Công Đức Của Người Tỏ Lòng Tôn Kính Đức Phật

21/08/20225:15 SA(Xem: 2364)
Công Đức Của Người Tỏ Lòng Tôn Kính Đức Phật

CÔNG ĐỨC CỦA NGƯỜI TỎ LÒNG TÔN KÍNH ĐỨC PHẬT
(Trích từ bài kệ Pháp Cú 195 và 196)
Tâm Anh chuyển ngữ

 

hoa sen vangBài kệ Pháp cú195:

Bày tỏ lòng kính trọng đối với những người đáng được tôn kính, cho dù họ là Đức Phật hay đệ tử của Ngài - những người đã vượt qua những chướng ngại (để phát triển trí tuệ) và thoát khỏi những phiền muộn, ưu sầu.

 

Bài kệ Pháp cú 196:

 Công đức của một người tỏ lòng tôn kính đối với những người đã giải thoát khỏi các tham ái, kiêu ngạotà kiến, các công đức như vậy không ai có thể đo lường được, dù nhiều hay ít.

 

Câu chuyện về Bảo tháp vàng của đức Phật Ca Diếp (Kassapa)

 

Trong khi du hành từ Thành Xá Vệ (Savatthi) đến thành Ba La Nại (Baranasi), đức Phật đã thốt ra câu kệ (195) và (196) của cuốn sách này, liên quan đến một Bà la mônbảo tháp bằng vàng của đức Phật Ca Diếp (Kassapa).

 

Vào một dịp nọ, trong khi đức Phật và các môn đồ của Ngài đang trên đường đến thành Ba La Nại (Baranasi), họ đã đến một cánh đồng nơi có một đền thờ thần linh. Không xa điện thờ, một bà la môn đang cày ruộng, nhìn thấy bà la môn  đức Phật sai Tôn giả A Nan gọi người Bà la môn đến. Khi đến nơi, người bà la môn chỉ đảnh lễ ngôi đền chứ không đảnh lễ đức Phật. Đức Phật dạy: “Này Bà la môn, bằng cách tỏ lòng thành kính với ngôi đền, ngươi đang làm một việc có công đức.” Điều đó làm cho Bà la môn rất vui. Sau khi đưa vị Bà la môn này vào cảnh thuận lợi của tâm trí, bằng công năng của mình, đức Phật đã dùng thần thông hóa hiện một quả núi bằng vàng giữa không trung, nơi ấy hiển hiện bảo tháp vàng của  đức Phật Ca Diếp. Sau đó, đức Phật giải thích cho các Bà la môn và các Tỳ kheo khác rằng có bốn hạng người xứng đáng có một bảo tháp. Đó là: Các vị Phật (Tathagatas) đáng kính trọng; Bích Chi Phật; A La Hán và  Chuyển Luân Vương.

 

Ngài cũng nói với họ về ba loại bảo tháp được dựng lên để tôn vinh bốn hạng người này. Các bảo tháp cất giữ xá lợi; các bảo tháp thờ các di tích kỷ niệm; và các bảo tháp nơi cất giữ các vật dụng cá nhân như y phục, bình bát ...của những người được tôn kính, đó được gọi là Paribhoga cetiya. Cây bồ đề cũng được bao gồm trong những di tích kỷ niệm. Sau đó đức Phật nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bày tỏ lòng tôn kính đối với những vị đáng được tôn kính.

 

Và Ngài dạy trong bài kệ như sau:

 

Câu 195:

Cúng dường bậc đáng cúng dường

Chư Phật hoặc đệ tử

Các bậc vượt ký luận

Đoạn diệt mọi sầu bi

 

Câu 196:

Cúng dường bậc như vậy

Tịch tịnh không sợ hãi

Các công đức như vậy

Không ai ước lượng được

 

Vào cuối bài pháp, Bà la môn đã đạt được sơ quả (Sotapattri). Bảo tháp của đức Phật Ca Diếp (Kassapa) vẫn có thể nhìn thấy trong bảy ngày nữa và mọi người tiếp tục đến bảo tháp để tỏ lòng tôn kính, cúng dường. Sau bảy ngày, theo ý của đức Phật, bảo tháp biến mất và nơi đó ngôi đền đá  được dựng lên để kỷ niệm. Có tám mươi bốn ngàn người trong chúng hội được pháp nhãn thanh tịnh.


Đọc kinh Pháp Cú 
https://thuvienhoasen.org/p15a10353/kinh-phap-cu-dhammapada-da-ngu-viet-anh-phap-duc 




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.