Ảo Ảnh Kiếp Người

13/10/20224:28 SA(Xem: 2902)
Ảo Ảnh Kiếp Người

ẢO ẢNH KIẾP NGƯỜI
Trích từ bài kệ (150) trong Kinh Pháp Cú
Tâm Anh trích dẫn và chuyển ngữ

 

Duc Phat thuyet phap"Thành này làm bằng xương
Quét tô bằng thịt máu
Ở đây già và chết
Mạn, lừa đảo chất chứa”
(Trích lời dịch của Cố HT Thích Minh Châu)

 

Câu chuyện về Trưởng lão Ni Rupananda (Janapadakalyani)

Trong khi cư trú tại Kỳ Đà Tinh Xá (Jetavana), Đức Phật đã thốt ra bài kệ (150) của cuốn sách này liên quan đến Janapadakalyani.

Công chúa Janapadakalyani là con gái của Kiều Đàm Di (Gotami), mẹ kế của Đức Phật Cồ Đàm (Gotama); Bởi vì cô ấy rất xinh đẹp, cô còn được gọi một tên khác là Rupananda. Cô đã kết hôn với Nanda, một người em họ của Đức Phật.

Một ngày nọ, cô suy nghĩ "Anh trai tôi, người đã từ bỏ vinh quang của quyền uy, trở thành Tỳ kheo, và giờ đây có thể trở thành một Quốc vương siêu việt, hiện đã là một vị Phật. La Hầu La (Rahula), con trai của anh trai tôi và chồng tôi là hoàng tử Nanda cũng đã trở thành những Tỳ kheo. Mẹ tôi, Kiều Đàm Di (Gotami) cũng đã trở thành một Tỳ kheo ni, và tôi chỉ có một mình ở đây! Cả gia quyến tôi đều sống đời sống xuất gia, tại sao tôi vẫn sống đời sống tại gia.” Vì vậy, cô muốn đi tu. Cô gia nhập ni chúng, không phải vì lòng tin mà vì lòng thương gia quyến, cô ấy trở thành một Tỳ kheo ni không phải vì đức tin mà chỉ vì bắt chước người khác và vì cô ấy cảm thấy cô đơn.

Rupananda đã nghe những người khác kể lại rằng Đức Phật thường dạy về tính vô thường, tính không như ýtính không bản thể của các uẩn. Vì vậy cô nghĩ Ngài sẽ nói một cách chán nản về ngoại hình đẹp nếu gặp cô ta, và có suy nghĩ tránh xa Đức Phật.

Dân cư ở Xá Vệ thường cúng dường sáng sớm, tiếp tục bổn phận của ngày tu Bát quan trai. Buổi chiều ăn mặc tươm tất, tay cầm hương hoa, họ tụ tập tại Kỳ Đà Tinh Xá để nghe pháp. Những Tỳ kheo ni khác trở về từ Tinh xá, vẫn tiếp tục tán thán Đức Phật.

Có bốn tiêu chuẩn để người ta ca ngợi Đức Phật và lấy làm mãn nguyện:

1.Điều đầu tiên họ thấy được là thân kim sắc của Phật, trang nghiêm với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp.

2.Thứ hai họ nghe được về đức hạnh của Phật đã trải qua nhiều kiếp và nghe Phật âm khi Ngài thuyết pháp.

3.Thứ ba nghe về sự khổ hạnh của Phật.

4.Thứ tư Ngài được nhận xétchính trực, có thập lực, có trí tuệ sáng suốt, Phật là bậc độc tôn không ai sánh bằng.

Rupananda nghe Ni chúng và các nữ cư sĩ kể lại lời ca tụng Như Lai nhưng cô cho rằng đó là một sự ca ngợi thái quá. Vì thế, một ngày nọ, cô quyết định đi cùng với các Tỳ kheo ni khác đến Kỳ Đà Tinh Xá.

Nhìn thấy cô, Đức Phật nghĩ, chỉ có thể lấy một cái gai ra bằng một cái gai; Rupananda rất đắm say với thân thể của mình và quá đổi tự hào về vẻ đẹp của cô ấy, Ngài phải lấy đi sự kiêu hãnh và quyến luyến khỏi cô ấy vì ỷ sắc đẹp. Ngài sẽ dùng chính sắc đẹp thân thể làm phương tiện. Vì vậy, với công năng của mình, Ngài đã biến hình ảnh một cô gái rất xinh đẹp khoảng mười sáu tuổi ngồi cạnh Đức Phật. Cô gái trẻ này chỉ được nhìn thấy bởi Rupananda và Đức Phật.

