Phước-huệ Song Tu Tập 1 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

17/02/20211:00 SA(Xem: 17396)
Phước-huệ Song Tu Tập 1 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)
PHƯỚC-HUỆ SONG TU
SIMULTANEOUS CULTIVATION OF MERITS & WISDOM
  
TẬP I | BOOK I
Phước Huệ Song Tu 1 - Thiện Phúc
Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
 
 
  
MỤC LỤC
Table of Content
 
Mục Lục—Table of Content              
Lời Đầu Sách—Preface              
 
Phần Một—Part One: Tu Hành Trong Đạo Phật—Cultivations in Buddhism 
Chương Một—Chapter One: Tu Hành Trong Đạo Phật—Cultivations in Buddhism15
Chương Hai—Chapter Two: Ba Bước Quan Trọng Trong Tiến Trình Tu Tập: Văn-Tư-Tu—Three Important Steps in the Process of Cultivation: Hearing-Thinking-Cultivating 
Chương Ba—Chapter Three: Tinh Tấn Tu Hành—Diligent Cultivation 
Chương Bốn—Chapter Four: Những Pháp Tu Của Chư Đại Bồ Tát—Bodhisattvas' Methods of Cultivation 
Chương Năm—Chapter Five: Sơ Lược Về Song Tu Phước-Huệ—A Summary of Simultaneous Cultivations of Blessings & Wisdom 
Chương Sáu—Chapter Six: Những Chướng Ngại Cho Tu Tập Phước Huệ—Obstacles in the Cultivations of Merits and Wisdom 
 
Phần Hai—Part Two: Tu Phước—Cultivations of Blessnesses 
Chương Bảy—Chapter  Seven: Phước Đức—Merits 
Chương Tám—Chapter Eight: Phước Điền—Fields of Felicity
Chương Chín—Chapter Nine: Trước Khi Tu Tập Phước Huệ Chúng Ta Nên Buông Bỏ Chấp Ngã—Before Cultivating Merits & Wisdom We Should Get Rid of Attachment to an Ego  
Chương Mười—Chapter Ten: Tu Phước—Cultivation of Blessedness
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Bố Thí—Almsgiving
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Đại Bố Thí—Great Giving
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Bố Thí Ba La Mật—Dana-Paramita
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Tại Sao Chúng Ta Nên Thực Hành Hạnh Bố Thí?—Why Should We Practice Giving? 
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Cúng Dường—Offerings 
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Pháp Cúng Dường—Offering of Dharma
Chương Mười Bảy—Chapter Seveteen: Cúng Dường Thanh Tịnh—Purification of Offering 
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Quảng Tu Cúng Dường—Broad Cultivations and Abundant Offerings
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Phước Đức Bố Thí—The Merits of Alms-Giving 
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Tu Tập Mười Nghiệp Thiện—To Cultivate Ten Wholesome Deeds 
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Hành Giả Tu Tập Bố Thí-Trì Giới-Tinh Tấn Là Đang Đi Vào Cửa Phước Đức—Practitioners Who Cultivate Almsgivings-Observation of Precepts-Right Efforts  Are Entering the Door of Merits 
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Người Tu Phật Nên Hiểu Rõ Về Phước Báo Hữu Lậu & Công Đức Vô Lậu—Buddhist Practitioners Should Clearly Understand About Outflow Merits & Nonoutflow Virtues
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Làm Cách Nào Để Chuyển Phước Đức Ra Công Đức?—How to Transform Merits to Virtues?
 
Phần Ba—Part Three: Phụ Lục Phần Tu Phước—Appendices on the Part of the Cultivation of Merits 
 Phụ Lục A—Appendix A: Phước Báo—Blessedness and Retribution 
Phụ Lục B—Appendix B: Ba Mươi Loại Bố Thí Bất Tịnh—Thirty Types of Impure Giving             
Phụ Lục C—Appendix C: Khởi Tâm Hoan Hỷ Khi Có Người Đến Cầu Bố Thí—Arising the Mind of Joy When People Come to Ask for Almsgivings 
Phụ Lục D—Appendix D: Bố Thí Thiệt-Bố Thí Giả—Real Almsgivings & Pretending Giving Alms 
Phụ Lục E—Appendix E: Năm Loại Bỏn Xẻn—Five Kinds of Begrudging 
Phụ Lục F—Appendix F: Giới Luật Phật Giáo—Precepts in Buddhism
Phụ Lục G—Appendix G: Ngũ Giới—Five Precepts            
Phụ Lục H—Appendix H: Bát Quan Trai Giới—Eight Precepts
Phụ Lục I—Appendix I: Các Giới Quan Trọng Khác—Other Important Precepts      
Phụ Lục J—Appendix J: Ăn Chay Hay Ăn Thịt?—To Be on a Vegetarian Diet or Eating Meat?
Phụ Lục K—Appendix K: Giữ Giới Hay Phá Giới?—Keeping or Breaking Precepts? 
Phụ Lục L—Appendix L: Phước Đức & Công Đức—Merits & Virtues 
Phụ Lục M—Appendix M: Sự Khác Biệt Giữa Phước Đức & Công Đức—The Differences Between Merits & Virtues 
Tài Liệu Tham Khảo—References 

