Ngũ Tổ Dạy Về Việc Độ Sanh Cho Lục Tổ Huệ Năng

10/05/20226:09 SA(Xem: 5669)
Ngũ Tổ Dạy Về Việc Độ Sanh Cho Lục Tổ Huệ Năng

NGŨ TỔ DẠY VỀ VIỆC ĐỘ SANH
CHO LỤC TỔ HUỆ NĂNG

Nguyễn Thế Đăng

 

ngũ tổ hoằng Nhẫn
Ảnh minh họa

Sự việc Ngũ Tổ khai ngộ bản tánh cho Lục Tổ Huệ Năng, truyền pháp đốn giáo và dặn dò về sự truyền rộng Pháp, được chính ngài Huệ Năng thuật lại như sau:

“Đến canh ba thì Huệ Năng này vào thất Tổ. Tổ lấy cà sa trùm quanh ta, không cho người thấy rồi nói Kinh Kim Cương cho. Đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” (Hãy không chỗ trụ mà sanh tâm), Huệ Năng này ngay nơi lời nói đại ngộ, thấy biết tất cả muôn pháp chẳng lìa tánh mình. Mới thưa với Tổ rằng:

Nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
Nào ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,
Nào ngờ tự tánh vốn không động lay,
Nào ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp.

Tổ biết Huệ Năng ngộ được bản tánh, mới dạy rằng: “Chẳng biết bản tâm, học pháp vô ích. Nếu biết bản tâm, tức gọi là Trượng phu, là thầy của trời và người, là Phật”.

Canh ba thọ pháp, mọi người đều chẳng hay. Tổ truyền pháp đốn giáoy bát, nói rằng: “Ngươi là Tổ đời thứ sáu, hãy khéo tự hộ niệm, rộng độ chúng sanh, truyền rộng mai sau, chớ để dứt mất. Hãy nghe kệ ta đây:

Có tình gieo giống xuống
Nương đất quả lại sanh
Không tình cũng không giống
Không tánh cũng không sanh.
(Hữu tình lai hạ chủng
Nhân địa quả hoàn sanh
Vô tình diệc vô chủng
Vô tánh diệc vô sanh).

Tổ lại nói: “Xưa Đại sư Đạt Ma mới đến xứ này người đời chưa biết tin nên phải truyền y này để làm vật tin, nối truyền nhau từ đời này sang đời khác. Pháp thì lấy tâm truyền tâm đều khiến tự ngộ, tự hiểu biết. Từ xưa Phật với Phật chỉ truyền bản thể, sư với sư kín trao bổn tâm. Y là cái mối của tranh giành, tới đời ngươi chớ nên truyền nữa, nếu truyền y này thì tánh mạng nguy hiểm như sợi tơ treo. Ngươi hãy đi nhanh kẻo e có kẻ hại ngươi”.

 

Sau đây chúng ta sẽ bàn về bài kệ “Hữu tình gieo giống xuống…” để hiểu và hành hạnh Bồ tát trong việc “rộng độ chúng sanh, truyền rộng mai sau” là thế nào.

 

Có tình gieo giống xuống. Nương đất quả lại sanh”.

Hữu tình (có tình) thông thường thì để chỉ chúng sanh, chúng sanh hữu tình, nghĩa là chúng sanh có tình cảm, có xúc tình. Ở đời sống bình thường, có tình là ý định và gieo giống xuống, thì hạt giống ở trên đất bèn thành cây, thành quả.

Ở cấp độ Bồ tát hạnh, có tình là có tâm từ bi khi thấy chúng sanh chìm đắm trong mê mờ, khổ đau bèn nghĩ đến chuyện giúp đỡ, cứu thoát họ. Có ý định từ bi và hành động từ bi là gieo giống Phật pháp xuống đất tâm của chúng sanh thì hạt giống ấy sẽ thành cây và ra quả. Lâu hay mau ra quả là còn tùy theo nghiệp tốt và nghiệp xấu của chúng sanh.

