5. Tu Thân, Nuôi Dưỡng Những Giá Trị Đạo Đức Và Phẩm Hạnh Cao Quý

20/05/20214:09 CH(Xem: 3342)
5. Tu Thân, Nuôi Dưỡng Những Giá Trị Đạo Đức Và Phẩm Hạnh Cao Quý

Như Hùng
SÁM HỐI SÁU CĂN
PHÁP TU VÔ CÙNG GIÁ TRỊ VÀ LỢI LẠC
Văn Học Phật Việt 2020


TU THÂN,
NUÔI DƯỠNG NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
PHẨM HẠNH CAO QUÝ

 

Tinh cha huyết mẹ, chung hợp nên hình,

Năm tạng trăm hài, cùng nhau kết hợp

Chấp cho là thật, quên mất pháp thân,

Sanh dâm, sát, trộm, bèn thành ba nghiệp”.

 

Sát, đạo, dâm là ba thân giới Phật chế ra cho hàng Phật tử, nếu chúng ta biết ngăn ngừa gìn giữ phòng hộ cho thật trọn vẹn thì sẽ mang lại sự an lạc hạnh phúc tốt đẹp cho hiện tạimai sau. Sự có mặt của chúng tacuộc đời này đều do nghiệp lực dẫn đưa, dù giàu sang hay nghèo khó, sung sướng hay đau khổ, hoàn cảnh hay tâm cảnh có là gì đi nữa, thì tất cả đều do hạnh nghiệp. Sát sanh, trộm cắp, tà dâm, tạo nên thân ác nghiệp, nhưng động cơ thúc đẩy lại là lòng tham dục, đó cũng là kết quả và hệ quả của những tác tạo gây ra, ta phải chịu phần trách nhiệm, không cách gì từ chối hay trốn chạy được.

Chúng ta đến với thế giới này là để trả nghiệp, tạo nghiệp, chuyển nghiệp, thân ta là nơi thường xuyên tạo nghiệp, “một nơi tích tụ của tội lỗi”, cử thân cất bước động niệm là đã tạo nghiệp, đi đứng ngồi nằm cũng tạo nghiệp, uống ăn làm việc cũng gây nghiệp. Nghiệp không bao giờ rời xa chúng ta, đi theo chúng ta mọi lúc mọi nơi, nó có mặt trong tất cả mọi hành động nói năng tạo tác suy nghĩ. Vấn đề ở chỗ, cố ý hay vô tình, nghiệp nặng nhẹ, tốt xấu thiện ác, tích cực tiêu cực, đều do sự chọn lựa quyết định của chính ta.

 

Đức Phật dạy khó khăn lắm mới được làm thân người, cũng giống như con rùa trôi trên biển biết đến bao giờ mới có được khúc cây nổi lên để bám. Có được thân người đã là quý báu, sáu căn đủ đầy lại càng quý báu hạnh phúc hơn. Nhưng nếu làm một con người có phẩm chất đạo đức, có hiểu biết trí tuệ, sống với tâm từ hành xử mọi việc thiện lành tốt đẹp, thì lại càng đáng quý và tuyệt vời hơn nữa.

 

Có phải do vì “Có thân nên khổ vì thân” ta lo khổ sợ khổ nên ta o bế bảo bọc tấm thân dư thừa sung mãn, bươn chải tính toán vất vả đêm ngày để nuôi nấng cung phụng, tích chứa những nhiễm ô bất thiện, lo sợ khi bệnh tật xuất hiện, đau đớn sầu khổ khi yếu đuối bệnh hoạn. Khi gặp nghịch cảnh thiếu duyên bất như ý khổ cực thiếu thốn trăm bề, chúng ta cũng không thể đổ lỗi cho cuộc đời đã bất công với mình. Hoặc khi thuận duyên may mắn đủ đầy cũng không vì thế mà tự mãn coi thường kẻ khác. Chúng ta cũng không thể chọn lựa nơi mình sinh ra, dù quốc gia đó kinh tế giàu có phát triển hay chậm tiến khó khăn, gia đình đó giàu sang hay nghèo khổ, tất cả đều do nghiệp lực dẫn dắt.

 

Trong chúng ta ai rồi cũng phải lần lượt bước qua bốn chặng đường của sinh, lão, bệnh, tử, chặng cuối cửa ải sau cùng đầy gian nan thách thức, chẳng ai muốn đi qua nhưng rồi sẽ phải đến, cái chết là điều không thể tránh khỏi. Ta có thể chia mốc thời gian của sáu bảy mươi năm cuộc đời, để thử tính lại xem lại được cái gì mất cái gì và còn cái gì. Rốt cuộc, ngẫm thật kỹ suy nghĩ thật sâu, cuối cùng chẳng còn gì chẳng đem theo gì được, tay trắng rồi cũng trắng tay, không lại trở về với không, ngoài nghiệp quả đeo bám. Chúng ta đối diện với bao biến động, vô thường tấn tới, kiếp người mau chóng trôi qua, phải tự mình vươn lên nỗ lực thay đổi chuyển hóa. Hành trang mang theo của những tháng ngày còn lại, không phải nhà cao cửa rộng, áo quần lụa là gấm vóc, tiền bạc rủng rỉnh, những bữa ăn đầy ắp món ngon vật lạ sơn hào hải vị, gia đình sum vầy con cháu đông đủ, mà là bệnh tật hành hạ, cô đơn thui thủi chịu đựng đớn đau, hỗ trợ y khoa, thuốc thang dùng để trị bệnh. Hành lý mang theo đi về bên ấy có là nặng hay nhẹ nghiệp, buồn chán khổ đau vây quanh gặm nhấm, phó mặc đầu hàng buông xuôi trôi nổi theo dòng đời, hay là chấp nhận bằng lòng với số phận nghiệp quả, an lạc thảnh thơi lối về hoa nở. Cho cùng, hít thở thật sâu thật tỉnh lặng, ta đủ bình tâm dũng trí nhận chân ra được cuộc đời là quán trọ, vô thường tấn tới, tìm phương thoát ly, tìm thấy sự bình an hạnh phúc đúng nghĩa, đó mới là điều cần thiết cấp bách.

 

Dù sống hay chết trẻ hay già khổ hay sướng, thì vẫn có một thứ luôn luôn đeo bám theo ta mãi không bao giờ rời xa, không bao giờ nhân nhượng, không loại trừ một ai cả, nhân quả nghiệp lực. Đây là một định luật công bình và bình đẳng nhất, công bình và bình đẳng ở chỗ chính ta chứ không ai khác phải chịu phần trách nhiệm, những gì mình đã gây nên những gì mình đã tác tạo đều phải trả. Cho dù ta ở đâu phương trời nào tâm cảnh nào, nó vẫn luôn níu kéo bám chặt từng phút từng giây. Dù khi sống ta là vua là chúa, binh hùng tướng mạnh, quyền cao chức trọng, có quyền có thế, lắm tiền nhiều bạc, dư ăn thừa mặc, kẻ hầu người hạ, và có là gì đi nữa. Hoặc ta là một phó thường dân, bình thường, có ăn có mặc, cơ hàn nghèo khổ, cày sâu cuốc bẩm, bửa đói bửa no, gian nan vất vả, và có là gì chăng nữa. Nhưng khi đối diện với luật nhân quả thì tất cả đều bình đẳng như nhau, chỉ có thiện, ác, hoặc không thiện không ác. Những hành vi tác tạo, lời nói ngôn ngữ, nội tâm suy nghĩ, từ nơi thân, khẩu, ý cũng chính là sự hình thành kết nối của nhân quả. Nhận diện tỉnh thức đâu là thiện ác chánh tà, là cả một quá trình tư duy quán chiếu thường nghiệm, và quan trọng nhất là làm sao để sự có mặt của chúng tacuộc đời này có ý nghĩa, đáng để sống đáng để được trân trọng.

 

Trong sáu căn của chúng ta, thân căn vốn là điểm thường xuyên gây tranh cãi và bình phẩm nhiều nhất. Nó cũng là nguyên nhân khiến cho chúng ta lệ thuộc phụ thuộc, chạy theo làm theo thị hiếu suy nghĩ của kẻ khác, vô tình biến mình trở thành món hàng đồ chơi, tha hồ để cho kẻ khác nhặt lên hay bỏ xuống tùy vào sở thích của họ. Nuôi dưỡng o bế tấm thân, tô bồi cái ta bản ngã, bảo vệ tôn xưng ca tụng vẽ đẹp hình hài, bất chấp bằng mọi giá. Chúng ta chạy theo cái đẹp bên ngoài, để rồi tạo nhiều ác nghiệp, giết hại chúng sanh, hành động bất thiện, đắm chìm trong dục lạc. Hơn nữa những tán dương ca tụng tôn thờ vẻ đẹp, vốn không có một tiêu chuẩn rõ ràng để gọi thế nào là đẹp, tất cả đều do chúng ta bày ra đặt ra dựng lên áp đặt. Sự suy nghĩ và cái nhìn của chúng ta vốn không thật luôn méo mó và biến dạng, tất cả đều bị thời gian đào thải, phút trước có thể là đẹp nhưng phút sau chắc gì còn nguyên vẹn, bởi tính chất biến động của ý thức và sự tước đoạt của vô thường luôn chờ chực lẩn khuất đâu đây.

