CHƯƠNG 1: THÀNH THẬT

09/12/20225:22 SA(Xem: 2340)
CHƯƠNG 1: THÀNH THẬT
NHẸ TÊNH GIỮA DÒNG ĐỜI
Thích Nhuận Đức
Nhà xuất bản Lao Động Hà Nội 2022

CHƯƠNG 1: THÀNH THẬT

1. Thành thật là gì?
2. Năm nguyên tắc đạo đức
3. Người học trò
4. Anh chàng lo xa
5. Học tài thi phận
6. Sao bạn khó chân thành thế?
7. Trách nhiệm gia đình
8. Ham muốn thể xác
9. Con ma tự sát
10. Niềm tin bị lụi tàn
11. Cơn nghiện của con mắt
12. Cơn lũ
13. Facebook và các trang mạng không lành mạnh
14. Bạo lực học đường
15. Cái Tôi
16. Than thân - trách phận
17. Bạo lực gia đình
18. Ba cách vào đời
19. Chiến thắng chính mình
20. Sự nhiệm mầu của lột xác

Trong cuộc sống, tất cả các mối quan hệ xã hội giúp chúng ta trau dồi kiến thức và phát triển các kỹ năng ứng xử, học hỏi. Sự gần gũi, thông cảm giữa con người với nhau không phải đến từ tiền bạc, mưu lược hay bất cứ một sự giả tạo nào để chiếm được tình cảm của đối phương, để đạt được mục đích, mà đến từ sự chân thành, sự thành thật, lý trí và cả con tim của mình.
Người chân thật là người sống không hời hợt, có trách nhiệm với công việc, bản thân, gia đình, xã hội và môi trường bạn đang sống, luôn có tâm kiên định, chánh kiến biết khiêm cung, nhẫn nhịn, sống hết mình với cuộc đời.
Thành thật với chính mình cũng có nghĩa là chúng ta phải sống, làm việc, ăn nói, suy nghĩ, hành động cũng phải hết mình vì nếu sống và làm việc không nhiệt huyết thì chúng ta đang lừa dối mình, lừa dối người khác. Mà lừa dối chính mình thì làm sao chúng ta xứng đáng để người khác tin cậy.
Chúng ta nên tự hỏi rằng mình đã thực sự sống thành thật với bản thân mình chưa? Nhiều lúc chúng ta đối diện với khổ đau nhưng không dám nhìn nhận lỗi do TÂM mình mà bằng lòng với việc trách móc người này, đổ lỗi cho người kia. Như vậy, chúng ta đang không dám đối diện với cái sự thật của chính trái tim mình. Trong kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật dạy: “Nhất thiết duy tâm tạo” tức là mọi thứ trên đời bao gồm cảm xúc buồn, vui, lo lắng, hạnh phúc, giận dữ… hay cách nhìn một sự vật, sự việc là do cái ý thức phân biệt phản ánh. Vậy điều này không ngoài mục đích nhắc nhở chúng ta nên trở vềsuy xét tâm hồn mình để tìm ra phương hướng giải quyết nếu không chúng ta sẽ đi trong cái vòng luẩn quẩn, không lối thoát.
1. Thành thật là gì?
Đối với ý nghĩa sâu xa của Phật giáo thì thành thật hay chân thật có nhiều nghĩa. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu trong ý nghĩa thông thường sau:
Thành thật tức là lời nói, hành động, suy nghĩ nhất quán. Ngược lại, khi nói, nghĩ và hành động không giống nhau, gọi là hư không, giả tạo.
Trong tiếng Anh, Thành thật được dịch là The real – Honest – Frank – Sincere – Reality – True –The real nature…
Theo tinh thần kinh điển Phật giáo nguyên thủy người bạn chân thật có các tố chất sau:
• Người bạn giúp đỡ;
• Chung thủy trong khổ cũng như trong vui;
