Bức Thông Điệp Chung Về Hòa Bình

17/06/20225:15 CH(Xem: 3657)
Bức Thông Điệp Chung Về Hòa Bình
BỨC THÔNG ĐIỆP CHUNG VỀ HÒA BÌNH
Bài nói chuyện của S.N.Goenka
tại Hội Nghị Thượng Đỉnh về Hòa Bình Thế Giới Thiên Niên Kỷ (Thứ 3). 

thong diep hoa binhCuối tháng Tám năm 2000, Goenkaji2 đã tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Về Hòa Bình Thế Giới Thiên Niên Kỷ, một hội nghị quy tụ hơn 1000 nhà lãnh đạo tinh thầntôn giáo trên thế giới. Bài nói chuyện này được nói trước các đại biểu tại một buổi họp trong Sảnh Đường của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, dưới sự bảo trợ của ngài Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan. Mục đích của buổi họp là nhằm cổ xuý lòng khoan dung, nuôi dưỡng hòa bình, và khuyến khích sự đối thoại giữa các tôn giáo. Với rất nhiều điểm khác nhau được đưa ra, khả năng bất đồng được xem là mạnh mẽ. Trong phần trình bày của mình trước các đại biểu, Goenkaji đã cố gắng làm nổi bật những gì mà họ có chung, những gì mà đạo lộ tu tập tinh thần của các tôn giáo có chung đó là Pháp (Dhamma) phổ quát. Những nhận xét của ông đã được các đại biểu tiếp nhận với sự hoan hô không dứt.

Các bạn hữu, các vị lãnh đạo tinh thầntôn giáo trên thế giới thân mến: Đây là một cơ hội tuyệt vời, nếu tất cả chúng ta cùng kết hợpphục vụ nhân loại. Tôn giáo chỉ là tôn giáo khi nó kết hợp; nếu nó phân chia chúng ta, nó không còn là tôn giáo nữa.

Rất nhiều ý kiến đã được nêu ra ở đây, cả tán thành lẫn chống đối, về vấn đề cải đạo. Chẳng những tôi không chống đối lại việc cải đạo mà còn ủng hộ – nhưng với tôi sự cải đạo không phải từ một tổ chức tôn giáo này sang một tổ chức tôn giáo khác. Không, sự cải đạo phải từ khổ đau sang hạnh phúc, từ độc ác sang từ bi. Đó là sự cải đạo ngày nay chúng ta cần đến, và đó là những gì mà ở cuộc họp này chúng ta nên tìm cách để có được thành tựu.

Vùng đất Ấn Độ cổ xưa không những đã đưa ra một bức thông điệp về hòa bình và hòa hợp cho thế giới, cho toàn thể nhân loại, mà có còn làm hơn thế nữa: nó đưa ra một phương pháp, một kỹ thuật để thành tựu sự bình anhòa hợp ấy. Đối với tôi dường như rằng nếu chúng ta muốn có sự bình an trong xã hội loài người, chúng ta không thể không lưu tâm đến cá nhân. Nếu không có sự bình an trong tâm của mỗi người, tôi không hiểu làm thế nào chúng ta có thể có được bình an trên thế giới. Nếu tôi có một tâm tháo động, luôn luôn đầy ắp những nóng giận, sân hận, ác ýthù nghịch, làm thế nào tôi có thể đóng góp sự bình an cho thế gian? Tôi không thể bởi vì chính bản thân tôi không có sự bình an ấy. Do đó các bậc giác ngộ thường nói:     “Trước hết hãy tìm sự bình an nơi chính bạn”. Chúng ta phải xét xem trong bản thân mình có thực sự bình an chưa đã. Các bậc hiền thánh của thế gian từng khuyên “Hãy hiểu biết chính mình”. Ý nghĩa của lời khuyên ấy không chỉ là biết mình ở mức tri thức, hay chấp nhận nó vì tình cảm hoặc đức tin, mà phải thực chứng bằng sự trải nghiệm ở mức thực tiễn. Khi bạn trải nghiệm sự thực về chính con người bạn, trong chính bản thân bạn, ở mức thực tiễn, những vấn đề của cuộc sống sẽ tìm ra giải pháp của chúng.

