Bài 21- Tôi nguyện cầu sẽ loại trừ được tất cả mọi đam mê

07/09/20204:15 SA(Xem: 4659)
Bài 21- Tôi nguyện cầu sẽ loại trừ được tất cả mọi đam mê

LÝ TƯỞNG CỦA NGƯỜI BỒ-TAT
The Bodhisattva Ideal

***
Urgyen Sangharakshita
Hoang Phong chuyển ngữ


Chương III

Lời nguyện của người bồ tát

  

Bài 21

 Tôi cầu mong loại trừ được mọi thứ đam mê

 

            Lời đại nguyện thứ hai là: "Tôi nguyện cầu loại bỏ được mọi thứ đam mê" (passion/ dục vọng, thèm khát). Vậy các đam mê ấy là những gì, và phải làm thế nào để tiêu trừ chúng? Đam mê là một thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các thứ ô nhiễm tâm thần, chẳng hạn như tất cả các xúc cảm tiêu cực, các thể dạng tâm lý mang tính cách trói buộc (psychological conditionings/ các thúc đẩy, ý nghĩ hay xúc cảm vướng mắc dấy lên trong tâm thần), chẳng hạn như các thiển kiến và các ý niệm có sẵn (preconceptions/ preconceived ideas/ các ý nghĩ rập khuôn) (tiếng Pali gọi các thể dạng tâm thần ô nhiễm này là kilesa, tiếng Phạn là klesa, kinh sách Hán ngữ gọi là "phiền não" (?))

            Các đam mê này được sắp xếp theo nhiều bảng liệt kê nêu lên trong kinh sách. Trước hết là danh sách gồm "ba thứ cội rễ độc hại" (ba nguyên nhân chủ yếu nhất đưa đến sự tái sinh), biểu trưng bởi trục của chiếc bánh xe của sự sống, đó là vô minh, thèm kháthận thù. Danh sách thứ hai gồm năm chướng ngại ngăn chận việc thiền định, là: sự thèm khát phát sinh từ các cơ quan giác cảm (các sự thích thú tạo ra bởi các cơ quan cảm giác), ác tâm, bồn chồn (lo âu, bất an), lười biếng (buồn ngủ, đờ đẫn), hoang mang (do dự) (kinh sách Hán ngữ gọi năm thứ chướng ngại này là "ngũ triền cái"). Danh sách thứ ba gồm năm độc tố là các sự xao lãng, thèm khát, giận dữ, kiêu hãnh và u mê. Chữ độc tố là một thuật ngữ nói lên thật chính xáccụ thể năm thứ đam mê trên đây. Thật vậy khi một xúc cảm tiêu cực xâm chiếm tâm thức mình và nếu mình cứ để cho nó tung hoành thỏa thích, thì đấy là cách mà mình tự đầu độc mình. Sự đầu độc ở đây có thể hiểu một cách từ chương, bởi vì đôi khi chúng ta cũng có thể cảm thấy đau nhói trong dạ dày hoặc nơi tim.     

            Phương pháp hữu hiệu nhất để loại trừ các thứ đam mê là làm bật rễ các nguyên nhân tạo ra các thứ ấy. Thật hết sức hiển nhiên, nếu nguyên nhân bắt rễ từ trong tâm thức, thì phương pháp nhằm loại bỏ nguyên nhân ấy cũng phải xuất phát từ bên trong tâm thức, và đó cũng chính là phép thiền định.

                [Sau đây là .năm phép thiền định hóa giải năm thứ độc tố:]

            1- Liều thuốc hóa giải sự xao lãng (độc tố thứ nhất) - tức là tình trạng tâm thức nhảy hết chuyện này sang chuyện khác - là phép chú tâm dựa vào hơi thở.

            2- Phương pháp chống lại sự thèm khát (độc tố thứ hai) là cách suy nghĩthiền định về vô thường (những gì mình thèm khát đều phù du và vô nghĩa), cái chết, các khía cạnh ghê tởm của thân thểthức ăn (trang sức, phấn son, nước hoa, thời trang, thể dục... là để che dấu sự xấu xí, dơ bẩn, hôi hám của thân thể. Gia vị thơm tho, nấu nướng cầu kỳ là để che dấu máu me, thịt da và sự đau đớn của một sinh vật).

