5. Pháp thiền thứ năm: Thiền khai phóng tâm

24/12/20203:01 CH(Xem: 5370)
5. Pháp thiền thứ năm: Thiền khai phóng tâm

TÂM THƯ THÁI
7 BƯỚC ĐI SÂU VÀO THIỀN ĐỊNH
Dza Kilung Rinpoche 

Huỳnh Văn Thanh dịch
Nhà xuất bản Hồng Đức

PHẦN HAI

Như đã nói trong phần Dẫn nhập, bốn pháp thiền đâu - xuất phát từ truyền thống Phật giáo Theravada - chủ yếu là nhằm huấn luyện cho tâm thức biết thư thái và tập trung. Bước thứ nhất là quan trọng để hiểu được cũng như đạt được sự ổn định trong các pháp thiền thứ năm, thứ sáu và thứ bày ở Phn Hai. Thật ra, có một sự quan hệ khăng khít giữa pháp thiền thứ tư - thiền quán - kết thúc Phần Một, với pháp thiền khai phóng tâm mớ đáu Phần Hai. Cả hai đều nhàm mục đích tiêu trừ khỏi tâm thức nhũng yếu tồ gây tán loạn đo các câu trúc theo thói quen xúc cảm và tinh thần của chúng ta, đóng thời cho phép chúng ta rộng mở đón nhận các trái nghiệm trí tuệ, mà việc nhận ra tinh không của vạn pháphết sức quan trọng. Nhưng cũng có sự khác biệt giữa hai phong cách thiền định. Thiền quán dùng cách tiếp cận mang tính chọn lọc hơn, đồng thời tập trung vào vịệc nhìn thấu bản chất của các trình hiện ở ngoại giớinội tâm, đồng thời trải nghiệm tính không của chúng khi chúng khởi sinh trong trạng thái quán sát đầy thư thãi. Trái lại, thiền khai phóng tâm nhâm vào việc bẻ gãy tất cả các rào cán và phân biệt, đồng thời mở rộng đón nhận tính chất bất khả phần rộng mở, dung chứa toàn thể chúng sinh.  Bằng tâm từ ái cũng như thực chúng tinh không thông qua sự hiểu biết trực tiếp về sự khởi sinh có điều kiện của mọi sự vật và hiện tượng.

Nếu bạn đã khá quen thuộc với các pháp thiền ở Phần Một, những chì dần và mô tả trong ba pháp thiền sau đây sẽ trở nên có ý nghĩa, và bạn sẽ bước vào một cuộc trái nghiệm thư giãn tế vi hơn cũng như đây tinh khám phá hơn. Điều sẽ bất đàu trở nén rõ ràng hơn trước mót bạn là các chi dẫn có vẻ khá giống với nhũng gì bạn được nghe ở Phần Một - về sự cởi mở đón nhận, sự thoáng đãng, sự thư thái, năng lượng, hiện hữu, cảm hứng... - giờ đây còn có thêm một chiều kích mới nữa.

 


 

5. PHÁP THIỀN THỨ NĂM
THIỀN KHAI PHÓNG TÂM
Nhìn vào cả bên trong lăn bên ngoài một cách thoáng đãng hơn


Nói chung, có ba tầng bậc trong pháp thiền này. Thứ nhất, có mối tương quan cấp độ với ngoại giới - với thế giới vật chất, thế giới hữu hình. Làm cách nào chúng ta có thể tim ra con đường thoáng đãng và linh hoạt để hành động và hoàn thành các mục tiêu của mình? Làm thế nào chúng ta ứng xử với tất cả các tình huống trong cuộc sống bằng tấm lòng rộng mở? Kế đó là tầng bậc nội giới, tầng bậc mà toàn thể chúng sinh, chứ không phải chỉ có con người, phải quan hệ. Chúng tathể không nhìn thấy nó, nhưng tất cả  đều có những đấu tranh và những khó khăn tinh thần dẫn đến căng thẳng và sự cứng nhắc của đầu óc. Chúng ta hành sự cách nào với điều đó để mang đến tự docảm giác mở rộng đón nhận cho tâm thức? Hiện thời, nếu việc ứng dụng thái độ rộng mở vào các ứng xử với ngoại giới là điều quá khó đối với chúng ta, ít ra thì chúng ta cũng có thể làm giảm bớt sự căng cứng của trí não và tạo ra những thay đổi nho nhỏ, từng thứ một. Tầng bậc thứ ba là sự nhận biết tích cực, sự mở rộng đón nhận sâu xa nhất vốn vượt lên đầu óc duy niệm. Ở đây, chúng ta cho phép tâm thức hoàn toàn thoát khỏi lo âu hay phiền nấo. Đây là một cơ hội rất lớn, bởi vì, mặc dù thư giãn trong các sinh hoạt thường nhật, nhưng các kỹ năng và các chi tiếtchúng ta phải dồn tâm lực vào đó, lẫn phương cáchluân hồi phản ánh trong tâm thức, trong chừng mực nhất định, sẽ làm thu hẹp sức chú ý của chúng ta vào hành động. Nhưng, trong tầng bậc thâm sâu này, chúng ta có thể trải rộng hoàn toàn.

