Biết cách tiêu tiền

06/04/20194:02 SA(Xem: 12153)
Biết cách tiêu tiền
BIẾT CÁCH TIÊU TIỀN
Quảng Tánh

usdollarsAi cũng nghĩ làm ra tiền là khó mà tiêu tiền thì quá dễ nhưng kỳ thực biết cách tiêu tiền để “thu lợi rộng lớn” lại càng khó khăn hơn. Vẫn biết, tiền bạc của mình làm ra thì mình có quyền tiêu xài theo sở thích. Vấn đề là tiêu tiền như thế nào để có lợi ích cho mình và người, có lợi ích trong đời này và đời sau

“Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn, nước Xá-vệ này có gia chủ Ma-ha-nam, giàu có nhiều của cải, kho chứa vàng ròng có đến trăm nghìn ức, huống là những của khác. Bạch Thế Tôn, gia chủ Ma-ha-nam giàu có như vậy, nhưng đồ ăn chỉ dùng những thứ như: Ăn gạo tấm thô sơ, canh đậu, gừng cũ nát; còn mặc thì áo vải thô, mang giày da đơn; đi thì xe cũ kỹ, đội nón lá cây. Chưa từng nghe ông ta cúng dường, bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn, hay thấy ông cung cấp giúp đỡ cho những người nghèo khổ, những người lỡ đường thiếu thốn, những người ăn xin. Khi ăn thì đóng cửa, không để cho các Sa-môn, Bà-la-môn nào hay những người bần cùng, những người lỡ đường, những người ăn xin, trông thấy.

Phật bảo vua Ba-tư-nặc:

- Đại vương, gia chủ này không phải là chánh sĩ, được tài lợi thắng diệu mà không tự thọ dụng, không biết phụng dưỡng cha mẹ, cung cấp cho vợ con, bà con quyến thuộc, đoái nghĩ đến tôi tớ, giúp đỡ cho người quen biết, không biết tùy thời cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn, để gieo trồng vào ruộng phước thù thắng, để hướng đến chỗ cao quý, hưởng thụ an lạc lâu dài, đời sau sanh về cõi trời. Được những tài vật thù thắng mà không biết cách dùng rộng rãi để thâu lợi lớn.

- Đại vương, thí như nước được tích chứa trong ao hồ ở giữa đồng hoang, mà không có người dùng đến để uống ăn, tắm rửa, nước trong đầm bị nung khô tiêu hết. Cũng vậy, kẻ sĩ bất thiện “được tài vật thắng diệu mà… không biết cách dùng rộng rãi để thâu lợi lớn”, cũng giống như hồ nước kia vậy.

- Đại vương, có thiện nam tử được tài lợi thắng diệu, sung sướngthọ dụng, phụng dưỡng cha mẹ, cung cấp vợ con bà con quyến thuộc, nghĩ đến tôi tớ, giúp đỡ người quen biết, thường xuyên cũng cúng dường cho Sa-môn, Bà-la-môn, gieo trồng vào ruộng phước thù thắng, để hướng đến chỗ cao quý, đời sau sanh về cõi trời; được tiền của thù thắng, biết cách thọ dụng rộng rãi để thu lợi lớn gấp bội. Đại vương, giống như bên cạnh thành ấp, làng xóm có ao nước trong sạch mát mẻ, cây cối che mát, khiến mọi người yêu thích, nhiều người chịu dùng, cho đến loài cầm thú. Cũng vậy, thiện nam tử kia được tài lợi thắng diệu, tự cúng dường tùy thích, phụng dưỡng cha mẹ,… cho đến gieo trồng ruộng phước thù thắng, thu lợi rộng lớn”.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1232 [trích])

Theo quan điểm của Thế Tôn, có tiền mà keo kiết không xài hay tiêu xài hoang phí là không biết cách xài tiền. Người đệ tử Phật có tiền, ăn nên làm ra, trước phải chăm lo cho chính bản thângia đình, kế đến là người làm và người thân, sau nữa là tùy thời bố thícúng dường.

Làm ra nhiều tiền bạc chính là biểu hiện của phước đức. Tiêu tiền là đang thọ hưởng phước đức đó. Bản chất của tiền bạc là phù du, sự giàu có cũng rất vô thường. Nếu sử dụng tiền đúng pháp thì phước đức ngày càng tăng thêm, đời này giàu sang bền vững, đời sau hưởng phước cõi trời. Ngược lại, tiêu xài không đúng pháp thì phước đức ngày càng tổn giảm, hiện đời nghèo khó, đời sau đọa lạc
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/10/2013(Xem: 16151)
20/03/2023(Xem: 2165)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.