1. Bình Tĩnh Đối Diện Với Sợ Hãi

14/07/20204:51 CH(Xem: 4262)
1. Bình Tĩnh Đối Diện Với Sợ Hãi
THỰC HÀNH "TÂM VÔ ÚY, HẠNH TỪ BI"
ĐẨY LÙI ĐẠI DỊCH 
Drukpa Viet Nam 

BÌNH TĨNH ĐỐI DIỆN VỚI SỢ HÃI

Tâm chấp ngã của chúng ta luôn tìm kiếm cảm giác an toàn, vì thế bệnh tật và cái chết trở thành nỗi sợ hãi lớn ám ảnh to lớn đối với phần lớn mọi ngườiTuy nhiên, đạo Phật dạy rằng bản chất của đời sống luân hồi là luôn thay đổi vô thường, có già, có bệnh, có chết. Chúng ta cần hiểu và chấp nhận sự thực là đời sống thế gian vốn luôn có sự sợ hãibất an. Để bình an trước mọi hoàn cảnh, chúng ta cần chấp nhận sự vô thường, biến dịch của cuộc sống. Nếu khăng khăng không chịu nhìn ra sự thực này, chúng ta chỉ làm gia tăng những khổ đau không cần thiết.  

Sợ hãi thường dẫn đến tâm lý bế tắc, khủng hoảng và càng tạo ra thêm nhiều tư tưởng, tình cảm tiêu cực thay vì giúp chúng ta biết tùy duyên hành xử. Vì thế, tốt nhất bạn hãy trực diện nhìn thẳng vào nỗi sợ hãi một cách cởi mở và thành thật, không chối bỏ nhưng cũng đừng để nỗi sợ hãi níu chân, ngăn cản bạn nỗ lực tìm ra các giải pháp đúng đắntrí tuệ để vượt qua khó khăn chướng ngại.

Chúng ta cần hiểu sợ hãi là một phần của cuộc sống. Khi sợ hãi một điều gì, chúng ta nên chuyển nỗi sợ hãi thành một bài học. Đó sẽ trở thành một trải nghiệm tuyệt vời - là một nguyên nhân dẫn đến giải thoát. Nếu chạy trốn tức là chúng ta trốn khỏi hoàn cảnh hiện tại. Điều này thực sự không tốt. Sống trí tuệ là biết sống tỉnh thức trong hiện tại và tìm giải pháp chuyển hóa những nghịch cảnh xung quanh mình.

Cách hiệu quả nhất để hiểu và đối mặt với nỗi sợ hãi của chúng tatrở về với tình yêu thươngtâm bi mẫn. Không có gì mạnh mẽ hơn tình yêu thương! Đó là nguồn sức mạnh lớn nhất trên thế giới này và chính nó sẽ đem lại cho chúng ta sự chữa lành và vô úy tự tại.

5 điều tâm niệm đối trị sợ hãi

Cuộc sống hiện đại đầy rẫy những rủi ro khó lường khiến con người luôn phải sống trong sợ hãi. Chúng ta có biết bao nhiêu nỗi sợ hãi mơ hồ, như sợ thất bại, sợ bị mất người thân, sợ bị coi thường… nhưng có lẽ bệnh tật và cái chết là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với phần lớn mọi người


Đạo Phật dạy rằng bản chất của đời sống luân hồi là luôn thay đổi vô thường, và không thể dự đoán trước. Chúng ta không thể biết điều gì sẽ xảy ra và sự mù mờ ấy gieo mầm cho những nỗi lo sợ trong tâm.

 

  Bởi vậy, đời sống thế gian vốn luôn có sự sợ hãibất an. Điều quan trọng là chúng ta không để nỗi sợ hãi trở nên mất kiểm soát, chế ngự chúng ta, tạo ra nhiều tư tưởng, tình cảm tiêu cực và khiến cho cuộc sống trở nên bế tắc. Chỉ cần hiểu và chấp nhận sự thật này, nỗi lo sợ của chúng ta sẽ vơi bớt phần nào.
 

