9. Vào cửa Bất Nhị

10/04/20163:46 SA(Xem: 10210)
9. Vào cửa Bất Nhị

CÕI PHẬT ĐÂU XA 
THẤP THOÁNG LỜI KINH DUY MA CẬT 
(Viết về kinh Duy Ma Cật
Nhà xuất bản Văn Học 2016 
Đỗ Hồng Ngọc

9. Vào cửa Bất Nhị

 

Vào cửa Bất Nhị (Không-hai) là mục tiêu buổi huấn luyện dành cho Bảo Tích và bạn bè, những vị “Bồ-tát tại gia tương lai” hôm đó tại Tỳ-da-ly. Họ là những vương tôn công tử đầy quyền uy cùng các thiếu gia con nhà viên ngoại giàu có tuy đã phát tâm Bồ đề: “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ/ pháp môn vô lượng thệ nguyện học…” mà vẫn loay hoay chưa tìm được phải bắt đầu từ đâu.

Phật dạy Bảo Tích: “Bồ Tát tùy lòng ngay thẳng (trực tâm) mà khởi làm. Tùy chỗ khởi làm mà được lòng sâu vững (thâm tâm). Tùy lòng sâu vững mà tâm ý được điều phục…”.

Nghĩa là phải luôn bắt đầu với “trực tâm” – lòng ngay thẳng, không phân biệt, không thiên lệch, kỳ thị – thì mới hành được Bồ-tát đạo. Lòng còn thiên lệch, còn kỳ thị, còn quanh co thì còn lâu mới là Bồ-tát! Bởi khi còn chia chẽ, còn phân biệt đối xử (discrimination) thì còn đấu đá, còn tranh giành, còn hơn thua, không thể nào tạo được một “cõi Phật thanh tịnh”!

Thực ra, Bồ-tát tự bản chất đã là bất nhị: “ ở tại nơi sanh tử mà chẳng làm việc ô trược, trụ nơi Niết-bàn mà chẳng diệt độ mãi; hành tánh không mà vẫn trồng các cội công đức; hành vô tướng mà vẫn độ chúng sanh; hành vô khởi mà khởi tất cả thiện hạnh… ”. Bồ-tát luôn đứng giữa đôi bờ, “trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt/ rọi suốt trăm năm một cõi đi về” (Trịnh Công Sơn), vẫn luôn “đi bên cạnh cuộc đời” như thế, dẫu rằng đã có thể qua luôn bên bờ kia, nhưng hãy “hượm”. Muốn vậy, phải được trang bị Chánh kiến mới có cái nhìn không phân biệt nhờ đó mà “thành tựu” được chúng sanh, như Thường Bất Khinh  gặp ai cũng vái chào “ngài sẽ là vị Phật tương lai”, như Dược Vương đốt hai cánh tay ngàn năm để không còn thiên kiến. Bồ-tát mà không vào được cửa Bất Nhị, còn phân biệt, còn kỳ thị, còn thấy có ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả thì… chưa phải là Bồ-tát (Kim Cang).

Duy-ma-cật nói với các vị Bồ-tát đang có mặt: “Thưa các nhân giả, Bồ-tát nhập pháp môn Bất-nhị như thế nào? Xin các ngài tùy ý nói ra.”

Câu hỏi đặt ra nhằm mời gọi các vị Bồ-tát trình bày phương cách đã trải nghiệm, thành tựu đã đạt được trong quá trình nhập pháp môn Bất Nhị của mình làm mẫu cho các vị Bồ-tát tại gia tương lai « học tập ».

Bồ-tát Pháp Tự Tại, nói: “Các nhân giả! Sanh và diệt là hai. Pháp vốn không sanh, tức không diệt. Đắc vô sanh pháp nhẫn ấy là nhập pháp môn Bất nhị.

Sanh tử là chuyện lớn ! Tu là để giải thoát sanh tử. Cho nên chuyện lớn phải đề cập trước hết.

Giải thoát sanh tử là thấy biết sanh tử « không hai ». Không hai dĩ nhiên không phải là một. Sanh có chứ. Tử có chứ. Nhưng sanh tử không hai bởi là một dòng chảy liên tục do duyên sinh, không khởi thủy không chấm dứt. Ta sanh ra vì có cha có mẹ. Cha mẹ mà không duyên với nhau thì còn lâu mới có ta! Cũng vì được sanh ra nên ta được “lập trình” bệnh, lão, tử. Không khác đi được. Như sóng từ nước , nhưng nước và sóng không phải là một. Sóng tùy duyên mà khởi, tùy duyên mà sinh, có sóng to sóng nhỏ,  có sóng hung hãn đập vào bờ đá tung bọt trắng xóa, có sóng lăn tăn cuộn mình theo bãi cát dịu êm.  Sóng có “kiếp sống” riêng của nó, cũng do cái nghiệp cái duyên nào đó. Nhưng rồi khi sóng về với nước, sóng vẫn là nước, không cần phải “phân biệt đối xử”.

