25. Phước Đức Và Công Đức

16/05/20154:57 CH(Xem: 8294)
25. Phước Đức Và Công Đức

THỰC HÀNH 
KINH KIM CƯƠNG BÁT NHà
Đương Đạo 
Nhà Xuất  Bản: Thiện Tri Thức 2015

PHƯỚC ĐỨC VÀ CÔNG ĐỨC

Tu Bồ Đề! Nếu có Bồ tát đem bảy báu đầy cả các thế giới nhiều như số cát sống Hằng dùng để bố thí, nếu lại có người biết tất cả pháp là vô ngã, được thành tựu Nhẫn, thì công đức Bồ tát này hơn Bồ tát trước. Vì sao thế? Vì những Bồ tát ấy chẳng thọ phước đức.

Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Thế nào là Bồ tát không thọ phước đức?

Tu Bồ Đề! Bồ tát tạo phước đức mà chẳng tham vướng phước đức, cho nên nói là chẳng thọ phước đức.

Bố thí thì tạo ra phước đức. Phước đức thì dù có lớn lao bao nhiêu cũng vẫn nằm trong ba cõi, vì phước đức đó có nhân là những vật hữu vi thì quả cũng là quả hữu vi. Còn bố thí mà ở trong tánh Không, nghĩa là Vô tướng, Vô niệm, và Vô trụ, thì đó không còn là phước đứccông đức. Bố thí ấy đồng đẳng với tánh Không.

Tạo ra phước đức mà “chẳng thọ”, vì biết người tạo ra là vô ngã, vô tự tánh và cái được tạo ra là vô ngã vô tự tánh. Biết được và chịu đựng được cái biết khó chịu đựng này gọi là Nhẫn. Nhẫn cho đến chứng ngộ được các pháp chẳng từng sanh ra, gọi là Vô sanh pháp nhẫn. Đến đây mới hết bốn tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả.

Chẳng thọ đích thực là vì biết tất cả các pháp chưa từng sanh. Bồ tát ở địa thứ tám Vô sanh pháp nhẫn này mới hoàn toàn thoát khỏi sự sanh ra của các tướng và các tưởng, nghĩa là hoàn toàn thoát khỏi sanh tử.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Gần đây trên các báo chí Hoa Kỳ và trên cộng đồng mạng có đề cập đến nhiều về từ ngữ WOKE và có nhiều độc giả hỏi về ý nghĩa của từ này. Chúng tôi cũng không biết rõ về ý nghĩa và xuất xứ của từ này, nên có cuộc trò chuyện với AI (trí thông minh nhân tạo) như sau:
Theo Biên niên sử Urangkhathat (Phrathat Phanom), bảo tháp cất giữ 9 xá lợi xương bàn chân của Đức Phật. Khách du lịch đã tụ tập trên lối đi dạo ven sông ở Nong Khai để xem bảo tháp trong khi những người khác đi thuyền để quan sát cận cảnh. Mực nước sông rút dần cho thấy cấu trúc cổ xưa đang bị xói mòn do dòng chảy của sông Mekong, đang bào mòn lớp đá bên ngoài của tháp.
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai. Không phải đức Phật bằng xương bằng thịt đã đến hai lục địa đó lúc Ngài còn tại thế. Nhưng đó là một câu chuyện vô cùng thú vị về một hiện tượng lịch sử đã được sử sách nói đến cách nay cả ngàn năm.