Phật Pháp Giữa Đời Thường 7

26/05/20214:31 SA(Xem: 5927)
Phật Pháp Giữa Đời Thường 7

PHẬT PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG 7
Cao Thăng Bình
Nhà xuất bản Hồng Đức 2021

 phat phap giua doi thuongPhật Pháp Giữa Đời Thường 7 ảnh bìa

Lời tựa

Những lời Phật dạy phần lớn mang tính phương tiện. Nếu ta chấp chặt từng chữ, từng lời sẽ khó hiểu được hết ý nghĩa thâm sâu bên trong. Chúng ta - những người học Phật ngày nay - rất cần nhận biết đâu là phương tiện, đâu là chân lý trong những lời Phật dạy để không rơi vào cực đoanthiên kiến. Ngoài ra, người học Phật cũng cần chú tâm vào thực hành để tự mình thực chứng, để tự tìm ra cách đi phù hợp cho riêng mình.

Giữa lý thuyếtthực hành luôn là một khoảng cách lớn. Nhiều khi ta tưởng mình đã biết, đã ngộ, nhưng khi đụng chuyện thì mới biết mình đang ở đâu, đang ở tầng mức nào trên con đường tu tập. Đạo Phật không phải là một tôn giáo, không chủ trương sùng bái cá nhân. Đạo Phật cũng không phải để cầu xin Phật Trời ban phúc, lánh nạn. Đạo Phật chỉ dạy ta triết lý sống mà qua đó ta phải vận dụng thực hành để soi rọi bản thân, để tỉnh thức trong từng hơi thở trong việc làm chủ thân tâm của mình.

Phúc hay nạn, thực ra không phải do Trời Phật ban cho, mà đó là kết quả của những việc ta làm, phản ảnh mức độ tu tập của ta trong quá khứhiện tại. Muốn thay đổi nghiệp thì phải tu và hành. Để tu hành đúng thì phải học và hiểu những lời Phật dạy rồi đưa chúng vào cuộc sống hàng ngày. Có thế, ta mới là một người con Phật đúng nghĩa.

TP. HCM, 2021

pdf_download_2
Phật Pháp Giữa Đời Thường 7

Mục Lục
Bài 1: Đạo Phật Và Kỹ Năng 
Bài 2: Kinh Phật Là Báu Vật 
Bài 3: Vạn Pháp Diệu Kỳ 
Bài 4: Quy Y Tam Bảo 
Bài 5: Trí Bát Nhã 
Bài 6: Hai Bữa Ăn Của Đức Phật 
Bài 7: Hai Loại Người Giàu 
Bài 8: Quán Chiếu Để Thấy Nguyên Nhân 
Bài 9: Những Bồ Tát Quanh Ta 
Bài 10: Rác Và Hoa 
Bài 11: Ngồi Xuống Vài Phút 
Bài 12: Tạo Hóa Rất Công Bằng 
Bài 13: Gặp Gỡ Thiện Tri Thức 
Bài 14: Cần Lắm Sự Thực Hành 
Bài 15: Sống Như Thế Nào Mới Là Quan Trọng 
Bài 16: Tôi Theo Đạo Phật 
Bài 17: Để Ngộ Cần Có Duyên 
Bài 18: Sống Lương Thiện 
Bài 19: Còn Tham, Sân, Si Nên Mới Cần Tu 
Bài 20: Không Trụ Vào Ngũ Uẩn 
Bài 21: Chăn Bò 
Bài 22: Thương Tật Trong Tâm Hồn 
Bài 23: Cái Khổ Của Kiếp Người 
Bài 24: Tương Thông 
Bài 25: Tâm Tĩnh Lặng 
Bài 26: Thiền Và Tu 
Bài 27: Tỉnh Thức 
Bài 28: Cần Buông Đúng Lúc.
Bài 29: Hạnh Phúc Là Biết Đủ 
Bài 30: Dễ Đến Cũng Dễ Đi 
Bài 31: Cho Nhau Những Gì?.
Bài 32: Của Quý Là Do Người Biết Dùng
Bài 33: Gồng Mình Chi Cho Khổ?
Bài 34: Khác Nhau Ở Cách Nghĩ
Bài 35: Không Phải Tại Trời..
Bài 36: Tìm Thêm Làm Chi Những Thứ Mình Không Thiếu? .
Bài 37: Hạnh Phúc Là Không Phụ Thuộc 
Bài 38: Không Chạy Theo, Cũng Không Xua Đuổi
Bài 39: Thu Thêm Năng Lượng Qua Mỗi Việc Làm
Bài 40: Lấy Lại Thế Cân Bằng 
Bài 41: Người Tham Lam
Bài 42: Khi Lỡ Lên Lưng Cọp 
Bài 43: Phương Tiện Thông Minh 
Bài 44: Biết Ơn Cái Mũi 
Bài 45: Những Khoảnh Khắc Hạnh Phúc
Bài 46: Hãy Là Người Bên Con Đầu Tiên 
Bài 47: Hạnh Phúc Khi Còn Cha Còn Mẹ
Bài 48: Má Tôi 
Bài 49: Đất Mẹ
Bài 50: Nhớ Má





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.