Nhìn trái mà thấy người

18/06/20179:21 SA(Xem: 11376)
Nhìn trái mà thấy người
NHÌN TRÁI MÀ THẤY NGƯỜI
Quảng Tánh

thien-2Thế Tôn và chư Thánh đệ tử sống đời du hành, đa phần dừng chân trú tại vườn rừng nên thường thấy trái cây chín. Hình ảnh hết sức bình thường ấy lại được Thế Tôn vận dụng một cách tài tình vào hội chúng của Ngài. Đó là mối quan hệ giữa hình thức với nội dung, giữa tướng trạng và nội tâm, thấy vậy mà đôi khi không phải vậy.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Có bốn loại trái này. Thế nào là bốn? Hoặc có trái sống mà tợ như chín, hoặc có trái chín mà tợ như sống, hoặc có trái chín mà tợ như chín, hoặc có trái sống mà tợ như sống. Đó là, này Tỳ-kheo, thế gian có bốn loại trái này. Thế gian có bốn hạng người cũng lại như thế. Thế nào là bốn? Hoặc có người chín mà tợ như sống, hoặc có người sống mà tợ như chín, hoặc có người sống mà tợ như sống, hoặc có người chín mà tợ như chín.

Thế nào gọi là người sống mà tợ như chín? Có người qua, lại, bước đi không thô bạo, mắt nhìn ngó đúng pháp dạy, đắp y ôm bát cũng theo pháp bước đi, nhìn xuống đất không liếc nhìn hai bên, nhưng lại phạm giới không theo hạnh chánh. Đó thực chẳng phải Sa-môn mà tợ như Sa-môn, chẳng phải phạm hạnh mà tợ nói hành phạm hạnh, làm bại hoại hết gốc rễ Chánh pháp, hư hoại hạt giống. Đó là người sống mà tợ như chín.

Thế nào gọi là người chín mà tợ như sống? Hoặc có Tỳ-kheo tánh hạnh dường như thô sơ, ngó nhìn không ngay ngắn, cũng chẳng theo pháp mà đi, thích liếc nhìn hai bên, nhưng lại tinh tấn đa văn, tu hành pháp lành, hằng giữ giới luật không mất oai nghi, thấy phi pháp một chút liền ôm lòng sợ hãi. Đó là người chín mà tợ như sống.

Thế nào gọi là người sống mà tợ như sống? Hoặc có Tỳ-kheo chẳng trì cấm giới, chẳng biết lễ tiết, đi, bước; cũng lại chẳng biết ra, vào, đi, đến; cũng lại chẳng biết đắp y ôm bát, các căn rối loạn, tâm dính sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Người ấy phạm cấm giới, không hành Chánh pháp, chẳng phải Sa-môn mà tợ như Sa-môn, chẳng hành phạm hạnh mà tợ như phạm hạnh. Người các căn hư hỏng, không thể sửa chữa. Đó là người này sống mà tợ như sống.

Thế nào là người chín mà tợ như chín? Hoặc có Tỳ-kheo giữ gìn cấm giới, ra, vào, bước đi không mất thời tiết, nhìn ngó chẳng mất oai nghi, hết sức tinh tấn tu hành pháp lành, oai nghi lễ tiết đều thành tựu cả, thấy chút phi pháp liền ôm lòng lo sợ huống là to lớn. Đó là người này chín mà tợ như chín.

Đó là, này Tỳ-kheo, thế gian có bốn hạng người như trái cây này. Nên học làm trái chín. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm 25.Tứ đế,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.560)

Theo Thế Tôn, người tu cũng như bốn loại trái cây. Dễ nhận ra là hạng trái cây nhìn còn sống, da còn xanh mà sống thật. Bên ngoài thiếu oai nghi, giới luật khiếm khuyết, nội tâm không thanh tịnh. Hạng người này chỉ còn hình thức Sa-môn mà thôi.

Hạng thứ hai cũng dễ nhận ra là hạng trái cây nhìn thấy chín, da vàng ươm mà chín thật. Bên ngoài oai nghi đầy đủ, giới luật nghiêm minh, nội tâm thanh tịnh. Hạng người này chính là Sa-môn lý tưởng, bậc thầy của trời người.

Khó nhận hơn là hạng thứ ba, hạng trái cây nhìn bên ngoài như còn sống, da còn xanh mà bên trong lại chín. Hạng người này về oai nghi có một số điều như chưa chuẩn, phóng khoáng nhưng lại có tâm hạnh tu hànhphụng sự. Ở lâu bên người này, chúng ta mới cảm nhận được đức tu của họ.

Hạng thứ tư nguy hại hơn, hạng trái cây nhìn thấy chín, da vàng ươm mà thật sự sống nhăn. Hạng này đạt chuẩn về hình thức, “dung mạo khả quan” nhưng thực chất đang che đậy sự thối đọa, mục ruỗng bên trong. Thế Tôn xác định, hạng người này mới thật “làm bại hoại hết gốc rễ Chánh pháp”.

Thiết nghĩ, muốn thực sự tiến bộ trên bước đường tu học thì danh phải xứng với thực, hạnh giải phải tương ưng. Như lời Thế Tôn căn dặn “Nên học làm trái chín”, chín cả trong ngoài.

Quảng Tánh

 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.