Ý Nghĩa “Quán Pháp” Ở Trong Tứ Niệm Xứ

01/06/20183:51 SA(Xem: 24163)
Ý Nghĩa “Quán Pháp” Ở Trong Tứ Niệm Xứ

Ý NGHĨAQUÁN PHÁP” Ở TRONG TỨ NIỆM XỨ

NHƯ KHÔNG (gsnhukhong@gmail.com)

 

y nghia quan phap trong thien tu niem xuTrong 4 đề mục quán của TỨ NIỆM XỨQUÁN THÂN, QUÁN THỌ, QUÁN TÂM, QUÁN PHÁP thì hầu hết các học giả, các thiền gia, đều diễn giải QUÁN PHÁP là quán “các đối tượng của tâm”.  Nếu như vậy thì không lẻ là quán những thứ mà tâm đang nghĩ tới, có thể là những thứ ở bên ngoài ta sao?   Một vài người khác thì diễn giải phần QUÁN PHÁP như quán các “hiện tượng của tâm”.  Như vậy thì đâu khác gì quán các trạng thái của tâm?  Như vậy thì QUÁN TÂMQUÁN PHÁP khác nhau ở chỗ nào?

Lý do mà hầu hết các dịch giả và các thiền gia đã diễn giải phần QUÁN PHÁP theo 2 cách như trên là vì sự diễn tả ở trong kinh về QUÁN TÂMQUÁN PHÁP nghe rất giống nhau.  Ví dụ trong phần QUÁN TÂM có đoạn như thế này: Này các   Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo, với tâm có tham, tuệ tri: "Tâm có tham"; hay với tâm không tham, tuệ tri: "Tâm không tham".  Rồi trong phần QUÁN PHÁP cũng nghe từa tựa như vậy: Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo nội tâmái dục, tuệ tri: "Nội tâm tôi có ái dục"; hay nội tâm không có ái dục, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có ái dục".

Nếu diễn giải QUÁN PHÁP như các cách trên thì không có chút gì liên hệ tới ý nghĩa của chữ PHÁP mà Phật đã dùng trong phần QUÁN PHÁP cả?  Ý Phật như thế nào khi dùng 2 chữ QUÁN PHÁP?  Nên nhớ rằng trong Đạo Phật chử PHÁP có 2 ý nghĩa:  1) PHẬT PHÁP:  Tức là những Pháp Giải thoát mà Phật đã dạy, hay nói chung là tất cả những gì mà Phật đã đạy.  2) VẠN PHÁP:  Tức mọi thứ bàn đến trong vũ trụ, mọi thứ đều là pháp, ví dụ PHÁP HỮU VI có sanh có diệt, ví dụ PHÁP VÔ VI, không sanh không diệt, ví dụ SẮC PHÁP, DANH PHÁP, v.v.

Cách diễn giải phần QUÁN PHÁP của tôi ở dưới đây sẽ hàm chứa đầy đủ cả 2 ý nghĩa trên của chữ PHÁP.   Tôi biết cách diễn giải này có thể bị nhiều người phản ứng bới nó không giống ai hết.  Nhưng tôi không quan tâm điều đó.  Bởi Phật đã dạy ở trong Kinh Kalama rằng:  Đừng vội tin vì đông người theo, đừng vội tin vì theo truyền thống xưa nay như vậy, đừng vội tin vì đó là từ một bậc đạo sư (Tổ) nổi tiếng nói ra…  Nhưng tôi tin cách diễn giải mà tôi sắp trình bày đúng với ý của Phật hơn.  Bởi với cách này tôi đã tự mình chứng nghiệm sự giải thoát nhanh hơn những cách diễn giải khác.

Trước hết như tôi đã trình bày trong bài CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT ĐI ĐẾN NIẾT BÀN rằng pháp TỨ NIỆM XỨ chính là pháp để cho mình tự TÌM HIỂU CHÍNH MÌNH đúng như ý nghĩa của 2 câu kinh Pháp Cú 153, 154.  Để rồi chứng ngộ được SỰ THẬT VÔ NGÃ, độc lập với mọi khổ đau như đã giải thích ở trong bài THẤY VÔ NGÃ LÀ THẤY PHÁP THẤY PHẬT.  Trong tinh thần quán như vậy thì phần QUÁN THÂN, QUÁN THỌ, QUÁN TÂM là quán để khám phá ra bản chất của THÂN, THỌ, TÂM đều VÔ NGÃ.   Đó là chủ ý, tác ý, của 3 phần quán đầu của TỨ NIỆM XỨ.