Đôi lúc có vẻ như thiền định có nghĩa là cố gắng làm một điều gì đó khác hẳn - là một điều gì đó khác hẳn. Nhưng thật ra thiền định không phải vậy. Những gì chúng ta thật sự đang cố gắng làm chính là những gì chúng ta đang là. chúng ta khám phá bản chất của tâm, thay vì cố gắng làm điều gi đó. Nhưng thường thường, chúng ta nhìn vào các suy nghĩcảm xúc của mình, và vật lộn với chúng, trong khi nghĩ rằng bản chất của tâm thức nằm đâu đó trong chốn ấy. Nhưng, theo giáo lý đạo Phật, bản chất của tâm không nằm trong những rối loạn; nó mênh mông, thoáng đãng và thuần khiết. Và khi được nối kết với bản chất của mình, với sự mở rộng đón nhân, chúng ta sẽ có cơ hội rất lớn để nhận ra rằng “Cảm giác này rất quen thuộc, nó là trạng thái thanh tịnh của tâm”. Bằng trực giác, chúng ta biết là mình đang ở nhà của mình.

 

 

Tâm khai phóng là gì?

Pháp thiền này mang quan điểm Đại thừa - sự khai mở của một tâm thức bao la, thoáng đãng, một trạng thái cực kỳ an nhiêntự tại, trạng thái của lòng bác áibao dung đối với toàn thể chúng sinh. Vạn pháp xung quanh chúng ta, trong môi trường của chúng ta, đều đơn giản như nó đang là. Chúng ta là một phần của nó, và chẳng có gì tốt cũng chẳng có gì không tốt trong quan điểm thiền định vô biên này. Cách nhìn như vậy làm nhạt bớt thiên kiến có thể sinh ra bất thiện nghiệp có hại cho bản thân lẫn cho tha nhân - một điều mà chúng ta phải nhớ và cẩn thận tránh. Chúng ta tìm thấy tinh thần cảm thụ nhiều hơn lẫn sự hài lòng với mối trường và với chúng sinh - đó là tâm thức khai phóng (open heart-mind meditation). Như chúng ta đã đọc trong Nhập bồ đề hạnh luận (Bodhicarỵăvatãra) của đại sư Tịch Thiên (Shantideva): “Chừng nào không gian còn tồn tạichừng nào chúng sinh còn cam nhẫn, cho đến lúc đó, cầu cho tôí vẫn còn giúp tiêu trừ cảnh khổ của tất cả chúng sinh”.

Thỉnh thoảng, chúng ta có thể cảm thấy mình không thể rộng mở đón nhận được, rằng “chuyện này không phải dành cho tôi”. Nhưng chúng ta cần sẵn lòng hơn và tin tưởng. Có thể sử dụng ví dụ là bàn ghế. Bạn có thể có bàn ghế thật sự đẹp, nhưng lại đang cất nó trong một căn phòng nhỏ. Việc này có thể gây ra những khó khăn. Tại sao? Không gian hạn chế như vậy không cho phép có đủ chỗ để bạn sử dụng và bày biện bộ bàn ghế đẹp của mình, và việc đó thậm chí có thể gây phiền phức. Bạn phải làm sao không bị va vào và bị thương vì chỗ sắc nhọn. Việc giữ một cái tâm khép kín và tự đề cao - một cái tâm chấp ngãchấp thủ - cũng như vậy. Các suy nghĩcảm xúc của bạn thường xung đột với nhau - va đập vào nhau.

