Suy nghĩ lung tung - cội nguồn của khổ

14/08/20191:02 SA(Xem: 9629)
Suy nghĩ lung tung - cội nguồn của khổ
SUY NGHĨ LUNG TUNG - CỘI NGUỒN CỦA KHỔ
Quảng Tánh

duc phat thuyet phapMột thời, Thế tôn trú ở Sàvatthi, dạy các Tỷ kheo:
Này các Tỷ kheo, có bốn tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo này. Thế nào là bốn?

Trong vô thường, nghĩ là thường; trong khổ nghĩ là không khổ; trong vô ngã, nghĩ là ngã; trong không thanh tịnh, nghĩ là thanh tịnh, này các Tỷ kheo, đây  là bốn tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.

Này các Tỷ kheo, có bốn tưởng không điên đảo, tâm không điên đảo, kiến không điên đảo này. Thế nào là bốn?

Trong vô thường, nghĩ là vô thường; trong khổ, nghĩ là khổ; trong vô ngã, nghĩ là vô ngã; trong không thanh tịnh, nghĩ là không thanh tịnh, này các Tỷ kheo, đây là bốn tưởng không điên đảo, tâm không điên đảo, kiến không điên đảo

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 4, phẩm Rohitassa, phần Tưởng điên đảo [lược], VNCPHVN ấn hạnh, 1996, tr.650)

LỜI BÀN:

Người tu Phật thường đề cập tới vấn đề tuệ giác, tức nhận thức đúng như thật về các pháp. Sự thật về thân, tâm và thế giới như thế nào thì nhận thức như nó đang là. Thấy biết như vậy gọi là trí tuệ hay "tưởng không điên đảo, tâm không điên đảo, kiến không điên đảo".


Vô thường là sự biến dịch, thay đổi và không có định tính trong tất cả các sự vật, hiện tượng. Không có cái gì cố định và đứng yên, tự thân chúng đang chuyển biến trong từng sát-na. Thấy được như thế thì chúng ta sẽ thiết lập được thăng bằng. Mọi được mất, hơn thua, vui buồn, vinh nhục và thăng trâm trong cuộc sống sẽ không tác độngchi phối đến ta nhiều, nhờ đó mà được bình an. Khổ đau với nhiều hình thái khác nhau và những điều không như ý luôn đoanh vây đời sống con người. Không một ai sống ở trên đời mà hoàn toàn toại ý, không có những khổ đau. Nhận thức được điều này để chấp nhận thực tại, tìm cách vượt thoát và nhất là không lấy khổ làm vui bằng cách lẫn trốn trong những lạc thú, đam mê.

Chúng sanhvạn pháp vốn do duyên sanh nên tụ tán phụ thuộc vào nhân duyên. Do đó, không hề có cái tôi, tự ngã hay tồn tại một thực thể thuần nhất, bất biến. Chấp thủbám víu vào tự ngã là cội nguồn của mọi tranh chấp, khổ đau và điên đảo

Thân, tâm này vốn dĩ bất tịnhnhiễm ô, luôn nhuốm màu dục vọng. Nhưng chúng ta có thể tự thanh lọc thân tâm khiến cho ba nghiệp thân khẩu ý trở thành thanh tịnh. Tất cả đều bắt nguồn từ tâm ý, nếu thú hướng bất tịnhnhiễm ô là cội nguồn của khổ đau, ngược lại hướng về thanh tịnhvô nhiễm là nền tảng của an lạc.

Đa phần khổ đau của chúng ta là do nhận thức sai lầm, vọng tưởng điên đảo, nói cách khác là do vô minh, nhận lầm nhửng huyễn ảo mà cho là thật. tu tập là phát huy tuệ giác nhằm nhận ra sự thật về vô thường, khổ và vô ngã của vạn pháp để sống xả kỷ, vị thachuyển hóa phiền não, làm chủ bản thân trước vô vàn biến động của cuộc đời


QUẢNG TÁNH




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.