Bồ tát gieo giống xuống không phải để tìm kiếm lợi ích cho mình, thậm chí cho tôn giáo của mình, con đường mình theo đuổi, mà vì tâm từ bi thật sự, vì lợi ích lợi cho chúng sanh. Ý địnhviệc làm gieo giống cho chúng sanh khởi phát từ tâm từ bi, hành động trong tâm từ bi, và kết quả là kết quả của tâm từ bi.

Rộng độ chúng sanh, truyền rộng mai sau” là sự rộng lớn, trải dài tới mai sau của tâm và hành động từ bi của Bồ tát.

 

Không tình cũng không giống. Không tánh cũng không sanh”.

Con đường Bồ tát gồm hai yếu tố chủ đạo: trí huệ tánh Khôngtừ bi với chúng sanh. Hai yếu tố tạo thành con đường Bồ tát ấy không thể thiếu cái nào, cả hai phải đồng bộ.

Không tình cũng không giống: Bồ tát hành động, làm việc, y trên nền tảng trí huệ tánh Không. Không có người gieo giống, không có giống được gieo, và không có đất tâm của chúng sanh để gieo vào. Đây là điều được kinh điển nói là “tam luân không tịch”. Nếu có chấp tướng, dù là hành động thiện khởi từ tâm từ bi, thì cũng chỉ được phước đức của trời và người, không có trí huệ giải thoát.

Khi “không tình cũng không giống” thì sẽ đạt đến trí huệ tánh Không đầy đủ, gọi là Vô sanh pháp nhẫn, “không tánh cũng không sanh”.

Không tánh (vô tánh) là sự vô tự tánh, sự vô sở hữu, bất khả đắc của tất cả các hiện tượng, đây là tánh Không. Và không sanh (vô sanh) là cấp độ chứng ngộ tánh Không ở mức đầy đủ, vô sanh pháp nhẫn. Vô sanh pháp nhẫn là không gây ra, phát sanh hành động, tức là không tạo ra nghiệp, dù là nghiệp tốt. Đây thực sự là “tam luân không tịch”. Hay nói theo Kinh Kim Cương, “bố thí (pháp) mà không trụ vào tất cả tướng”.

Không tình cũng không giống, không tánh cũng không sanh”, đây là giải thoát. Nhưng là giải thoát trong khi hành động, trong khi làm hạnh Bồ tát, “hữu tình gieo giống xuống”.

Độ thoát chúng sanhthật không có hành động độ, chúng sanh được độ, Kinh Kim Cương nói như sau:

Đức Phật bảo Tu Bồ Đề: Các đại Bồ tát nên hàng phục tâm như vầy: Tất cả các loài chúng sanh, hoặc từ trứng sanh, hoặc từ thai sanh, hoặc từ ẩm ướt sanh, hoặc từ hóa sanh, hoặc có sắc, hoặc vô sắc, hoặc có tưởng hoặc không có tưởng, hoặc chẳng phải có tưởng chẳng phải không có tưởng, ta đều làm cho nhập Niết bàn vô dư để được diệt độ.

Diệt độ vô lượng vô số vô biên chúng sanh như vậy mà thật khôngchúng sanh nào được diệt độ. Vì sao thế? Nếu Bồ tát có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả thì chẳng phải Bồ tát”.

 

Tóm lại, bổn phận của hành giả Phật tử, dù ở cấp độ nào là “truyền rộng Pháp, rộng độ chúng sanh”. Để làm được sự việc Phật sự này cần hai yếu tố căn bản kết hợp với nhau. Hai yếu tố đó càng mạnh, càng có nhiều năng lượng, và sự kết hợp càng thống nhất, không thể tách lìa, thì sự việc hoằng pháp càng nhiều lợi lạc rộng lớn. Hai yếu tố căn bản ấy là:

- Từ bi (“Hữu tình gieo giống xuống”).

- Trí huệ tánh không (“không tình cũng không giống; không tánh cũng không sanh”). 

Trí huệtừ bi tạo thành con đường Bồ tát.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/09/2014(Xem: 14824)
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :