Các phẩm trợ đạo

18/01/201710:12 SA(Xem: 8570)
Các phẩm trợ đạo

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
Ni sư AYYA KHEMA 
THẤY BIẾT: BÂY GIỜ & Ở ĐÂY 
Chuyển ngữ từ bản tiếng Anh: To Be Seen Here & Now 
Việt dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh
Nhà xuất bản Phương Đông 2016

Các Phẩm Trợ Đạo

 

 

   Theo đức Phật, bốn đạo chi (Tứ như ý túc)[1]đưa đến tối thượng là những yếu tố căn bản của việc chứng thực giải thoát.  Ngài thuyết: “Nếu một vị tỳ kheo hay tỳ kheo ni không nắm bắt được bốn đạo chi đưa đến tối thượng, họ đã lỡ đường đến giải thoát.  Nếu các vị này đã tu tập theo bốn đạo chi đưa đến tối thượng này, họ đã tu tập chánh đạo”.

   Bốn đạo chi này lúc đầu thuộc thế tục, có nghĩa chúng là một nỗ lực mà tất cả chúng ta đều có khả năng thực hành.  Chỉ khi chúng đã có sức mạnh, chúng trở nên siêu thế, tối thượng và là bốn trong 37 yếu tố giác ngộ.

   Vì tính chất cơ bản của chúng mà ta phải thực hành, không thể bỏ qua, ta cần tìm hiểu chúng thấu đáo.  Ta phải hiểu chúng bằng cách phân tích, để có thể giám định sự tiến bộ của mình.  Đây là tiêu chuẩn để dần chuyển tri thức thành trí tuệ.  Ta có thể học các giáo lý của Đức Phật thuộc lòng, không khó lắm nhưng sau đó ta cần phải khám xét các giáo lý này trong ánh sáng của sự nỗ lực cá nhânChúng ta có thể xét xem việc tu tập của mình có kết quả hay không.  Nếu có, ta sẽ tiếp tục phương cách thực hành đó; nếu không, ta cần thay đổi phương cáchXem xét bằng cách nào?  Bằng cách quan sát nội tâm xem ta có thực sự làm theo lời dạy của đức Phật, và việc thực hành đó có luôn hiện hữu trong nội tâm, được thế thì tuệ giác sẽ phát khởi trong tâm thức.  Khi nhìn thấy được thế, qua sự tu tập, ta có thể phát triển khả năng của tâm thức, ta sẽ không tự mãn, mà còn phát nguyện làm tăng trường chúng thêm.

   Bốn siêu thế đạo chi bắt đầu với chandha-samadhi (dục định).  Chandra là sự chủ tâm, có thể thiện, bất thiện hay trung tính.  Nó cũng có nghĩa là phương hướng hay ước muốn.  Để biến một đạo chi thành tối thượng, ta phải sử dụng nó với chủ tâm tiến tới trí tuệ toàn hảo.  Samadhi, một phần của thuật ngữ trên, có nghĩa là sự chú tâm phải hoàn toàn định tĩnh, không phát tán.  Đây là điểm khác biệt giữa cuộc sống thế tục và cuộc sống hoàn toàn hướng đến nỗ lực tâm linh.

   Trong cuộc sống thế tục, chúng ta bị buộc phải phân tán sự chủ tâm ra nhiều hướng khác nhau.  Đó là bản chất của cuộc sống thế tục.  Sự cần thiết phải gom góp và giữ gìn nhiều thứ khác nhau, dầu ta có thể giảm thiểu chúng, cũng làm tiêu hao thời gian của ta.  Lúc nào cũng có người hay việc gì đó đòi hỏi sự chú tâm của ta.  Ta không thể bỏ lơ họ hay điều gì đó.  Các tham vọng và ước muốn của bản thân đối với thế tục được coi như là cần thiết và hữu ích.  Để vun trồng ‘tâm định’ đưa đến hoàn toàn giải thoát, ta cần ở trong những hoàn cảnh không có chướng ngại nào phát sinh.