            3- Sự giận dữ (độc tố thứ ba) là một thứ độc tố gần như khá xa lạ đối với người bồ-tát, chẳng qua vì sự giận dữ là một thứ xúc cảm hoàn toàn đối nghịch lại với lòng từ bi. Do đó thật hiển nhiên liều thuốc hóa giải sự giận dữ sẽ là metta bhavana (lòng từ tâm vô biên. Trước những người có những lời xúc phạm hoặc cư xử xấu xa đối với mình, thì hãy nghĩ như thế này: "Biết đâu trong tâm họ chứa đầy những ý nghĩ u mê, các xúc cảm lo buồn, hận thù và đớn đau. thân xác họ đang mang các mầm mống bệnh tật; hoàn cảnh gia đình và sự sinh sống của họ đang gặp nhiều khó khăn... Đấy có thể là các nguyên nhân khiến họ đối xử tàn tệ với mình chăng? Biết nghĩ như thế một cách thành thực, thì sự giận dữ của mình sẽ trở thành vô nghĩabiến thành tình thương yêu vô biên, "metta bhavana").

            4- Kiêu căng tự phụ (độc tố thứ tư)xu hướng cảm thấy mình trội hơn kẻ khác, xu hướng hay cảm tính đó sẽ tách rời mình ra khỏi kẻ khác, và đó cũng chính là cảm tính tiêu biểu nhất của cả "thế giới con người" (câu này rất sâu sắc , có thể hiểu dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Có những quốc gia tự coi mình là trung tâm của thế giới, có những dân tộc tự nhận mình thông minh hơn các dân tộc khác, hoặc văn hinh hơn, giàu có hơn, màu da thơm tho và sạch sẽ hơn, hoặc một người xinh đẹp cao lớn cũng có thể tỏ ra thương hại kẻ khác. Dưới một góc nhìn bao quát hơn thì con người từ trong thâm tâm tự xem mình là trung tâm của cả vũ trụ, là tác phẩm độc đáo của Thượng đế, có quyền giết các sinh vật khác để nuôi dưỡng mình, có quyền khai thác thiên nhiên như là một sự sáng tạo với mục đích phục vụ con người. Tóm lại kiêu căng và tự phụ là một trong số các nguyên nhân gây ra đủ mọi thứ khó khăn trong sự sinh hoạt xã hội, chẳng hạn như kỳ thị, ích kỷ, khinh miệt, hoặc rộng lớn hơn là các sự xung đột và chiến tranh). Theo Đức Phật, so sánh vị thế của mình với kẻ khác, dù là dưới hình thức nào (trội hơn, kém hơn hay ngang hàng) đều phản ảnh một sự kiêu hãnh (pride/ kiêu căng, khoe khoang) (tỏ ra kém hơn kẻ khác đôi khi cũng là một sự nhún nhường giả tạo, một hình thức che giấu cảm tính khinh miệt kẻ khác, điều đó khác hẳn với sự khiêm tốn là cách thú nhận khả năng hiểu biết còn giới hạn của mình. Thế nhưng cũng có những người chủ tâm tự hạ thấp mình một cách cách quá đáng, từ lời nói đến cử chỉ, điều đó cũng không nhất thiết là một sự khiêm tốn mà có thể là một sự yếu đuối. Sự khiêm tốn, kín đáo, quên đi chính mình là một phẩm tính đáng quý, nhưng không nên để phẩm tính đó trở thành một cung cách hành xử đè bẹp chính mình. Bước vào con đường Phật giáo cần có một sự tự tin và ngay thẳng, đối với chính mình và cả kẻ khác.). Chủ trương bình đẳng (egaritarianism/ một học thuyết chủ trương sự ngang hàng tuyệt đối giữa tất cả mọi người trong các lãnh vực chính trị và xã hội) và sự nhún nhường giả tạo là các hình thức kiêu hãnh. Liều thuốc hóa giải tính kiêu căng và tự phụ nêu lên trong kinh sách là phép thiền định về sáu thành phần: đất, nước, lửa, không giantri thức, biểu trưng bởi hình dạng của một bảo tháp (stupa). Chúng ta có thể thiền định về sự kiện sáu thành phần không phải là "của mình" mà là của vũ trụ, sau khi chết phải hoàn trả lại cho vũ trụ (chúng ta thường nghĩ rằng thân xác mình gồm đất, nước, lửa, khí tức là "tứ đại" mà mình sẽ phải hoàn trả cho thiên nhiên sau khi chết, thế nhưng thật ra ngoài bốn thành phần đất, nước, lửa, khí, chúng ta còn phải trả cả cái khoảng không gian mà thân xác mình chiếm giữ trước đây, kể cả những gì dấy lên bên trong tâm thức mình, từ xúc cảm đến tư duy, từ yêu thương đến giận dữ, từ bám víu đến ghét bỏ..., nói chung là tất cả các sự sinh hoạt tâm thần, và đấy cũng chính là tri thức mình. Độc giả có thể xem thêm về chủ đề này trong bài giảng thứ 9 trong loạt bài "Thiền định là gì" của nhà sư  Sangharakshita trên trang mạng Thư Viện Hoa Sen : https://thuvienhoasen.org/p21a33058/5/bai-9-cach-bieu-trung-ve-nam-thanh-phan-trong-cac-stupa ).