Lời Đầu Sách

 

Theo truyền thuyết Phật giáo, trong giáo pháp nhà Phật có tới tám mươi bốn ngàn pháp môn. Con số tám mươi bốn ngàn là một con số biểu tượng, tiêu biểu cho vô số pháp môn của Phật. Trước khi nói về tu phướctu huệ, xin mọi người hãy lắng nghe lời đức Phật dạy trong kinh Pháp Cú: Được sinh làm người là khó, được sống còn là khó, được nghe Chánh pháp là khó, được gặp Phật ra đời là khó (182). Chớ làm các điều ác, gắng làm các việc lành, giữ tâm ý trong sạch. Ấy lời chư Phật dạy (183). Chỉ với hai câu Phật dạy này đã gói gọn toàn bộ ý nghĩa việc được sanh ra làm chúng sanh con người và chuyện tu phước tu huệ theo Phật giáo. Dầu nói giáo pháp có nhiều vô số, tất cả chỉ tập trung tại hai vấn đề. Thứ nhất là tu phước nhằm tích tụ phước đức; và thứ nhì là tu huệ nhằm tích tụ công đức. Phước là do quả báo thiện nghiệp mà có. Phước đức bao gồm tài sản và hạnh phước của cõi nhân thiên, nên chỉ là tạm bợ và vẫn chịu luân hồi sanh tử. Phước báo tưởng thưởng, như được tái sanh vào cõi trời hay người. Phước đức là kết quả của những việc làm thiện lành tự nguyện, còn có nghĩa là phước điền, hay hạnh phước điền. Phước đức do quả báo thiện nghiệp mà có. Phước đức bao gồm tài sản và hạnh phước của cõi nhân thiên, nên chỉ là tạm bợ và vẫn chịu luân hồi sanh tử. Tu Phước là những cách thực hành khác nhau cho Phật tử, như thực hành bố thí, in kinh ấn tống, xây chùa dựng tháp, trì trai giữ giới, vân vân. Trong khi đó, theo Phật giáo, tuệ là tâm giải thoát khỏi si mêTrí huệ giải thoát của bậc A La Hán, ám chỉ các bậc A La hán độn căn đã lìa bỏ chướng phiền não. Tuệ có tác dụng phân biệt sự lý. Tuệ quyết đoán nghi ngờ. Tuệ là sự cấu tạo của Chánh KiếnChánh Tư Duy. Trí và tuệ thường có chung nghĩa; tuy nhiên thông đạt sự tướng hữu vi thì gọi là “trí.” Thông đạt không lý vô vi thì gọi là “tuệ.” Theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy, có ba cách đạt được trí huệ. Thứ nhất là Văn Huệ: Đạt được văn huệ qua đọc nghe và những lời giáo huấn. Thứ nhì là Tư huệ:  Đạt được tư huệ qua suy tư. Thứ ba là Tu huệ: Đạt được tu huệ qua tu hành phát triển tâm linh. Hành giả tu Phật nên luôn nhớ rằng khi tâm không định tĩnh, không chuyên chú thực tập một pháp môn nhứt định thì khó mà đạt được nhất tâm. Do đó, đối với người tu Thiền thì khó mà giác ngộ, còn đối với hành giả Tịnh Độ thì khó mà vãng sanh Cực Lạc.