• Khuyên điều lợi ích;
• Có lòng thương tưởng;
Che chở cho bạn khi bạn vô ý phóng dật;
Che chở của cải cho bạn khi bạn vô ý phóng dật;
• Là chỗ nương tựa cho bạn khi bạn sợ hãi; Khi bạn có công việc sẽ giúp đỡ cho bạn của cải gấp hai lần những gì bạn thiếu; Nói cho bạn biết điều bí mật của mình;
Giữ kín điều bí mật của bạn;
• Không bỏ bạn khi bạn gặp khó khăn;
• Dám hy sinh thân mạng vì bạn;
• Ngăn chặn bạn không làm điều ác;
• Khuyến khích bạn làm điều thiện;
• Cho bạn nghe điều bạn chưa nghe;
• Cho bạn biết con đường lên cõi chư Thiên.1
Như vậy, theo lời Phật dạy thì người bạn chân thật phải đầy đủ các yếu tố nêu trên. Do đó, chúng ta muốn trở thành người thành thật thì cũng phải nương theo tinh thần người bạn như trên để thực hành.
Vậy sau khi bạn trở nên chân thật, tử tế rồi thì câu hỏi được đặt ra là làm sao để biết đối phương có chân thành hay không? Đức Phật dạy người không chân thật sẽ có những đức tánh sau:
• Người bạn cho cái gì cũng lấy; Cho ít xin nhiều;
• Vì sợ mà làm; Làm vì mưu lợi cho mình;
• Người chỉ nói giỏi; Tỏ lộ thân tình việc đã qua;
• Tỏ lộ thân tình việc chưa đến;
1 Trường Bộ II, kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt [trích], VNCPHVN ấn hành, 1991, tr.539.
• Mua chuộc cảm tình bằng sáo ngữ;
• Khi   có   công   việc,  tự   tỏ   sự   bất   lực của mình;
• Người tiêu pha xa xỉ;
Đồng ý các việc ác;
• Không đồng ý các việc thiện;
Trước mặt tán thán; sau lưng chỉ trích; Người nói lời nịnh hót;
• Là bạn khi mình đam mê các loại rượu;
• Là  bạn  khi  mình  du  hành  đường  phố phi thời;
• Là bạn khi mình la cà đình đám hý viện;
• Là bạn khi mình đam mê cờ bạc.1
Dựa trên những lời Phật dạy, bạn có thể hình dung như thế nào là người thành thật và không thành thật.
1 Trường Bộ II, kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt [trích], VNCPHVN ấn hành, 1991, tr.539.
Dù trong bất cứ mối quan hệ nào đi nữa thì thành thật với chính mình là quan trọng nhất. Mỗi cá nhân sẽ hình thành mối tương tác ứng xử giao tiếp, mỗi công dân là một tế bào của xã hội; muốn xã hội tốt đẹp thì mỗi người phải ý thức được tầm quan trọng của nguyên tắc đạo đức thứ nhất - Thành thật.
Sự mở lòng để đi đến với Thành thậttrách nhiệm cuộc đời của các bạn. Bởi vì có những người muốn sống với thế giới quan của họ, chúng ta không thể buộc họ phải thế này hay thế khác. Bạn hãy thay đổi thói quen tư duy của chính bạn thì mới có thể tiếp xúc được đức tánh thành thật nơi con người bạn.
Nói năng - hành động - suy nghĩ hợp nhất trong tinh thần tôn trọng luật pháp, nhân quả, ích lợi mình, lợi người và xã hội. Người thành thật là người sẽ có hạnh phúc, người có hạnh phúc là người tôn trọng quy luật  nhân  quả, đạo đức.
2. Năm nguyên tắc đạo đức
Trong nhà Phật có dạy nguyên tắc đạo đức 5 Không như sau:
1. Không sát hại mạng sống sinh vật
2. Không lấy của không cho