 

Thông thường chúng ta nhận xét đánh giá hình dáng thân tướng theo bản năng cảm tính đang tiềm ẩn trong ta, ta để cho những cảm xúc không thật chế ngự, ta trao quyền cho vô minh tham sân si lừa dối, ta chạy theo cảnh theo người theo bản năng tâm tánh bất thiện nhiễm ô. Chúng ta đánh giá nhận xét, khách quan chủ quan, tiêu chuẩn thước to tầm nhìn, nhiều khi cũng chỉ là sự đóng khung vẽ vời của ý thức sai biệt. Sự tôn xưng ca tụng tán dương, bình phẩm khen chê hình dáng đẹp xấu, nhiều khi cũng chỉ là sự biến động trôi nổi của ý thức, cảm tính cảm quan đến từ nhào nặn suy diễn. Nào là đẹp đẽ đoan trang, xinh đẹp nết na, nhan sắc chim sa cá lặn, bước đi dịu dàng thướt tha thuỳ mị, tướng mạo quý phái cao sang, cao ráo chân dài miên mang, vòng eo ngực bụng lý tưởng, dễ nhìn dễ mến dễ ưa, khiến cho người khác trầm trồ khen ngợi, khiến cho bao người đắm say mê mẫn, thầm thương trộm nhớ, ước ao sở hữu. Nào là, cao lớn đẹp trai, sang trọng phong độ, vai rộng tay dài, ngực nở nang, bụng ba ngấn sáu đèo, dựa vào và nhờ vào dáng vẽ hình hài đó khiến ta thành công trong công việc, tự tin vững bước, đôi lúc tự hào tự mãn tự kiêu, chê bai kẻ khác. Hoặc khi ta chỉ là người trung bình về mọi phương diện, từ vóc dáng hình thể đến gia cảnh sự nghiệp công việc, chỉ ở mức trung bình và bình thường mà thôi, nhưng lại an phận bằng lòng. Hoặc chẳng may ta không đủ tiêu chuẩn thước tấc, không đẹp cũng chẳng được trung bình, người thấp nhỏ, mập ốm cao gầy, thiếu tất cả mọi chuẩn mực, không có gì nổi bật, không để ấn tượng cho kẻ đối diện. Để có được và làm được như thế ta phải nhịn ăn tập luyện, chỉnh sửa thẩm mỹ, trợ giúp y khoa, hao tốn tiền của công sức quá độ.

 

Có phải chỉ vì cung phụng tấm thân, tô bồi cái tôi cái bản ngã, nuôi dưỡng lòng tham sân si lớn mạnh, ta sát sanh hại mạng, trộm cắp, tà dâm, hành xử nói năng nghĩ suy bất thiện. Có khi nào chúng ta đủ bình tâm suy nghĩ kỹ càng, một cách thành thật nghiêm túc, tại sao chúng ta khổ chúng ta đau, lầm đường lạc lối trôi nỗi lầm than, phiền não khổ đau hành hạ, sống dỡ chết dỡ? Tại sao ta nhẫn tâm, sống trong sự bất thiện hành vi xấu ác, dung dưỡng những điều xấu xa? Tại sao chúng ta phải sống trong sự buồn vui đau khổ theo từng lời khen chê bình phẩm so sánh của kẻ khác. Tại sao chúng ta hỉ hả chỉ vì lời tâng bốc ngon ngọt rủ rê lừa phỉnh của kẻ khác? Hình thể vóc dáng xấu đẹp bên ngoài cho đến ít nhiều biến động ở bên trong, đều là cái cớ lý do để người ta dựa vào đó phán xét bình luận khen chê to nhỏ. Từ mắt tai mũi miệng, kiểu dáng thân thể cao lớn béo gầy, đến y phục lùa là phấn son, tất cả đều được đưa lên bàn cân đong đếm ngắm nhìn giải phẫu mổ xẻ quan sát từng chi tiết, nhận xét từng tí từng ly. Nhưng hầu như chúng ta lại thích thú hớn hở với cái vẻ hào nhoáng ở bên ngoài đó, ta mê mẩn với lời khen tặng có cánh có hoa thật giả khó phân đó, ta vui mừng hạnh phúc với phút giây tung hô tán dương đó.

 

Rốt cuộc ta chỉ biết làm theo vâng theo, cắm đầu chúi mũi chạy hụt hơi theo ngôn ngữ lời khen tặng tán dương, ta hành động ra sức tốn công khổ nhọc cũng chỉ để cho người ta tung hô, ngắm nhìn khen tặng bày trò, ta o bế nâng niu đôi khi hành hạ tấm thân quá mức, khiến nó bị thương tổn đớn đau, dở khóc dở cười, cũng chỉ vì lời khen tiếng chê của kẻ khác. Ta khổ cực kiếm tiền để nuôi dưỡng tấm thân nở mặt nở mày với người thân kẻ lạ, ta vất vả đêm ngày nhịn ăn o ép tấm thân cũng chỉ vì để cho thiên hạ chiêm ngưỡng, ta tốn tiền hao bạc đau thân xót dạ, mài dũa thẩm mỹ cắt xén thêm bớt, cũng chỉ vì làm cho đẹp cho sang cho chảnh, để kẻ khác nể nang trầm trồ xuýt xoa khen ngợi. Ta gồng mình trả nợ mua sắm xe sang nhà cao cửa rộng, để cho kẻ khác lóa mắt tiếc thầm gật gù nổ tung, ta nợ ngập đầu chất chồng quanh năm suốt tháng, hụi chết hụi non cũng chỉ vì lo cho tấm thân tứ đại này mà ra, giết hại biết bao sinh mạng, phạm phải biết bao lần thân giới, gây biết bao tội nghiệp nguy hại. Rốt cuộc, vì cái gì điều gì tại sao khiến cho chúng ta vất vả lo toan đêm ngày quên ăn bỏ ngủ, tạo bao ác nghiệp phạm biết bao giới cấm như thế? Vì tấm thân cho thân cho ngã của mình, một sự lạc lốilầm lạc.

 

Thân tướng như thế nào đi nữa, cường tráng khỏe mạnh, đủ đầy hay khiếm khuyết, bệnh tật ốm đau, có là gì đi nữa, tất cả đều do phước báo nghiệp quả, và cũng có một phần do chúng ta biết cách gìn giữ tiết độ hay không. Có sự nghịch lý, phần nhiều chúng ta chỉ lo việc để ý phê phán tướng mạo y phục của người khác hơn là nhìn lại chính mình, kiểm soát tâm tính hành vi chính mình, ta khắc khe với kẻ khác nhưng lại dễ giải với mình. Sự phê phán ngộ nhận đều đến từ cảm tính của sự mặc cảm ích kỷ tự ti tự tôn, bản tánh vốn chất chứa những nhiễm ô bất thiện, nặng phần dáng vẻ bên ngoài hơn là nhìn thấy vẻ đẹp nơi nội tâm của họ. Chúng ta phê phán tranh cãi những hành xử nói năng, những biểu hiện ở bên ngoài nhiều hơn là thấy được bản chất thiện lành nơi mỗi con người, những hành động bất thiện hiếu sát, gây mất mát tổn hại khổ đau cho người khác nhiều khi ta lại hời hợt chẳng xem trọng. Vẻ đẹp hoàn hảo là phải kể đến cái đẹp ở nội tâm, những hành xử nói năng cao quý, rất ít khi chúng ta nhìn ra được nguyên nhân, vì đâu do đâu dẫn đến đưa lại như thế, để từ đó và nhân đó tạo cho mình một sự đổi thay lành mạnh hướng thiện. Dù có được tất cả hay chẳng có gì, trung bình hay xấu xí, thì bệnh tật khổ đau sẽ không chừa một ai, không bỏ sót một người nào, khi sanh ly tử biệt ta bỏ tất cả để ra đi, vẫn hai bàn tay trắng chỉ có nghiệp quả dính chặt bám theo.

 

Có hai cực đoan mà người có trí thường xa lánh và từ bỏ, đó là việc chấp chặt cái tôi và những gì thuộc về tôi, ngã và ngã sở. Tôi và của tôi hai mệnh đề đó mới nghe qua nói đến thì rất đơn giản, nhưng lại kéo theo biết bao hệ lụy, phiền não, khổ đau. Có phải cái tôi là cái đáng ghét nhất? Vậy cái của tôi những gì thuộc của tôi thì sao? Trong tất cả mọi hành xử tác tạo nói năng suy nghĩ, đều tùy vào khía cạnh tích cực hay tiêu cực, thiện hay bất thiện, tựu chung hể còn bám vào cái tôi nuôi dưỡng cái tôi, chấp chặt mang nặng bản ngã và ngả sở, thì đều đáng ghét đáng lên án. Nhưng vấn đề ở chỗ là lấy cái gì để lên án thẩm quyền gì để phán xét, không lẽ lại lấy cái tôi này để nhận định lên án phán xét cái tôi khác, cái vòng luẩn quẩn nhiêu khê tới lui cũng chỉ là vậy.

 

Cái tôi những gì thuộc về tôi của tôi, những điều đó thứ đó có cái nào điều gì không bị lệ thuộcphụ thuộc, và có tự tính riêng rẽ? Thật rõ ràng, cái mà ta cho là bản ngãngã sở vốn không có chủ thể, không tự tồn tại độc lập, tất cả đều là giả hợp vay mượn, nương tựa kết hợp mà thành, không có thực tính độc lập để hình thành tạo nên. Thân này là sự kết tập của đất, nước, gió, lửa, thời không, với tinh cha huyết mẹ mà thành. Vậy thì cái tôi và của tôi không có cơ may để tự tồn tại, để chính thức gọi tên để lên mặt vênh váo ra oai tác quái, nó đáng ghét là lúc chúng ta bám vào o bế dung dưỡng cho cái tôi chấp chặt cái ngã sở đó, gây tạo biết bao ác nghiệp cho thân khẩu ý.

 

Sám Hối Sáu Căn, phần thân căn, những lời dạy bảo nhắc nhở rất thiết thực, vô cùng ý nghĩa, trong việc gìn giữ phòng hộ các căn tu tập thiện pháp, do vị Thiền sư Cư sĩ siêu việt Trần Thái Tông (1218-1277) sáng tác.