            Chúng ta đều hiểu rằng [sự sinh hoạt của] tri thức liên quan đến các cơ quan giác cảm (các cảm nhận của các cơ quan cảm giác sẽ làm phát sinh ra các sự nhận thức, xúc cảm, tư duy, tác ý... bên trong tâm thức). Thế nhưng khi chúng ta không còn giữ được thân xác vật chất nữa (tức là lúc cái chết xảy ra) thì tri thức sẽ ra sao? Chúng ta sẽ dần dần tách rời khỏi các cấp bậc tri thức liên hệ với thân xác vật chất và hướng vào các cấp bậc tri thức càng lúc càng cao hơn. Khi thân xác vật chấtkhông gian mà nó chiếm hữu trước đây không còn nữa, thì lúc đó tri thức cũng sẽ không còn cách nào để có thể kết hợp với các thứ ấy như trước đây nữa. Vậy nếu không còn một khoảng không gian quy định rõ rệt nào để tri thức kết hợp với nó, thì khi đó nó sẽ có thể kết hợp với không gian phi giới hạn, một bầu không gian vô tận. Một khi không còn một ranh giới nào ngăn chận và cũng không còn một thân xác vật chất nào để nó tự nhận diện, thì tri thức sẽ không còn cách nào khác hơn là hướng ra bên ngoài chính nó và tỏa rộng đến vô tận.

            Cách thiền định trên đây sẽ giúp chúng ta đạt được điểm tột đỉnh của phép luyện tập này, tức là thực hiện được cấp bậc sâu xa nhất của cái chết tâm linh (tức là sự chấm dứt tuyệt đốivĩnh viễn của cái tôi hay cái ngã). Điều đó có nghĩa là tri thức cá thể chết bên trong tri thức toàn cầu, nói một cách khác là tri thức cá thể đã thực hiện được thể tính (identity) vô tận của nó, để cùng hòa nhập vào thể tính vô tận của tri thức toàn cầu (có thể hiểu là dòng tri thức nguyên sinh mang bản chất không gianthời gian vô tận của một cá thể đã hòa nhập vào bầu không gianthời gian không khởi thủy cũng không chấm dứt của toàn thể vũ trụ).

 