Bạn bắt đầu hiểu quy luật của tự nhiên (thiên nhiên) – hay, nếu bạn thích, có thể gọi đó là quy luật của Thượng Đế Toàn Năng. Quy luật này có thể áp dụng chung cho tất cả mọi người: Khi tôi phát ra sân hận, ác ý, hoặc thù nghịch, tôi sẽ là nạn nhân đầu tiên của tâm sân hận ấy. Tôi là nạn nhân đầu tiên của chính cái sân hận hoặc thù nghịch mà tôi phát ra ở bên trong ấy. Trước tiên tôi tự hại mình, và chỉ sau đó tôi mới bắt đầu làm tổn hại đến những người khác. Đây là quy luật tự nhiên. Nếu tôi quan sát trong tự thân, tôi sẽ phát hiện ra rằng ngay khi có một tiêu cực nào đó nảy sinh trong tâm, liền tạo ra một phản ứng vật lý: thân tôi trở nên nóng bức và bắt đầu thiêu đốt; tim tôi đập nhanh và căng thẳng; tôi thực sự đau khổ. Khi tôi phát ra trạng thái tiêu cực và bị đau khổ như vậy, tôi không giữ nó cho riêng mình; thay vào đó tôi lại trút nó lên người khác. Tôi làm cho cả bầu không khí quanh tôi căng thẳng đến nỗi mà bất kỳ ai tiếp xúc với tôi cũng trở nên đau khổ. Mặc dù tôi nói về bình anhạnh phúc, song cái quan trọng hơn lời nói vẫn là những gì đang diễn ra bên trong tôi. Và nếu tâm tôi thoát khỏi tiêu cực, quy luật của tự nhiên cũng bắt đầu làm việc. Giây phút tôi không có tiêu cực trong tâm, thiên nhiên – hay tôi: tôi cảm thấy thật bình an. Điều này tôi cũng quan sát ở bên trong mình.

Bất luận tôn giáo, truyền thống, hay xứ sở của bạn là gì, khi bạn phá vỡ quy luật tự nhiên và phát ra sự tiêu cực trong tâm, bạn chắc chắn phải đau khổ. Thiên nhiên tự nó sẽ đưa ra sự trừng phạt. Những ai phá vỡ hay vi phạm những qui luật của thiên nhiên sẽ cảm thọ cái khổ của hỏa ngục trong họ, ngay hiện tại. Hạt giống họ gieo hôm nay là hạt giống của hỏa ngục, và những gì chờ đợi họ sau khi chết sẽ không là gì khác ngoài lửa địa ngục. Tương tự, theo quy luật tự nhiên, nếu tôi giữ cho tâm mình trong sạch, đầy lòng từ ái và bi mẫn, tôi sẽ hưởng hạnh phúc của cõi trời ở bên trong (bản thân) ngay hiện tại. Và hạt giống mà tôi gieo sẽ thiên lạc như quả của nó sau khi chết. Dù tôi có tự gọi mình là một người Ấn giáo, một người Hồi giáo hay một người Thiên Chúa giáo… thì cũng không làm khác đi được: con ngườicon người; tâm con người là tâm con người.

Sự cải đạo được xem là cần thiết ngày hôm nay là làm sao chuyển từ tình trạng bất tịnh của tâm sang sự thanh tịnh của tâm. Và sự cải đạo này sẽ chuyển đổi con người theo những cách vô cùng kỳ diệu. Đó không phải là trò ma thuật hay phép lạ gì; đây là một khoa học về sự quan sát thuần túy những tương tác của tâm và vật chất hay danh và sắc bên trong tự thân. Bạn quan sát để thấy tâm cứ liên tục ảnh hưởng đến thân vật lý như thế nào, và thân ảnh hưởng đến tâm ra sao. Qua sự quan sát kiên nhẫn, quy luật của tự nhiên sẽ trở nên rõ ràng: bất cứ khi nào bạn phát ra tâm tiêu cực, bạn bắt đầu khổ đau; và bất cứ khi nào bạn thoát khỏi tiêu cực, bạn liền hưởng được sự bình anhòa hợp. Kỹ thuật tự quan sát (bản thân) này bất kì ai cũng có thể thực hành được cả.