Theo giáo thuyết nhà Phật, người tu Phật phải nên luôn lấy việc tu huệ làm đầu, nhưng nền tảng cho việc tu huệ lại là ngay chỗ việc tu phước. Phước đức được thành lập bằng cách giúp đở người khác, trong khi công đức nhờ vào tu tập để tự cải thiện mình và làm giảm thiểu những ham muốn, giận hờn, si mê. Cả phước đức và công đức phải được tu tập song hành. Hai từ nầy thỉnh thoảng được dùng lẫn lộn. Tuy nhiên, sự khác biệt chính yếuphước đức mang lại hạnh phúc, giàu sang, thông thái, vân vân của bậc trời người, vì thế chúng có tính cách tạm thời và vẫn còn bị luân hồi sanh tử. Công đức, ngược lại giúp vượt thoát khỏi luân hồi sanh tử và dẫn đến quả vị Phật. Cùng một hành động bố thí với tâm niệm đạt được quả báo trần tục thì mình sẽ được phước đức; tuy nhiên, nếu mình bố thí với quyết tâm giảm thiểu tham lam bỏn xẻn, mình sẽ được công đức. Trong khi phước đức tức là công đức bên ngoài, còn công đức là do công phu tu tập bên trong mà có. Công đức do thiền tập, dù trong chốc lát cũng không bao giờ mất. Có người cho rằng ‘Nếu như vậy tôi khỏi làm những phước đức bên ngoài, tôi chỉ một bề tích tụ công phu tu tập bên trong là đủ’. Nghĩ như vậy là hoàn toàn sai. Người Phật tử chơn thuần phải tu tập cả hai, vừa tu phước mà cũng vừa tu tập công đức, cho tới khi nào công đức tròn đầy và phước đức đầy đủ, mới được gọi là ‘Lưỡng Túc Tôn.' Theo kinh Pháp Bảo Đàn, phẩm thứ ba, Tổ bảo Vi Thứ Sử: “Võ Đế tâm tà, không biết chánh pháp, cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai, đó gọi là cầu phước, chớ không thể đem phước đổi làm công đức được. Công đức là ở trong pháp thân, không phải do tu phước mà được.” Tổ lại nói: “Thấy tánh ấy là công, bình đẳng ấy là đức. Mỗi niệm không ngưng trệ, thường thấy bản tánh, chân thật diệu dụng, gọi là công đức. Trong tâm khiêm hạ ấy là công, bên ngoài hành lễ phép ấy là đức. Tự tánh dựng lập muôn pháp là công, tâm thể lìa niệm ấy là đức. Không lìa tự tánh ấy là công, ứng dụng không nhiễm là đức. Nếu tìm công đức pháp thân, chỉ y nơi đây mà tạo, ấy là chơn công đức. Nếu người tu công đức, tâm tức không có khinh, mà thường hành khắp kỉnh. Tâm thường khinh người, ngô ngã không dứt tức là không công, tự tánh hư vọng không thật tức tự không có đức, vì ngô ngã tự đại thường khinh tất cả. Này thiện tri thức, mỗi niệm không có gián đoạn ấy là công, tâm hành ngay thẳng ấy là đức; tự tu tánh, ấy là công, tự tu thân ấy là đức. Này thiện tri thức, công đức phải là nơi  tự tánh mà thấy, không phải do bố thí cúng dường mà cầu được. Ấy là phước đức cùng với công đức khác nhau.”

Phải thành thật mà nói, nhờ tu tuệ mà hành giả đạt được một số công đức góp phần không nhỏ cho tiến trình giải thoát khỏi sáu nẻo luân hồi. Công đứcthực hành cái gì thiện lành như giảm thiểu tham, sân, si. Công đức là hạnh tự cải thiện mình, vượt thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử  để đi đến Phật quả. Sức mạnh làm những việc công đức, giúp vượt qua bờ sanh tửđạt đến quả vị Phật. Trí tuệ là một trong ngũ căn, tuệ căn có thể quán đạt chúng sanh để nẩy sinh ra đạo lý. Tuệ căn nghĩa là trí tuệ mà người có tôn giáo phải duy trì. Đây không phải là cái trí tuệ tự kỷ mà là cái trí tuệ thực sự mà chúng ta đạt được khi chúng ta hoàn toàn thoát khỏi cái ngã và ảo tưởng. Hễ chừng nào chúng tatrí tuệ này thì chúng ta sẽ không đi lạc đường. Chúng ta cũng có thể nói như thế về niềm tin của chúng ta đối với chính tôn giáo, không kể đến cuộc sống hằng ngày. Nếu chúng ta không tu tập bằng trí tuệ, chắc chắn chúng ta sẽ bị bị ràng buộc vào những ham muốn ích kỷ, nhỏ nhặt. Cuối cùng, chúng ta có thể đi lạc vào một tôn giáo sai lầm. Hành giả chân thuần nên luôn nhớ rằng chính những cản trở do phiền não gây ra hay những dục vọngảo tưởng làm tăng tái sanh và trở ngại cho sự phát sanh trí huệ. Nhờ có Tuệ Tu Hạnh hay hạnh thực hành trí huệ nên không có chi mà chúng ta chẳng rõ chẳng biết. Nói tóm lại, trong tu hành Phật giáo, Phước và Huệ là đôi chân của vị hành giả đang trên đường đi đến vùng đất Phật. Nếu thiếu mất một chân thì ngay lập tức người ấy sẽ trở thành què quặt và sẽ không bao giờ tự mình có thể đi đến được đất Phật. Thật vậy, theo giáo lý nhà Phật, nếu khônggiới hạnh thanh tịnh sẽ không thể đình chỉ sự loạn động của tư tưởng. Nói cách khác, nếu không tu phước nơi thân thì nơi tâm sẽ lang thang quanh quẩn mà không có sự đình chỉ những loạn động của tư tưởng và cũng sẽ không có sự thành tựu của tuệ giác. Sự thành tựu của tuệ giác có nghĩa là sự viên mãn của tri thứctrí tuệ, tức giác ngộ trọn vẹn. Đó là kết quả của chuỗi tự tạo và lý tưởng của đời sống tự tác chủ.  