Sóng và nước bất nhị, sanh với tử bất nhị thì cao với thấp, giàu với nghèo, sang với hèn, da xanh da đỏ da vàng da đen đều “bất nhị”.

Nhưng làm sao để vào cửa Bất nhị? Làm sao để sống “bất nhị”? Thì phải “hành thâm” Bát Nhã thôi. Phải thiền định. Phải thấy không, thấy duyên sinh, thực tướng vô tướng… Gaté, gaté, paragaté… Vượt qua, vượt lên, vượt ra …

Bồ-tát Đức Thủ nói: “Ta với vật của ta là hai. Nhân có cái ta nên có vật của ta. Nếu không có cái ta, ắt chẳng có cái gọi là vật của ta. Đó là vào pháp môn Bất nhị”

Có “ta” và có cái “của ta” nên lòng tham và lòng sân mới khởi lên. Khi biết “không phải là ta/ không phải của ta/ không phải là tự ngã của ta” thì gánh nặng đã được đặt xuống!

Bồ-tát Đức Đỉnh nói: “Cấu và Tịnh là hai. Thấy được thật tánh của nhiễm ô thì không có tướng thanh tịnh, bèn tùy thuận với sự tịch diệt của các tướng. Đó là vào pháp môn Không-hai.”…

Có “chiếu kiến ngũ uẩn giải Không” (thấy biết rõ năm uẩn đều không có tự tính riêng biệt, chỉ là do duyên sinh mà hình thành) thì mới thấy thực tướng các pháp là vô tướng, nếu chưa vậy thì vẫn thấy có sanh có diệt, có nhơ có sạch, có tăng có giảm.

Thế rồi các vị Bồ-tát lần lượt nói về Hữu lậuVô lậu, Hữu viVô vi, Tận và Bất tận, Minh với Vô minh, Động với Niệm, Ngã và Vô ngã, Sinh tử và Niết bàn… Từng cặp từng cặp có vẻ đối kháng nhau chan chát vậy mà thực ra là “bất nhị”, không-hai. Người đời thì vẫn mãi khổ đau vì cứ so đo, tính toán, này cao này thấp, này sang này hèn, này đẹp này xấu…

Một đời lận đận đo rồi đếm

Mỏi gối người đi đứng lại ngồi!

(Bùi Giáng)

Bồ-tát Thiện Túc nói: “Động với Niệm là hai. Nếu chẳng có động, ắt không có niệm. Không niệm, tức là không phân biệt. Thông đạt lẽ ấy tức là vào pháp môn Bất nhị”

Bồ-tát Sư Tử Ý nói: “Phiền não với không phiền não là hai. Nếu đạt đến chỗ các pháp đều bình đẳng, ắt chẳng sinh khởi những tư tưởngphiền não hay không có phiền não. Chẳng chấp trước tướng, cũng chẳng trụ nơi không tướng. Đó là vào pháp môn Bất nhị.

Bồ-tát Tịnh Giải nói: “Hữu vi với vô vi là hai. Nếu lìa khỏi tất cả tính đếm thì tâm như hư không. Nhờ trí huệ thanh tịnh, nên không có chi trở ngại. Đó là vào pháp môn Bất nhị.

Bồ-tát Điện Thiên nói: “Minh với Vô minh là hai. Thật tánh của Vô minh chính là Minh. Cái sáng suốt cũng không thể nắm giữ, lìa khỏi sự tính đếm. Đối với lẽ ấy, lòng bình đẳng chẳng phân hai. Đó là vào pháp môn Bất nhị.”

Vô minh thực tánh tức Phật tánh

Ảo hoá không thân tức pháp thân

(Chứng đạo ca)

Bồ-tát Đức Tạng nói: “Có chỗ “đắc”, tướng là hai. Nếu không có chỗ “đắc” thì không có giữ lấy hoặc bỏ đi. Không giữ, không bỏ, đó là vào pháp môn Bất nhị.”

vô minh diệc vô vô minh tận nãi chílão tử diệc vô lão tử tận …Vô trí diệc vô đắc…(Tâm kinh)

dĩ nhiên, không nên có sự phân biệt Thanh văn với Bồ-tát:

Tâm Bồ-tát với tâm Thanh- văn là hai. Khi quán tướng của tâm vốn không, chỉ như ảo hóa, thì không có tâm Bồ-tát, không có tâm Thanh văn. Đó là vào pháp môn Bất nhị.” Bồ-tát Diệu Tý nói.

cũng không nên có sự phân biệt tại gia với xuất gia…

Thế gian với xuất thế gian là hai. Tánh của thế gian là không, như vậy là xuất thế gian. Trong đó chẳng có vào, chẳng có ra, chẳng có sự đầy tràn, chẳng có sự lìa tan. Đó là vào pháp môn Bất nhị.” Bồ-tát Na-la-diên nói.