 

Nghiệp căn Thân là:

Tinh cha huyết mẹ, chung hợp nên hình,

Năm tạng trăm hài, cùng nhau kết hợp.

Chấp cho là thật, quên mất pháp thân,

Sanh dâm, sát, trộm, bèn thành ba nghiệp”:

 

a. Nghiệp Sát Sanh là:

Luôn làm bạo ngược, chẳng khởi nhân từ,

Giết hại bốn loài, đâu biết một thể.

Lầm hại cố giết, tự làm dạy người,

Hoặc tìm thầy bùa, đem về ếm đối.

Hoặc làm thuốc độc, để hại sinh linh,

Chỉ cốt hại người, không hề thương vật.

Hoặc đốt núi rừng, lấp cạn khe suối,

Buông chài bủa lưới, xuýt chó thả chim,

Thấy nghe tùy hỷ, niệm dấy tưởng làm,

Cử động vận hành, đều là tội lỗi”.

b. Nghiệp Trộm Cắp là:

Thấy tài bảo người, thầm khởi tâm tà,

Phá khóa cạy then, sờ bao mò túi.

Thấy của thường trụ, lòng dấy khởi tham,

Trộm của nhà chùa, không sợ Thần giận.

Không những vàng ngọc, mới mắc tội to,

Ngọn cỏ cây kim, đều thành nghiệp trộm”.

c. Nghiệp Tà Dâm là:

Lòng mê nhan sắc, mắt đắm phấn son,

Chẳng đoái liêm trinh, riêng sanh lòng dục.

Hoặc nơi đất Phật, chánh điện phòng Tăng,

Cư sĩ gái trai, đụng chạm đùa giỡn.

Tung hoa ném quả, đạp cẳng kề vai,

Khoét ngạch trèo tường, đều là dâm nghiệp.

Những tội như thế, vô lượng vô biên,

Đến lúc mạng chung, đều vào địa ngục.

Gái nằm giường sắt, trai ôm cột đồng,

Muôn kiếp tái sanh, lại chịu tội báo.

Nếu không sám hối khó được tiêu trừ

Nay trước Phật đài, thảy đều sám hối”.

 

Đệ tử chúng con, chí tâm phát nguyện:

Một nguyện mạng căn chóng thành trí tuệ

Hai nguyện thể tướng, biến thành chân như

Ba nguyện gieo mình, cầu đại pháp bảo

Bốn nguyện vào lửa, ngộ được thâm nhân

Năm nguyện đốt thân, đền đáp Phật đức

Sáu nguyện chẻ tủy, đáp ơn thầy tổ

Bảy nguyện xin đầu, trọn chẳng tiết thương

Tám nguyện móc mắt, cũng là thân nhân

Chín nguyện thoa hương, không có thích thú

Mười nguyện cắt thịt, chẳng sanh sân tâm

Nguyện thứ mười một, đời đời không đắm

Và nguyện mười hai, kiếp kiếp thoát tục”.

Thiền Sư Thích Thanh Từ dịch

Đâu là nguyên nhân mấu chốt, đâu là nguyên cớ thật sự của vấn đề, có phải vô minh, tham sân si, lòng tham ái, sự đắm nhiễm dục lạc, không có trí tuệ thiếu sự tỉnh thức sáng suốt, xử sự theo cảm tính và quán tính, tập khí thói hư nhiễm ô? Sẽ không có kết qủa tốt đẹp nào và càng không có sự tự nhiên nào đem đến mang lại, nếu chúng ta không nỗ lực dự phần thực hiện không tạo nên không làm ra. Khi chúng ta biết chuyển hướng, nhìn một cách bình đẳng tích cực, thì tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều có khả năng giác ngộthành Phật,. Do vậy không có lý do gì để chúng ta có quyền sát sanh hại mạng, gây nguy hại thương tổn đau khổ cho một ai chúng sanh nào, chê bai đánh giá hạ thấp kẻ khác, chà đạp nhân phẩm tước đoạt tự do quyền sống. Lên án bình phẩm kẻ khác hay dối lòng khen ngợi mua vui, hành xử nói năng suy nghĩ bất thiện xấu ác, đó không phải là một thứ quyền do ai đó ban phát cho ta hay bắt buộc ta cả, ta phải hết sức cẩn trọng bởi ta đang tạo nghiệp.

 

Tất cả đều do ta tại ta lỗi ở ta, tại ta cứ đòi một chút rồi thêm một chút, lỗi ở ta đã làm sai rồi lại cứ mãi làm sai. Tại ta bị chính cái tên giặc ý thức mê mờ tham ái dục vọng vô minh xúi dục điều khiển, tại ta thêm một chút nhiễm ô bất thiện rồi chồng thêm một chút nữa, rồi lại chồng mãi cao mãi. Cứ thế vòng kim cô của tham sân si nghiệt ngã đeo cứng bám chặt, cứ thế lầm than đau khổ vô minh dày xéo tâm can, cứ vậy chúng ta đêm ngày tha hồ gây tạo tác yêu tác quái, gây biết bao nhân xấu ác bất thiện, giết hại biết bao chúng sanh, gây tổn hại gieo rắc biết bao niềm đau nỗi khổ cho mình cho người. Chừng nào và bao giờ mới lấp đầy những đòi hỏi ham muốn, những tham vọng dâng cao đầy giẫy trong ta. Chừng nào và bao giờ ta mới kịp dừng lại, chấm dứt mọi hành xử bất thiện, nhìn xa trông rộng thấy bến thấy bờ. Chừng nào và bao giờ ta mới thật sự thoát khỏi lầm than về với chân như giác ngộ thường hằng?

 

Ta đợi ta chờ, đến khi vô thường dạo bước cướp mất trắng tay, bệnh tật tứ bề thăm viếng, ta mới giật mình tỉnh mộng, lúc ấymuộn màng rồi chăng? Thì ra, điều mà chúng ta cần nhất đó là ánh sáng của trí tuệ sáng soi, tỉnh thức trong từng bước đi hơi thở, ta hạnh phúc an lạc biết chừng nào, không lo sợ bị vô thường tước đoạt giành giật. Đã đến lúc chúng ta dừng lại biết đoạn trừ lìa bỏ, ác tâm bất thiện, quyết lòng chuyển hóa, gìn giữ phát huy tăng trưởng thiện nghiệp điều lành, thì chúng ta mới có được hạnh phúc an lạc ở bây giờ và mai sau. Điều thiện việc tốt lành là phải thường xuyên nỗ lực tu tập nâng cao phẩm chất, từ nội tâm đến ngoại tướng, từ tư tưởng suy nghĩ đến hành xử nói năng. Một con người thường sống với điều thiện, tác tạo việc thiện an trú trong cảnh giới thiện lành, thì trong họ lúc nào và bao giờ cũng lan tỏa năng lượng từ bi an lành cao quý, làm chỗ dựa mong tin tưởng vững chắc cho mọi người.

 

Sát, đạo, dâm những hành vi bất thiện gây nên thân nghiệp chất chồng, chúng ta phải chấm dứtchuyển hóa để cho thân nhẹ tâm an.

 

1, Sát sanh hại vật, bản tính hiếu sát

“Luôn làm bạo ngược, chẳng khởi nhân từ,

Giết hại bốn loài, đâu biết một thể”.

Có phải giết hại chúng sanh trở thành thói quen, một thứ bản tính hiếu sát luôn tàng chứa trong mỗi chúng ta? Giết hại bằng cách này hay cách khác, để ăn thịt hoặc chỉ nhằm thỏa mãn bản năng thích giết hại, tự mình giết, thấy người khác giết hại sanh tâm vui mừng, khuyến khích tán đồng kẻ khác giết hại. Thói quen giết hại hiếu sát, nó vốn tích lũy sâu dày trong ta từ trước, bản tánh đó nếu có cơ hội lập tức trỗi dậy ngay, nó nhanh đến độ không cho ta cơ hội chần chừ suy nghĩ. Nhất là khi ở dạng vi tế, có thể khi ra tay giết hại những con vật lớn hơn ta không làm hoặc chần chừ suy tính. Nhưng nếu khi ta bị con muỗi cắn, với phản ứng tức thì của bản năng lập tức ta giết ngay, khi gặp con ruồi bay đậu vào trong thức ăn, ta liền xua đuổi hoặc lấy đồ đập cho con ruồi chết, khi thấy con gián chạy vào nhà dù ta đang làm việc gì đó, cũng  lập tức đứng dậy để tìm thứ gì đập nó, hoặc dùng thuốc xịt giết nó. Có phải vì ruồi đụng đến đồ ăn thức uống thực phẩm của ta, muỗi chích làm ta ngứa ngáy khó chịu, sợ nó gieo rắc mầm bệnh vi trùng, lây bệnh nhiễm bệnh cho ta, nghĩa là những việc đó có liên hệ liên quanảnh hưởng đến cái thân cái ngã của ta. Như vậy những gì chạm đến ta đụng đến bản ngã ta, lập tức bản năng trong ta trổi dậy bằng cách này hay cách khác, sự phản ứng đáp trả đó thông qua thân khẩu ý, hành động lời nói và trong ý nghĩ, tóm lại đằng nào nó cũng sẽ xảy ra chỉ là tùy theo thời gian và mức độ.

 

Nhưng nếu với người có tu tập, có sự kiểm soát về thân khẩu ý, thì có sự khác biệt rất lớn, nó sẽ không biểu hiện qua hành động, ngôn ngữ, và ngay cả tư tưởng một cách tùy tiện, bởi các căn đã được chuyển hóathấm nhuần từ bi trí tuệ. Nên những khởi dậy cũng rất từ tốn dễ thương thể hiện lòng từ bi, chứ không hành động theo bản năng bất thiện sai sử, tìm cách nhẹ nhàng để đuổi chúng đi nhưng không giết hại chúng. Ai cũng sợ bệnh và sợ chúng gieo mầm bệnh, nhưng không phải vì lý do đó mà ta phải ra tay giết chúng, hơn nữa giết chúng cũng không thể cứu được ta ngay, phòng vệ và giữ gìn là cách chuẩn bị hợp lý nhất. Giết hại sinh mạng của những chúng sanh khác để nuôi dưỡng sinh mạng của ta thì đây lại là điều nghịch lý nhất, chúng ta có quyền sống muốn sống được sống, bảo vệ sự sống cho ta, thì cớ gì chúng ta can tâm sát hại sinh mạng của chúng sanh khác, để phục vụ dưỡng nuôi thân ta? Chúng ta có quyền chọn lựa thức ăn cho mình, theo sở thích của riêng mình, thích ăn thứ gì kiểu gì, nên ăn và không ăn cái gì. Nhưng những sinh vật bị ta giết hại thì lại không hề có một thứ quyền gì cả, ngay cả quyền được chết. Nếu sự sống là bình đẳng, con người và sinh vật đều có sự sống và tham sống như nhau, thì hà cớ gì chúng ta nở sát hại cướp đi mạng sống của chúng sanh khác?

 

Nếu những sinh vật biết nói và loài người biết nghe được tiếng nói của loài vật, thì quả thật chúng ta là một loại virus đáng sợ vô cùng. Chúng ta tàn phá môi trường giết hại triệt tiêu tất cả, từ con vật lớn đến chúng sinh bé nhỏ để ăn thịt hoặc thỏa mãn bản tính hiếu sát, từ thiên nhiên cho đến đồng loại, từ chuyện lớn cho đến việc nhỏ, từ suy nghĩ cho đến hành động, nhằm sát hại triệt tiêu chèn ép lẫn nhau, dành phần lớn phần to phần nhiều về mình, về quốc gia của mình. Chiến tranh thù hận tước đoạt áp bức triệt tiêu bỏ tù đày đọa, do quan điểm chính trị sai khác, niềm tin tôn giáo, bất đồng ý thức hệ, bệnh sùng bái lãnh tụ thần tượng, ức hiếp tự do tước đoạt nhân quyền, là những căn bệnh trầm kha, thâm căn cố đế của con người, thấm vào tận xương tủy tự bao giờ.

 

Cũng chỉ nuôi dưỡng vỗ về cái tôi bản ngã, những gì thuộc về tôi, của chúng ta của gia đình dân tộc chúng ta. Sự hung hăng thức dậy, tự hào tự mãn dân tộc tính lại nổi lên. Không có sự khoan nhượng, những áp đặt chủ nghĩa lý thuyết mơ hồ lệch lạc tai hại, thách đố tính toàn vẹn và những giá trị cốt lõi, thiếu vắng nhân bản dân chủ nhân quyền, tình người. Chỉ biết cuồng nộ tung hô tôn sùng bất chấp, hùa theo bản năng bất thiện, vô minh tham sân si xúi dục, không chịu hướng thiện thay đổi thói hư tật xấu lầm lạc tai hại.

 

Không những vậy con người còn phát minh ra những vũ khí giết người sát hại đồng loại hàng loạt, vũ khí hiện đại, hạt nhân nguyên tử, hóa học vi trùng, khi ra tay tàn sát không chỉ vài người vài đối tượng mà con số sẽ lớn lao vô cùng, nơi nào bị tấn công bị tàn sát, phải mất nhiều năm mới khôi phục lại. Chúng ta đã có quá nhiều những cuộc chiến tranh tàn sát lẫn nhau, do tranh giành chủng tộc, bất đồng tôn giáo, ý thức hệ niềm tin, thỏa mãn tham vọng, bành trướng thế lực, lòng thù hận, là những lý do góp phần dẫn đến chiến tranh tàn sát giết hại, những trận giết hại chết chóc kinh hoàng, tàn phá thiên nhiên môi trường sự sống, gây đau khổ thương tổn đến muôn loài. Núp bóng dưới mọi chiêu bài, tôn giáo, chủ nghĩa, quốc gia dân tộc, bành trướng lãnh thổ, trục lợi cá nhân, can tâm huỷ hoại môi trường sống, tàn phá thiên nhiên, thâu tóm tài nguyên của cải, tất cả chỉ để thoả mãn lòng tham sân si vô minh, tánh ác bất thiện. Chừng nào chúng ta mới xoá bỏ mọi ngăn ngại biên cương chủng tộc, hận thù dị biệt, chung sống hòa bình thương yêu tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau xây dựng những giá trị nhân bản tánh thiện lành cao quý?

 

Trong tất cả các loài, chỉ có loài ngườibiết mình sẽ chết, nhưng để chuẩn bị cho cái chết, thì chúng ta lại thờ ơ, không quan tâm và ít chuẩn bị. Chết là điều sẽ xảy ra sẽ tới, chỉ là chậm hay mau bao giờ và lúc nào, biết mình phải chết sẽ chết đó là một sự nhận biết tích cực, biết rằng khi chết không mang theo được một thứ gì cả, tại sao cả đời lại phải vất vả khổ cực tích góp tiền bạc của cải, lo làm lo nuôi o bế cung phụng tấm thân? Một sự nghịch lý và điều hết sức phi lý, chúng ta quên đi tất cả bỏ qua mọi thứ, để tìm mọi cách tranh giành lợi lộc, mánh mung lường gạt, tích cóp cưu mang ác nghiệp, nuôi dưỡng vỗ về tấm thân tứ đại đủ đầy no đủ, dung dưỡng bản ngã lòng tham tâm bất thiện. Trong ta không hề có sự từ bi, thiếu vắng tâm thiện ý lành, làm thế nào để chúng ta biết nuôi dưỡng tâm từ lòng yêu thương, sự tử tế lòng bao dung độ lượng, tìm thấy giá trị ý nghĩa chung cuộc.

 

Nguyện cho mọi người và mọi loài được sống trong an toànhạnh phúc, tâm tư hiền hậuthảnh thơi.

Nguyện cho tất cả các loài sinh vật trên trái đất đều được sống an lành, những loài yếu, những loài mạnh, những loài cao, những loài thấp, những loài lớn, những loài nhỏ, những loài ta có thể nhìn thấy, những loài ta không thể nhìn thấy, những loài ở gần, những loài ở xa, những loài đã sinh và những loài sắp sinh.

Nguyện cho đừng loài nào sát hại loài nào, đừng ai coi nhẹ tính mạng của ai, đừng ai vì giận hờn hoặc ác tâm mà mong cho ai bị đau khổ và khốn đốn.

Như một bà mẹ đang đem thân mạng mình che chở cho đứa con duy nhất, chúng ta hãy đem lòng từ bi mà đối xử với tất cả mọi loài”.

Kinh Thương Yêu, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh dịch, langmai.org

 

2, Trộm cắp, lấy của không cho

...“Không những vàng ngọc, mới mắc tội to,

Ngọn cỏ cây kim, đều thành nghiệp trộm”...

 

Trộm cắp, tìm mọi cách để chiếm đoạt sở hữu là một hành vi xấu, những gì không phải của mình không thuộc về mình, không có sự đồng ý của người, thì tuyệt đối không được lấy. Cho dù vật đó có giá trị hay không, hoặc món đồ đó nhỏ không đáng giá cũng không được khởi lên lòng tham ý tưởng chiếm đoạt. Một khi có ý định và hành động để đạt mục đích, thì lập tức cấu thành nghiệp trộm. Lòng tham sự thoả mãn chính là lý do thúc đẩy hình thành những hành vi bất thiện, sự lười biếng biếng nhác cũng là nguyên do sinh nông nổi. Không nóng giận sân si, không làm điều ác việc xấu, không xúi người làm, không vui mừng tán đồng khi thấy người khác làm. Đó là những nguyên tắc tạo nên thiên nghiệp, để thân nhẹ tâm an sống đời an vui hạnh phúc.

 

3, Tà dâm, sống tà hạnh

Lòng mê nhan sắc, mắt đắm phấn son,

Chẳng đoái liêm trinh, riêng sanh lòng dục”...

 

Những hành vi tham dục ái nhiễm làm cho chúng ta mất đi nhân phẩm tư cách đạo đức. Sống tà hạnh trong các dục lạc, lòng tham ái lên ngôi níu kéo dẫn dắt, khiến ta trôi nỗi đắm chìm nơi sông mê bể ái, mê mờ không lối thoát, ra sức tốn công chiếm đoạt sở hữu, chiều chuộng bản ngã lòng tham tâm bất chánh. Đêm ngày chạy theo bản tánh bất thiện, hả hê với hành vi xấu ác, dung chứa tà hạnh đắm say dục lạc. Tâm tánh nhiễm ô, nặng lòng dục vọng, đam mê nhục dục, thỏa mãn bản năng nhu cầu, hướng vọng tìm kiếm khoái cảm, thiếu lòng thủy chung, phá vỡ hôn nhân gia đình, gây đổ vỡ tình yêu, tiêu hủy đạo đức bản thân. Lòng tham ái dục lạc, là những nguyên nhân, một dạng tâm lý bất thiện những hành vi xấu ác, một cách sống thường xuyên mơ tưởng, ám ảnh bởi những đam mê xác thịt, tự mình đánh mất nhân phẩm lòng tin, thiếu vắng tình người, không có sự nhân nhượng khoan dung, không có tỉnh táo sỉ diện.

 

Để trở thành một con người thiện lành cao cả, đáng được quý trọng kính yêu, chúng ta phải nỗ lực hoàn thiện tự thân, tăng trưởng tâm thiện tánh lành, từ bỏ bất thiện nhiễm ô. Chúng ta không những không được sát sanh hại vật, bây giờ ta phải biết nuôi dưỡng và phát huy tâm từ bi lòng yêu thương rộng lớn, hướng nguyện đến muôn loài chúng sanh.  Không được trộm cắp lấy của người, ta còn phải thường xuyên bố thí hành thiện tích phước. Đã không có những hành vi tà dâm ý nghĩ xấu, chúng ta còn phải nỗ lực đấu tranh bảo vệ nhân phẩm, gìn giữ những giá trị đạo đức cao quý.

 

1, Nuôi dưỡng lòng từ bi.

Nguyện móc mắt, cũng là thân nhân

Nguyện cắt thịt, chẳng sanh sân tâm”.

 

Một người có phẩm hạnh cao cả là người đó thường xuyên nuôi dưỡng lòng từ bi ban trãi yêu thương đến với muôn loài. Cho dù có bị mắng chửi đánh đập vì sự bảo vệ che chở, vì lòng từ dâng tặng ban ra, ta cũng không hề chùn bước thối lòng nhụt chí. Cho dù tánh mạng có bị thương tổn hiểm nguy, nhưng lòng từ tâm bi vẫn không suy giảm, không khởi niềm oán trách sân hận. Tất cả chúng sanh nhiều đời nhiều kiếp từng là quyến thuộc bạn hữu của nhau, nhưng do vì tạo nhiều ác nghiệp nên phải luân hồi đọa lạc trong những hình hài khác nhau. Chúng ta hết lòng dưỡng nuôi tăng trưởng lòng từ bi, bảo vệ sự sống của muôn loài, chỉ có lòng từ tâm bi mới đem lại cho chúng ta niềm hỷ lạc, thường sống với tâm bi mẫn yêu thương là cuộc sống đầy ý nghĩa và cao đẹp.

 

Vị đệ tử áo trắng xa lìa sự giết hại, chấm dứt sự giết hại, buông bỏ khí giới, biết hổ biết thẹn, tập từ tập bi, bảo hộ cho mọi loài sinh vật, kể cả các loại côn trùng. Vị ấy diệt trừ tận gốc tâm niệm giết hại.

Đó là giới pháp thứ nhất mà người đệ tử áo trắng hộ trì”.

Kinh Người Áo Trắng, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh dịch, langmai.org

 

Lòng từ bi thương yêu trao ra ban tặng sẽ không bao giờ cạn kiệt, không bị hư hao chẳng hề mất mát, là bi nguyện độ sanh hạnh lành cao quý, rộng lớn bao la trùng khắp, vượt mọi ngăn ngại chướng duyên hoàn thành tâm nguyện cứu độ, chuyển mê khai ngộ. Lòng từ bi lan tỏa, suối nguồn bi mẫn tuôn chảy, dưỡng nuôi yêu thương đêm ngày rạng rỡ, xoa dịu niềm đau nỗi khổ, cứu vớt lầm than. Nhiều khi chỉ cần ánh mắt dịu hiền, nụ cười dễ thương từ ái, tâm lượng bao dung, vòng tay đầy ắp tình người là đã mang đến sự an lòng cho kẻ khác, một chút bình an cho người đối diện, là ta đã góp phần đón chào hạnh phúc một cách thiết thựcan lòng.

 

Ta hãy đem lòng từ bi không giới hạn của ta mà bao trùm cả thế gian và muôn loài, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, lòng từ bi không bị bất cứ một cái gì làm ngăn cách, tâm ta không còn vương vấn một chút hờn oán hoặc căm thù. Bất cứ lúc nào, khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi nằm, miễn là còn thức, ta nguyện duy trì trong ta chánh niệm từ bi. Nếp sống từ binếp sống cao đẹp nhất.

Không lạc vào tà kiến, loại dần ham muốn, sống nếp sống lành mạnh và đạt thành trí giác, hành giả sẽ chắc chắn vượt khỏi tử sinh”.

Kinh Thương Yêu, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh dịch, langmai.org

 

Để lòng từ bi được trọn vẹnviên mãn, cho đến trọn đời quyết không giết hại chúng sanh nào dù đó một sinh mạng bé nhỏ. Cho đến trọn đời không gây đau khổ thương tổn cho một ai chúng sanh nào, trọn đời không tạo ác nghiệp, hướng nguyện cứu giúp muôn loài, hoàn thành sự nghiệp giác ngộ.

 

2, Bố thí, hành thiện tích phước

Nguyện xin đầu, trọn chẳng tiết thương.

Nguyện đốt thân đền đáp Phật đức.

Nguyện chẻ tủy đáp ơn Thầy tổ”...

Đã không trộm cắp lấy của không cho, vật gì không phải của mình thì nhất định không bao giờ lấy hoặc có ý có lòng chiếm đoạt, còn phải thực hiện hạnh lành bố thí một cách trọn vẹn, một lòng hướng thiện quyết chí tu thân đền đáp thâm ân chư Phật, Thầy Tổ. Bố thí là nền tảng vững chắc để hành trì thiện pháp, sự lớn mạnh của việc trì giới sẽ thay đổi chuyển hóa nội tâm đem đến sự hỷ lạc, khơi mở nguồn tuệ giác. Bố thí một cách trọn vẹn không cần đền đáp, không cần trả ơn, không cần ghi nhớ, không đòi hỏi điều kiện. Thông thường chúng ta chỉ biết tích lũy nhận vào chứ không chịu trao ra, nhặt lên cầm giữ chứ không chịu bỏ xuống buông đi, ôm giữ vào chứ không chịu mở cõi lòng cho đi. Trong khi đó trao ra là một thứ hạnh phúc, tặng cho người là một niềm vui, dâng đến cho đời đóa hoa từ tâm, thấy người vui là lòng hoan hỷ. Bố thí là một hạnh lành, còn là nghĩa cử cao đẹp, bố thí như pháp làm đúng với chánh pháp.

 

Vị đệ tử áo trắng xa lìa sự không cho mà lấy, chấm dứt sự không cho mà lấy, thường ưa bố thí, tìm niềm vui trong sự bố thíbố thí mà không cầu đền đáp. Vị này không bị tâm trạng tham lam che lấp, luôn luôn bảo hộ sự liêm khiết của mình và diệt trừ tận gốc sự không cho mà lấy.

Đó là giới pháp thứ hai mà người đệ tử áo trắng hộ trì”.

Kinh Người Áo Trắng, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh dịch, langmai.org

 

Khi chúng ta giúp đỡ hay bố thí cho những người gặp khó khăn đau khổ, tài thí hay pháp thí vật chất hay tấm lòng, đều đáng quý đáng được trân trọng. Có những mảnh đời bất hạnh có những con người khổ đau, cả đời lam lũ, quần quật làm lụng quanh năm suốt tháng, chạy vạy từng bữa, vẫn không đủ ăn đủ mặt vẫn nghèo khổ thiếu thốn trăm bề, khi thì thiên tai hoàn cảnh, nhân họa bệnh tật đói nghèo, rất cần đến sự giúp đỡ của những ai giàu lòng hảo tâm giang tay cứu vớt. Khi gặp những đau khổ buồn phiền tai ương trong cuộc sống, những lời pháp những lời chỉ bảo chân thật, lại là ngọn đuốc soi đường trong đêm tối giúp họ tìm thấy lối ra, tìm đến chân lý để vơi bớt nỗi khổ niềm đau. Lòng tử tế, sự bao dung độ lượng, tâm thiện ý lành là những công hạnh cao đẹp giúp người đến chỗ an vui, thường sống lạc an với chánh pháp.

3, Rời xa ái nhiễm dục lạc

Nguyện đời đời không đắm

Nguyện kiếp kiếp thoát tục”.

 

Chấm dứt mọi hành động tham dục ái nhiễm, quyết tâm bảo vệgìn giữ những giá trị đạo đức, tăng trưởng phẩm hạnh cao quý. Một con người thiện lành là con người đó hoàn toàn rời xa sự đắm nhiễm dục lạc, không tạo cơ hội để tà hạnh khởi phát, thoát ra ngoài sự ràng buộc của tham ái dục nhiễm, hướng đến sự an lạc giải thoát. Cho đến trọn đời, một lòng rời bỏ tà dâm, lìa xa ái nhiễm dục lạc. Cho đến trọn đời, giữ thân trong sạch, hộ trì giới pháp, tăng trưởng thiện pháp.

Vị đệ tử áo trắng xa lìa tà dâm, chấm dứt sự tà dâm, bảo vệ cho bất cứ ai, dù người ấy nằm trong sự bảo hộ của cha, mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ, hoặc chị em, hoặc anh em, hoặc cha mẹ bên sui gia, hoặc gia đình sui gia, hoặc bởi người đồng tính, hoặc là vợ con hay chồng con kẻ khác, kể cả kẻ bị cuồng dâm khủng bố, hoặc kẻ bán phấn buôn hương. Vị này diệt trừ tận gốc tâm niệm tà dâm.

Đó là giới pháp thứ ba mà người đệ tử áo trắng hộ trì”.

