Sự hiện đại của tình thương

14/04/20205:56 SA(Xem: 7502)
Sự hiện đại của tình thương

SỰ HIỆN ĐẠI CỦA TÌNH THƯƠNG
Nguyễn Thế Đăng

may atm nha gao yeu thuongMột máy ATM Gạo ở Hà Nội nhả gạo yêu thương. Thể hiện tinh thần ba-la-mật, bố thí mang ý nghĩa của ‘tam luân không tịch’ nghĩa là 3 không (không thấy người cho, không thấy người nhận, và không thấy vật cho) và được luân chuyển liên tục, không dứt. Xin cảm ơn người sáng chế máy, người chế tạo máy và người tặng gạo - Chắc bà cụ già này không biết các vị này và các vị này cũng không biết bà cụ già này là ai, thật tuyệt vời. (BBT) Ảnh: Internet


Buổi sáng. Một con đường dài chưa đến một cây số, rộng chỉ đủ cho hai chiếc xe hơi tránh nhau, ở một nơi ngoại ô thành phố.

Vài bà mẹ chở con đi học, con ôm cứng mẹ, nói với mẹ và mẹ vừa nhìn thẳng đằng trước vừa trả lời. Những người lớn tuổi chạy chầm chậm nhìn trước nhìn sau khi qua đường. Người đi chợ cười với người ngồi bán trên vỉa hè. Những anh công nhân vào tiệm cà phê, tán gẫu trước khi vào ca. Người ta biểu lộ sự thân quen, thậm chí thân mến với nhau.

Trên vỉa hè, hai vợ chồng quét dọn cẩn thận, như quét dọn nhà của mình, để dọn rau trái, được chăm sóc tươm tất. Đây chỉ là nơi bán tạm, chưa biết bị đuổi lúc nào. Một chiếc võng treo trên tường bên kia đường, không choán chỗ ai. Sự nhường nhịn, sợ làm phiền người khác, sự muốn làm vui lòng người khác chiếm ưu thế ở đây.

Thì ra, một khoảng đường nhỏ này, sở dĩ hoạt động được, sinh hoạt được, là nhờ thiện cảm, thiện ý với nhau, nhờ tình thương, dù ở mức độ sơ đẳng nhất.

Thử tưởng tượng, nếu một phần tư số người ở đây thù ghét nhau, người bán hàng này cứ ‘chơi xấu’ người bán bên cạnh, người lái xe trước cứ cố tình cản trở người đi sau, có người cố tình liệng đá ra đường cho người khác té, để xe trước cửa quán ăn khiến người lấy xe ra không được, người muốn vào không xong… Chỉ một phần tư số người ghét nhau trên con đường nhỏ này, tất cả sẽ lộn xộn, bế tắc, có khi đánh nhau…

Nhìn rộng, hóa ra cả thành phố này, và cả thế giới này đang sinh hoạt, đang sống động là nhờ có tình thương, có thiện ý tối thiểu của đa số người. Đời sống đang vận hành khắp nơi, không tắc nghẽn, không hỗn loạn là nhờ sự tôn trọng, thân mến, tình thương vốn có ở mức căn bản của mỗi con người.

Động cơ bình thường khiến đời sống này vận hànhtình thương. Hẳn có người bi quan hơn, nói rằng, động cơ chính của đời sốngtham lam, sân hận, si mê ích kỷ…, những tình cảm tiêu cực. Nhưng chỉ nhìn sơ qua, nơi mỗi con người cũng như nơi xã hội, dù chưa có pháp luậtgiáo dục, những tình cảm tích cực, tình thương, vẫn chiếm ưu thế. Còn nếu nhìn sâu hơn, tham, sân, si chỉ là tình thương bị định hướng sai, thay vì mở ra với người khác và thế giới, thì lại quay về tập trung vào ‘cái ta và cái của ta’. Từ đó mọi tình cảm tiêu cực phát sanh.

Sigmund Freud đã quan niệm rằng libido (năng lực tình dục) là cái nền tảng điều hànhquy định mọi hành viý thứcvô thức của con người. Đối với phân tâm học của Freud, nền tảng của đời sốngtình dục. Nhưng phải thấy rằng năng lực tình dục chỉ hoạt độngthân thể và phần thấp của ý thức. Trong khi đó, tình thương hoạt động trong toàn bộ thân tâm của con người, từ phần thấp nhất đến phần cao nhất. Cả hai, tình dụctình thương, đều có những đặc tính giống nhau: mở mình ra để đến với một đối tượng, tìm cách kết hợp và hợp nhất với đối tượng đó. Như thế có thể thấy rằng tình dụctình thương hoạt độngthân thể bản năng và phần ý thức cấp thấp. Chính vì năng lực tình dụctình thương ở cấp thấp mà nó có thể chuyển hóa, thăng hoa, để cho con người có thể chuyển hóa, thăng hoa.

Tình thương, hơn cả luật lệ, hơn cả những sự điều hành bằng hành chánh, hơn cả sự sản xuất, buôn bán, đang điều hành một xã hội. Cái quyết định trong tương quan giữa tôi và một người bất kỳ nào đó, không có mối quan hệ giai cấp, kinh tế, chính trị nào, cái điều hành quan hệ ngoài mọi lợi lộc, mọi quyền hành này là tình thương.

