Phụ Lục

01/06/20189:12 SA(Xem: 6641)
Phụ Lục
ĐỐI MẶT VỚI CÁC VẤN ĐỀ TRONG CUỘC SỐNG
THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
DEALING WITH LIFE’S ISSUES
A Buddhist Perspective
Tỳ Kheo Ni Thubten Chodron 
Diệu Liên Lý Thu Linh 
chuyển ngữ 2018

PHỤ LỤC

Ghi Chú Của Ban Biên Tập



Nghĩ đến cái chết và kết liễu sớm cuộc sống không phải là điều xa lạ, và nó đã xảy ra cho nhiều người.  Bạn có thể có những tư tưởng đen tối về cái chết và chấm dứt cuộc sống của mình hay có thể bạn biết ai đó đã làm như thế.

   Trầm cảm có thể là một nguyên nhân

   Trầm cảm bệnh lý –là một bệnh lý nghiêm trọng, liên hệ đến sự thay đổi sinh học của não- đó được coi là nguyên nhân của ít nhất phân nửa các vụ tự tử.  Trầm cảm ảnh hưởng tới cách người ta cảm thấy thế nào về bản thân và cách người đó nhìn sự vật.

   Đắm chìm trong các cảm giác buồn bã với khoảng thời gian hơn hai tuần.  Sự trầm cảm bệnh lý này rất khác với những trường hợp đôi khi chúng ta cảm thấy nản lòng bởi một sự kiện không hay nào đó.  Trầm cảm thường đi đôi với sự mất hứng thú trong cuộc sống.  Cảm thấy vô vọng, bất lực trong đời sống; điều này  có thể xảy ra đối với người phải trải qua những biến cố đầy căng thẳng trong đời sống hay những người bị bệnh nan y.  Các tình cảm u ám, căng thẳng đó thường đòi hỏi sự quan tâm, chăm sóc của nhân viên y tế, bác sĩ và cần được chữa trị bằng thuốc.

   Chết không chấm dứt khổ đau

   Những người nghĩ đến việc tự tử có thể nghĩ rằng đó là cách duy nhất có thể giải thoát họ khỏi cái đau, và chấm dứt cái khổ của họ.  Nhưng theo Phật giáo, chết chỉ là bắt đầu của một sự tái sinh khác.

   Thêm nữa tự tử mang đến niềm đau cho người khác và bản thân. Trong giáo lý của Đức Phật về Tứ Diệu Đế, thì cuộc sống dưới sự kiểm soát của vô minhnghiệp quả thì đầy khổ đau.     Đức Phật dạy rằng để chấm dứt khổ đau và các bất như ý, ta có thể thực hành theo Bát chánh đạo.

   Đức Phật cũng dạy chúng ta nhận thức về sự vô thườngvô ngã của cả sự sống và chết.  Mọi thứ đều thay đổi luôn.  Không có gì mãi luôn như thế.  Mưa đến sau nắng.  Rồi nắng đến sau mưa.  Biết nhận thức rằng con người và cuộc sống không cố định và luôn biến đổi, giúp chúng ta đối mặt với mọi hoàn cảnh trong từng phút giây bằng tâm cởi mở.  Nhờ đó ta có thể hành động và thích ứng với những hoàn cảnh mới mà không chấp chặt vào các niểm tin xưa cũ, đáng bỏ đi.

   Ta có thể sống trong giây phút hiện tại nhiều hơn mà không phải bám vào quá khứ hay lo lắng tương lai, vì mọi việc phát khởi tùy nhân duyênTương tự, mọi vật đều biến hoại, trở thành mới trong tửng giây phút.  Trong Phật giáo, tâm/trí được coi là cội nguồn của mọi điều tốt, xấu, là nhân của cả hạnh phúc và khổ đau.  Đức Phật dạy rằng tâm là yếu tố chính quyết định trạng thái của mỗi người.  Qua việc hành thiền và tư vấn, sự cảm nhận thực tại của những ai luôn có các suy nghĩ tiêu cực có thể được điều chỉnh.  Điều đó sẽ giúp họ dễ đối mặt với những biến chuyển không lường trước được của cuộc sống.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :