Thường và vô thường (phần 2)

01/04/20194:02 SA(Xem: 12275)
Thường và vô thường (phần 2)

THƯỜNG VÀ VÔ THƯỜNG

(Phần 2)   Mãn Tự

vo thuongTừ lâu có một số vị học Kinh Đại Thừa mà chỉ biết ôm ngón tay nên không thấy mặt trăng, vì vậy hoang tưởng rằng Kinh Đại Thừa là từ đạo Bà La Môn. Thật ra không dễ dàng gì nhận ra sự khác biệt giữa đạo Giác Ngộ Đức Như Lai và đạo Bà La Môn. Để dựng lại niềm tin cho các vị hoang tưởng nghi ngờ rằng Kinh Đại Thừa xuất phát từ đạo Bà La Môn. Bài viết này đưa lên ba vấn đề chính để thấy rằng sự sai biệt không thể nào với tới giữa Kinh Đại Thừagiáo lý Bà La Môn: ba vấn đề đó là:

  1. 1.     Nói về văn tự ngôn thuyết.
  2. 2.     Nói về vô thường.
  3. 3.     Nói về thường.

Nói sự sai biệt về văn tự. Ngôn ngữ các Kinh Đại Thừa và Kinh Vệ Đà Bà La Môn, xin trích dẫn một đoạn trong Kinh Lăng Già do hòa thượng Thích Duy Lực dịch: “Đại Huệ! Ta nhớ khi xưa cư trú một nơi, có thế luận Bà La Môn đến chỗ ta ở, chẳng màng đến ta có rảnh hay không bèn hỏi ta rằng: Tất cả Pháp là sở tác ư? Ta đáp ngay rằng: “Bà La Môn nói tất cả Pháp sở tác là thuộc về thế luận thứ nhất, lại hỏi? là Phi sở tác ư? Ta cũng đáp rằng: tất cả Pháp phi sở tác thuộc thế luận thứ hai, lại hỏi tiếp. Tất cả Pháp là thường ư? Là vô thường ư? Sanh ư, bất sanh ư? Ta liền đáp: ấy là thế luận thứ ba đến thứ sáu…Muốn tìm hiểu thêm hãy đọc Kinh Lăng Già...Chúng ta thấy những gì vị Bà La Môn đó hỏi đều bàng bạc có trong Kinh Nguyên ThủyKinh Đại Thừa cũng vậy. Thế thì tại sao trong Kinh Lăng Già Đức Thế Tôn trả lời những gì vị Bà La Môn muốn hỏi chỉ là thế luận.

Nói về văn tự: khi Đức Như Lai xuất hiện ra đời thì đạo Bà La Môn đã có ba bộ kinh từ xa xưa, và cũng chính văn tự trong ba bộ Vệ Đà đó nó vận hành đời sống, tín ngưỡng cho đến tu hành độc nhất của người Ấn thời xa xưa, tuyệt đối không có một đạo nào khác xen vào. Với tín ngưỡng niềm tin từ lâu đời mọi người Ấn đều tin rằng những văn tự trong ba bộ Kinh Vệ Đà đó là do Thần Linh, do Đại Ngã, do đại Phạm Thiên... Mặc Khải. Do được truyền tụng lâu đời, được những vị đạothông thái ca ngợi giảng thuyết rộng rãi, nên nó thành một nền văn hóa tín ngưỡng bất khả ly, và dần dần mọi người mặc nhiên nó là như vậy.

Có thể nói rằng hầu hết triết lý Kinh Vệ Đà đều có trong kinh Phật cả Nguyên Thủy lẫn Đại Thừa, tuy nhiên những triết thuyết, những danh ngôn, những từ ngữ… mà những vị Giáo Chủ Bà La Môn tôn sùng lễ kính, cho nó là thậm thâm vi diệu, là lời Mặc Khải của các đấng Quyền năng tối thượng, ngửa tay dựng trời lật tay làm đất, thì đối với Thế Tôn một vị Thánh Trí Tự Giác thì những danh ngôn, triết thuyết lý luận đó chỉ là thế luận không hơn không kém. Trong triết lý Kinh Vệ Đà có từ Phạm Thiên, có A La Hán, có từ A Na Hàm có từ Diệt Tận Định và có nhiều nhiều hơn nữa. Dù vậy từ thuở sơ khai các vị tổ lập nên Kinh Vệ Đà cho đến Đức Thế Tôn thị hiện và đến tận bây giờ, các vị tu sĩ tu theo Kinh Vệ Đà không có một vị nào cộng trú với Phạm Thiên, hay chứng A La Hán, hay Nhất Thiết Trí ...v.v. Tại sao? Vì chỉ có cái Danh mà không có cái Pháp. Cũng như Diệt Tận Định, vì không biết Pháp nên các vị ngoại đạo tu hành đều lạc vào Vô Tưởng Thiên, ngu ngu ngơ ngơ không còn tri giác.