 Khi Rupananda vào Tinh Xá với Ni chúng, cô đứng phía sau, đảnh lễ Đức Phật và ngồi xuống. Cô quan sát Thế Tôn từ đầu đến chân, cô nhận thấy toàn thân Ngài rực rỡ, xán lạn với ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, hào quang tỏa sáng. Rồi cô nhìn thấy cô gái đẹp bên cạnh Đức Phật với gương mặt sáng rực như trăng rằm, cô nhận ra rằng sánh với cô gái đó, thì bản thân cô chỉ như một con quạ già, xấu xí so với một con thiên nga trắng xinh đẹp. Cô trợn tròn mắt vì mái tóc thiếu nữ. Ôi! thật thanh tú. Cô say mê từng bộ phận trên người thiếu nữ, và nóng lòng muốn mình cũng được như thế.

Thế Tôn biết được ý tưởng của cô nên bắt đầu thuyết cho cô bài pháp sau. Ngài hóa hiện thiếu nữ từ mười sáu lên hai mươi tuổi. Rupananda nhận ra ngay ảo ảnh này đã thay đổi, không bằng trước đây.

 Hết lần này đến lần khác nhìn bóng dáng cô gái bên cạnh Đức Phật, cô nhận ra cô gái đó ngày càng già đi, và rồi, cô gái đó lần lượt biến thành một phụ nữ mới lớn, chẳng bao lâu thành một phụ nữ trung niên, một bà già, một bà cụ già nua.

Theo dõi từng giai đoạn biến hóa, vẻ đẹp và sắc tươi liên tục thay đổi. Rupananda cũng nhận ra rằng với sự ra đời của một hình ảnh mới, hình ảnh cũ biến mất, có một quá trình thay đổi và phân hủy liên tục trong cơ thể. Khi nhận thức được điều đó, sự mê đắm của cô về cơ thể giảm đi.

Phần cuối bài thuyết pháp, Đức Phật đã biến cô thiếu nữ xinh đẹp  thành một bà lão già nua, tàn tạ, không còn kiểm soát được các chức năng của cơ thể, và đang lăn lộn trong đống phân của chính mình.

Cuối cùng, Đức Phật cho thấy cảnh chết của bà lão. Cơ thể bà ấy phình to ra, mũ và giòi chảy ra từ chín khe hở, những con quạ và kền kền đang cố gắng chộp lấy cái xác chết.

Sau khi nhìn thấy tất cả những điều này, Rupananda nghĩ: “Cô gái trẻ kia đã già đi, tàn tạ và chết tại chính nơi này, dưới con mắt của tôi. Cũng vậy, cơ thể tôi sẽ già và hao mòn; sẽ phải chịu đựng những bệnh tật và tôi cũng sẽ chết.”

Do đó, cô đi đến nhận thức bản chất thực sự của các uẩn. Tại thời điểm này, Đức Phật nói về tính vô thường, tính không thỏa mãn, tính vô vi của các uẩn. Tuy vậy, Phật biết cô chưa thể chứng quả, nên đọc thêm bài kệ để hổ trợ cho cô như sau:

“Hãy nhìn , Nanda!
Sự liên kết những bộ phận gọi là thân,
Nó là bệnh tật, bất tịnh, thối tha, rỉ chảy
Thật là ngu ngốc nếu ham muốn
Thân này như thế nào, thân kia cũng thế.
Thân kia ra sao, thân này cũng sẽ vậy.
Hãy nhìn các yếu tố của thân đều là không.
Đừng trở lại thế gian
Hãy dập tắt tham ái khiến tái sanh
Và ngươi sẽ đi trong an tĩnh.”

Hướng tâm ý thuận theo giáo lý Phật, Rupananda chứng quả Tu Đà Hoàn. Muốn cô hiểu thêm về lý không, Thế Tôn dạy thêm:

"Này Rupananda, đừng nghĩ rằng thân này có thưc, không một chút gì là thực trong thân này. Thân này là thành trì làm bằng xương, do ba trăm khúc xương dựng lên.”

Sau đó Đức Phật nói bài kệ (150) trong Kinh Pháp Cú

“Thân này làm bằng xương
Quét tô bằng thịt máu
Ở đây già và chết
Mạn, lừa đảo chất chứa”

Cuối bài pháp, Rupananda đã đạt được quả vị A la hán. Nhiều người cũng thọ trì được bài kệ này.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.