Bài học về vô thường tưởng là đã cũ mèm nhưng vẫn còn nguyên giá trị, bởi chừng nào nó chưa thấm vào máu thịt tim óc mình thì chúng ta sẽ còn lặp lại những sai lầm cũ, còn sợ hãi khổ đau.

 

Những chồi non nảy lộc thành lá xanh, rồi lại đổi màu trước khi rơi rụng, ánh sáng từng thời khắc cũng đổi thay và suy nghĩ cũng theo dòng chảy vô thường miên viễn. Kể từ khoảnh khắc chào đời, chúng ta liên tục già đi theo mỗi phút giây nhịp thở. “Bạn” của ngày hôm nay không còn là “bạn” của ngày hôm qua và cũng không phải là “bạn” khi thơ bé. 

 

Cho dù chúng ta cố gắng bám víu vào những gì được cho là chắc thật thì cuộc sống về bản chất vẫn luôn là một ẩn số vĩ đại. Nếu biết nhìn nhận nỗi sợ hãi và bất trắc từ một góc độ khác, chúng ta nhận ra sợ hãi là một phần của cuộc sống và trong sự vô thường biến dịch ẩn chứa cả những điều ngạc nhiên thú vị!

 

“Năm điều tâm niệm” dưới đây là bài quán giúp chúng ta thoát khỏi nỗi sợ hãi. Những sự thật này nhắc nhở chúng ta về bản chất vô thường của cuộc sống và cho chúng ta sự tỉnh táo đối diện nghịch cảnh.

1. Chúng ta không thể trốn chạy được tuổi già.

2. Bệnh tật là điều không thể tránh khỏi trong cuộc đời.

3. Cái chết tất yếu sẽ xảy ra.

4. Vạn pháp thế gian đều tuân theo lẽ vô thường. Những đối tượng ta yêu quý cũng vậy - một ngày nào đó, họ cũng sẽ rời xa ta.

5. Thứ duy nhất mà ta sở hữu là những suy nghĩ, lời nói và hành động của mình. Chúng ta không thể thoát khỏi ba nghiệp thân khẩu ý mình đã tạo nên; đó là nguyên nhân của mọi hạnh phúc khổ đau.

 
Đó là những chân lý đơn giản giúp phá bỏ bức tường dày của những bao biện cho việc chúng ta không dám đối diện với sợ hãi, cố gắng duy trì hiện trạng cuộc sống thay vì sẵn sàng thay đổi. 
 

Khi hiểu và biết chấp nhận vô thường, tâm bạn sẽ có được khả năng linh hoạt, không còn bị mắc kẹt trong những bám chấp của sợ hãi. Cho dù hoàn cảnh có xảy ra tồi tệ đến mức nào, bạn vẫn có thể nhìn vào mặt tích cực của nó, chấp nhận nó như vốn có và nhận ra những cơ hội của hạnh phúc đang ẩn chứa và chờ bạn khám phá. Bạn thấy mình là người làm chủ cuộc đời, có quyền thay đổi cũng như có trách nhiệm với số phận và hoàn cảnh của chính mình. Bạn có thể loại bỏ những hỗn loạn tạp niệm, tạo cho mình một chương mới trong trang sách cuộc đời.

Làm bạn với nỗi sợ hãi

Sợ hãilo lắng là một phản ứng tâm lý tự nhiên của con người trước một nguy cơ. Một liều lượng ‘lo sợ’ vừa đủ có thể trở thành động lực giúp chúng ta tiến bước, kết nối với tình cảm thay vì luôn hành xử duy lý trí

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ những ‘nguy cơ’ khiến chúng ta lo sợ đa phần là do tâm của mình phóng chiếu, tô vẽ nên. Kết quả là, chúng ta luôn phải ở trong tình trạng lo lắng, bất an không cần thiết và uổng phí rất nhiều năng lượng. Khi đó, lo sợ trở thành rào cản chúng ta trên con đường hạnh phúc

Khi nỗi lo sợ xâm chiếm, chúng ta không thể đưa ra những quyết định sáng suốt. Hành động vì sợ hãi thái quá thường gây ra đổ vỡ và để lại tiếc nuối. Nhiều cảm xúc tiêu cực như sân giận, đố kỵ của chúng ta đôi khi bắt nguồn từ chính nỗi sợ của mình, sợ bị mất mát, thua thiệt…

Để vượt qua nỗi sợ hãi, đầu tiên chúng ta cần hiểu rằng sợ hãi là một phần của cuộc sống. Chúng ta không nên né tránh nỗi lo âu sợ hãi. Nhiều người dùng men rượu, tiệc tùng để trốn chạy nỗi sợ, có kẻ lại thu mình lại, xa lánh mọi người. Đó là những cách làm sai lầm chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề.

