Sống Đời Tỉnh Thức

11/08/20225:10 SA(Xem: 3575)
Sống Đời Tỉnh Thức
SỐNG ĐỜI TỈNH THỨC
SC. Thích Nữ Diệu Hoa


hoa sen 125Từ lâu, trong đời sống an tịnh, mỗi hành giả đều tự biết làm đẹp mình bằng hạnh đầu đà giữ giới. Những vị tu hành mang nét đẹp thanh tịnh khi không vấy bụi trần phàm tục. Vẻ đẹp thanh cao gồm những phẩm chất đạo đức, tử tế, lương thiện, thanh tịnh, từ bi, cao thượng, bao dung, hỷ xả. Vì vậy, trong thiền môn, người xấu hay đẹp là do thanh tịnh hay ô uế, mỗi hành giả tự mình biết rõ hơn ai hết ta đẹp hay xấu. Xuất gia không phải để đẹp về hình tướng, dù hình tướng không thể thiếu trong đời sống xuất gia. Giữ giới sẽ được thanh tịnh, thanh thịnh thì được giải thoát, trang nghiêm, an lạc, được đắc quả. Mỗi người đều có thể thực tập để kiểm nghiệm thực tế những lời Đức Như Lai đã dạy.

Trong nhà Phật, đạo hạnh là một phẩm chất đạo đức bắt buộc hành giả đang tu tập phải có. Tăng, Ni trẻ dù có tài giỏi, làm được việc lớn mà không có oai nghi tế hạnh thì vị ấy chỉ được người ta ngưỡng mộ về tài năng. Những Tăng, Ni dù còn nhỏ tuổi, không giỏi về công tác xã hội hay khiếu nói chuyện trước công chúng, hoặc thuyết pháp nhưng giữ giới thanh tịnh thì vẫn luôn được mọi người cung kính như một bậc chân tu. Những vị ấy vẫn đang hoằng pháp trong lặng im qua hạnh tu thanh tịnh của mình. Những ai đã chọn con đường lý tưởng giác ngộ, giải thoát, xuất gia học theo giáo pháp của Đức Phật để lại, nguyện sống cuộc sống tỉnh thức, cạo bỏ tóc đều luôn biết hậu quả của việc phạm lỗi phá giới. Đức Phật chế giới là để hành giả tự giữ mình trong sạch, thanh tịnh, tránh rơi xuống vực thẳm khổ đau, luân hồi. Đã cạo bỏ râu tóc, làm xấu bớt phàm sắc đi để làm mình đẹp hơn bằng sự thanh tịnh thánh thiện, bỏ tham muốn, đã thế phải cạo luôn tâm bẩn uế để không uổng một đời “huỷ hình thủ khí tiết”. Cạo tóc chỉ cần vài phút là xong, phủi sạch  – không còn một sợi tóc, vậy nên cạo tâm cũng cần phủi sạch hết những bụi trần phiền não. Giữ giới để thanh tịnh, từ đó sẽ làm mình đẹp. Đừng hiểu sai việc giữ giới rồi dính mắc vào giữ giới. Giữ giới là không phạm vào những việc Đức Phật cấm tu sĩ làm chứ không phải bắt tu sĩ ôm khư khư những giới điều ấy. Cũng giống việc ăn chay trường, khi cư sĩ ăn chay vào ngày trai, một tháng hai ngày hoặc mười ngày thì họ luôn nghĩ hôm nay thức ăn toàn là đồ chay, ta đang ăn chay. Còn tu sĩ trường chay thì không còn bận tâm vướng mắc chuyện gì. Cũng vậy, giữ giới thanh tịnh sẽ không dính mắc việc giữ giới nữa, mà mọi lúc mọi nơi đều thanh tịnh thì đâu còn bận lòng với việc ta đang giữ giới. Đây là nói những vị đã thuần thục làm chủ được tâm.

Đức Phật dạy chế ngự tâm để không sinh khởi những tội lỗi, ngừa những bất thiện, tham sân si đang tiềm ẩn. Phước và tội, chánh và tà, thanh tịnh và ô uế khoảng cách cách nhau rất gần, chỉ một niệm nghĩ trong suy nghĩ. Hành giả nếu chưa đủ nội lực mà không giữ tâm cẩn thận, không chánh niệm để tâm phóng dật sẽ phải tốn thời gian sám hối, điều chỉnh. Giống như tờ giấy trắng bị vấy bẩn bởi những nét vẽ bút chì, dù có tẩy kỹ vẫn in lại dấu. Cũng vậy, khi tâm khởi bất thiện giống như những lằn vạch ngoằn ngoèo lên trang giấy bằng bút chì, có thể ăn năn hối lỗi nhưng vết dơ cũng không rửa sạch hết hẳn, còn khi thân đã phạm thì giống như những đốm mực đổ loan trên giấy, không thể tẩy xoá. Giữ giới thì tâm không khởi, thân không phạm, mà người tu hành thanh tịnh không để tâm ô uế sẽ đạt được chân như, tịch tĩnh.