Đức Thế Tôn Như Lai thị hiệnẤn Độ là để độ các vị tu sĩchúng sanh ở đó, mà ở Ấn Độ nếu không dùng ngôn ngữ, không dùng văn hóa, không dùng tín ngưỡng, không biết triết lý, không thâm nhập vào đời sống đại chúng thì làm sao độ được. Vì vậy trong các bộ kinh Đại Thừa, nhất là Kinh Lăng Già, không phải đến bây giờ các vị nghiên cứu kinh điển nghi ngờKinh Đại Thừa xuất phát từ Đạo Bà La Môn mà vào thời Đức Như Lai thì các vị tu sĩ chưa mở Trí Tuệ đều nghi ngờ bất định như vậy.

Là bậc Đại Giác Ngộ Chánh Đẳng Chánh Giác đứng trên ba cõi thì Thế Tôn đâu cần vay mượn hay học hỏi đạo giáo hay triết lý nào của nhân gian, và cũng không cần phá bỏ - lập lại (Nhị Nguyên). Vì Ngài chính là Pháp Vương. Ngài dạy các tu sĩ rằng: “ hãy như con ong chỉ hút mật mà không làm hư đóa hoa”. Vì vậy ngay trong giáo lý Vệ Đà Ngài dạy các tu sĩ Bà La Môn. Ngài dạy như thế nào? Ngài dạy “cái thật”. Cũng như hai chữ Tình Yêu, Hạnh Phúc, muôn đời người thế gian mong cầu, tuy nhiên chưa có một người nào thấy mặt nó dù trước hay sau. Và mãi mãi cũng vậy vì nó chỉ là cái Danh, là ảo ảnh không thật có. Với các tu sĩ Bà La Môn tu hành theo giáo lý Kinh Vệ Đà cũng vậy, chỉ biết tuân theo một cách mù quángthực hành, có nhiều Pháp môn hành trì đi ngược lại nhân quả như thực hành hạnh con chó, con bò, mà mong cầu quả thượng diệu, hay tu diệt thức, tưởng mà mong cầu qủa nhất thiết trí v.v…Do vậy khi các vị tu sĩ đó đến chấp vấn tranh luận với Đức Thế Tôn và được giảng giải các vị đó liền nhận ra và hầu hết đều tán thán rằng: “Như một cái cây bị ngã, bây giờ được dựng lên”.

Vậy ở đâu là đặc thù sai biệt giữa đạo Bà La Môn và đạo Giác Ngộ giải thoát, đó là: “Chấp văn tự” và “Lìa văn tự”. Với người theo đạo Bà La Môn đều tin tưởng một cách chắc chắn rằng: Những văn tự trong ba bộ Kinh Vệ Đà là Mặc Khải của đấng Đại Ngã, của Phạm Thiên…là tuyệt đối, phải vô điều kiện chấp hành, thông thuộc, không có sự nghi ngờ phải hay không phải.

Còn Đức Thế Tôn dạy các vị tu sĩ rằng: “Văn tự chỉ là biểu tượng diễn tả do chúng sinh đặt ra để phân biệt sự việc, giữa cái này và cái khác, giữa cái một và cái nhiều, nó trơ lỳ bất động từ thời gian này qua thời gian khác, từ không gian này qua không gian khác, dù vậy nó vẫn giúp cho chúng sinh không lầm lẫn sự việc trong đời sống”

Nếu chấp vào văn tự thì văn tự là như thế đó nên Đức Như Lai nói: “Ta không thuyết Pháp cũng không nói gì hết từ khi ta đắc vô thượng Bồ Đề cho đến khi nhập Niết Bàn, vì những gì ta nói giống như ngón tay chỉ mặt trăng, hãy vượt qua ngón tay nếu muốn thấy mặt trăng, còn không thì...”. Còn có câu của vị thiền sư Trung Quốc rằng: “ Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan, Ly kinh giải nghĩa đồng ma thuyết”. Cho đến Trang Tử một Đạo gia lỗi lạc của Trung Hoa thời xưa cũng nói rằng: “Được ý quên lời”

Ở trên là nói lên một phần nhỏ sự sai biệt không thể đánh đồng của Kinh Vệ Đà Bà La Mônkinh Đại Thừa.