Để đối trị với lo âu, hãy làm bạn với cảm xúc 

Lo âusợ hãi phá vỡ sự cân bằng và bình an trong tâm, nhưng thay vì cố gắng kìm nén hoặc phớt lờ chúng đi, chúng ta cần đối diện với nó. Hãy chấp nhậnkiên nhẫn với những nỗi sợ của chính mình. Chúng ta thường cho rằng chấp nhận có nghĩa là đầu hàng, là từ bỏ. Song chấp nhận chính là sức mạnh vĩ đại của tâm an lạc

Đó chính là bài tập giúp chúng ta mở rộng tỉnh thức để bao dung với những thiếu sót của mình. Thay vì phán xét để khiến cho mọi thứ thêm nặng nề - chúng ta cần tập cách nhẹ nhàng chấp nhận những thiếu sót của mình. Điều này như thể bạn đang biến kẻ thù của mình thành một người bạn, và bạn sẽ nhận ra rằng kẻ thù ấy vốn không đáng sợ như bạn tưởng. 

Nhận biết mỗi khi nỗi lo âu khởi sinh là cách hữu hiệu để chúng ta có thể dễ dàng xả bỏ nó. Vì vậy, khi bạn cảm thấy bất an lo lắng, đừng tìm cách trốn chạy và để cảm xúc ấy cuốn mình đi. Hãy dừng lại một giây, tạo ra khoảng trống giữa bản thân mình và cảm xúc. Khi tỉnh thức nhận diện rõ những xúc tình phiền não trong tâm, bạn sẽ nhận ra rằng, những xúc tình này vốn chỉ là những trạng thái nhất thời của tâm, đến rồi đi, như những đám mây trên bầu trời hay gợn sóng trên mặt hồ, chứ không tồn tại bất biến

Nỗi lo sợ không phải là bạn, bạn chỉ đang trải nghiệm nỗi sợ mà thôi. Chúng ta không đồng hóa mình với nỗi sợ hãi và bám chấp vào đó. Làm được như vậy bạn đã nhận được một trong những bài pháp vĩ đại nhất của cuộc sống.

Tri ân nỗi sợ hãi

Hơn nữa, chúng ta nên tri ân cả những xúc tình phiền não hiện khởi trong tâm vì chính xúc tình làm những trải nghiệm của ta thêm phong phú, giúp chúng ta có thể kết nối với mọi người và đem lại cho chúng ta nhiều bài học ý nghĩa, dù là khổ đau và cay đắng.

Nếu có thể nhìn nhận sợ hãi, lo âu từ một góc độ khác, bạn sẽ thấy nó ẩn chứa điều gì đó hết sức hứng khởi, là điều chúng ta thực sự muốn làm trong cuộc đời. Bởi lẽ nỗi sợ hãi thường gắn liền với hy vọng, chúng ta sợ kết quả tiêu cực, cũng giống như chúng ta hy vọng vào kết quả tích cực. Trong nỗi sợ luôn tiềm ẩn niềm hạnh phúc hy vọng, nơi chúng ta e ngại thất bại, đổ vỡ cũng chính là nơi tiềm ẩn khả năng thành công

Hiểu được bản chất của nỗi lo sợ, chúng ta sẽ nhận ra rằng đó có thể là những tấm biển báo giúp chúng ta hiểu mình, trưởng thành hơn và làm điều mình thực sự mong muốn trong cuộc đời.

Người can đảm không phải là người không hề biết sợ, mà biết cách sống hòa hợp và làm chủ nỗi sợ hãi.






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.