Trong lúc thiền định, khi chúng ta thấy tâm trí mình bồn chồn hay đóng chặt lại cho các khuynh hướng của thói quen, thay vì nản chí hay tức giận, hãy cố gắng thư giãn và làm việc với nó một cách dịu dàng. Hây yêu thươngtừ ái chính tình trạng xao động đó. Đây là một cách khéo léo để thuần hóa con ngựa hoang tâm trí. Bạn cần phải dịu dàng, để không tạo ra sự kháng cự lẫn khó khăn nhiều hơn.

Khi chúng ta mở rộng đón nhận và có một cái tâm khai phóng, các suy nghĩcảm xúc nảy sinh, nhưng chúng không gây phiền và không khiến chúng ta bị phân tâm. Cũng vậy đối với bất cứ điều gì chúng ta trải nghiệm trong quá trình thiền định. Người ngồi thiền cạnh chúng ta có thể đang ngủ, hay có thể có tiếng điện thoại reo hoặc tiếng máy bay. Chúng ta có thể trở nên bực dọc và suy nghĩ, “Thôi im đi!” Trong những trường hợp như vậy, chúng ta nên phóng khoángbao dung. Nếu có thể rộng mở đón nhận vạn pháp, chúng ta sẽ trải nghiệm một điều gì đó rất khác.

Đó là nơi mà tâm thức của chúng ta thật sự tạo nên điều khác biệt. Khi tâm sẵn sàng, cởi mở đón nhận, cảm hứng, hài lònghạnh phúc, ngay cả âm thanh kỳ cục nào đó chúng ta trải nghiệm trong lúc thiền định cũng trở thành dễ chịu. Nhiều nghiên cứu khoa học còn cho thấy thái độ tinh thần đối với một sự việc hiện tượngảnh hưởng quyết định đến cách chúng ta trải nghiệm nó. Do đó, với các trải nghiệm, cảm xúcsuy nghĩ của bạn - những điều mà bình thường không được xem là thật sự thuận lợi cho việc hành thiền nghiêm túc, hãy cho phép chúng được đón nhận. Hãy có tâm khai phóng đối với vạn pháp. Cùng lúc, sự rộng mở đón nhận như vậy có bản chất an trụ đích thực.

Chúng ta có thể lo lắng rằng việc dung nhận mọi thứ sẽ chẳng phải là thiền định - rằng nó chỉ là một trải nghiệm bình thường. Nhưng, thường thì khi trải nghiệm những điều này, chúng ta chưa phải đã đạt được trạng thái khai phóng. Có một phương cách trị liệu là hãy thực .hành thiền định trong thiên nhiên. Chúng ta có thể đến bãi biển, lên núi, hay đến một thác nước đẹp. Chúng ta cởi mở đón nhận trong một môi trường như vậy, và khi đó mọi thứ chúng ta trải nghiệm nội tâm lẫn ngoại giới - đều bao lahòa hợp. Việc đó cũng giống như có không gian hết sực rộng rãi để chúng ta bày biện bàn ghế trong đó. Chúng ta chừa chỗ cho môi trường nội tâm lẫn ngoại giới có được sự thoáng đãng nhiều hơn, để có thể nối kết và hòa qụyện - cởi mở đón nhận chúng mà không đối kháng.

Chúng ta có thể nghĩ mình khá cởi mở đối với một số điều, nhưng với một số điều khác lại không. Đôi lúc, khi cố gắng tu tập lòng trạc ẩn, chúng ta có thể cởi mở đón nhận ai đo, nhưng lại không thích cởi mở đón nhận tất cả. Trong pháp thiền khai phóng tâm, chúng ta không nên chấp vào sự căng thẳng, thiên kiến như vậy. Chỉ cần cởi mở đệ đón nhận tất cả. Việc trải nghiệm tâm khai phóng có thể mang đến cảm hứng rất lớn, theo cùng với nó là một cảm xúc và một sự tập trung khác hẳn đến mức đáng ngạc nhiên.