banner kinh mung phat dan

Thuở xưa, Đức Phật dạy các vị thánh tăng đệ tử của Ngài rằng sau khi Ngài diệt độ nhập Niết bàn, không còn ở bên cạnh dìu dắt dạy bảo, thuyết pháp giảng dạy trực tiếp thì hãy lấy giới luật làm thầy, tự mình thắp đuốc lên mà đi, không nên nương tựa vào ai khác, bởi chỉ có chính ta mới hoá giải được nghiệp của ta. Con đường sanh tử tự thân mỗi người quyết định lấy. Ngày nay, chúng ta cần phải thực hành theo để tu tập, tự mình nương vào công đức tu tập để vượt qua sông mê, không nên nương tựa hay đặt sinh mệnh, tương lai mình vào ai khác. Vì chỉ có bản thân mới ngăn ngừađoạn diệt được ái dục, tham sân si, bất thiện trong lòng. Đôi lúc giữa phiền muộn, vì nghiệp dày mà khó buông bỏ sầu não, hay động tâm trước những cám dỗ khiến tâm ưu sầu thì hãy tự nhủ lòng muốn diện kiến Đức Như Lai ta cần phải thanh tịnh từ thân lẫn tâm. Cõi Phật không có những ô uế, bất thiện. Nếu tu hành chưa rốt ráo, chưa chế ngự được tâm sẽ rất khó để bình yên tâm trí. Chúng ta đang mang họ Thích của Đức Phật, đang ở trong ngôi nhà chánh pháp có Ngài nhưng sao lại để mình cách xa Đức Phật, khoảng cách sẽ cách xa nghìn trùng nếu tâm nhiễm đầy phàm tục.

Trong cuộc sống, dù bận rộn cũng nên thực hành thiền định, hoặc chỉ cần ngồi yên hít thở, đặt mọi lo toan mệt mỏi xuống cho tâm bình yên, cho lòng nhẹ nhàng, dành thời gian nghiền ngẫm những lời Đức Phật dạy. Khi ngồi yên, ta sẽ thấy rõ ta là ai, ta cần làm gì với những bất thiện mà tâm đã lỡ dại quay cuồng. Từ sự hiểu biết qua kinh điển, ta sẽ dễ dàng buông bỏ, nhiếp tâm. Thời nay, tu sĩ không chỉ tu tập lợi ích an lạc riêng bản thân mà còn phải tham gia các công tác xã hội,… Không phải khi làm Phật sự là không tu. Tu phước hay tu huệ cũng là những pháp môn tu ở thời đại hiện đại này. Điều quan trọng là chúng ta phải giữ giới, chánh niệm, chế ngự tâm. Nếu chế ngự được tâm giữa muôn ngàn cám dỗ, phiền não, phức tạp, nguy hiểm, bộn bề của cuộc sống, bận rộn những Phật sự thì đó là điều tuyệt vời nhất mà Tăng, Ni luôn mong muốn thành tựu.

Từ ngàn xưa, Tăng đoàn phải luôn hoà hợp thanh tịnh, giữ giớichế ngự tâm mình khi đã phát nguyện xuất gia sống đời tỉnh thức, tịnh an. Những vị mới xuất gia tu hành luôn biết khéo giữ giới như: giữ tròng con mắt, cẩn thận không cho một hạt bụi bay vào, hay bất cứ vật gì va vào. Hành giả cần giữ giới như cần oxy để thở, nước để uống, thuốc chữa bệnh, cơm ăn để nuôi cơ thể,… giữ giới là để bảo vệ chính mình, giới như bức tường kiên cố giúp chúng ta bảo toàn hạnh thanh tịnh trong hành trình theo gót Phật giữa nhân gian. Khi đã thật sự thanh tịnh thì không còn vọng động nữa.

Người giữ giới không dính mắc vào việc giữ giới, chỉ cần chế ngự tâm cho thanh tịnh, những dục vọng tự khắc đoạn, những ô uế tự khắc lìa khỏi ý. Và hương của đức hạnh sẽ từ đó ngược gió bay xa.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.