   Tất cả bốn chi đạo này cần có thêm ý chí.  Sự chú tâm cũng bao gồm nhất tâm.  Một chi đạo chỉ trở nên thực thụ khi sự chú tâm của ta được hướng đến uy lực cao nhất trên tất cả, đó là uy lực đến từ sự xả bỏ mọi tham ái.

   Chi đạo thứ hai là ‘niệm định’ (viriya-samadhi).  Mọi người đều có một số năng lượng vật lý, đôi khi khiến ta quá năng động, và nó trở thành chướng ngại cho sự nỗ lực tâm linh của ta.  Ngược lại nếu ta có quá ít năng lượng vật lý cũng gây ảnh hưởng xấu.  Nhưng năng lượng tâm linh có thể được nhân lên, bằng sự nhất tâm, sử dụng năng lượng vào chỉ một đối tưọng, không ôm đồm nhiều thứ.  Chúng ta cần phải biết rõ điều gì là quan trọng bậc nhất cho ta trong cuộc đời này.  Điều này cần được xem xét khi âm thầm quán tưởng nội tâm.  “Tôi muốn điều gì nhất?”  “Tôi muốn dồn năng lượng vào đâu?”  “Chủ tâm của tôi là gì?”

   Câu trả lời không nhất thiết là để diệt khổ.  Nói thế cũng được.  Nhưng ta có thể được lợi ích bằng cách tập trung năng lượng và chủ tâm dầu ta có làm gì, vì cách đó sẽ giúp ta tránh được lãng phí thời gian với những hoạt động vô bổ.

  Ta có thể phát khởi ý chí như thế nào tùy thuộc rất nhiều vào trí tuệ của ta.  Nếu ta nhìn thấy được tính chất cấp bách của việc tăng trưởng tâm linh, ta sẽ dễ quyết chí thực hành.  Tất cả chúng ta đều có những hành động và phản ứng bản năng dựa trên dục và tham áiÝ chí giúp ta buông xả chúng và hướng năng lượng vào các chỗ khác.  Tính cấp bách (samvega) là một phần thiết yếu cho sự thành công trong việc tu tập của ta.  Khi với con mắt tuệ ta nhìn thấy cả thế giới đang ở trong biển lửa của ái dụcbản thân ta cũng đang ngụt cháy trong đó, thì sự cấp bách sẽ trở nên một phần tất yếu trong hành trang của ta và ý chí cũng đồng thời xảy ra.  Ý chí phát khởi tùy theo mức độ cấp bách mà trí ta nhận biết về thế giới quanh ta; cái thế giới không ở bên ngoài, mà ở ngay trong tâm và trí ta.

   Chi đạo kế tiếp là ‘tâm định’, (citta-samadhi) hay nhất tâm.  Khi sự chú tâmnăng lượng hợp lực với nhau, cộng thêm với ý chí, thì thiền định có thể phát khởi.  Hai chi đạo đầu làm nhân cho chi thứ ba phát khởi, đưa đến các tầng thiền định.  Sự tĩnh lặng sâu xa trong thiền là yếu tố cơ bản cần có để đạt được tuệ giác thâm sâu, giúp chuyển đổi một phàm nhân thành thánh nhân, là mục đích tu tập của ta.

   Ngày nay, đa số không thực sự ý thức về điều này, nhưng họ muốn hành thiền là để giải tỏa căng thẳng.  Như thế cũng tốt.  Tại sao không chứ?  Giáo lýmục đích của đức Phật là để giúp ta thoát khổ (dukkha) vĩnh viễn, để nó không bao giờ phát khởi lại.  Nếu ta dịch nghĩa chữ dukkha là stress (căng thẳng), thì ta có thể nói, “Đúng thế, đó là sự giải thoát khỏi căng thẳng (stress)”.  Nhưng sự giải thoátđức Phật nói đến dựa trên tuệ giác thâm sâu, nơi ta chứng thực được rằng thực sự không phải là dukkha (khổ) biến mất, mà chính là ‘cái ta’, người trải nghiệm đau khổ biến mất.