Do đó, bất luận trải nghiệm là gì - tuyệt vời hay khó chịu - bạn chỉ cần cố gắng để giữ vững sự rộng mở  đón nhận.     

Bình thường thì chúng tạ hay gán nhãn cho trải  nghiệm của mình là “tốt” hay “xấu”. Khai phóng tâm có nghĩa là trải nghiệm vạn pháp một cách không thiên lệch, không có nhiều phán xét trong đó. Với thái độ không cố sức, chúng ta chỉ đơn giảnthoải mái và rộng mở.

 

 

 

 

BỒ ĐỀ TÂMTỪ BIBÁC ÁI

Tâm khai phóng mang sự thư thái vô biên vào thay chỗ cho sự chấp ái và bám víu bản ngã (tức là thái độ bám chấp xuất phát từ bản ngã và các cấu trúc thói quen của nó). An trụ bên trong trải nghiệm khai phóng này là cái tâm tinh hoa (từ đồng nghĩa với bản chất của tâm, trạng thái thức tỉnh...), cái tậm bác áitừ bi. Bạn có thể sử dụng loại đối tượng này để kích hoạt bồ đề tâm, nhưng điều đó không nhất thiết. Đến lúc này, bạn không còn cần đến bất kỳ đối tượng nào để nối kết thật sự nữa. Tính chất mở rộng của sự hòa trộn nội tâmngoại giới chính là đốỉ tượng, là mục tiêu. Mọi tiếng động, cảnh vật, cảm giác... bất luận thứ gì - cũng đều hoàn toàn rộng mở, nối kết và tích hợp. Đừng chấp giữ ranh giới giữa bên trong (“cái tôi”) và bên ngoài (“tha nhân”). Thay vì thế, lấy sự an nhiên tự tại vô phân biệt thay cho sự bám chấp vào bản ngẵ, thái độchúng ta thường hay có giữa mình và tha nhân.

Khi sự rộng mở đón nhận mang chúng ta đến với thiền định bằng cái nhìn tối hậu này (theo quan điểm Đại viền mãn - chủ đ của pháp thiền thứ bảy), đằng sau đó sẽ là ước muốn làm lợi cho mình và cho tha nhân. Chúng ta trở nên chú ý hơn và nối kết hơn với phẩm chất từ bibác ái. Như vậy, cởi mở đón nhận là môi trường hết sức mạnh mẽ cho tình yêu thươnglòng trắc ẩn. Đôi lúc, khi tâm thức trở nên hết sức chăm chú và tinh tế, chúng ta cần nối kết với trí tuệ và cái nhìn thấu suốt, vốn là tinh yếu của từ bibác ái. Thái độ và động cơ bi mẫn đưa chúng ta đi đến một sự rộng mở đón nhận toàn thể chúng sinh một cảch vô giới hạn. Nhà thơ Ba Tư thế kỷ 13 là Rumi đã có gợi ý như sau về cách chúng ta có thể tạo nên điều này: “Nhiệm vụ của bạn không phải là tìm kiếm tình yêu thương, mà chỉ là tìm và thấy tất cả các chướng ngại bên trong chính mình, những thứ mà bạn đã dựng lên để chống lại tình yêu thương”.

 

Hy vọngsợ hãi

Khai phóng tâm đôi lúc hữu ích khi bạn bị mắc kẹt trong suy nghĩ những gì nên là và những gì không nên là theo một phương cách nào đó. Ở trường hợp này, chúng ta đang đoán trước, và ở trường hợp khác lại tránh né, do đó chúng ta trở nên hy vọngsợ hãi. Khi chúng ta xem xét cẩn thận và tự hỏi đấy có phải là sự nuôi dưỡng cho bản chất của tâm hay không, câu trả lời sẽ hết sức rõ ràng - “không thật sự”. Vậy tại sao chuyện này lại xảy ra? Một lần nữa, là do thói quen - chúng ta đã quen như vậy. Chúng ta có thể nghĩ rằng chuyện này là tự nhiên; có lẽ bẩm sinh chúng ta đã có. Nhưng quan điểm về bản chất của tâm thức theo Phật pháp lại cho rằng chẳng có ai bẩm sinh mang tính cách hy vọngsợ hãi cả. Tất cả chúng ta đều được sinh ra với bản chất của tâm là sự thoáng đãng.