Kinh Người Áo Trắng, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh dịch, langmai.org

 

Hạnh phúcan lạc chỉ có mặt là khi chúng ta không giết hại không làm đau khổ cho một ai, không gây đau đớn tổn hại cho một chúng sanh nào, lìa bỏ những thói hư tật xấu nhiễm ô bất thiện, đoạn trừ vô minh tham sân si, nuôi dưỡng trăng tưởng tâm tốt hạnh lành. Hạnh phúc lạc an đích thật là khi lòng từ bi lan tỏa, tâm thiện ý lành gieo rắc muôn phương, trí tuệ sáng soi trên lối về tỉnh thức. Khi ta buông bỏ nhẹ gánh lo toan, không giận hờn oán trách, không tranh giành được mất hơn thua, bằng lòng hoan hỷ đón nhận tất cả là nhân là quả, bình thản những gì phải đến sẽ đến, những gì phải đi sẽ đi, cho thân nhẹ tâm an lòng hoan hỷ với hiện tại bây giờ. Dù cho vô thường biến động vây quanh, ra sức tước đoạt, nhưng nếu nhận biết thì đó lại là sự nhắc nhở khiến cho chúng ta trưởng thành, nhận chân giá trị tích cực của cuộc sống. Chỉ ở trong cõi vô thường mới tìm thấy chân thường, trong khổ đau mới có giải thoát, khi ta tỉnh thức nhận biết thấu đáo, lúc ấy chân tánh thường tại tự nhiên xuất hiện, hiển lộ nguyên hình nằm ngay trước mặt. Ta tu tập trong mọi cảnh duyên, thuận nghịch cũng đều có sự thử thách, hết lòng dốc sức nỗ lực vượt qua, quân bình trạng thái tâm lý, bình thản trong mọi biến động, vươn lên chuyển hóa nỗi lo sự khổ trở thành niềm an lạc, thoát khỏi sông mê bể khổ về với thường hằng.

 

Ba thiện nghiệpác nghiệp của thân

Trong mười thiện nghiệpác nghiệp do thân, khẩu, ý mang lại, thân có ba nghiệp, miệng có bốn và ý có ba. Ba nghiệp của thân gồm có: sát sanh, trộm cướp, tà dâm. Bốn nghiệp của miệng: nói dối, nói lời chia rẽ, nói nặng lời, nói lời vô nghĩa. Ba nghiệp của ý: tham, sân, si hay còn gọi là tam độc. Đó là mười nghiệp lớn của con người, từ những cửa ngõ nguồn cơn này đưa đẩy chúng ta trôi lăn trong sông mê bể ái, chìm đắm trong đau khổ trầm luân, đẩy ta về với phiền muộn biến động bất an, đi mãi miết trong ba cõi sáu đường. Nhưng cũng chính từ đây từ những tác nhân tác ý gieo tạo này, nếu ta biết dừng lại biết lìa xa chấm dứt, làm mới đổi thay chuyển hóa, đoạn trừ chận đứng những bất thiện, nâng cao phẩm hạnh, kiềm chế những tác tạo đi lại của thân miệng ý, phù hợp với chân lý như thật, chúng ta mới thật sự có được an lạc hạnh phúc ngay trong hiện tại.

 

Đức Phật ca ngợi sự thành tựu tốt đẹphiện tạimai sau cho những ai biết gìn giữ phát huy và tăng trưởng thiện nghiệp, đời sống hiện tại được an lành, sau khi mạng chung sanh về thiện giới. Ngược lại, những ai gây tạo ác nghiệp sẽ bị nghiệp quả lôi kéo dẫn dắt đọa lạc về nơi tăm tối trầm luân.

Ba ác nghiệp của thân:

1) “Có người sát sanh, tàn nhẫn , tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loài hữu tình.

2) Người này lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng hoặc tại rừng núi, không cho người ấy, người ấy lấy trộm tài vật ấy.

3) Người ấy sống tà hạnh với các dục lạc, liên hệ đến dục tình với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa”.

Ba thiện nghiệp của thân:

 

1) “Có người từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loại hữu tình.

2) Từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng hoặc tại rừng núi, không cho người ấy, người ấy không lấy trộm tài vật ấy.

3) Từ bỏ sống theo tà hạnh đối với các dục, không liên hệ đến dục tình với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa”.

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

 

Thông thường, chỉ khi tâm thiện ý lành, hành xử nói năng suy nghĩ luôn tốt đẹp, lợi mình lạc người, chỉ có giữ gìn thân giới trong sạch mới đem lại sự an vui hạnh phúc thật sự, chỉ khi gieo nhân thiện thì mới có quả lành, thiện nghiệp mới có thiện quả. Khi ta cầu mà không được muốn mà không xong, làm mà chưa kết quả, hoặc khi nghịch cảnh chướng duyên, ta lại rơi vào trạng thái ấm ức bực bội đau khổ, trách mình oán người, đổ thừa nghiệp duyên số phận phũ phàng. Dù là vậy, ta vẫn chưa chịu học bài học của vô thường nhân quả, ta vẫn chưa nhận thức được vấn đề, ta vẫn còn chạy loanh quanh mộng tưởng, ta vẫn chưa dám đương đầu trực với sự thật. Dù ta thường xuyên đối diện, chung sống với mọi cảnh duyên, với vô thường khổ đau đêm ngày chi phối, thân khổ tâm bất an. Nếu muốn vượt qua chúng ta cần phải quán chiếu tỉnh thức trong mọi tình huống, thường sống trong sự hiểu biết nhìn rõ chân tướng mọi thứ chung quanh, tạo mọi thắng duyên để trí tuệ sáng soi mở lối.

 

Thật ra khi chúng ta còn thở được, còn nhận biết còn tương tác được với mọi thứ chung quanh, thân thể đủ đầy các căn còn hoạt động, đó cũng là một thứ hạnh phúc quý giá rồi. Có biết bao người sinh ra đã không được đủ đầy, bệnh tật nghèo khổ tai nạn các căn khiếm khuyết, nhưng họ vẫn phải sống vươn lên để tự tồn tại, tìm niềm vui trong sự thiếu hụt, tìm lối sống cách sống phương tiện sống giữa muôn vàn khó khăn gian khổ, nhưng họ vẫn sống và cố gắng sống cho thật ý nghĩa, bằng cách này cách nọ. Không những vậy, họ còn hết lòng phụng sựcống hiến cho xã hội con người, họ vẫn làm được và làm thật tốt, tấm lòng đó đáng được trân quý đáng được tán dương.

 

Chúng ta may mắn hơn, nhưng lại khiến cho mình thêm đau thêm khổ, thiếu sự bao dung lòng từ, lòng tham lôi kéo sân hận nổi lên che mờ tất cả, hại vật làm khổ người gây biết bao nghiệp chướng. Khi tấm thân tứ đại réo gọi, bệnh tật viếng thăm, nhắc nhở vô thường, sinh già bệnh chết lù lù xuất hiện, lúc đó ta mới giật mình hốt hoảng lo sợ. Nếu ta biết thực tập theo chánh pháp, nhận diện mọi thứ mọi điều, vượt lên số phận nghiệp quả để an vui nhẹ bước, để thấy rằng trong chúng ta ai lại không đi qua chặng đường sinh ly tử biệt, có ai sống mãi để buồn vui cau có. Ta cần phải chuẩn bị thật tốt, và đón nhận nó trong sự hoan hỷ cùng tuyệt, âu đó cũng là một thứ hạnh phúc tuyệt diệu rồi vậy.

 

Khi sáu căn, trần, thức gặp nhau các dục sẽ theo đó phát sinh đắm nhiễm, phiền não đau khổ nối kết tích tụ. Phật dạy: “Có 5 đặc tánh của dục, đáng yêu, đáng mơ tưởng, hoan hỷ đi đôi với dục, khiến cho người ta ham thích. Những gì là 5. Đó là con mắt biết sắc, lỗ tai biết âm thanh, mũi biết hương, lưỡi biết vị và thân biết xúc”. Ta tập bớt nhìn, bớt nghe, bớt thấy, bớt nói năng hành động, bớt tham sân si, đêm ngày gìn giữ chánh nghiệp. Chỉ nhìn những điều làm cho mắt huệ phát sinh, nghe tiếng khổ đau của chúng sanh để phát khởi lòng từ bi mẫn, thấy chỉ để mà thấy không nắm giữ không thủ đắc. Ta bớt nói năng để giữ gìn chánh niệm, bớt chạy theo hương vị dỡ ngon, bớt đi phiền muộn để thảnh thơi, bớt thêm nữa những lo toan đau khổ, bớt nữa đi những tham sân si vô minh che lối, bớt nhiều giảm nhiều bỏ xuống buông xuống những lầm than cơ cực.

 

Thân xúc, những đụng chạm va chạm tương tác từ nơi các căn, do duyên với xúc nên có thọ, cảm thọ cảm giác những hưng động trỗi dậy phát khởi, do duyên với thọ nên có ái, tham ái, ái nhiễm những trạng thái của sự đắm mê say đắm thỏa mãn dục lạc. Tất cả đều phụ thuộc lệ thuộc vào những mức độ của những phát khởi đó dẫn dắt đưa ta rơi vào khổ đau. Có nhiều yếu tố nối kết khác nhau, các duyên hội tụ các căn trỗi dậy, trong đó có chủ thể khách thể, thân tâm trong ngoài. Hơn nữa trong mỗi chúng ta đều có sự nhận thức và cảm nhận riêng, những thỏa mãn truy cầu cá biệt, nên kết qủa chẳng ai giống ai. Sự truy cầu ước vọng thỏa mãn dính chặt rủ rê, lại là mầm mống của những khổ đau, căn nguyên của phiền não ràng buộc, tất cả đều tùy vào cách nhìn nhận và sự phát hiện cho từng vấn đề trong mỗi chúng ta.

 

Trong sự chừng mực, những yếu tố cấu thành dù ở trong hay ngoài, đến từ đâu thì là như vậy, nhưng ở nội tâm và sự tu tập thật sự thì lại có khác. Một khi chúng ta tách rời ra, cắt đứt các duyên, để nguyên vị giữ đúng chức năng, thì vấn đề sẽ khác, sẽ thay đổi cục diện hoàn toàn, sẽ không có hội tụ phát sinh đắm nhiễm, ngăn ngừa sự đi lại của các căn gây nên tội lỗi, tập khởi nổi dậy khổ đau hành hạ. Nhận biết rõ ràng ngăn ngừa phòng hộ chế ngự các căn, chuyển hóa nâng cấp, chuyên cần tỉnh giác, xả ly buông bỏ, đoạn trừ những bất thiện uế nhiễm, lìa xa những ác tâm xấu ác, chuyển hóa thân khẩu ý thiện lành cao đẹp. Gìn giữ các căn thanh tịnh không nhiễm ô bụi trần, thường xuyên kiềm chế kiểm soát sự đi lại gây hại của các căn, không chạy theo dục lạc tà hạnh, không sân hận si mê, chẳng tranh giành chiếm đoạt hơn thua phê phán ngộ nhận, không nắm giữ thủ đắc gây nặng nề thân tâm, mang lại niềm an lạc thảnh thơi đúng nghĩa, sự viên mãn hỷ lạc tròn đầy. Lúc đó mọi nguyên nhân mọi nguồn cơn, dù đến từ đâu đều loại trừ xóa bỏ, không còn ngăn ngại, tất cả hợp nhất trở thành một khối không gì phá vỡ lay chuyển. Được như vậy cuộc sống của ta thảnh thơi tươi đẹp biết dường nào, bình thản an nhiên như nước chảy mây bay, không vương vấn lụy phiền vướng bận, thênh thang rộng mở trên mọi lối đi về.

 

Ta ra công nhọc lòng ước ao niềm vui hạnh phúc đến, nhưng điều đó lại là những cuộc rượt đuổi trốn tìm, nỗi niềm tao ngộ chia ly nghiệt ngã. Bởi không có bàn tiệc hạnh phúc nào dọn sẵn cho ta mà không cần phải làm gì cả, chẳng có một điều kiện gì. Những gì không do mình nỗ lực hướng đến, không có sự quyết lòng thực hiện, mà do lẻ khác ban tặng trao cho, nó vốn không bền vững, trước sau thì ta cũng phải đánh đổi trả giá. Điều hiển nhiên hạnh phúc an lạc là phải kiếm tìm, nỗ lực thực hiện, chứ không phải ước ao gọi mời là nó tự động đến. Chỉ có phiền não khổ đau bất an bệnh tật vô thường là những thứ mà chúng ta không cầu không mong nó vẫn lù lù xuất hiện, tôn trọng sự thật chấp nhận sự thậthạnh phúc không tự tìm đến ta, không có mặt từ những hy vọng chờ đợi tìm cầu ước mong, nỗi niềm lo lắng ngóng trông sẽ chẳng bao giờ khiến nó quay đầu ghé lại, càng trông đợi chờ mong chỉ khiến cho nó càng thêm mất hút.

 

Điều quan trọng,“Sống đúng pháp, sống chơn chánh, làm các hạnh lành, làm các công đức”, điểm khởi và chung cuộc, hành trình và đích đến, nằm ở đâu xuất phát từ đâu, từ nơi vô minh tham sân si, phiền não khổ đau hay từ năng lượng tu tập của trí tuệ giải thoát mang lại? Chúng ta chỉ có thể nhận chân ra được nguồn cơn là khi trong ta có được tuệ lực tinh tường, lúc ta thấu biết được chân lý nhiệm mầu soi tỏ, cũng là dịp chúng ta phá vỡ bóng tối dày đặc của vô minh bao phủ, là khi trí tuệ trong ta bừng dậy mở đường soi tỏ. Ta có đủ đầy quyết tâm loại trừ bất thiện xấu xa ba độc tham sân si sai sử, được như vậy ta mới không bị đau khổ vây quanh hành hạ, tâm ta mới có được sự an lành đúng nghĩa cõi lòng tự tại an nhiên.

 

An lạc hạnh phúc thật sự là khi chúng ta biết tu tập tỉnh thức, chuyển hóa phiền não khổ đau, kham nhẫn những điều khó khăn, đoạn trừ những vướng bận khó bỏ, làm những điều khó làm. Nếu không có chướng duyên nghịch cảnh thì lấy gì nuôi dưỡng tâm nguyện vượt thoát, loại trừ những tật đố tham sân si, những tác tạo hành xử bất thiện? Nếu không vất vả gian nan bền lòng quyết chí thì làm sao đi đến đích, làm sao gột rửa thân tâm, hoàn thành sự nghiệp giác ngộ?

 

Tại sao hạnh phúc mà ta kiếm tìm mong đợi càng ngày nó càng vụt xa, tại sao phiền não khổ đau ta chẳng bao giờ trông đợi nó lại liên tục xuất hiện? Có muôn ngàn lý do để an lạc hạnh phúc ngoảnh mặt ra đi không hề trở lại, có vạn nguyên nhân khiến nó chẳng đoái hoài thăm viếng. Phần nhiều do chính ta tự đánh mất đi cơ hội, tự mình bày ra cuộc chơi rượt đuổi, tự mình làm khổ chính mình, tự mình nói cười tung hứng hả hê rồi tìm cách đuổi đi níu lại. Có phải, tại ta yêu cầu quá đáng đòi hỏi quá cao, không bằng lòng với tất cả dù đó cảnh duyên nghiệp quả, tạo ra vô vàn sức ép khiến cho thân tâm nhọc nhằn chán chường mỏi mệt? Ta không chịu an phận cam lòng một điều gì thứ gì, chỉ lo mải mê hướng vọng tìm cầu, lắc đầu từ chối trốn tránh chạy nhảy lăng xăng, không chịu mở rộng cõi lòng, chỉ biết nhận vào chứ không chịu cho ra, chấp chặt định kiến chủ quan, khó khăn và khổ não với cả chính mình. Với một tâm cảnh rối bời nhập nhằng lẫn lộn, mất phương lạc hướng như thế, với tật xấu thói hư đầy dẫy không chịu chuyển hóa như vậy, thì liệu đến bao giờ lúc nào ta mới có được một bình minh tươi đẹp, một hạnh phúc an lạc đúng nghĩa?

 

Ta không thể đứng từ phía đối tượng để nắm bắt suy nghĩ thước đo tầm nhìn, bởi trong tất cả suy nghĩ đều ngầm chứa điểm dị biệt và bất đồng, to hay nhỏ nhiều hay ít, đổi thay, bất ổn lúc nào cũng chờ chực xuất hiện. Từ khía cạnh của những giác quan trổi dậy hay mức độ dồi dào của cảm xúc, sự lớn mạnh của bản năng hay sự vượt thoát ra ngoài níu kéo. Cũng có thể từ nơi xúc cảm tưởng chừng bất chợt thoáng qua, đâu đó giữa hai bờ mộng thực một sự quyết định giành giật, phân vân lững lờ trôi trên từng biến động, chìm lặng trong hố sâu ngút ngàn tỉnh mê phong kín. Sự trỗi dậy tìm về lặng thinh đúng nghĩa, cuộc lên đường khai phá, bỗng chốc hóa hư vô mất dấu bặt tăm. Sự nhìn nhận và quan điểm có mang lại điều tích cực hay tiêu cực, thiện ác mức độ như thế nào tác hại ra làm sao, rất khó để kiểm soát nếu thụ động buông xuôi phó mặc, ta cần hướng đến những tiêu điểm tốt đẹp phá vỡ những ngăn ngại bế tắc là cả một tiến trình lịch nghiệm thường trực.

 

Trong Thánh Đạo Tám Ngành, (Bát Chánh Đạo) tám con đường dẫn đến an lạc hạnh phúc đích thật, gồm có: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Ý nghĩa của Chánh mạng như sau:

Này chư Hiền, thế nào là Chánh mạng? Này chư Hiền, ở đây, vị Thánh đệ tử từ bỏ tà mạng, sinh sống bằng chánh mạng. Này chư Hiền, như vậy gọi là Chánh mạng”.

Toàn Tập Thích Minh Châu, Kinh Trung Bộ, tập 05 trang 553

 

Chánh mạng, là một lối sống phong cách sống thái độ sống chân chánh phù hợp với chánh pháp, nuôi dưỡng những giá trị cao đẹp, từ bỏ tà mạng những hành xử ý nghĩ bất thiện không thích hợp với chân lý. Sự nhận biết như thật về các pháp, thân tứ đại đều là hư huyễn “các uẩn hư hoại, thân thể hoại diệt”, chỉ có pháp thân, ứng thân, hóa thân mới vượt ra ngoài sự chi phối của thời gian, hiển lộ bản thể chân như giác ngộ. Đó là công hạnh cao quý, sự hiểu biết cảm thông nối kết là cả một quá trình tư duy đúng mức. Làm mới và làm thật đẹp nội tâm của mình, luôn thể hiện từ bitrí tuệ tỉnh giác trong từng hành động, ngôn ngữ nói năng, suy nghĩ, phù hợp với bản thể như thật tánh tướng. Ở ý nghĩa khác chánh mạng được giải thích như sau:

 

Này chư Hiền, thế nào là chánh mạng? Đó là khi vị Thánh đệ tử thấy rõ khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo;...hoặc với niệm không đắm trước, quán sát với thiện tâm để được giải thoát. Trong khi quán sát không mong cầu vô lý, không nên tham đắm nhiều mà không biết tri túc, không bị các loại chú thuật lôi cuốn biến thành đời sống tà mạng, chỉ theo chánh pháp để cầu y phục, không phải là phi pháp, theo chánh pháp cầu thực phẩm, giường chõng, không phải là phi pháp. Đó là chánh mạng”.