Chính tình thươngđộng lực căn bản cho mọi hoạt động xã hội. Ai cũng biết một doanh nghiệp thành công là khi doanh nghiệp đó nghĩ đến người tiêu dùng hơn là nghĩ đến số tiền lời của mình. Không có nhà sản xuất nào sống nổi nếu cứ bỏ những chất độc hại vào thực phẩm, chế tạo ra những dụng cụ chỉ chạy vài tháng rồi hư… Hóa ra cạnh tranh ngày nay là cạnh tranh về trách nhiệm, cạnh tranh về lương tâm, cạnh tranh về tình thương đối với xã hội. Hóa ra sức mạnh của kinh tế thị trường là lòng tốt đối với khách hàng, tình thương đối với xã hội.

Chính sự sáng suốttình thương, tuy là cái khó thấy nhất, đang điều hành xã hội. Và một người lãnh đạo, một người dẫn đường, phải biết điều đó. Một người lãnh đạo xứng đáng nhất là người có nhiều sáng suốt nhất và nhiều tình thương nhất.

Tình thương là nền tảng cho sự vững bền và phát triển của một quốc gia. Bài học lịch sử mới đây của thế kỷ 20 cho chúng ta thấy điều đó. Những hình thức tổ chức xã hội, dù có được trang bị bằng những lý thuyết hay ho, được điều hành bởi những người thông minh hạng nhất thế giới, được dựa vào những dân tộc và lãnh thổ chẳng kém ai, nhưng chỉ vì thiếu cái căn bảntình thương mà đã bỏ cuộc khỏi đường đua của thế giới. Những quốc gia còn lại, đã thoát khỏi những thử thách cực kỳ khắc nghiệt của thế kỷ 20, không phải vì thông minh hơn, kỷ luật hơn, giỏi kỹ thuật hơn, mưu kế hay hơn… mà vì đã chú trọng vào tình thương con người hơn.

Một quốc gia như nước Pháp, trong thế kỷ 20, các nhà văn, các triết gia và cả các nhà khoa học, đều nhắc rất nhiều đến những từ chủ nghĩa nhân bản, chủ nghĩa nhân vị, nhân loại trung tâm… Một triết gia hiện sinh vô thần như J.P. Sartre cũng đặt cho triết lý của mình là một chủ nghĩa nhân bản (Chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản, 1946). Chắc hẳn mọi con người trí thức của Pháp đều quan niệm rằng phát triển để làm gì nếu không phải vì con người, và động cơ để phát triển là tình thương cho con người?

Phát triển là phát triển tình thương, văn mình là nhiều tình thương hơn. Tất cả những giải Nobel Văn chương, chưa kể đến những giải Nobel Hòa bình, có một tác giả nào không cổ vũ cho tình thương, có một tác giả nào cổ vũ cho thù hận, chiến tranh, cho sự ghét bỏ, giết hại, trộm cướp, tà dâm, dối trá, và say sưa mất tự chủ? Và tính cả những Nobel Khoa học, có phải họ đều có tình thương hơn người bình thường chúng ta? Tình thương nâng cấp con người và làm con ngườigiá trị hơn, nhiều tính người hơn.

Vì là nước mới thoát khỏi chiến tranh, nghèo đói, phần đông chúng ta cứ nghĩ văn minh là có nhiều đồ dùng hơn. Điều đó chỉ đúng một phần. Thực sự, văn minh là có nhiều tình thương hơn, sự sáng suốt hơn. Những nước hiện thời được gọi là phát triển cao đều cho chúng ta thấy rõ điều đó.

Kinh tế không phải là sự bóc lột, lợi dụng, dù là bóc lộtlợi dụngluật pháp. Kinh tế chỉ đúng ý nghĩa của nó khi có tình thương. Chính trị không có tình thương thì không thực hiện được chức năng đích thực của nó, là phục vụ dân chúng.

Tình thương thì nằm ngoài mọi khoa học, vì chẳng có ngành khoa học nào cân đo đong đếm được tình thương nơi một con người. Công thức E=mc2 nổi tiếng chỉ có thể tạo ra năng lượng từ những lò phản ứng nguyên tử, nó không thể tạo ra tình thương. Nhưng tình thương lại là cái làm cho con người có nhiều tính người hơn, hoàn thiện hơn, là nền tảng để con người sống, để có xã hội con người. Tình thương thì nằm ngoài mọi khoa học, nhưng nằm trong Phật giáo.

Thế nên, mỗi ngày chúng ta cần thực hành tình thương trong thân khẩu ý của mình, như quán từ bi chẳng hạn. Có tình thương, chúng ta có hòa bình và an vui trong tâm. Đây là số vốn để sống cho mỗi cá nhân và là số vốn xã hội mà ai cũng có thể đóng góp cho quốc gia, dân tộc… bất kể già trẻ, giàu nghèo, học ít học nhiều… Đến khi nào, tình thương trở thành một thực tại cụ thể, như hơi thở, như sự vật, như đời sống, lúc đó chúng ta sẽ biết ý nghĩa đời sống là gì, ý nghĩa của người khác là gì, ý nghĩa của thế giới là gì, và ý nghĩa của sự hiện hữu của chúng ta trên cuộc đời phù du này là gì.

Nguyễn Thế Đăng | Văn Hóa Phật Giáo Số 129 ngày 15-3-2011



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/11/2012(Xem: 21354)
22/04/2018(Xem: 11599)
09/04/2013(Xem: 35333)
10/04/2017(Xem: 11698)
11/04/2017(Xem: 20610)
07/05/2015(Xem: 14043)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?