Do đó, với pháp thiền khai phóng tâm, chúng ta chỉ cần thư giãn cùng với các suy nghĩ hy vọngsợ hãi. Chúng ta chào đón chúng. Có lẽ tâm khai phóng không hoàn toàn xua đuổi chúng. Có lẽ các suy nghĩ vẫn sẽ đến và nói rằng, “Không phải là cách này”, hay “Việc đó nên như vậy”, nhưng hãy cứ để cho chúng đến. Tâm khai phóng có nghĩa là “Hãy để nó đến”, thay vì tạo ra hai gương mặt - mỉm cườicau có. Do đó, thay vì có thái độ lo lắng, về cơ bản, hãy có sự điềm đạm, thật sự cảm nhận những gì đang diễn ra trong tâm thức và trong các suy nghĩ, và có sự nhẫn nại cho khoảnh khắc đó, không gian .đó - để đón chào tất cả.

 

Nhẫn nại và tâm khai phóng

Sự rộng mở đón nhận có hên quan rất nhiều đến sự nhẫn nại. Bất luận hoàn cảnh gì đang nảy sinh, bạn cũng đều sẽ hiện hữu và không bị chi phối bởi các  Biến cố bên trong lẫn bên ngoài. Patrul Rinpoche (một đạo sư Đại viên mãn nổi tiếng vào thế kỷ 19 ở vùng Kham, phía đông Tây Tạng) có nói rằng bạn sẽ chặng bao giờ thật sự hiểu được nhẫn nại là gì cho đến khi gặp một vấn nạn. Bạn có thể nghĩ mình có nhẫn nại, nhưng khi vấn nạn nảy sinh bạn mới biết mình thật sự nhẫn nại ra sao. Hãy nghĩ đến việc lái xe vào giờ cao điểm. Khi đó, tâm có thể hết sức dễ dàng bị bấn loạn. Hãy nhớ lại những lần bạn có sự nhầm lẫn nào đó. Đó chính là lúc bạn có thể thực hành sự nhẫn nại. Như vậy, mở rộng đón nhận không chỉ là dành cho những tình huống thuận lợi. Rộng mở đón nhận phải đồng đều, bất luận là hoàn cảnh nào đang nảy sinh, sao cho bạn vẫn hiện hữu và không bị phân tâm quá nhiều bởi tình huống. Tâm thức củá bạn có thể tĩnh lặng và không tán loạn. Chúng ta gọi đó là tâm khai phóng, tâm rộng mở.

Dĩ nhiên, thật dễ dàng để có tâm rộng mở khi chúng ta đang ngồi thiền. Ở đây, chúng ta ah toàn. Chúng ta không phải bận rộn, không phải làm việc căng thẳng, do đó chẳng có lý do gì để sợ mà không cho tâm thức hoàn toàn thoải mái cũng như thư giãn. Đây là thời gian tốt đẹp để cảm nhận chiều sâu cùa tâm thức, và cũng là lúc thích hợp để tự hỏi đây có phải là loại tâm thức chúng ta có thể áp dụng lúc này lúc khác vào cụộc sống thường nhật hay không. Từng chút một, chúng ta có thể thu nhận được một số cảm hứngnăng lượng, những thứ mà sau cùng sẽ dẫn đến sự khai phóng trong hănh động, trong các hoạt động hàng ngày. Nhưng nếu chúng ta nghĩ mình đã biết tâm khai phóng một cách viên mãn do các trải nghiệm trên nệm thiền, một thái độ như vậy có thể gây cản trở cho sự tinh tấn. Điều thật sự đúng là thiền địnhlợi ích rất lớn cho tâm thức và cho việc nghỉ ngơi đầu óc lẫn cơ thể, nhờ sự thư thái. Nhưng ở đây tôi đang nói về sự mở rộng đón nhận để đạt hiệu quá to lớn hơn, cả về năng lượng lẫn cuộc sống hàng ngày. Từ quan điểm này, pháp thiền khai phóng tâm không chỉ có việc ngồi,- chúng ta cần mang toàn bộ khung cấu trúc và năng lượng của nó vào các sinh hoạt đời thường.

 

CHỈ DẪN THỰC HÀNH

Tâm thức cũng giống như mặt trời vậy:  Nó có sự nhận thức tự nhiên và phẩm chất chiếu sáng. Nó tiết lộ không gian thoáng đãng bao la, vốn là trí tuệ của tâm thức, và là sự thấu suốt của quan điểm khấi phóng. Bên trong điều đó là sự ấm áp, là lòng từ bi. Từ bi là tinh yếu mà qua đó toàn thể chúng sinh được bảo toàn. Nó tạo ra sự hòa hợp và. mang đến năng lượng làm cho vạn pháp trở nên sinh động. Do đó, ánh sáng hiện diện trong cái biết của chính mình là cốt lõi của từ bi. Tâm khai phóng không đòi hỏi phải tốn sức - chỉ cần cho phép nó xảy ra bằng việc sống trong hiện tại.

Đôi lúc, ngay cả khi đang ngồi thiền cùng với các thiền giả khác, tâm trí của chúng ta vẫn có thể đang bận rộn và bị cuốn hút, và chúng ta có thể vẫn đang hy vọng, sợ hãi cũng như lo âu. Đây là cơ hội rất lớn để buông bỏ, để thật sự mở rộng đón nhận. Nếu chúng ta không cố gắng để mở rộng, các triệu chứng của sự căng thẳng năng lượng hay tâm trí vẫn cứ còn đó, cho dù chúng ta đang ở trong hay ở ngoài, đang làm việc hay chơi đùa - chúng đi theo chúng ta đến bất cứ đâu. Thật sự chẳng có cách nào để tránh khỏi nó. Nó tồn tại trong tâm thức chúng ta và trong sự trình hiện của nó - các xu hướng thói quen - và chẳng có gì khác. Chúng ta không chỉ cần cho phép tâm thức của mình như nó đang là để tìm thấy bản chất thư thái thật sự bên trong hiện hữu của mình. Rồi sẽ chẳng còn quá nhiều lo lẳng và sợ hãi của các tình huống như vậy nữa. Khi chúng ta nhận ra mức độ rộng mở để thấy được bản chất của tâm thức và các suy nghĩ, việc đó dứt khoát là hữu ích.

Hai mắt của bạn có thể mở hay nhắm. Nếu bạn quyết định mở mắt, hãy nhìn vào một vật nào đó đang ở trước mặt mình, chỉ cần để cho ánh mắt được đậu xuống thoải mải đầu đó chính giữa - ở khoảng không trung gian - gần với đối tượng, nhưng không phải ngay trên đối tượng. Đừng nhìn quá hướng thượng hay hướng hạ,- hãy nhìn thẳng về phía trước. Điều này giúp bạn giữ được sự tỉnh táo, năng lượng không bị quá kích thích hay bị lờ đờ và buồn ngủ.

Vào lúc bắt đầu cuộc ngồi thiền, hãy xướng tụng ba âm OM, AH và HUNG. OM là thần, trung tâm năng lượng của nó, tức luân xa, nằm trên đỉnh đầu. AH là khẩu, luân xa của nó nằm ở cổ họng. HUNG là ý, trung tâm năng lượng của nó nằm ở giữa ngực.

Một cái tâm rộng mở gồm cả thân, khẩu, ý. Thân, khẩu, ý rộng mở có nghĩa là ung dung, tự tại. Tất cả đều đang thư giãn; chẳng có sự căng cứng hay bất kỳ hàng rào hoặc ranh giới nào giữa chúng - chúng ta thật sự được tự do. Hãy cảm nhận toàn thể Thân, khẩu, ý cùng lúc - tập trung sự chú ý trọn vẹn và sự tràn đầy của hiện hữu. Hãy cảm nhận và nhìn để thấy việc đó ra sao. Khi xướng tụng ba âm tiết này, chúng ta được nối kết với từng nơi và từng phần của năng lượng, và rồi có được cảm hứng để hành thiền. Sau hết, chúng chẳng có vẻ gì là tách biệt với nhau cả.

 

 

GỢI Ý THỰC HÀNH

• Hãy cố gắng lấy mọi thứ làm chỗ dựa cho việc hành thiền của mình. Khi ấy, toàn thể môi trường và tất cả chúng sinh đều trở thẵnh một phần của cuộc thiền định, năng lượng của thiền định, và chẳng còn sự phần biệt nào hết.

• Lúc này, bất luận bạn nhìn thấy gì, bạn nghe thấy gì, bạn trải nghiệm gì - chỉ cân cho phép việc đó trở thành một trải nghiệm rộng mở đón nhận.

• Hãy thư giãn cùng với sự rộng mở.

•  Đừng duy trì lằn ranh giữa nội tâm với ngoại giới. Hãy cảm nhận cả hai. “Tốt” hoặc “xấu” hay “không rõ” đều không quan trọng.

• Đừng có bất kỳ sự phê phán nào. Hãy rộng mở đón nhận tất cả.

• Hãy đảm bảo là cơ thể của bạn đang nghỉ ngơi, thư thái. Hãy cho phép mình rộng mở để trải nghiệm tâm thư thái ấy.

•  Hãy rộng mở và thư giãn.

 

HỎI & ĐÁP

H: Thầy có nói về việc mang sự rộng mở vào các sinh hoạt đời thường. Tôi -có thể rộng mở đón nhận được khi ngồi thiền ở nhà, nhưng tôi không thể hiểu được làm thế nào loại rộng mô đón nhận đó sẽ giúp ích trong cuộc sống thường nhật của mình, nhất là ở nơi làm việc. Công việc có thể mang tính ganh đua, và nếu lúc nào cũng phóng khoángdễ dãi, có vẻ như tôi sẽ đánh mất sự phòng bị khi gặp các thử thách, điều thường xảy ra.

Đ: Rộng mở không có nghĩa là từ bỏ tất cả quyền hạn hay sự tự trị của mình cho người khác. Thế nhưng, bạn đang rộng mở theo một cách thể lớn lao hơn hướng đến toàn thể vũ trụ để làm việc với tha nhân một cách tích cực trong những tình huống mà bạn gặp Nói cách khác, bạn nên tiếp cận sự việc bằng tâm thức rộng mở mang đến cho bạn một môi trường thoáng đãng hơn, nơi bạn cảm thấy chẳng còn sợ hãi và có sự chú ý nhiều hơn.

H: Nếu nhân viên của tôi thách thức tôi về quyết định mà tôi đã đưa ra, tôi có thể tiếp cận với việc đó ra sao theo phong cách rộng mờ, để cho sự xung đột vượt ra khỏi tầm kiểm soát?

Đ: Trong tình huống như vậy, bạn vẫn có thể cởi mở tâm thức một cách thư thái và quan hệ với người đó mà không để xảy ra sự đối kháng. Bạn sẽ thấy rằng năng lượng thư giãn của mình cũng sẽ ảnh hưởng đến họ, khiến họ trở nên bình tĩnh hơn. Khi bạn xử sự với các tình huống theo phương thức đó, mặc dù không phải lúc nào cũng thành công, nhưng bạn vẫn sẽ trải nghiệm được sự bớt căng thẳng hơn. Đó là sức mạnh của sự rộng mở.

H: Thật rất khó cho tôi để buông bỏ thái độ xem trọng bản thân bởi trước đây tôi đã từng bị người khác làm tổn thương. Làm cách nào tôi buông bỏ được thói quen ấy để vẫn có thể bảo vệ và che chắn cho mình?

Đ: Câu hỏi này ứng dụng cho cuộc sống thường nhật nhiều hơn là cho thiền định. Có nhiều pháp mônchúng ta cộ thể áp dụng. Một là pháp môn của Phật giáo Tây Tạng có tên là tonglen (một kiểu rèn luyện tâm thức) - "trao đổi bản ngã với tha nhân”. Về cơ bản, những gì bạn phải làm là hít vào tất cả các tiêu cực và khó khăn của tha nhân, và thở ra hạnh phúc lẫn sự tích cực về phía họ. Khi thực hiện việc này trong một thời gian dài, đến một lúc nào đó, bạn có thể trải nghiệm một cái nhìn điềm đạm, vô tư hơn, nơi mà cái tôi và tha nhân đều có giá trị ngang nhau. Khuynh hựớng xem trọng cái tôi của mình, bám chấp bản ngã, sẽ biến mất, và bạn có thể bày tỏ sự tốt bụng đối với bản thân và với tha nhân một cách hết sức tự nhiên.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.