 

Chánh mạng, còn là tư duy quan điểm cách sống lối sống thích hợpphù hợp với chân lý như thật của các pháp. Tất cả đều phải được thiết lậpxây dựng trên nền tảng của sự hiểu biết thấu đáo chân chánh, từ hành động cho đến nói năng suy nghĩ chân thậtthích nghi với chánh pháp. Tứ Diệu Đế, bốn chân lý vi diêu cao cả, là bài pháp đầu tiên và cũng là bài pháp sau cùng Đức Phật rao giảng, nhận chân khổ là khổ, nguyên nhân của khổ, con đường thoát khổ vượt khổ, chấm dứt khổ hết khổ. Con đường đó giải phóng chúng ta ra khỏi khổ đau, đưa ta về với không cùng vô tận, thường hằng giải thoát.

 

Sự tỉnh thứcnhận biết cao độ, vượt thoát khổ đau là ta phải thường nghiệm tuệ tri, như thật tánh tướng các pháp, vươn lên thoát ly với những gì đang hiện hữu, đang biến dạng. Dù cho thực tại đó có là gì chăng nữa, phũ phàng đến bao nhiêu, ngang trái khổ đau chừng nào, thì trước đó và trong đó vẫn là chuỗi dài liên kết nhân quả do ta tác tạo gây nên. Bây giờ là lúc ta phải trực diện, nhận lãnh chịu phần trách nhiệm, không một ai đấng tối cao quyền năng nào có thể thay thế và làm khác đi được. Chúng ta bình tâm tỉnh giác, nhận biết rõ ràng bản thể thật tướng của vạn pháp, vượt sông mê bể khổ về với chân tánh thường tại, bình thản an nhiên với vô thường biến động, được mất hơn thua những gì chưa có không có, những gì đang đến sẽ đến, những gì chưa đi sẽ đi, đều chẳng bận tâm lo lắng. Chỉ có chính ta mới đủ thẩm quyền chuyển hóa thay đổi, bằng lòng đối diện với tất cả hùng lực, không sợ hãi chạy trốn, chịu trách nhiệm với những gì do chính mình tác tạo, đó cũng là phương cách thoát ra rồi vậy.

 

Trong môi trường sống, từ hoàn cảnh cho đến tâm thức thường xuyên có sự tác động biến hiện đổi thay, nếu ta không vận hành đến năng lực tuệ giác thì khó mà nhận diện được bản chất đích thực của từng vấn đề. Một khi ta thiếu vắng sự tỉnh thức, không tự mình thể nghiệm chặng đường phá vỡ vựt dậy, không xúc tác đụng vào được vùng cấm của tri thức trôi nổi thì lại càng khó thoát ra, càng khó lìa bỏ, nhất là trong khi ta vẫn còn lẩn quẩn kiếm tìm chạy nhảy lăng xăng, mịt mùng trong những rượt đuổi nắm bắt chấp chặt. Nội tâm của ta và người khác chẳng sao giống được, suy nghĩ của ta và sự cảm nhận của kẻ khác không thể song hành. Bởi không có một sự vận hành nào giống nhau cho từng tâm thức, mỗi chúng ta đều có sự bun nhiễm huân tập nhân quả nghiệp lực khác nhau, trong ta chất chứa biết bao nhiễm ô bất thiện, nắm giữ biết bao ái dục trầm luân, ta cần phải vận dụng tất cả mọi thắng duyên nội tại chọc thủng màng đêm vô minh tăm tối, quật khai năng lực trí tuệ bừng dậy. Chúng ta phải chuyển hóa thân, khẩu, ý cho được thiện lành, phát huy nuôi lớn những giá trị cao đẹp, mở rộng cõi lòng để cho tuệ giác sáng soi, bỏ xuống mọi lụy phiền vướng bận, xả bỏ tham ái đoạn trừ si mê sân hận, hướng nguyện đến muôn loài chúng sanh với lòng bi mẫn biết ơn, đem niềm hạnh phúc nhỏ nhoi dâng hiến đến cho cuộc đời, nụ cười hoan hỷ lòng từ bi trao ra mới không bao giờ hư hao cạn kiệt. Một khi thấu hiểu rõ ràng nhận biết như thật, thì còn có gì để ta phải khổ đau đêm ngày lo lắng, bình thản và nhiên mới là ý đạo.

 

Cái không đẹp, không ý nghĩa chẳng thực tế, là lúc ta chối bỏ hiện tại để quay đầu tìm lại quá khứ, sống bất định trong hiện tại, hoang tưởng cho một tương lai, thường xuyên chạy theo cảm tính xô bồ, trong sự bon chen giành giật trôi nổi. Sống mãi với cái quá khứ tiếc thương, cũng đồng nghĩa giết chết đi tương lai, nhưng nếu ta đang sống với cái hiện tại nhưng lại không làm tốt ở ngay bây giờ, thì cái hiện tại này lại là những chuỗi ngày lê thê dật dờ vất vưởng, mong cầu cho mai sau, không khéo ngày mai trông đợi ấy sẽ trở nên mịt mùng xa thăm thẳm. Cảnh và người rượt đuổi tìm nhau, bỏ hình bắt bóng, một thứ trò chơi sinh tử trốn tìm trong cõi nhân sinh. Khi nào chạm vào được giây phút hiện tại, hằng sống với cái hiện thực, thì phút giây đó trở nên thuần khiết lắng đọng tuyệt vời. Ta sống trọn vẹn vào thời điểm nào thì cái sát na đó sẽ tươi đẹp an lành, ta bình an thật sự ở giai tầng nào thì cấp độ tinh tế đó đưa ta đến bến bờ an lạc, từ thời điểm đó ngay hiện tại đó.

 

Đừng truy cầu quá khứ kiếm tìm kiếm tương lai, chỉ cần sống tốt đẹp an lành với hiện tại bây giờ. Một khi ta tóm thâu được phút giây hiện tại, tuệ giác bừng dậy sáng soi, quán chiếu như thật với chánh trí tuệ “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. Ta mới đủ năng lực hất tung cái này xô đẩy cái kia tống xuống tận cùng mọi thứ, đốt cháy mọi tham dục si mê nhân ngã bỉ thử, ngã pháp chấp chặt, đoạn trừ vô minh, vựt dậy chân như tánh giác. Đó là con đường hoàn thiện lý tưởng giải thoát tột cùng cao cả, chấm dứt khổ đau bất an đè nặng trên từng tâm thức. Một khi mức độ hiểu biết được nâng cao toàn diện, quán chiếu tinh tường tuệ giác soi tỏ, ta sẽ trông thấy một cách rõ ràng minh bạch những nguyên lý như thật, khi trải nghiệm khổ đau đủ đầy cung bậc, những tác động lớn lao mãnh liệt đó, sẽ giúp chúng ta quyết lòng tìm cho mình một sinh lộ, một lối thoát thật sự đúng nghĩa.

 

Con đường quyết tâm giải phóng khổ đau, là phải nhận diện đương đầu tìm phương vượt thoát, phá bỏ ngã và ngã sở, ngã chấp pháp chấp. Bao giờ và lúc nào ta mới thật sự buông xuống những khổ đau nhọc nhằn phiền muộn lo toan, loại bỏ vô minh tham sân si, quyết tâm rời xa những gì thuộc về bản ngã, những gì không phải của ta không thuộc về mình, chẳng bận lòng liên quan dính dáng đến. Nếu đã biết là không và chẳng có thứ gì mang theo được ngoài nghiệp quả, thì tại sao ta cứ mãi tìm cách ôm giữ cầm chặt cưu mang, gánh trọn trên đôi vai, đổ vào tâm thức những ô nhiễm bất tịnh hết lần này đến dịp nọ, trôi lăn mãi miết trong ba cõi sáu đường. Rõ ràng, ở trong cõi vô thường huyễn mộng sắc không này, thì có cái gì là của ta riêng ta thuộc về ta, mà cái đó không bị hư hao biến đổi tước đoạt? Chỉ khi chúng ta tinh cần tỉnh giác, tu tập đến nơi đến chốn, trí tuệ tinh tường sáng tỏ thì mới có được sự hỷ lạc tròn đầy viên mãn. Khi nào buông ngã bỏ cái ta, bớt khổ hết khổ không khổ, hết lo hết sợ hết phiền não tham sân si, xả bỏ mọi nhu cầu tham đắm, thì hạnh phúc đích thực sự bình an tối thắng sẽ ngự trị.

Con đường dẫn đến an lạc hạnh phúc thật sự ló dạng là khi ta ý thức trọn vẹn về vô thường khổ đau, sống trong sự chi phối của vô thường, nhưng vẫn không để cho nó làm cho ta hề hấn, không để cho đau khổ phiền não hành hạ. Nhờ ta khéo léo biết nhận diện bản chất như thật tánh tướng của các pháp một cách rõ ràng minh bạch, sáng suốt tinh tường. Ta soi sáng vạn pháp bằng ánh sáng trí tuệ, bằng chánh pháp của đức Thế Tôn, bằng chân lý của đạo như thật, bằng sự quật khởi thâm chứng từ tâm đến cảnh từ trong ra ngoài. Có được như thế ta mới hết khổ hết lo hết phiền, tâm không vướng, lòng chẳng bận chân chẳng chùn bước, thảnh thơi thong dong trên vạn nẻo đăng trình, được như vậy thì có gì còn gì làm hề hấn trói buộc ngăn ngại được ta, tự tại an nhiên đến đi trong muôn lối.

 

Cúi đầu lạy tạ thâm ân chư Phật, thầy, tổ, đã cho chúng ta được sống an lành trong giới pháp cao cả, được nuôi dưỡng trong suối nguồn tuệ giác, để sự có mặt của chúng tacuộc đời này mang đầy ý nghĩa, góp phần tăng thêm giá trị, đem lại lạc an cho mình cho người và chúng sanh.

 

Tránh không làm điều ác. Không say sưa nghiện ngập. Tinh cần làm việc lành. Là phước đức lớn nhất”

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.