Khi Từ và Tuệ Song Hành

25/04/20212:42 CH(Xem: 6064)
Khi Từ và Tuệ Song Hành

KHI TỪ VÀ TUỆ SONG HÀNH 
METTA & PAŇŇĀ GO TOGETHER
NS Pháp Hỷ - Dhammananda Theri

“Chúng sinh vô biên thề nguyện độ,
phiền não vô tận thề nguyện đoạn,
pháp môn vô lượng thề nguyên học.
Phật đạo vô thượng thề nguyện thành.”


phap-hyNguyên tắc của việc phát triển lòng từ bi là hãy nhìn vào điểm tốt của mọi người, mọi chúng sinh trong đó có bản thân mình. Khi nhìn vào những điểm mạnh, những tính chất tốt đẹp và thiện lành của mình, của người và của chúng sinh, thiền sinh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều; từ sự dễ chịu đó, họ bỗng tốt hơn, yêu đời và dễ tính hơn! Nhìn vào điểm tốt đẹp, hiền thiện thì tâm từ sinh khởi dẫn đến cảm giác dễ chịulạc thọ; nhìn vào những khiếm khuyết và cái xấu thì sự sân si bực bội sẽ chiếm ngự tâm trí – hệ quả là cảm thấy khổ đau, cay đắng, thù hằn. Bạn chọn cách nhìn nào?

Thực ra không có ai tốt hoàn toàn, và cũng không có ai xấu hoàn toàn. Mỗi con người là một tập hợp của nhiều yếu tố khác nhau, qua một quá trình phát triển và định hình từ những tương tác trong đời người đó. Tốt xấu là những nhãn dán của bản ngã, bị điều kiện bởi các cảm giác & khái niệm mà người đó học được trong quá trình trưởng thành. Cái gì được bản ngã chấp nhận, làm bản ngã cảm thấy dễ chịu thì nó cho là tốt – nó muốn người ta thấy cái tốt đẹp và đáng tự hào đó. Ngược lại, cái gì làm bản ngã khó chịu, không chấp nhận thì nó dán nhãn là xấu, ác, bị đè nén, dấu nhẹm đi hay bị xua đuổi, không công nhận.

Khi tương tác với những chúng sinh khác nhau cũng là nhân duyên để sinh khởi các pháp khác nhau – điều này gọi là pháp giới trùng trùng duyên khởi. Trong đạo Phật, các cách tương tác có trí tuệ & thiện xảo thì được gọi là Kusala- dhammāpháp thiện; ngược lại, các tương tác thiếu thiện xảo, tạo ra nghịch duyênđau khổ cho mình, cho người hay cho cả hai thì được gọi là ‘bất thiện pháp’ – akusala dhammā. Bất thiện pháp sinh lên do gặm nhấmnuôi dưỡng tâm hồn bằng những ý nghĩ tiêu cực về mình, về người, về thế giới mà mình đang ở trong đó. Thiện pháp sinh ra khi suy nghĩ về điều tốt, chọn nhìn vào mặt tốt đẹp của mình, của người, của thế giới mà mình đang là một phần trong đó. Hạnh phúc hay khổ đau là những chọn lựa, không phải là định mệnh. Không có thế lực trừu tượng nào ban hạnh phúc hay giáng khổ đau bất hạnh lên đời ta, mà chính những chọn lựa của mỗi người, của tập thế hay cộng đồngquốc gia mà người đó đang là một thành viên – sẽ tạo nên hạnh phúc hay khổ đau.[i]

Khi tu tập, mọi việc bắt đầu từ chính mình- hãy tự giác, giác tha để tạo nên biệt nghiệp và cộng nghiệp thiện lành. Càng nhiều thiện lành thì phẩm chất đời sống càng tốt đẹp hơn. Ngược lại, càng nhiều xấu ác, bất thiện thì phẩm chất đời sống càng tồi tệ hơn. Đó là có chánh kiếnchánh tư duy trong đời sống – thấy ra nguyên lý vận hành của các hành động, lời nói, ý nghĩ và những cảm giác - kết quả mà nó đem lại cho chủ thể và cho môi trường sống. Thấy được mối liên hệ nhân quả - duyên nghiệp này thì không còn mê lầm nữa.

Tiếp đến là những phương tiện thiện xảo để tạo dựng các mối quan hệ tốt, những tương tác thiện lành cho cảm giác hạnh phúc, bình anthỏa mãn. Như đã nói ở trên, không ai hoàn toàn tốt và cũng không ai hoàn toàn xấu. Mỗi cá thể là một tập hợp không thống nhất, và thay đổi liên tục nên mới được gọi là “khổ Uẩn” hay đống khổ đau – bất toại nguyện (dukkhakkhandha). Các tập hợp bao gồm nhiều thành tố hợp thành này lại có những ‘nút điều khiển’ vô hình nào đó khiến cho nó càng phức tạp hơn. Có thể một hành động hay lời nói, cử chỉ như nhau, nhưng khi áp dụng lên những cá thể khác nhau lại cho kết quả khác nhau. Cũng như giải thử màu, khi đặt lên những vùng đất khác nhau thì cho ra màu khác nhau, tùy vào độ kiềm hay độ a xít có trong đất đó.

Vậy thì trong tương tác, phương tiện thiện xảo là biết cách ‘ tắt –mở’: đúng nút, đúng thời điểm, đúng cá thể mà một người lãnh đạo phải biết để hướng dẫn người khác, sử dụng năng lựctrí tuệ của đám đông một cách thiện xảo. Trong kinh điểm Nikaya gọi đó là biết pháp, biết cá nhân và biết hội chúng.[ii]

Một lời khen với người này thì tạo ra điều tốt đẹp, khuyến khích người đó để họ cho ra những lời nói hay hành động thiện xảo, đem lại cảm giác hài lòng cho cả hai phía, nhưng cũng lời khen đó nói ra không đúng đối tượng, không đúng thời điểm lại cho kết quả khác. Lời khiển trách, góp ý cũng vậy, có khi đem đến kết quả tốt, cũng có khi đem đến kết quả xấu, không hài lòng và tạo ra nghịch duyên. Lời nói cũng như món quà. Kẻ tung ra, người nắm lấy. Để cho gió bay hay nhâm nhi hưởng thụ, hoặc tự trừng phạt mình bằng những lời vô tình vô ý của ai đó – là chọn lựa của mỗi người thôi. Don’s hang onto what is long over.

Con người cũ là tích hợp của những gì còn dư sót lại từ những tương tác trong quá khứ. Chúng ta theo tập quán, cứ mang theo các ‘đồ cũ’, ‘đồ thừa’ đó vào hiện tại – khiến cho nghiệp cứ trùng trùng duyên khởi, mà phần lớn là khởi theo kiểu bất thiện – nên đời sống mới nhiều khổ đau bất mãn như vậy.[iii]

Khi viết những dòng này, tôi lại thấy Myanamar và những gì đang xẩy ra ở đất nước chùa vàng mà tôi đã từng yêu mến như quê hương mình. Nghiệp và quả của nghiệp là một trong những lĩnh vực ‘bất khả tư nghì’, không thể dùng lý tríkiến thức hiểu biết hẹn hẹp của mình để tư lường và tính toán được. Do đó Tuệ (paňňā) với Tín (saddha) phải cân bằng nhau thì mới sống đạo trọn vẹn được.

Hiểu như vậy, thấy như vậy, hành giả đi trong pháp giới trùng trùng duyên khởi với tâm từ bi đúng nghĩa với “mắt thương nhìn cuộc đời’ mà không dính mắc vào đâu, không phán xét theo quan niệmđịnh kiến của bản ngã, không kết tội ai. Chỉ thấy chúng sinh đáng yêu hay đáng thương mà thôi. Khi đó gần như không còn chọn lựa theo duy ý chí của một bản ngã nào. Tất cả các tương tác trở thành duy tác.

Viết tại Linh Sơn Dickinson, 04/23/2021

NS Pháp Hỷ - Dhammananda Theri



[i] Dhammapada 161, 165: chúng sinh là kết quả của những hành động thiện – ác tự mình tạo ra.

[ii] Bậc Chân nhân như người lãnh đạo – leadership of a true man được miêu tả trong trong kinh Phúng Tụng Saṅgīti Sutta (D 33), và kinh Das’uttara Sutta (D 34) và kinh Dhammaññū Sutta (A 7.64) cho biết thuật ngữ về Chân Nhân là người có bảy phẩm chất:

(1) là người biết Pháp [giáo pháp & chân lý] (dhammaññū);

(2) là người biết ý nghĩamục đích của pháp (atthaññū);

(3) là người biết chính mình [bản chất của bản ngã] (attaññū);

(4) là người biết chừng mực (mattaññū);

(5) là người biết thời gian thích hợp (kālaññū);

(6) là người biết hội chúng [biết mình đang ở trong hội nào] (parisaññū); và

(7) là người biết những khác biệt giữa các cá nhân (puggalaññū or puggala,parovaraññū).

[iii] Dhammapada 15.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.