            Thời điểm giúp cảm nhận được tri thức toàn cầu chính là lúc xảy ra cái chết. Trên nguyên tắc, dù đang sống hay sau khi đã chết cũng vậy, chúng ta không thể nào hình dung được sự cảm nhận đó sẽ là như thế nào (sự hòa nhập của tri thức nguyên sinh vào tri thức toàn cầu - cũng có thể hiểu là sự hòa nhập vào "nirvana"/niết bàn" của tri thức nguyên sinh -  sẽ xảy ra như thế nào thì không thể biết trước được, dù mình còn đang sống hay sau khi chết). Người ta nghĩ rằng đấy là lúc mà tất cả các biên giới ngăn chận tri thức đều tan biến hết, hoặc cũng có thể liên tưởng đến hình ảnh một giọt nước rót vào đại dương (sự hòa nhập của tri thức nguyên sinh của một cá thể vào tri thức vô tận của vũ trụ cũng tương tự như một giọt nước rơi vào đại dương tan biến trong nước của đại dương. Dầu sao cũng không nên hiểu một cách quá từ chương hình ảnh ẩn dụ đó, đấy chỉ là một cách gợi ý cho sự tưởng tưởng của mình mà thôi). Điều chủ yếu là chỉ cần tạo ra cho mình sự cảm nhận về thể dạng tỏa rộng vô tận đó của tri thức mình. Dầu sao cũng hết sức khó mô tả sự kiện đó, bởi vì sự cảm nhận vẹn toàn về tri thức vô tận chính nó cũng là sự Giác ngộ (chúng ta không thể nào hình dung hay biết trước được sự Giác ngộ sẽ là thế nào, mà chỉ có thể cảm nhận được nó một cách trực tiếp đúng vào lúc nó xảy đến với mình trong khi thiền định, hoặc trong lúc xảy ra cái chết tâm linh). Hơn nữa tri thức vô tận hoàn toàn trống không, không phải là một thực thể nào cả và cũng không phải là một cái gì cả. Vũ trụ vật lý không nằm ra bên ngoài tri thức vô tận, thế nhưng nó không hề áp đặt một biên giới nào hay tạo ra một chướng ngại nào cho tri thức giác ngộ.

            Phép luyện tập về sáu thành phần trên đây là cách loại trừ các thúc đẩy mang xu hướng quay lại với cái tôi/cái ngã của mình, và đồng thời cũng là cách làm tan biến ý niệm về cá tính (individuality) của mình, với ý nghĩa thu hẹp của nó (có nghĩa là "cái tôi" của mình), và cũng là phương pháp hóa giải độc tố kiêu hãnh (tức độc tố thứ tư)

            5- Độc tố thứ năm là vô minh tâm thần (tình trạng u mêlầm lẫn tâm thần khiến mình không trông thấy bản chất đích thật của mọi hiện tượng), nói một cách khác là thái độ chối bỏ không chấp nhận hiện thực [đúng với bản chất đích thật của nó] (mà chỉ trông thấy hiện thực xuyên qua các sự mong muốn và các xung năng sâu kín của mình). Qua một góc nhìn khác thì đấy là độc tố căn bản nhất, chất liệu sơ khởi nhất, làm phát sinh ra các độc tố khác. Liều thuốc căn bản nhằm hóa giải độc tố đó là phép thiền định về các khoen móc nối mang tính cách trói buộc (linhks of conditioned co-production, tức là dây chuyền nguyên nhân - hậu quả đưa đến sự tái sinh). Phép thiền định này sẽ giúp chúng ta nhận thấy tình trạng vô minh của mình chính là nguyên nhân tạo ra chuỗi dài các sự kiện liên kết và níu kéo nhau. (12 trong số các sự kiện này sẽ liên kết với nhau tạo ra một sự xoay vần bất tận của sự sống, kinh sách Hán ngữ gọi 12 sự níu kéo này là "Thập nhị nhân duyên". Sự níu kéo và xoay vần bất tận đó được biểu trưng bởi hình ảnh một chiếc bánh xe gọi là "Bánh xe của sự sống" - xin xem hình 1, 2 và 3 dưới đây).

 

 H.1 

 H.2  H.3

 

H.1 : "Bánh xe của sự sống" còn gọi là "Bánh xe luân hồi" biểu trưng cho sự lôi léo của 12 nguyên nhânhậu quả (thập nhị nhân duyên) tạo ra sự xoay vần bất tận sự sống của mỗi cá thể. Vị thần linh hung tợn ôm chiếc bánh xe biểu trưng cho tình trạng khổ đau của sự hiện hữu. Góc trên bên phải là Đức Phật đang trỏ ngón tay vào mặt trăng ở góc bên trái, nói lên là có một phương pháp giúp thoát ra khỏi sự xoay tròn của chiếc bánh xe và sự kiềm tỏa của vị hung thần.

H.2 : Hình chi tiết của khung cao nhất thuộc vòng tròn ngoài cùng, cho thấy một cụ già mù lòa chống gậy, biểu trưng cho vô minh, và cũng là nguyên nhân đầu tiên của chuỗi dài níu kéo đưa đến sự tái sinh.   