Bồ-tát Hoa Nghiêm nói: “Do theo cái ngã mà khởi ra hai pháp, đó là hai. Thấy được thực tướng của ngã, thì chẳng khởi ra hai pháp. Nếu chẳng trụ nơi hai pháp, thì không có cái thức, sự nhận biết. Không có chỗ nhận biết, đó là vào pháp môn Bất nhị.”

“Thế nào là lìa cái ta và vật của ta? Ấy là lìa hai pháp. Thế nào là lìa hai pháp? Ấy là thi hành lẽ bình đẳng  Khi mình được lẽ bình đẳng này rồi, thì (Bồ-tát) chẳng còn bệnh nào khác nữa » !

Bồ-tát Hỷ Kiến nói: “Sắc với không là hai. Sắc tức là không, chẳng phải sắc diệt mới là không, mà tánh của sắc tự nó là không. Thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy”.

Sắc bất dị không/ Không bất dị sắc/ Sắc tức thị không/ Không tức thị sắc (Tâm kinh).

Bồ-tát Diệu Ý nói: “Mắt với hình sắc là hai. Nếu hiểu được thật tánh của mắt, đối với hình sắc chẳng khởi tham trước, chẳng khởi giận hờn, chẳng khởi si mê, đó gọi là tịch diệt. Cũng vậy, tai với âm thanh, mũi với mùi hương, lưỡi với vị nếm, thân với cảm xúc, ý với các pháp đều là hai. Nếu hiểu được thật tánh của ý, đối với các pháp chẳng khởi tham trước, chẳng khởi giận hờn, chẳng khởi si mê, đó gọi là tịch diệt. Trụ yên ở lẽ này là vào pháp môn Bất nhị.” 

Mắt với sắc, nếu thấy biết tánh thấy của mắt, tánh nghe của tai, tánh ngữi của  mũi… mà rời bỏ được tham sân si thì đã bình an vô sự. Ấy chính là con đường cư trần lạc đạo, “Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền” (Trần Nhân Tông). Lục căn lục trần dầu tiếp xúc, mà không khởi lên tham sân si thì đã là thanh tịnh, đã là “bất nhị”. Lục cănthanh tịnh rồi thì Mạt-na-thức mới trở thành Bình đẳng chánh trí được.

Danh xưng của các vị Bồ-tát thật ra là các Hạnh, các Đức của Bồ-tát. Bồ-tát Pháp Tự Tại nói về sanh diệt là hạnh vô úy thí của Quán Thế Âm, Bồ-tát Đức Thủ giữ giới nói về vô ngã; Tịnh Giải thì chẳng phân biệt Vô vihữu vi, Hỷ Kiến thì học hạnh Dược Vương, Diệu Ý thì chuyển các giác quan Thành sở tác trí đến Diệu quan sát trí

Danh của các vị Bồ-tát thực chất là ngõ vào Phật đạo, thấy biết Bất nhị, thấy biết Như Lai của họ . Có vô số pháp môn được giới thiệu cho các thanh niên trí thức hôm đó ở Tỳ-da-ly để tùy căn cơ mà chọn lựa hành Bồ tát đạo.

Con đường tất yếu vẫn là Tứ niệm xứ “Đây là con đường độc nhất dẫn tới thanh tịnh cho chúng sanh, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí…”, rồi Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên, Bát-Nhã Balamat, để thấy biết không, vô ngã, duyên sinh, thực tướng vô tướng… “tâm vô quái ngại, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng!…” (Tâm Kinh).

Các vị Bồ tát mỗi người trình bày con đường tu chứng nhập pháp môn Bất Nhị của mình rồi, bèn thưa hỏi Bồ-tát Văn Thù:

Thưa ngài Văn Thù, thế nào là Bồ tát vào pháp môn Bất Nhị?

Bồ-tát Văn Thù nói: “Thưa các vị, theo như ý tôi, đối với tất cả các pháp thì  không nói, không thuyết, không chỉ danh, không giải thích, lìa khỏi mọi sự vấn đáp. Đó mới là nhập pháp môn Bất Nhị.”
Văn Thù liền quay sang hỏi Duy-ma-cật: “Chúng tôi mỗi người đều nói ra cả rồi, vậy nhân giả cũng nên nói ra, thế nào là Bồ-tát nhập pháp môn Bất nhị?
Duy Ma Cật làm thinh. Chẳng nói chẳng rằng!

Văn-thù bèn vỗ tay khen: “Tuyệt diệu! Thật là tuyệt diệu! Cho đến không có cả ngữ ngôn, văn tự, đó mới thật là nhập pháp môn Bất Nhị vậy.”

Lúc đó mọi người mới ngớ ra. Thì ra là vậy! Cứ tưởng Duy-ma-cật… bí!

 

Pháp thuận với không, tùy theo vô tướng, ứng với vô tác. Pháp lìa khỏi tốt và xấu. Pháp không có thêm và bớt. Pháp không có sinh và diệt…Tướng pháp là như vậy, há thuyết diễn được sao?”.

Và “Luận đến chỗ cứu cánh của thuyết pháp thì người nói không nói gì hết, không phô bày gì hết. Người nghe không nghe gì hết và không có được một sở đắc nào. Như nhà ảo thuật thuyết pháp với người ảo hóa…”.

Thì ra “nhập” được vào cửa Bất Nhị thì sẽ thấy Như Lai “như như bất động”.

Duy Ma Cật đã “mô tả“ Như Lai như sau: “… chẳng ở bên này, chẳng ở bên kia, chẳng ở giữa dòng; không tối, không sáng; không danh, không tướng; không mạnh, không yếu; không sạch, không nhơ. Chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi… Chẳng lại, chẳng đi. Chẳng ra, chẳng vào, chẳng thủ, chẳng xả…“.

“Không phải hữu tướng, không phải vô tướng,  không tác, không khởi, không sanh, không diệt, không sợ, không lo, không mừng, không chán; không phải đã tồn tại, không phải sẽ tồn tại, không phải đang tồn tại…”.

 Có người lùng sục truy tìm Như Lai mà không thấy, có người tình cờ thấy biết Như Lai qua tiếng gió, tiếng sóng, tiếng ngói vỡ, tiếng lá rụng ngoài sân, mảnh trăng treo đầu bẹ chuối, sương mai lấp lánh hạt kim cương…

Cho nên với Như LaiChẳng thể dùng trí mà hiểu, chẳng thể dùng thức mà biết“. “Không thể dùng tất cả ngôn thuyết để hiển thị hay phân biệt, tất cả ngôn ngữ đàm luận đều dứt tuyệt“ Đến với Như Lai chỉ còn cách ú ớ, quơ tay quơ chân, đánh đấm la hét thôi… hoặc giỏi lắm thì im lặng cười một mình. Ờ há! Vậy hả? Thì ra thế!  Cười đây là tự cười mình, tự chế giễu mình bấy nay ngờ nghệch, tưởng bở, tưởng có thể thấy có thể biết, có thể nói năng đàm luận về Như Lai.

Duy-ma-cật lặng thinh là phải. Nói không được chớ không phải được không nói hay không được nói. Thấy mà nói không được. Biết mà nói không được. Chỉ có Phật với Phật mới hiểu nhau thôi. Văn Thù  cất tiếng ngợi khen Duy Ma Cật vì họ đang cùng sống trong Như Lai, sống với Như Lai

“Chúng sanh trong cõi này cang cường, khó chuyển hóa, nên Phật phải giảng thuyết bằng ngôn ngữ cứng rắn để điều phục. Đây là Niết bàn, kia là Địa ngục… Bày ra thiên đàng địa ngục, ngạ quỷ súc sanh cho họ sợ, để họ tự sửa cái tâm mình”. Chớ sau cùng Phật dặn: Ta chưa hề nói điều gì cả!

Hạt giống Như Lai bao giờ nó cũng vẫn phải “mọc” ra như thế. Nó vậy là nó vậy. Như thị tướng, Như thị tánh, Như thị thể, Như thị lực… Bổn mạt cứu cánh như thị!

 

Duy-ma-cật, dù gánh nặng cha mẹ, vợ con, nhà cửa, sản nghiệp…mà vẫn tu hành thành Bồ-tát được là nhờ thấy:

Trí Bát-nhã là mẹ

Tùy nghi phương tiện là cha

Pháp hỷ là vợ nhà

Từ bi là con gái

Tâm thiện là con trai

Trần laođệ tử

(…)

Trong lửa sinh hoa sen

Tại năm dục hành thiền

(…)

Vô lượng ức đấng Như Lai/

Chư Phật với thân mình đây/

Không khác chi đừng phân biệt!”

Không khác chi. Đừng phân biệt! Ấy là “Bất Nhị”!

Phật mở toang kho tàng bí mật của Như Lai, “khai thị” cho chúng sanh “ngộ nhập”. Từ bi là đó. Trí huệ là đó. Bình đẳng là đó. “Thấy biết” Như Lai, sống với Như Lai, Phật tủm tỉm cười một mình. Thôi nhé. Đừng làm phiền Ta nữa nhé. Ca Diếp cũng cười được như vậy nên Phật truyền trao Ca Diếp tiếp tục con đường:

“Bên trời xanh mãi
Những nụ mầm mới
Để lại trong cõi thiên thu hình dáng nụ cười…”  (Trịnh Công Sơn).





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.