Ý nghĩa tầm sư học đạothành đạo của Đức Phật

11/07/20174:42 CH(Xem: 23294)
Ý nghĩa tầm sư học đạo và thành đạo của Đức Phật

Ý NGHĨA TẦM SƯ HỌC ĐẠOTHÀNH ĐẠO CỦA ĐỨC PHẬT
Hòa thượng Thích Trí Quảng 

Bài giảng tại Khóa tu Một ngày An lạc, Học viện Phật giáo Việt Nam
tại Tp.HCM cơ sở II, ngày 02-07-2017

 

Thich Tri QuangKhi Đức Phật còn là Thái tử, Ngài quán sát thấy cuộc đời là biển khổ, cho nên Ngài có ý định cứu khổ tất cả mọi loài chúng sanh. Bằng mọi cách Ngài làm, dù cố gắng tối đa vẫn không có kết quả, nên Ngài xuất gia tầm sư học đạo, muốn tìm thực chất của nó qua những nhà tu khổ hạnh.

Trên bước đường tu, gian đoạn 1 chúng ta học lý thuyết, giai đoạn 2 chúng ta thực hành những điều đã học bằng cách sống chung với những người đã tu hành. Lý thuyết thì khác, thực hành thì khác. Lý thuyết là những nhà nghiên cứu, học giả, giáo sư… Đây là những người đã có công nghiên cứu, được mọi người tôn trọng. Nhưng có những người không học vẫn được quần chúng kính trọng. Đó là những bậc tu hành, các vị Trưởng lão, tôn túc không có bằng cấp nhưng quý Ngài có pháp tu, có kết quả. Từ kết quả tạo thành đời sống tâm linh, tự nhiên được mọi người kính trọng.

Cho nên Đức Phật học đạo với các nhà tu hành, thực tập với những người có tu hành thực sự. Ngài dấn thân đi tìm các vị Thầy, điều này kinh Nguyên thủy diễn đạt khác, kinh Đại thừa diễn đạt khác. Mỗi bộ kinh có cái nhìn khác nhau, cho nên pháp môn tu khác nhau, dẫn đến sở đắc, sở chứng khác nhau.

Thái tử tầm sư học đạo, trong đó nổi tiếng nhất là hai vị đạo sư: Kalama và Uddaka Ramaputta. Người học đạo là để tìm cách thoát khổ, từ chỗ này nghiên cứu rộng ra, thái tử Tất-đạt-đa hay sa-môn Cồ-đàm học cái gì? Trả lời theo kiểu nghiên cứu là Ngài học văn minh của nhân loại. Ngày nay gọi là: Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, sự tiến bộ của loài người. Tức là từ lý thuyết đi sang thực hành, cho nên được kết quả. Vì vậyTriết học có trước, tức là người ta suy nghĩ, thấy về con người. Từ suy nghĩ, cái thấy người ta mới kiểm chứng, kiểm chứng trong thực hành và kiểm chứng trong cuộc sống. Có những cái chúng ta không biết được, không kiểm chứng được thì chúng ta lệ thuộc, như chúng ta đã từng lệ thuộc thiên nhiên. Tưởng là có thần Sấm, thần Sét, thần sông, thần núi, thần cây… Từ chỗ này tôn giáo phát sinh, gọi là Đa thần giáo. Nếu Tăng Ni không khéo thì chúng ta rơi vào tôn giáo đa thần, tức là nô lệ cho thần linh, lệ thuộcthần linh. Trên bước đường tu không lệ thuộc thần linh, Thái tử mới tìm đến hai nhà hiền triết tu hành không lệ thuộc thần linh là Kalama và Ramaputta. Hai vị này đưa ra pháp tu để đạt Ly sanh hỷ lạc, Định sanh hỷ lạc, Ly hỷ diệu lac và Xả niệm thanh tịnh. Cái này ngoài sự chi phối của thần linh.

Xã hội thiên nhiên sau này chúng ta mở rộng ra là kiến hoặctư hoặc của con người. Nói rõ là sự chi phối của xã hội và sự chi phối của thiên nhiên. Chi phối của xã hội chính là tư hoặc, tức là sự chi phối của tình cảm con người. Đó là những tánh xấu như tham lam, ghét ganh; đối tượng của nó là quyền lợi, địa vị, danh vọng. Làm sao chúng ta thoát ly được những thứ này, đó là ý nghĩa xả tục xuất gia. Đi tu là ta thoát ly quyền lợi, danh vọng, địa vị… Nhưng khi chúng ta thoát ly, không bị xã hội chi phối, không bị tình cảm chi phối thì còn một cái đó là thiên nhiên chi phối. Đó là: hàn, nhiệt, cơ, khát; tức là: Lạnh, nóng, đói, khát. Tại sao chúng ta có lạnh, nóng, đói, khát? Vì chúng tathân tứ đại ngũ uẩn. Ông Kalama dạy Thái tử thoát ly cái này bằng cách đừng nghĩ đến cuộc sống, vì nghĩ đến cuộc sống sẽ làm ta lệ thuộc cuộc sống. Nếu người nào thực tập, sống với tư duy, có lý tưởng thì tự nhiên họ quên mất cuộc sống này, quên mìnhthân tứ đại, quên cả đói, khát…

