Ai lấy đức tin của con?

29/08/20201:00 SA(Xem: 10040)
Ai lấy đức tin của con?

AI LẤY ĐỨC TIN CỦA CON?
Vô Trí

 

ton-gia-a-nan-da-1634-1648Câu chuyện kể lại, được ghi chép rất rõ ràng trong “Trưởng lão Tăng kệ”, đề cập đến cuộc đời vĩ đại của Tôn giả A-nan.

“Tôn giả A-nan có lòng kính quý và rất thân thiết với Tôn giả Xá-lợi-phất. Cả hai thường đồng hànhhoàn tất những phận sự mà Đức Như Lai giao phó. Cả hai cũng thường đàm đạo, chia sẻ và yểm trợ nhau trên con đường tu học, hành đạonuôi dưỡng đồ chúng. Thế rồi, khi hay tin Tôn giả Xá-lợi-phất từ trần vào cõi Niết-bàn, Tôn giả A-nan không khỏi tiếc thương, bần thần, ngập tràn đau buồn.

Bấy giờ, Đức Phật hỏi:

Này A-nan! Xá-lợi-phất qua đời có lấy đi của con vật gì không? Xá-lợi-phất có mang đi đức tin và sự hành trì của con không?

Bạch Thế Tôn, không ạ. Tôn giả A-nan trả lời.

Vậy tại sao con phải đau buồn khi biết một người đồng tu mà con yêu quý đã trút bỏ được gánh nặng của tấm thân ngũ uẩn, đã hoàn toàn không còn bị chi phối bởi sinh tử khổ đau. Điều ấy nên buồn chăng? Con nên chuyển hóa xúc cảm yếu mềm ấy, biến thành động lực để thực chứng Thánh quả. Vì chỉ có điều đó mới mang đến cho con bình an thật sự. Các pháp hữu vi đều vô thường. Nỗ lực tinh tiến cầu giải thoát sinh tử, đó mới là điều mà người đệ tử Như Lai cần hướng đến.

Nghe lời Tôn Sư chỉ dạy, Tôn giả A-nan trấn tỉnh và trở về trong chánh niệm.

***

Câu chuyện kết thúc tại đây nhưng mở ra cho người đọc cái nhìn đa chiều. Mỗi người hãy tự tìm câu trả lời phù hợp và lấy đó làm hướng đi cho mình. Đừng quá phụ thuộc vào một ai dù đó là bậc có uy tín, địa vịquyền thế. Chúng ta hãy sống với đức tin của chính mình, do chính mình tạo ra và do chính mình nuôi dưỡng. Chất liệu tạo nên từ sự thực tập chánh Pháp là cơ hội để nuôi dưỡng đức tin. Nương tựa vào mảnh đất của Tam bảo để hạt giống đức tin thêm vững chãi.

Không ai lấy đi đức tin của mình cả!

Vô Trí
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.