   Sự chú tâmnỗ lực trụ vào một điểm đưa đến tâm thức nhất điểm.  Tâm sẽ ở trong một trạng thái tỉnh thức nơi không có chướng ngại nào từ tư duy phát sinh.  Tuệ không phát khởi từ tư duy.  Nó là cái biết nội tại, thuộc về trực giác, hoàn toàn khác với tư duy lô-gíc, suy luận, là quả của tâm trong sáng, định tĩnh.  Trạng thái này sẽ đưa tâm tỉnh thức tiến vào sâu trong chân lý thường hằng, nhưng trước đây nó không hiển hiện trên bề mặt, nên tâm không thể nắm bắt được nó.

   Điều mà đức Phật trải nghiệm được dưới cây Bồ Đề, khi Ngài cuối cùng có thể hệ thống thuyết Tứ thánh đếBát chánh đạo, không phải là kết quả của sự suy luận, hay tư duy lô-gíc hoặc học trí.  Đó là kết quả của sự trải nghiệm nội tâm thâm sâu phát khởi từ tâm hoàn toàn tĩnh lặng, vô ngại.

   May mắn là tâm ta chỉ có thể làm một thứ ở mỗi thời điểm.  Khi ta bình an, định tĩnh, tất cả mọi chướng ngại tạm thời ngủ yên.  Đó là lợi ích của thiền.  Khi không có chướng ngại, tâm có khả năng nhận thức sự việc một cách sâu sắc, hoàn toàn khác với trong những trường hợp bình thường, khi ta luôn có nguy cơ phát khởi các tâm tham, sân, si.  Phải hiểu điều cơ bản này, nếu không ta dù có thể tin nơi đức Phậtgiáo lý của ngài, nhưng bản thân không thể chứng thực được.  Vì thế tất cả tùy thuộc vào ta nếu ta muốn sống với Pháp trong tâm và trí mình.

   Đạo chi thứ tư là ‘thẩm định’.  Theo sau trải nghiệm chỉ tịnh vốn đi cùng với sự khai mở tâm thức là sự thẩm định về tuệ.  Trạng thái thiền định trở thành điều kiện để tuệ phát sinh qua việc thẩm định, khi ta ý thức được rằng ngay cả các trạng thái thiền định siêu việt cũng vô thườngTuy nhiên, các đạo chi này không chỉ sử dụng riêng trong thiền tập.  Dầu chúng giúp ta rất nhiều trong phạm vi thiền, chúng cũng ích lợi và hữu dụng trong tất cả mọi khoảnh khắc sống của ta.

   Chắc chắn là ta cần sự kiên định trong cuộc sống hằng ngày.  Ta không thể hôm nay muốn làm người tốt, hôm sau lại sống ích kỷ, rồi lại tử tế, mà mong muốn được an lạcChúng ta cũng cần phải biết mục đích sống của mình trong cuộc sống thế tục.  Nếu ta muốn có trình độ đại học, ta phải chuyên chú về hướng đó.  Ta không thể đi học một ngày, ở nhà một ngày, mà mong đổ đạt.

   Tinh cần cũng là một điều kiện cơ bản trong cuộc sống hằng ngày.  Nếu ta biết gìn giữ năng lượng để sử dụng vào những việc đem lại lợi ích nhất, thì những nỗ lực trần tục của ta sẽ phát triển và dễ dàng thành tựu.  Nếu ta phát triển, vun trồng chủ tâm, năng lượng, ý chí và định tĩnh, các kỹ năng của ta có thể tăng gấp bội lần.

   Bất kể ta thành tựu được những kết quả gì, ta chẳng bao giờ nên mong đợi mình sẽ toàn hảo hay toàn hư.  Chúng ta cần xem mình là các hành giả, những người đang tu tập.  Trong thời đức Phật, họ được gọi là savaka, có nghĩa là ‘người nghe’.  Nếu ta tự nhìn nhận như thế, ta không cần phải tìm cầu sự hoàn hảo hay bất toàn, nhưng cố gắng tiến gần hơn tới việc buông bỏ mọi ý nghĩ về ‘cái ta’ và ‘của ta’.

