu”.

 

Tác phẩm Cư trần lạc đạo đã nói rõ tương quan giữa đạo và đời, giữa Thăng Long lầu vàng điện ngọc và Yên Tử yến thốt oanh ngâm:

Mình ngồi thành thị

Nết dùng sơn lâm

Muôn nghiệp lặng an nhàn thể tính

Nửa ngày rồi tự tại thân tâm

Tham ái nguồn dừng

Chẳng còn nhớ châu yêu ngọc quý

Thị phi tiếng lặng

Được dầu nghe yến thốt oanh ngâm.

Mình ngồi thành thị, nết dùng sơn lâm. Câu này ý nói ở cương vị đang làm Thái thượng hoàng, phải giải quyêt nhiều công việc vậy mà Ngài thấy giống như ở núi, không bị đắm nhiễm theo danh lợi thường tình.

Kế đến là muôn nghiệp lặng an nhàn thể tính. Nửa ngày rồi tự tại thân tâm. Do Ngài sông với tâm Phật sáng suốt của mình cho nên các nghiệp thế gian không còn chi phối nữa, do đó mà thảnh thơi an nhàn tự tại. Nửa ngày làm Thái thượng hoàng, còn lại một buổi rảnh rang ngắm cảnh xem hoa mà vẫn tự tại giải thoát.

 

Tham ái nguồn dừng, tức là lòng tham ái đối với ngũ dục đã dừng rồi, thì chẳng còn nhớ châu yêu ngọc quý, không còn nhớ đến ngọc ngà châu báu gì nữa hết.

Thị phi tiếng lặng, được dầu nghe yến thốt oanh ngâm, ở trong triều oanh yến nhiều lắm. Là tiếng của cung phi mỹ nữ ghen ghét ganh tị với nhau, nói xấu nói tốt chuyện của người khác… nhưng tiếng phải quấy không còn làm cho Ngài dao động hay vướng mắc gì nữa, vì nó lặng hết rồi.

Trong cuộc đời Trần Nhân Tông sau 14 năm làm vua, theo truyền thống của nhà Trần, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, rồi làm Thái thượng hoàng và đi tu, trở thành Tổ thứ nhất phái Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, một phái Thiền để lại nét son vàng sáng chói đặc sắc trong lịch sử Việt Nam.

      “Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

      Đói đến thì ăn mệt ngủ liền

 

     Trong nhà có báu thôi tìm kiếm,

     Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền”. (Bản dịch Hòa thượng Thanh Từ)


Với trí tuệđạo lực của một Thiền sư đắc đạo, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã thành công trong việc bảo vệgìn giữ đất nước, nhờ tinh thần đoàn kết toàn dân với phương châm không có gì quý hơn tự do. Ngoài ra đối với Phật pháp và dân tộc, Ngài đã thống nhất các hệ phái thiền trước đó mang tư tưởng nước ngoài và khai sáng ra dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử thuần túy đậm chất Việt, để phù hợp với tinh thần dân tộc Việt Nam.

Thành quả thống nhất đối với đất nước và đạo pháp dân tộc của Phật hoàng Trần Nhân Tông gợi cho chúng ta liên tưởng đến điểm tương đồng với Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay.

Chúng ta có thể nói rằng Phật giáo Việt Nam ngày nay đã kế thừa sự nghiệp Phật giáo đời trần là Phật hoàng Trần Nhân Tông trên 700 năm về trước, nghĩa là thể hiện nét son vàng sáng chói cho toàn thể người Việt Nam và do người Việt Nam lãnh đạo.

Tóm lại, Phật hoàng Trần Nhân Tông là tấm gương sáng ngời của một bậc minh quân lỗi lạc, về hai mặt tài năngđức độ, từ bitrí tuệ của một vị Thiền sư đắc đạo, Ngài đã lưu lại những trang sử vàng cho Phật giáo Việt Nam.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.