Thái tử khi nghe ngài Kalama nói là ngộ liền, các vị Tổ sư truyền cho nhau cũng như vậy. Nhưng mà phải cùng tâm trạng, cùng suy nghĩ; nếu không có khai cũng không ngộ. Như Cố Hòa thượng Thích Thanh Kiểm có nói với tôi khi tôi du học ở Nhật. Nếu khi đói chúng ta nghĩ đến đói thì càng đói hơn. Nhưng trong cơn đói, hòa thượng Thanh Kiểm uống một gáo nước lạnh, lên thiền sàng ngồi tịnh tâm thì quên đói. Và tôi thực tập, tôi thấy có kết quả. Theo tôi, đói có 3: đói con mắt, đói cái bụng và đói cái tâm. Đói cái tâm là nghiệp. Đức Phật dạy cái gốc là chỗ này, là phá cái nghiệp, tức là phá cái tâm ham muốn, thèm ăn. Cho nên, người tu cần nhất là sống theo con rùa, tu thiền là tu theo con rùa, tức là tập thở. Tập thở là điều tức, là điều hòa hơi thở. Đức Phậtkinh nghiệm khi nhịn đói mà tâm không đói. Ngài nhịn một tháng không ăn, cho đến khi da bọc xương. Khi Ngài xả thiền thì thấy đau như cả trăm ngàn mũi nhọn đâm vào cơ thể.

Thái tử học lý thuyết xong rồi đi theo các nhà ngoại đạo tu hành để thực tập, coi cách làm này, cách làm nọ; cái nào được, cái nào không được. Trở lại kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài đồng tử đi cầu đạo qua 52 vị thiện tri thức, xét kỹ thì cuộc sống tâm linh của Thiện Tài đồng tử chính là Thái tử Tất-đạt-đa được diễn tả theo cách khác. Đức Phật có thiên bá ức hóa thân, thì khi cầu đạo, làm đạo như thế này, thế kia đều là trải nghiệm để Ngài dạy mình. Thiện Tài đồng tử học đạo với Văn Thù bồ-tát đầu tiên. Văn Thù ở đây chính là trí tuệ tập thể, tức là trí của Tăng Ni. Cho nên ngài Văn Thù được gọi là “Ngũ trí nghiêm thân”. Có người nào đầy đủ năm thứ trí này không? Năm thứ trí này hợp lại ta gọi là Văn Thù. Trên đời này không ai có hết, muốn có đủ 5 thứ trí này phải tập hợp hết Tăng Ni lại. Đây cũng chính là ý nghĩa của việc Đức Phật Thích-ca tập trung hết phân thân lại khi muốn mở cửa tháp Đức Phật Đa Bảo trong kinh Pháp Hoa. Trí tuệ tập thể mới có thể khám phá được bảo sở, khám phá được những diệu kỳ trong cuộc sống.

Vấn đề tự lợi của thầy Tỳ-kheo. Tự lợi ở đây là quý thầy cầu lợi ích cho mình để thoát ly Tam giới. Nếu chỉ cầu thoát ly Tam giới thì tu tập Tứ đế, 37 phẩm trợ đạo là đủ, là lên Niết-bàn. Nhưng nếu muốn giáo hóa chúng sanh còn phải đòi hỏi cái khác. Đó là đòi hỏi phước đứctrí tuệ cộng lại. Ngài Văn Thù biểu trưng cho trí tuệ tập thể. Ngài đi tới Phước Thành để giáo hóa chúng sanh tức là để trả nợ cơm áo, điều này là Đại thừa. Trên bước đường tu, ban đầu chúng ta xây dựng mẫu người đạo đức, thứ đến xây dựng mẫu người tri thức, cuối cùng là làm lợi ích cho cuộc đời. Có 3 cái này mới trọn vẹn một người tu. Nếu chỉ là con người đạo đức mà không làm được gì hết thì hỏng. Có những thầy rất hiền, rất tốt nhưng cái đầu cứ ngơ ngơ ra thì làm được gì? Cho nên phải học. Vì không học mình sẽ thua người, mà thua người thì không làm được gì. Cố Hòa thượng Thiện Hoa dạy tôi: “Thầy còn trẻ nên đi học, tôi giờ lớn tuổi rồi không đi học được”. Trên bước đường tu, mình có đạo đức rồi, người ta tin tưởng mình rồi nhưng mình phải học để giải đáp tất cả những thắc mắc của cuộc đời này. Bây giờ, với trí tuệ tập thể cho ta thấy xa hơn nữa. Ta thấy Đức Phật cũng là một vị tỳ-kheo, cũng là một vị A-la-hán. Nhưng mà Đức Phật có đủ 10 hiệu, còn A-la-hán chỉ có một hiệu.

Văn Thù bồ-tát cho chúng ta thấy Phật giáo muốn tồn tại phải đi lên, chứ không phải giữ chùa không mà được. Hòa thượng Khánh Hòa dạy: “Có chùa mà không có Tăng cũng như không có, mà có chùa, có Tăng mà Tăng dốt nát lại nguy hiểm hơn nữa”. Cho nên Hòa thượng bán chùa lấy tiền thỉnh Đại tạng kinh về dạy. Tăng phải có học, cho nên phải biết cái này quan trọng. Hòa thượng căn cứ vào kinh Hoa Nghiêm mà nói như vậy. Vì thế, chúng ta “ngũ hạ dĩ tiền tinh chuyên giới luật”. Đạo đức đi đầu, nếu khôngđạo đức coi như bỏ luôn. “Ngũ hạ dĩ hậu” mới thính giáo tham thiền. Bấy giờ, Thiện Tài đồng tử theo ngài Đức Vân để rèn luyện đạo đức suốt 10 năm, 10 năm để rèn luyện con người trở thành đạo đức. Con người đạo đức này là gì? Là một thầy tỳ-kheo có đủ 3000 oai nghi. Tức là lấy 250 x 4 oai nghi ra 1000 oai nghi. Lại nhân với 3 (thân, khẩu, ý) thành 3000 oai nghi.

Một thầy tỳ-kheo vừa đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng… tất cả đều tốt đẹp hết, mọi người đều tin tưởng thì người ta nhìn mình sẽ kính trọng, thấy khía cạnh nào cũng tốt. Nghe mình nói hay, thấy mình ngồi thiền im lặng, nhìn đâu cũng thấy mình là biểu tượng đáng kính trọng. Đây là chánh kiến trên bước đường tu. Cho nên rèn luyện cái này xong rồi mới thính giáo tham thiền, kinh Hoa Nghiêm bảo là học với Hải Vân tỳ-kheo. Hải Vân tỳ-kheo nói với Thiện Tài đồng tử tôi mất 12 năm ở trên bờ biển sanh tử mà nhìn vào trong biển khổ của chúng sanh mới thấy được cái này. Cho nên bước thứ 2 là chúng ta quan sát cuộc đời, gần nhất là quan sát xã hội, xa hơn nữa là quan sát lục đạo tứ sanh. Khi quan sát chúng ta đứng ở ngoài cuộc đời quan sát cuộc đời thì tương đối dễ. Thầy tỳ-kheo đứng ngoài cuộc đời quan sát cuộc đời, nhưng thầy tỳ-kheo dấn thân vào cuộc đời thì khác nữa. Khi chúng ta dấn thân vào cuộc đời thì chúng ta dễ bị cuộc đời làm cho ô nhiễm. Như quý thầy cô học xong rồi liền nghĩ mình nên làm cái này cái kia, nhưng nếu chúng ta chưa vững thì khi ra làm sẽ dễ bị cuộc đời làm cho ô nhiễm, thân ô nhiễm và tâm ô nhiễm. Ban đầu tâm ô nhiễm trước, tức là chúng ta biết buồn, biết giận, biết lo, biết tính toán… Làm hết công việc này để giải quyết cuộc sống cho chùa, cho chúng, cho cuộc đời. Như vậy tâm ý rối bời, khổ sở, công phu chúng ta mất.

Cho nên Thiện Tài đồng tử khi học với ngài Hải Vân xong rồi, Hải Vân nhắc Thiện Tài tôi chưa dám bước chân vào cuộc đời. Nếu Thiện Tài muốn đi vào cuộc đời, dấn thân vào cuộc đời thì ông phải nên tới học với Thiện Trụ tỳ-kheo. Thiện Trụ tỳ-kheo là vị dấn thân vào cuộc đời, làm hết tất cả mọi việc nhưng lúc nào tâm hồn cũng thanh thản, vì Ngài đã trụ tâm. Quan trọng nhất là chúng ta phải trụ tâm được. Nếu tâm chúng ta chưa trụ ở trong Pháp thì bước vào cuộc đời, chúng ta sẽ bị cuộc đời chi phối. Tôi từ nhỏ theo hầu Hòa thượng Thiện Hoa, tôi thấy điểm này rất rõ. Cho nên khi gặp những chuyện khó khăn, nguy hiểm nhất, tôi cũng thấy Hòa thượng mỉm cười. Mọi việc tốt lành Hòa thượng cũng mỉm cười. Bị người ta chống đối Hòa thượng cũng mỉm cười. Tất cả mọi việc Hòa thượng Thiện Hoa đều mỉm cười.

Cho nên, mỗi lần tôi gặp khó khăn trên bước đường làm đạo thì tôi nhớ tới Hòa thượng Thiện Hoa. Tôi phải tập cho được cái này, gọi là Thiện Trụ tỳ-kheo. Đối với tôi thì Hòa thượng Thiện Hoa chính là Thiện Trụ tỳ-kheo. Trên bước đường tu, khi cái này chúng ta vững rồi thì chúng ta mới bắt đầu đi vào cuộc đời hành Bồ-tát đạo, cái này về sau mới tính.

Hòa thượng Thích Trí Quảng

(Ban Cán sự bộ môn khoa Hoằng pháp Khóa XI phiên tả)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/06/2014(Xem: 23550)
14/12/2014(Xem: 12205)
15/02/2019(Xem: 9588)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.