Chó rừng và sư tử

15/10/20191:01 SA(Xem: 9707)
Chó rừng và sư tử

TỦ SÁCH PHẬT PHÁP ỨNG DỤNG
CHÓ RỪNG VÀ SƯ TỬ
Tác giảThích Chân Tính
Nhà xuất bản Văn Hóa Văn Nghệ TPHCM 2019

 

cho rung va su tu

.../...
Để đáp lại công ơn của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử gần xa đã hỗ trợ từ tinh thần đến vật chất, tôi soạn cuốn sách này dâng lên chư Tôn đức Tăng Ni, gửi tặng đến quý Phật tử như một món quà tri ân. Tất nhiên vì đọc kinh Nikāya nên tôi cũng dựa vào tinh thần lời Phật dạy trong kinh Nikāya trích dẫn ra, không phải do mình tác giả. Thật ra, trong tập sách này chỉ có hai bài viết, còn lại là biên chép từ các bài giảng của tôi từ lúc trước và trong khi nhập thất. Những bài pháp thoại đó, tôi có dùng từ “thầy” nói với đệ tử nên xin được phép vẫn giữ nguyên. Mong độc giả hoan hỷ thông cảm, tôi không có ý xưng thầy với quý vị.

Tất cả bài kinh Nikāya trích dẫn trong sách này đều căn cứ vào bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền do Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành quý IV năm 2017. Khi trích dẫn, tôi có tóm lược lời kinh cho gọn để dễ đọc. Nếu độc giả cần nghiên cứu thì nên đọc trực tiếp vào nguyên bản sẽ đầy đủ hơn.

Chắc có lẽ độc giả cũng thắc mắc vì sao tôi lại lấy tựa đề là “Chó rừng và Sư tử” cho cuốn sách này? Vì tôi thấy câu chuyện con chó rừng và sư tử được đức Phật nói trong kinh Ba Lê, thuộc kinh Trường Bộ rất hợp với ý tôi muốn gửi gắm trong sách. Nếu độc giả muốn biết nội dung câu chuyện như thế nào, xin đọc qua cuốn sách này sẽ rõ.

Trong sách có chín đề mục là chín bài pháp khác nhau. Độc giả mở trang mục lục xem tựa đề bài nào thích thì đọc, nếu có thời gian đọc hết cuốn sách càng tốt. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của độc giả!

Ngày 10 tháng 07 năm 2019

Thích Chân Tính

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/09/2018(Xem: 11279)
28/01/2011(Xem: 252248)
19/04/2014(Xem: 24158)
16/09/2015(Xem: 17412)
25/05/2014(Xem: 13704)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.