Còn về ngôn thuyết cũng vậy. Với tín đồ Bà La Môn giáo thì những lời vị Giáo Chủ nói ra là từ miệng Phạm Thiên, vị làm ra tất cả, nên lời nói của ngài rất là thánh thiện không có lỗi, nên tất cả giáo đồ cần phải tín thọ tuân hành một cách tuyệt đối. Nếu bị chấp vấn thì thứ nhất các Giáo Chủ dùng uy quyền hăm dọa để người chấp vấn không dám hỏi tiếp, hay trả lời trườn uốn cho qua như cá chạch lội trong bùn. Thí dụ như có người chấp vấn hỏi về trái xoài thì vị đó lại nói về trái mít, những câu chuyện đó rất nhiều trong Kinh NIKAYA. Ở trên là nói một phần ít về ngôn thuyết của đạo Hin Du Bà La Môn. Còn với Thế Tôn thì thế nào là ngôn thuyết, và ngôn thuyết nói lên cái gì? Trong Kinh Lăng Già Đức Thế Tôn đã trả lời ngài Đại Huệ Bồ Tát rằng: “Ngôn thuyết là do đầu, ngực, cổ họng, mũi, môi, lưỡi, nướu , răng hòa hợp mà phát ra âm thanh”. Ngôn thuyết nói lên bốn thứ vọng tưởng.

  1. Tướng ngôn thuyết.
  2. Mộng ngôn thuyết
  3. Vọng tưởng chấp trước ngôn thuyết.
  4. Vô thủy vọng tưởng ngôn thuyết…

(hãy tìm hiểu thêm từ Kinh Lăng Già)

Đức Thế Tôn giảng giải tường tận rõ ràng tuy nhiên giáo lý Bà La Môn từ lâu đã mọc rễ sâu xa trong tâm thức các vị tu sĩ Bà La Môn, nên sự nghi ngờ không dễ gì trong nhất thời dứt bỏ hết được, hai nữa là - danh từ - từ Thế Tôn thuyết thì cũng trùng lắp với đạo Bà La Môn nên không dễ dàng gì phân biệt ra được, ngoại trừ những Bồ Táttrí tuệ. Để giúp các vị tu sĩ nhận ra sự sai biệt về ngôn thuyết - vọng tưởng, ngài Đại Huệ Bồ Tát bạch Đức Như Lai: Thế Tôn! Ngôn thuyết với vọng tưởng là khác hay chẳng khác? Đức Thế Tôn bảo Đại Huệ: Ngôn thuyếtvọng tưởng chẳng khác hay không chẳng khác. Tại sao? vì vọng tưởng làm nhân sanh ra tướng ngôn thuyết, nếu ngôn thuyết với vọng tưởng khác nhau thì vọng tưởng chẳng làm nhân, nếu là khác thì lời nói chẳng hiển bày nghĩa lý, nên vọng tưởng với ngôn thuyết chẳng phải khác hay chẳng khác. Đại Huệ Bồ Tát lại bạch: Thế Tôn! Vậy ngôn thuyếtĐệ nhất nghĩa, hay sở thuyết là Đệ nhất nghĩa. Đức Thế Tôn bảo Đại Huệ Đệ nhất nghĩa chẳng phải ngôn thuyết, cũng chẳng phải sở thuyết. Vì sao? Nói Đệ nhất nghĩa là do ngôn thuyết sở nhập. Đệ nhất nghĩa là do Thánh trí tuệ giác chứng đắc, chẳng phải cảnh giới của ngôn thuyết vọng tưởng….Đoạn kinh trên nói lên sự sai biệt về danh từ Đệ nhất nghĩa của Bà La Môn giáo và đạo Giác Ngộ Đức Như Lai. Đạo Bà La Môn nói ngôn thuyếtĐệ nhất nghĩa. Còn Đức Thế Tôn dạy: Đệ nhất nghĩa là do ngôn thuyết sợ nhập, vì vậy, phải lìa tướng ngôn thuyết vọng tưởng mới hiển bày được Đệ nhất nghĩa.

(Hết phần 2)- MÃN TỰ

 

Ghi chú:

Nếu quý Đạo Hữu nào có những thắc mắc về bài pháp THƯỜNGVÔ THƯỜNG này và toàn bộ các Bài Pháp khác của Thầy Mãn-Tự để cần trao đổi hơn nữa nhằm được thực hành lý sự viên dung Giáo Pháp của Đức Như Lại đã trao truyền thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ Email như sau:

  1.  Cư Sĩ An-Tuệ:

         "email: thuanvn2512@gmail.com"

  1. Cư Sĩ Tự Quảng:

"email: Tuquang2019@gmail.com"

 
Bài trước:
Thường và vô thường

 

Bài đọc thêm:
5 phút quán vô thường mỗi ngày sẽ khiến cuộc sống của bạn ý nghĩa hơn (Drukpa Việt Nam)
Quán vô thường (Quảng Tánh)

 Thường (Thích Thông Huệ
Quán Vô Thường (Thích Nguyên Hùng)
Vai trò, ý nghĩa của nhận thức về Vô Thường trên con đường tu tập giải thoát.(Tô Đăng Khoa)
Vô thường, khổ & vô ngã (HT. Viên Minh)
Biết Sống Trong Vô Thường (Thích Đạt Ma Phổ Giác)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.