Qua phần QUÁN PHÁP là đã đến trình độ cao hơn.  Lúc đó chủ ý, tác ý của sự quán, không còn để khám phá VÔ NGÃ như phần QUÁN TÂM nữa, mà chủ ý, tác ý là để làm vững mạnh thêm TUỆ VÔ NGÃ đã được khai triển qua 3 phần quán đầu.  Do đó đến trình độ QUÁN PHÁP thì chỉ  nên nhìn mình như nhìn một PHÁP vô ngã, không còn thuộc của mình nữa.   Đó là ý nghĩa thứ nhất mà Phật đã dùng 2 chữ QUÁN PHÁP.

Đồng thời vì có sự xét nghiệm trình độ giải thoát của mình qua sự đối chiếu với các PHÁP GIẢI THOÁT (Phật Pháp) từ thấp lên cao, cho nên Phật đã dùng 2 chữ QUÁN PHÁP.   Trước hết là xem mình đã vượt qua hoàn toàn 5 TRIỀN CÁI chưa?  Sau đó là xem mình đã ra khỏi hoàn toàn 5 THỦ UẨN chưa?  Thứ đến là xem mình đã có đầy đủ LỤC CĂN THANH TỊNH trong mọi thọ dụng chưa?  Tiếp đến là xem trình độ giác ngộ của mình đã đến ngang đâu trong 7 GIÁC CHI?   Và sau cùng là xét xem mình đã chứng nghiệm TỨ THÁNH ĐẾ đến mức độ nào?

 

LỜI KẾT:

Tính đến ngày hôm nay đã có vô số người thực hành TỨ NIỆM XỨ (TNX) trên khắp thê giới, và gần như ai ai cũng biết thực hành TNX là phải luôn luôn CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁCTuy thế kết quả vẫn rất khác nhau từ người này qua người khác, từ trường thiền này qua trương thiền khác.  Bởi vì có sự hiểu biết khác nhau về 2 chữ CHÁNH NIỆM và do đó đưa đến sự TÁC Ý khác nhau trong cách thực hành.  Rồi đi đến kết quả khác nhau.

Cũng ví dụ như nhiều người cùng đi trên con đường lạ, ai cũng TĨNH GIÁC chăm chú nhìn đường để khỏi bị lạc.   Nhưng trong thâm tâm mỗi người có thể có chủ ý đi về hướng khác nhau do đó mà họ có thể đi đến các nơi chốn khác nhau.  Ví dụ với người thực hành TNX mà hiểu chữ CHÁNH NIỆM là chỉ chú tâm với hiện tại, ghi nhận những gì ĐANG LÀ, thì sẽ không có sự TÁC Ý khám phá SỰ THẬT VÔ NGÃ (bởi nhiều người không đọc đủ kinh Phật nên không biết Phật dạy TNX là cốt để thấy được SỰ THẬT VÔ NGÃ).   Như vậy với người đó, họ chỉ có thể hưởng được HIỆN TẠI LẠC TRÚ, nhưng không có khả năng tận diệt khổ đau.  (Khổ nổi nhiều người khi đạt được sự AN LẠC chưa từng có, vì quá thỏa thích, nên cho đó là NIẾT BÀN.  Trong khi họ chưa thực sự chấm dứt được mọi đau khổ)

Trái lại với một người hiểu CHÁNH NIỆM với ý nghĩa CHÁNH là hướng về mục tiêu NIẾT BÀN, chấm dứt khổ đau, và NIỆM với 2 ý nghĩa: CHÚ NIỆM quan sát những gì trong hiện tạiTÂM NIỆM không quên những CHÁNH KIẾN mà Phật đã dạy thì họ sẽ có TÁC Ý đúng hướng, hướng về NIẾT BÀN.  Tức quan sát THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP nhưng cốt khám phá THỰC TƯỚNG của cái BÃN NGÃ, cốt tìm lời giải cho cái KHỔ của BÃN NGÃ.   Khi có TÂM NIỆMtác ý như vậy họ sẽ khám phá ra được SỰ THẬT VÔ NGÃ, và đầy đủ 4 SỰ THẬT của TỨ THÁNH ĐẾ.  Tức khám phá ra toàn bộ thế giới giải thoát ngay trong cái thân này:

- Này Hiền giả, Ta tuyên bố rằng: "Không thể đi đến chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới". Nhưng này Hiền giả, trong cái thân dài độ mấy tấc này, với những tưởng, những tư duy của nó, Ta tuyên bố về thế giới, về thế giới tập khởi, về thế giới đoạn diệt, về con đường đưa đến thế giới đoạn diệt.

(Kinh Tăng Chi, Chương 4 pháp, phẩm Rohitassa)

Cho nên quan sát cái thân này với TỨ NIỆM XỨ chính là CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT để chấm dứt khổ đau.  Không có con đường nào khác ở ngoài cái thân này.

Như Không

Thư Viện Hoa Sen



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/06/2014(Xem: 23550)
14/12/2014(Xem: 12205)
15/02/2019(Xem: 9588)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.