Được dạy bởi Bậc Giác Ngộ vào những thời xa xưa Ấn Độ, kỹ thuật đã lan truyền khắp nơi trên thế giới. Và cho đến ngày hôm nay, con người từ những cộng đồng khác nhau, từ những truyền thốngtôn giáo khác nhau đã đến học kỹ thuật này, và đều nhận được những lợi ích như nhau. Họ có thể cứ tiếp tục tự gọi mình là người theo Ấn giáo, Phật giáo, Hồi giáo hoặc Thiên Chúa giáo…Những cái mác tôn giáo này không quan trọng; con ngườicon người. Cái khác là ở chỗ qua việc thực hành họ trở thành con người phát triển tinh thần thực thụ, một con người đầy lòng từ ái và bi mẫn. Những gì họ đang làm đều có lợi ích cho chính bản thân họ và cho những người khác. Khi ai đó phát ra sự bình an trong tâm, toàn bộ bầu không khí quanh con người ấy được thấm nhuần với những rung động cùa bình an, và bất kỳ ai gặp gỡ con người ấy cũng hưởng được sự bình an. Sự thay đổi về mặt tâm linh này là sự cải đạo đích thực mà chúng ta cần phải có. Ngoài nó ra không có sự cải đạo nào khác ý nghĩa hơn.

Tôi xin được đọc cho quý vị nghe một bức thông điệp nhân áiẤn Độ gởi cho thế gian. Được khắc trên đá 2300 năm trước, bức thông diệp này là những lời nhắn nhủ của Đại Đế Asoka (A-Dục), một nhà cai trị lý tưởng, giải thích cách cai trị của ông. Ông nói với chúng ta, “Ta không nên chỉ biết tôn vinh tôn giáo của mình và miệt thị tín ngưỡng của người khác”. Đây là một bức thông điệp quan trọng cho thời đại chúng ta. Do chỉ trích các truyền thống khác và khăng khăng rằng truyền thồng của mình là tốt đẹp nhất, chúng ta đã tạo ra những khó khăn cho nhân loại. Asoka tiếp tục, “Thay vào đó ta nên tôn vinh các tôn giáo khác vì lý do này hay lý do khác”. Mỗi tôn giáo xứng đáng với tên gọi khi nó có một bản chất hiền thiện của từ ái, bi mẫn và thiện chí. Chúng ta nên tôn vinh tôn giáobản chất này. Hình thức bề ngoài luôn luôn khác nhau; có rất nhiều những dị biệt trong các hình thức lễ nghi, hay tín ngưỡng. Chúng ta không cãi nhau về những điểm ấy, mà thay vào đó là sự chú trọng vào bản chất nội tại của nó. Như Asoka nói, “Do biết tôn vinh các tôn giáo khác ta không những giúp cho tôn giáo của mình phát triển, mà cũng còn giúp cho tôn giáo của những người khác phát triển. Bằng làm ngược lại, ta đã đào mồ chôn tôn giáo của chúng ta, và cũng làm tổn hại đến các tôn giáo khác”.

Có thể xem đây là lời cảnh báo nghiêm túc cho tất cả chúng ta. Bức thông điệp nói tiếp, “Một người tôn vinh tôn giáo mình và chỉ trích các tôn giáo khác, họ có thể làm điều này do sùng kính tôn giáo của mình, nghĩ rằng ‘Ta sẽ tán dương tôn giáo của ta’, nhưng hành động của người ấy đã làm tổn hại tôn giáo của họ trầm trọng hơn”.

Cuối cùng, Asoka giới thiệu bức thông diệp về quy Luật Phổ Quát, bức thông điệp của Pháp (Dhamma): Mọi người hãy lắng nghe: “Hòa thuận là tốt, không nên cãi vả, chỉ trích nhau. Tất cả mọi người phải biết sẵn lòng lắng nghe giáo lý mà những người khác công bố”. Thay vì bất hòachỉ trích, chúng ta hãy xem trọng phần cốt lõi trong lời dạy của mỗi tôn giáo và lúc đó chúng ta sẽ có bình an thực sự, hòa hợp thực sự.

Trích từ sách:
(https://thuvienhoasen.org/a34493/thien-ngay-bay-gio-meditation-now )


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.