Quyển sách nhỏ có tựa đề “Phước Huệ Song Tu” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về giáo lý nhà Phật, mà nó chỉ đơn thuần vạch ra những lời Phật dạy về những lợi lạc của sự tu hành song song giữa Phước và Huệ. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng mục đích của người tu Phậtđạt được trí huệ giác ngộ giúp chúng ta đạt được cứu cánh thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử, đó chính là Niết Bàn đạt được ngay trong kiếp này. Cuộc hành trình từ người lên Phật còn đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Phước Huệ Song Tu” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bìnhhạnh phúc.

Thiện Phúc

 

Preface

 

According to Buddhist legendary, in Buddhist teachings, there are eighty-four thousand dharma-doors. Eighty-four thousand is a symbolic number which represents a countless number of the Buddha Dharma-door. Before discussing on the cultivations of merits and wisdom, let's listen to the Buddha's teachings in the Dammapada Sutta, the Buddha taught: It is difficult to obtain birth as a human being; it is difficult to have a life of mortals; it is difficult to hear the Correct Law; it is even rare to meet the Buddha (182). Not to do evil, to do good, to purify one’s mind, this is the teaching of the Buddhas (183). Only with these two sentences from the Buddha's teachings cover the whole meanings of being born as human beings and the cultivations of merits and wisdom in Buddhism. Although talking about numerous dharma doors, all of them concentrate only on two matters. First, cultivation of blessness to accumulate merits; and the second matter is the cultivation of wisdom to accumulate virtues. Merit is the result of the voluntary performance of virtuous actions, also means field of merit, or field of happiness. All good deeds, or the blessing arising from good deeds. The karmic result of unselfish action either mental or physical. The blessing wealth, intelligence of human beings and celestial realms; therefore, they are temporary and subject to birth and death. Practices of blessing or sundry practices are various practices for a Buddhist such as practicing charity, distributing free sutras, building temples and stupas, keeping vegeterian diet and precepts, etc. Meanwhile, according to Buddhism, wisdom means a heart or mind that is delivered from ignorance, implied the arhat’s deliverance from hindrances to wisdom. Wisdom, discernent or understanding, the power to discern things and their underlying principles. Wisdom has the power to decide the doubtful. Right Understanding and Right Thought constitute wisdom. Prajna is often interchanged with wisdom. Wisdom means knowledge, the science of the phenomenal, while prajna more generally to principles or morals. According to the Theravadan Buddhism, there are three modes of attaining moral wisdom: First, attaining moral wisdom from reading, hearing and instruction, or attaining wisdom based on learning. Second, Cintamaya-panna, attaining moral wisdom from reflection or attaining wisdom based on thinking. Third, Bhavanamaya-panna, attaining moral wisdom from practice of abstract meditation (attaining wisdom based on mental development). Buddhist practitioners should always remember that when the mind is not able to focus on a single individual practice and it is difficult to achieve one-pointedness of mind. Thus, for Zen practitioners, it is difficult to be enlightened; while for Pure Land practitioners, it is difficult to be reborn in the Pure Land.

According to Buddhist teachings, Buddhist practitioners should always place the priority on the cultivation of wisdom, but the foundation for the cultivation of wisdom is the very cultivation of merits. Merit is what one established by benefitting others, while virtue is what one practices to improve oneself such as decreasing greed, anger, and ignorance. Both merit and virtue should be cultivated side by side. These two terms are sometimes  used interchangeably. However, there is a crucial difference. Merits are the blessings (wealth, intelligence, etc) of the human and celestial realms; therefore, they are temporary and subject to birth and death. Virtue, on the other hand, transcend birth and death and lead to Buddhahood. The same action of giving charity with the mind to obtain mundane rewards, you will get merit; however, if you give charity with the mind to decrease greed and stingy, you will obtain virtue. While blessing (merit) is obtained from doing the Buddha work, while virtue gained from one’s own practice and cultivation. If a person can sit stillness for the briefest time, he creates merit and virtue which will never disappear. Someone may say, ‘I will not create any more external merit and virtue; I am going to have only inner merit and virtue.’ It is totally wrong to think that way. A sincere Buddhist should cultivate both kinds of merit and virtue. When your merit and virtue are perfected and your blessings and wisdom are complete, you will be known as the ‘Doubly-Perfected Honored One.’ According to the Flatform Sutra, Chapter Three, the Master told Magistrate Wei, “Emperor Wu of Liang’s mind was wrong; he did not know the right Dharma. Building temples and giving sanction to the Sangha, practicing giving and arranging vegetarian feasts is called ‘seeking blessings.’ Do not mistake blessings for merit and virtue. Merit and virtue are in the Dharma body, not in the cultivation of blessings.” The Master further said, “Seeing your own nature is merit, and equanimity is virtue. To be unobstructed in every thought, constantly seeing the true, real, wonderful function of your original nature is called merit and virtue. Inner humility is merit and the outer practice of reverence is virtue. Your self-nature establishing the ten thousand dharmas is merit and the mind-substance separate from thought is virtue. Not being separate from the self-nature is merit, and the correct use of the undefiled self-nature is virtue. If you seek the merit and virtue of the Dharma body, simply act according to these principles, for this is true merit and virtue. Those who cultivate merit in their thoughts, do not slight others but always respect them. Those who slight others and do not cut off the ‘me and mine’ are without merit. The vain and unreal self-nature is without virtue, because of the ‘me and mine,’ because of the greatness of the ‘self,’ and because of the constant slighting of others. Good Knowing Advisors, continuity of thought is merit; the mind practicing equality and directness is virtue. Self-cultivation of one’s nature is merit and self-cultivation of the body is virtue. Good Knowing Advisors, merit and virtue should be seen within one’s own nature, not sought through giving and making offerings. That is the difference between blessings and merit and virtue.”

Truly speaking, owing to the practice of wisdom, practitioners will attain a number of virtues that contribute a considerable part in the process of going beyond the six paths of the samsara. Virtue is practicing what is good like decreasing greed, anger and ignorance. Virtue is to improve oneself, which will help transcend birth and death and lead to Buddhahood. The root or organ of wisdom or sense of wisdom is one of the five organs. The wisdom that people of religion must maintain. This is not a self-centered wisdom but the true wisdom that we obtain when we perfectly free ourselves from ego and illusion. So long as we have this wisdom, we will not take the wrong way. We can say the same thing of our belief in religion itself, not to mention in our daily lives. If we don't cultivate with our wisdom, we will surely be attached to selfish, small desires. Eventually, we are apt to stray toward a mistaken religion. Devout Buddhists should always remember that hinderers or barriers caused by passions and delusion which aid rebirth and hinder to arising of wisdom. Owing to the practice of all knowledge, the practice of the unexcelled knowledge and wisdom of Buddhas, nothing that we don't know. In short, in Buddhist cultivations, merits and wisdom are two feet of a practitioner who is walking toward the Buddha-Land. If lack just one, that person immediately becomes disabled and will never be able to reach the Buddha-Land. As a matter of fact, according to Buddhist teachings, without purity of conduct there will be no calm equipoise of thought. In other words, if we don't cultivate merits in our own body, our mind will wander around without the calm equipoise of thought there will be no completion of insight. The completion of insight (prajna) means the perfection of intellect and wisdom, i.e., perfect enlightenment. It is the result of self-creation and the ideal of the self-creating life.

This little book titled “Simultaneous Cultivation of Merits & Wisdom” is not a profound philosiphical study of Buddhist teachings, but a book that simply points out the Buddha's teachings on the benefits of the cultivation of merits alongside cultivation of wisdom. Devout Buddhists should always remember the goal of any Buddhist cultivator is to achieve the wisdom of liberation that helps us achieve the final accomplishment, to go beyond the cycle of births and deaths that is to reach the state of mind of a Nirvana right in this very life. The journey from man to Buddha still demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Simultaneous Cultivation of Merits & Wisdom” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace and happiness.

 Thiện Phúc

pdf_download_2

Phước Huệ Song Tu 1 - Thiện Phúc


Xem tiếp:
Phước-huệ Song Tu Tập 2 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/06/2014(Xem: 23624)
14/12/2014(Xem: 12287)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.