Đời Sống Của Một Người, Khi Hiểu Biết Phật Pháp Là Cao Quý

13/06/20169:23 SA(Xem: 8234)
Đời Sống Của Một Người, Khi Hiểu Biết Phật Pháp Là Cao Quý

ĐỜI SỐNG CỦA MỘT NGƯỜI,
KHI HIỂU BIẾT PHẬT PHÁP LÀ CAO QUÝ 

Câu Chuyện Về Sư Bà Bahūputtika,
Kệ 115 - Kho Báu Sự Thật, Kinh Pháp Cú
Minh Họa - Weragoda Sarada Maha Thero -
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Hình Vẽ: P. Wickramanayaka  -
Source-Nguồn: www.buddhanet.net

(Life Of One Who Knows The Teaching Is Noble - The Story Of Nun Bahūputtika, Verse 115 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka)

doi song cua mot nguoiBÀI KỆ 115:

115. Yo ca vassasataṃ jīve
apassaṃ dhammamuttamaṃ
ekā’haṃ jīvitaṃ seyyo
passato dhammamuttamaṃ. (8:16)

Một người dù sống được một-trăm-năm,
mà không nhận ra được Phật Pháp tối cao,
thì cũng không tốt-đẹp cho bằng, một người chỉ sống có một-ngày,
nhận ra được Phật Pháp tối cao.

Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về sư bà Bahūputtika, là một bà mẹ có nhiều con.

Trước kia, ở vùng Xá Vệ (Sāvatthi) có một cặp vợ chồng, có bẩy người con trai và bẩy người con gái. Tất cả các người con đều đã lập gia đình, và đại gia đình của họ có cuộc sống khá tốt đẹp. Sau đó, ông bố qua đời, bà mẹ nắm giữ lấy tất cả tài sản, vì bà không muốn chia sẻ gì cho con cái bà. Các con bà muốn thừa hưởng tài sản, vì thế các con bà nói với bà, "Tại sao các con không có quyền lợi gì về tài sản? Tại sao chúng ta không phát triển, và nhân rộng ra số tài sản nầy? Tại sao chúng ta không trông nom mẹ của chúng ta?" Những người con cứ lặp đi lặp lại mãi các câu hỏi nầy, vì thế bà mẹ của họ nghĩ rằng các người con sẽ săn sóc bà, rồi cuối cùng bà chia đều tài sản cho các người con, và bà không giữ lấy gì làm tài sản của riêng bà.

Sau vài ngày, người con dâu của người con trai trưởng nói với bà rằng,"Rõ ràng đây là căn nhà duy nhất mà bà mẹ quý của chúng ta đến thăm; bà cứ làm như là bà đã cho người con trai trưởng gấp đôi phần tài sản so với các người con khác." Các người con dâu còn lại của bà cũng nói với bà, tương tự như thế. Các người con gái của bà, từ lớn đến nhỏ, khi bà bước chân vào nhà của chúng, chúng cũng đều nói tương tự như thế. Vì bà bị các người con đối xử không có sự kính-trọng, nên cuối cùng bà tự nói với chính bà, "Tại sao ta cần phải sống với những đứa con nầy? Ta sẽ gia nhập vào Ni Đoàn, và ta sẽ sống đời của một người tu sĩ." Vì thế, bà đến tu viện của nữ tu, và xin được gia nhập vào Ni Đoàn. Sau khi được gia nhập vào Ni Đoàn, rồi bà chọn nơi đây là lẽ sống của bà, và bà chọn tên là ni cô Bahūputtika, bởi vì bà là người mẹ có nhiều con. 

Bà nghĩ rằng, "Kể từ khi tôi gia nhập vào Ni Đoàn, lúc tuổi già," tôi đã làm các nhiệm vụ lớn nhỏ được gia phó cho các vị nữ tu, "điều cần thiết là tôi phải chú tâm đúng đắn; vì thế, tôi sẽ dành ra cả đêm để thiền định." Trên hiên nhà, bà để tay trên một cái cột trụ, rồi theo cách ấy bà bước chân đi, và thiền định. Ngay cả khi bà đi bộ, bà sợ rằng trong đêm tối, đầu bà sẽ đập vào cây cối, hoặc là vào một đồ vật nào đó, bà để tay bà lên một thân cây, rồi bà theo cách ấy bước chân đi, và thiền định. Bà quyết tâm thực hành Giáo Pháp mà đã được chỉ dạy bởi Đức Phật, bà khảo sát về Phật Pháp, rồi bà suy ngẫm về Phật Pháp, và thiền định.

Đức Phật ngồi trong hương phòng, ngài phóng quang ra ngoài hình ảnh rạng rỡ của ngài, giống như thể ngài đang ngồi đối diện với bà, rồi ngài nói với bà rằng, "Bahūputtika, người nào chỉ sống có một-giây-phút mà hiểu biết Phật Pháp mà ta giảng dạy, thì tốt đẹp hơn là người sống một-trăm-năm mà không hiểu biết Phật Pháp mà ta giảng dạy."

BÀI KỆ 115, GIẢI THÍCH TỪ TIẾNG PALI:

uttamaṃ dhammaṃ apassaṃ yo ca vassasataṃ jīve
uttamaṃ dhammaṃ passato ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo

uttamaṃ dhammaṃ: Lời Dạy Tối Cao của Đức Phật (giáo lý cao quý nhất); apassaṃ: người không nhận biết; yo ca: nếu một số người; vassasataṃ jīve: đã sống một trăm năm; uttamaṃ dhammaṃ: Lời Dạy Tối Cao của Đức Phật (giáo lý cao quý nhất); passato: (của) người nhận biết (trông thấy); ekāhaṃ: (trong) một ngày; jīvitaṃ: cuộc sống; seyyo: thì cao quý hơn.

Người chỉ sống có một-ngày mà nhận ra được Phật Pháp Tối Cao, thì tốt-đẹp hơn hẳn người sống một-trăm-năm mà không nhận ra được Phật Pháp Tối Cao.

Bài kệ 115 trong Kinh Pháp Cú nầy, đã được anh Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thành thơ như sau:

(115) Trăm năm sống chẳng nhận ra. Pháp kia tối thượng. Thật là uổng thay! Chẳng bằng sống chỉ một ngày. Mà hay rằng giáo pháp đầy thâm sâu. Dạt dào chân lý tối cao.

BÌNH LUẬN

Dhammaṃ Uttamaṃ: Sự Cao Quý Nhất của Sự Cao Quý - Lời Giảng Dạy của Đức Phật. Phật Pháp, Lời Giảng Dạy của Đức Phật, là con đường vượt qua mọi giới hạn của vũ trụ (và thế gian). Phật Pháp được mô tả gồm có chín phần: bốn con đường, bốn quả vịNiết Bàn - (sự bất tử).

Source-Nguồn: http://www.buddhanet.net/pdf_file/dhammapadatxt1.pdf

 

SHORT TITLE:
The Story Of Nun Bahūputtika, Verse 115, Treasury Of Truth

FULL TITLE:

Life Of One Who Knows The Teaching Is Noble - The Story Of Nun Bahūputtika, Verse 115 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

VERSE 115:

115. Yo ca vassasataṃ jīve
apassaṃ dhammamuttamaṃ
ekā’haṃ jīvitaṃ seyyo
passato dhammamuttamaṃ. (8:16)

Though one should live a hundred years
not seeing Dhamma Supreme,
yet better is life for a single day
seeing Dhamma Supreme.

While residing at the Jetavana Monastery, the Buddha spoke this verse, with reference to Bahūputtika, a mother of many children.

Once in Sāvatthi, there lived a couple, with their seven sons and seven daughters. All the children got married and the family was doing quite well. Then, the father died and the mother kept all the property without giving anything to the children. Her sons and daughters wanted the inheritance, so they said to their mother, “What benefit do we get from our property? Can’t we make it multiply? Can’t we look after our mother?” They said such things again and again so their mother thought that her children would look after her, and she finally divided up the property without leaving anything for herself.

After a few days had passed, the wife of her oldest son said to her, “Apparently this is the only house our excellent mother visits; she acts as though she had given both parts of her estate to her oldest son.” In like manner did the wives of her other sons address her. So likewise did her daughters address her whenever she entered their houses, from the oldest to the youngest. With such disrespect was she treated that finally she said to herself, “Why should I live with them any longer? I will enter the Sangha and live the life of a nun.” So she went to the nuns’ convent and asked to be admitted to the Sangha. They received her into the Sangha, and when she had made it her full profession she went by the name of Bahūputtika the nun because she was the mother of many children.

“Since I have entered the Sangha in old age,” thought she, as she performed the major and minor duties assigned to nuns, “it behoves me to be heedful; I will therefore spend the whole night in meditation.” On the lower terrace, putting her hand on a pillar, she guided her steps thereby and meditated. Even as she walked along, fearful that in the dark places she might strike her head against a tree or against some other object, she put her hand on a tree and guided her steps thereby, and meditated. Resolved to observe only the Dhamma taught by the Buddha, she considered the Dhamma and pondered the Dhamma and meditated.

The Buddha, seated in the perfumed chamber, sent forth a radiant image of himself, and sitting as it were face to face with her, talked with her, saying, “Bahūputtika, it is better that one lives only for a moment seeing the Dhamma I have taught than to live a hundred years without seeing what I taught.”

EXPLANATORY TRANSLATION (VERSE 115)

uttamaṃ dhammaṃ apassaṃ yo ca vassasataṃ jīve
uttamaṃ dhammaṃ passato ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo

uttamaṃ dhammaṃ: the Supreme Teaching of the Buddha (the noblest of doctrines); apassaṃ: who does not perceive; yo ca: if some person; vassasataṃ jīve: were to live a hundred years; uttamaṃ dhammaṃ: the Supreme Teaching of the Buddha (the noblest of doctrines); passato: the seer’s; ekāhaṃ: one day’s; jīvitaṃ: life; seyyo: is nobler.

A single day’s life of a seer of the Noble Teaching of the Buddha is by far greater than the life of a hundred years of a person who does not see the Noblest Teaching.

COMMENTARY

Dhammaṃ Uttamaṃ: the Noblest of the Noble – Teaching of the Buddha. Dhamma, the Teaching of the Buddha, is the way to transcend the world. The Dhamma is described as nine-fold: the four paths, four fruits and Nibbāna – (the deathless).







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/06/2014(Xem: 23790)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.