   Thẩm định hiện tượng là một khía cạnh của chánh niệm trong từng giây phút, giúp ta thấy được tính chất vô thường, khổ và vô ngã (anicca, dukkha, anatta) ở bất cứ thứ gì mà ta để mắt tới.  Mọi pháp hữu vi đều hàm chứa ba đặc tính này, nên ta phải luôn có tâm PhápThường một trong ba tính chất này sẽ có ý nghĩa nổi trội hơn đối với ta và tâm ta sẽ nghiêng về hướng đó để quán tưởng về sự thật cơ bản nằm dưới thực tại mà ta sống trong đó.

   Lúc nào chúng ta cũng có đối tượng để quán xét.  Tư duycảm thọ của ta luôn có ba đặc tính trên.  Khi cảm thọ lạc khởi lên, ta có giữ nó được lâu không?  Ta có khổ khi nó qua đi không?  Ta có bắt đầu nhìn con người mà ta luôn quan tâm, chăm sóc như là không, như thoáng qua, không có cốt lõi vững chắc gì không?  Khi ta quán xét đi, quán xét lại bản thân, dần dần ta sẽ nhận ra rằng ta không thể tìm thấy một thể chất nào bên trong có tính chất trường tồn.

   Tuệ giác thâm sâu phát khởi qua quá trình hành thiền.  Tuy nhiên, chúng ta cần giúp thêm cho sự tu tập của mình bằng cách thẩm định, quan sát tư duyphương hướng của ta trong cuộc sống hằng ngày.  Nếu tâm ta bận bịu với những vấn đề thế tục hay lạc dục trong ngày, thì làm sao mong muốn nó trở nên an tịnh và đầy trí tuệ vào buổi tối.  Đó là sự mong mỏi vô lý, không có tâm nào có thể thực hiện.  Ta cần chuẩn bị tâm, để nó quen suy nghĩ theo tâm Pháp, với chánh niệm đã được thiết lập thành thói quen hằng ngày.  Sau đó ta có thể tiến hành việc hành thiền mà không phải trước tiên dẹp bỏ các gánh nặng trong tâm.  Ta đã đi đúng hướng và có thể dễ dàng đạt được tĩnh lặng, bình yên, là nguồn nạp năng lượng cho tâm.

   Khi còn trẻ, chúng ta thường có khuynh hướng nghĩ rằng thân là nguồn năng lượng của ta.  Nhưng thân có thể trở bệnh bất cứ lúc nào, có thể bị tàn phế hay ngay cả chết.  Nguồn năng lượng thực sự của ta nằm trong việc là tâm có thể tự làm mới và trở nên mạnh mẽ qua sự phát khởi tĩnh lặng sâu xa.  Như thế không quan trọng là thân già, hay khiếm khuyết, hoặc trẻ, khỏe mạnh, vì tâm là chủ, thân chỉ là đầy tớ mà thôi.

   Chúng ta cần đến sự định tĩnh như là nguồn năng lượng của mình.  Nó còn quan trọng hơn thực phẩm.  Dầu sau đó thiền giả vẫn cần đến thực phẩm, họ vẫn có thể sống mà không cần đến nó trong một thời gian dài, dài hơn là ta thường tưởng, mà vẫn còn năng lượng để hành thiền.  Chúng ta có được nguồn lực thiên nhiên này bên trong, nhưng rất ít người biết tận dụng nó.  Để sử dụng nó, tâm cần được bảo vệ trong cuộc sống hằng ngày, để nó đã ở trong khuôn thước đúng khi ta bắt đầu hành thiền.  Tuệ giác về sự vô ích của hoài vọng, ước mơ giúp ta giảm thiểu các vọng tưởng.

   Bốn đạo chi hướng đến sự tối thượng thuộc tính thế tục khi ta đang thực hànhtrở thành siêu thế khi ta đã thực hành chúng hoàn hảo, mỹ mãn.  Chúng đem đến sự giải thoát hoàn toàn khỏi khổ nếu sự chủ tâm tột đỉnh, năng lực ý chí, sự an tĩnhtuệ giác đều được thành tựu, là những điều chúng đòi hỏi ở ta.



[1] Tứ Như Ý Túc:  Bôn phương tiện giúp ta thành tựu các định (Samadhi): Dục, Tinh Tấn, Nhất Tâm và Quán.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.