H.3 : Hình chi tiết của vòng tròn nhỏ nhất, biểu trưng cho trục bánh xe, nêu lên hình ảnh ba con vật cắn đuôi nhau và cùng nhau quay tròn: con heo tượng trưng cho vô minh, con rắn biểu trưng cho hận thù, con gà biểu trưng cho sự thèm khát (các con gà thường cắn nhau và tranh nhau ăn), (Các hình này là do người chuyển ngữ ghép thêm). 

 

            Tóm lại, chủ đích nêu lên năm thứ độc tố cùng với các liều thuốc hóa giải trên đây là để giúp chúng ta trông thấy các thể dạng tâm thần tiêu cực cần phải loại bỏ và cả các phương pháp để loại bỏ chúng (tức các phép thiền định nhằm hóa giải các thứ độc tố). Thế nhưng là những người mới bắt đầu bước vào con đường bồ-tát, chúng ta còn phải cần đến tất cả các phương tiện mà mình có, hầu giúp mình tiếp cận gần hơn với các phương pháp dứt khoát hơn trong việc loại bỏ các sự đam mê (bám víu, dục vọng, thèm khát) của mình. Các phương tiện này thật phong phú, và cũng đã được Phật giáo dự trù sẵn cho trường hợp của chúng ta (ẩn tu, tụng niệm, tham dự các khóa tu học, thực thi các nghi lễ, tập chủ động các tác ý, ngôn từ và hành động của mình, v.v.).

Tôi cầu mong chủ động được các dharma

            Đây là đại nguyện thứ ba trong số bốn đại nguyện: "Tôi cầu mong chủ động được tất cả các dharma" (câu này có nghĩa là khắc phục, am tường hay thấu triệt thật sâu xa tất cả/ các giáo lý Phật giáo). Chữ dharma trong lời nguyện trên đây nhất thiết có nghĩa là tất cả "các giáo huấn của Đức Phật" nêu lên trong tất cả các kinh sách, và các đường hướng giảng dạy của tất cả các học phái Phật giáo (câu này có nghĩa là người bồ-tát phải thấu triệt được tất cả các tông pháihọc phái Phật giáo từ Tiểu thừa đến Đại thừa). Người bồ-tát không  những phải thấu triệt căn bản giáo lý của tất cả các tông phái, trường phái, học phái, giáo phái khác nhau, mà còn phải nắm vững cả giáo lý của các tín ngưỡng khác và các nền triết học khác ngoài Phật giáo. Đấy là chưa nói đến các lãnh vực nghệ thuật và các ngành khoa học chủ yếu, nhất là các khoa ngữ học (rhetoric) và thi phú (prosody) thật cần thiết trong việc thuyết giảngtruyền đạt tư tưởng.  

            Chủ động được tất cả các dharma có nghĩa là đạt được các kinh nghiệm hiểu biết thật bao quát nhưng cũng thật sâu xa [về Đạo Pháp]. Trên nguyên tắc trong việc giúp đỡ kẻ khác, nhất là trong lãnh vực giảng dạy Dharma, nếu chúng ta càng có nhiều phương tiện và khả năng truyền đạt, thì việc giúp đỡ của mình cũng sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn. (Sangharakshita được nhiều người xem là một trong số các nhà sư uyên bác nhất trong thế kỷ XX, và ông cũng là một thi sĩ).  

Tôi cầu mong hướng dẫn tất cả chúng sinh phát huy được Phật tính

            Lời đại nguyện thứ tư: "Tôi cầu mong hướng dẫn tất cả chúng sinh phát huy được Phật tính", phản ảnh thật rõ rệt mục đích tối hậu trong việc tu tập của người bồ-tát. Qua tấm gương của bản thân mình và qua các cách truyền đạt trong yên lặng (trong sự kín đáo) của mình, người bồ-tát sẽ dần dần trở thành một người giảng dạy (một vị thầy).

            Tóm lại, bốn đại nguyện trên đây là cốt lõi của Đại thừa, kể cả của toàn bộ Phật giáo, bao gồm từ các nguyên tắc tu tập trong cuộc sống cho đến mục đích và các công trình thực hiện, phản ảnh toàn bộ đời sống tâm linh của người bồ-tát.

 

                                                                                    Bures-Sur-Yvette, 22.10.20

                                                                                     Hoang Phong chuyển ngữ

 

(hết chương III)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.