3. Không quan hệ bất chính với người có gia đình
4. Không nói những lời gây hại người khác
5. Không dùng chất kích thích gây nghiện Cuộc sống nếu không tuân theo nguyên tắc
nào để sống thì sẽ thảm họa cho con người. Tuy nhiên, các nguyên tắc này là công cụ giúp cho chúng ta đi trên lộ trình hướng đến đời sống an lạc. Dù bạn là ai đi chăng nữa thì các nguyên tắc trên không thể thiếu để bạn trở thành một con người có ích cho xã hội. Nếu ai không đi trên con đường với 5 nguyên tắc đó thì có nghĩa là họ đang đi ngược lại các quy chuẩn đạo đức của xã hội, nhân quả, khổ đau sẽ hiện hữu nơi họ.
Về mặt cơ bản, hạnh phúc chân chính không phải là cái mình muốn gì là có được ngay lập tức, mà nó cần phải đi theo quá trình sống bằng kiến thức, học tập, tích lũy kinh nghiệm, suy nghĩ hành động theo quy luật cơ bản được xã hộicon người chấp nhận.
Theo lời Phật dạy, cũng như Luật pháp thế gian con người không được trộm cắp. Dù trong trường hợp nào đi nữa thì hậu quả của việc ăn trộm sẽ bị xử phạt theo Luật định.
Trong văn hóa ứng xử bao gồm ứng xử qua mắt, miệng, tay, chữ viết thì cách hành xử qua miệng là quan trọng nhất. Một lời nói mà bạn nói ra có thể đổ máu, giết chết một sanh mạng, phá hủy một giấc mơ hay một niềm đam mê, hy vọng của người khác trong tương lai. Các trạng thái
tâm lý bạn có thể tùy duyên mà thay đổi nhưng bạn sẽ không bao giờ có cơ hội để rút lại những lời nói khiến người khác tổn thương. Khi lời nói bạn chưa nói ra thì bạn làm chủ nó, nhưng khi bạn đã nói ra thì nó làm chủ bạn. Do đó, bạn cần cân nhắc và có trách nhiệm trong văn hóa ứng xử của mình.
Nếu hạnh phúc của bạn đi ngược lại với luật nhân quả, đánh mất chính mình thì hạnh phúc đó gọi là hạnh phúc không chân chánh. Hậu quả của suy nghĩ, lời nói, hành động không chân chánh sẽ là nỗi khổ và niềm đau bạn phải gánh chịu. Vậy hạnh phúc hay khổ đau là do sự lựa chọn của bạn, không ai khác ngoài bạn.
3. Người học trò
Với bản thân Tôi, một khi có lầm lỗi Tôi luôn tự hỏi liệu mình sống có thành thật với chính mình chưa? Ngay lúc ấy, câu hỏi đó như một lời nhắc nhở với bản thân giúp Tôi thức tỉnh, hãy trở thành người tốt hơn hôm qua.
Tôi luôn cố gắng, mạnh dạn, bước đến để nói lên sự thật với bậc Thầy của mình:
“Bạch Thầy! Con xin sám hối. Con xin hứa sẽ chỉnh sửa lỗi lầm của mình.”
Khi nói xong Tôi cảm thấy trong thân tâm thanh thản, nhẹ nhàng dù bị la rầy, hay phải chịu bất cứ hình phạt nào. Sau những lần đó, Tôi sẽ tìm cách giải quyết các lỗi lầm bằng cách tự mình sám hối, hứa không tái phạm hoặc đến xin lỗi người mình làm tổn thương bằng thái độ chân thành. Thái độ chân thành sẽ cảm hóa đối phương và họ có thể tha thứ cho mình.
Jorge Cruise, tác giả cuốn sách Happy Hormones, Slim Belly cho rằng: Bộ não chúng ta có bốn loại hormone được tiết ra khi có hạnh phúc: Dopamine, Oxytocin, Endrophin, Serotonin  trong  đó  loại  hormone  Serotonin,
 
Oxytocin kết hợp cùng nhau tạo ra cảm giác hạnh phúc, phấn khởi, hài lòngniềm tin.
Căn cứ trên cơ sở đó, ý thức được sự nuôi dưỡng các ý niệm yêu thương trên sự hiểu biết, tôn trọng mỗi ngày giúp cho bạn có được năng lượng tích cực căn bản trong tâm thức. Mỗi khi gặp các vấn đề cảm xúc tiêu cực (nội ma) thì các năng lượng thiện lành (bùa hộ mệnh) sẽ ngăn chặn được chúng. Vì vậy, bạn hãy nuôi dưỡng, chăm sóc tâm yêu thương, tâm muốn thành thật, tâm muốn làm lại con người mới mỗi ngày như lau chùi viên ngọc trong tâm hồn bạn ngày một trong sáng hơn. Đây là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy thích thú, muốn tiếp tục khi làm một việc tốt nào đó.
Ngược lại, việc che giấu lỗi lầm quá nhiều sẽ khiến bạn trở nên khổ đau, rụt rè, không tự tin trong mọi công việc và không dám đối diện với khó khăn, dễ dàng lùi bước, nản chí. Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải lúc nào người ta cũng có thể tin tưởngtha thứ cho bạn. Vì vậy,
 
bạn có thể tự mình ăn năn, sám hối, không tái phạm nữa, bạn hãy nghĩ rằng con người ở đời không ai hoàn hảo. Ai cũng có những hạt giống thiện lành và xấu ác trong tâm hồn. Tuy nhiên, tùy thuộc môi trường, hoàn cảnh sống mà các hạt giống đó sanh khởi khác nhau.
Vì vậy, khi ta tự tha thứ cho chính mình và không tái phạm nữa thì hạnh phúc sẽ vẫy chào với bạn. Đó là tín hiệu tốt để bắt đầu một cuộc sống mới tràn đầy niềm vui. Câu hỏi sẽ được đặt ra là làm sao để duy trì tính thành thật vì có những lúc mình muốn, sẵn sàng đối diện chúng nhưng đôi lúc thì mình lại không dám. (tham khảo nguyên tắc thứ 4)
Như vậy, chúng ta thấy rằng, hạnh phúc đều do nơi Thành thật mà có, không lừa dối bản thân, biết tôn trọng luật pháp và tin nhân quả. Đó là hạnh phúc mà bạn cần đến. Một khi bạn thành thật với chính mình thì hạnh phúc nơi bạn sẽ diễn ra rất thanh cao và tao nhã. Hạnh phúc đó như những cơn sóng vỗ về và dạt vào bờ
 
từng đợt, bạn phải nắm lấy niềm hạnh phúc đó khi sự thành thật nơi mình luôn tìm đến.
4. Anh chàng lo xa
Thành thật với chính mình không có nghĩa là chúng ta suy nghĩ một cách tiêu cực, thái quá về mình và thế giới xung quanh. Người ta luôn tự cho mình là người sống thực tế nên luôn nghĩ những điều tiêu cực sẽ xảy ra khi đang làm việc hay đang ở trong một hoàn cảnh nào đó.
Tháng 11/2017, Khoa Giáo dục, Đại học Pune, Ấn Độ tổ chức chuyến tham quan thắng cảnh cho các sinh viên. Tôi và một số người bạn cùng tham gia trong đoàn. Khi đi đến các hang động và cánh đồng hoa rộng bát ngát, lúc ấy cả đoàn đều vui vẻ tận hưởng cảnh đẹp thiên nhiên mà trời đất đã ban tặng cho con người. Tôi nhìn qua thấy anh bạn học người Afghanistan có vẻ
 
như đang có điều gì bất ổn trong lòng, ánh mắt và nét mặt lộ rõ vẻ bồn chồn, không vui.
Tôi đến bên cạnh, ngồi im lặng một lúc và hỏi anh đang có chuyện gì không vui phải không?
Anh ta nói: “Trời nắng quá, Tôi lo mai Tôi sẽ bị sốt. Bài thi vừa rồi Tôi cũng không hài lòng vì Tôi muốn đạt điểm cao nhất.” Tôi hỏi tại sao anh lại nghĩ như vậy. Anh ta nói, tự nhiên anh ta cảm thấy lo lo vậy thôi.
Tôi ngồi im một lúc và nói: “Đừng suy nghĩ tiêu cực nữa. Bạn hãy vui vẻ lên và tận hưởng không gian này, thời giancuộc đời bạn không có nhiều để bạn nghĩ những điều đó. Quá khứ hãy gạt qua một bên để sống hạnh phúc hơn những ngày còn lại.” Sau đó, Tôi khuyên anh ta hãy đứng dậy và cùng đi dạo ngắm cảnh. Cuối cùng, bài thi anh ta đạt điểm khá cao trong lớp, sức khỏe vẫn bình thường trong và sau chuyến đi ấy.
 
Có bao  giờ  khi  đang  đi  du  lịch  hoặc  khi đang làm việc mà bạn lại suy nghĩ những điều tiêu cực chưa? Suy nghĩ những hậu quả tiêu cực trong công việc một phần nào đó sẽ giúp cho bạn cảnh giác, đỡ bị choáng khi công việc của bạn thất bại. Tuy nhiên, nếu đặt không đúng hoàn cảnh sẽ làm cho hạnh phúc và chất lượng cuộc sống của bạn bị sút giảm. Chi bằng, các bạn hãy làm việc hết mình, sống hết mình với hiện tại bạn đang sống, dành trọn tâm trí và con tim mình nơi cảnh quan hùng vĩ và tươi mát ấy để tận hưởng cuộc sống này. Nếu anh chàng kia không hòa theo dòng chảy của niềm vui và hạnh phúc cuộc sống, anh ấy đã mất đi một cơ hội.
Tại sao bạn phải bỏ lỡ đi cơ hội hạnh phúc ấy? Tư duy tích cực sẽ làm tâm trí hưng phấn, vui vẻ, yêu đời. Dù một chú chuồn chuồn bay ngang qua, đàn kiến đang tha mồi về tổ, làn gió mát nhè nhẹ đang thổi, hay những đóa hoa nở rộ ven đường cũng làm cho bạn tràn ngập hạnh
 
phúc, một chiếc lá vàng rơi ngoài đường bạn vẫn cảm thấy yêu đời. Ngược lại tư duy tiêu cực thì đi đâu, nhìn bất cứ nơi nào cũng như bị cuốn xuống vực thẳm, bóng tối trước mắt.
Tuy nhiên, đôi lúc hạnh phúc mà bạn tận hưởng có những người sẽ cản trở bạn, hay hạnh phúc trong chốc lát rồi lại nghĩ ngợi lung tung, bạn hãy mặc kệ họ, đừng nô lệ bởi ký ức, bạn hãy cứ tiếp tục tiến về phía trước, bỏ lại những điều không hay phía sau. Đây là cơ hội, bài thuốc hữu hiệu nhất cho bạn lúc này. Hãy sử dụng nó và biết trân quý nó.
Câu chuyện trên làm Tôi nhớ đến câu thơ mà đại thi hào Nguyễn Du viết trong Truyện Kiều:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”
Vì vậy, Thành thật với chính mình là phải tin nơi bản thân mình, mạnh mẽ tin vào tư duy tích cực, loại bỏngăn ngừa các suy nghĩ tiêu cực làm mất đi năng lượng sống của bạn. Hạnh phúc
 
là do mình, là ở đây, nơi mà tâm hồn bạn thanh thản nhất.
5. Học tài thi phận
Trong con đường học vấn đã không ít bạn có những rủi ro khi thi cử dù đã cố gắng rất nhiều trong việc học tập. Nếu là người thành thật bạn sẽ luôn có niềm tin nơi chính bản thân, vững tiến, không chùn bước trước những chông gai, thất bại, không bao giờ đổ lỗi kết quả học là do không được Trời Phật giúp, do xui xẻo. Từ đó có suy nghĩ tiêu cực “học cho nhiều rồi cũng sẽ vấp như lần trước thôi”.
Nỗi ám ảnh của sự an bài trời định ảnh hưởng tiêu cực, khiến bạn dễ dừng lại, lùi bước trên con đường học vấn của mình hay có thể dập tắt bất cứ sự nỗ lực nào của bạn trong hành trình hướng đến mục tiêu phía trước.
 
Việc bất toại nguyện trong thi cử là do bạn chưa thật sự nỗ lực hết mình, hoặc học tủ, dù bạn hiểu được đề thi nhưng kỹ năng phân tích, đánh giá đề thi còn hạn chế, do bạn mất tập trung, mất bình tĩnh, không tự tin… hội tụ các yếu tố trên tạo nên áp lực khiến bạn thất bại trong tinh thần, từ đó không hài lòng với kết quả thi.
Đối nghịch với học tài thi phận là học tài thi đậu, nếu bạn chỉ dựa vào sự an bài, hay sự lễ bái, cầu nguyện mà tự thân hằng ngày không nỗ lực học tập thì không thể đón nhận được kết quả tốt. Sự cầu nguyện lễ báinăng lực giúp bạn tăng niềm tin, ổn định tinh thần, còn kiến thức là do quá trình tích lũy trong một thời gian nhất định; không thể qua cầu nguyện, lễ bái mà giúp bạn làm đầy kiến thức, kỹ năng học tập.
Học tập là cả quá trình học hỏi, kết quả học tập cũng phần nào đánh giá được quá trình học tập của bạn. Do đó, “Học tài thi đậu” là một chân lý, đi theo quy luật nhân và quả. Ai đi ngược lại với quy luật nhân quả thì sẽ không thực hiện
 
được ước mơ của mình. Trong Kinh tạng Pali, Đức Phật đã sử dụng hình ảnh vắt sữa ở sừng bò, đầu bò, lưng bò, đuôi bò.
Tuy nhiên, sữa bò chỉ có ở trong bầu sữa của con bò nên những bạn nhìn nhận con đường học vấn theo kiểu học tài thi phận sẽ không thể thành công trong đường đời, cũng như sự tích lũy được nhiều kiến thức học vấn. Vì vậy, bạn hãy tin vào chính bản thân, tin vào sự nỗ lực của chính bạn, tin vào quy luật nhân quả để làm hệ quy chiếu cho cuộc đời mình, tương lai sáng rạng phía trước đang chờ đón bạn.
6. Sao bạn khó chân thành thế?
Một điều thật nghịch lý trong cuộc đời này là bạn luôn mong muốn được đón nhận sự chân thành từ người khác nhưng việc gieo trồng các hạt giống chân thành của bạn lại ngày càng thưa
 
thớt, héo mòn, cạn kiệt và tưởng chừng như bạn thất bại trước nó.
Vậy thì tại sao chúng ta lại khó sống với con người chân thật của chính mình như thế?
Bởi vì chúng ta đã bị thấm sâu quá nhiều điều không chân thật ngay từ lúc nhỏ, ngay từ trong cuộc sống của những hơn thua, ích kỷ, giành giật, ghen ghét, ganh tị, tham lam, bủn xỉn, tính toán; thậm chí ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, bạn cũng đã bị ảnh hưởng điều đó rồi.
Không những bạn bị tiêm nhiễm nơi môi trường mà ngay trong cuộc đời mình, bạn đã không chân thành với chính những hành vi nhỏ nhất thì làm sao bạn có thể hướng đến đời sống an vui, nhẹ nhàng và mong đón nhận chân thành từ người khác.
Một khi thành thật đã yếu ớt, khô cằn thì chất liệu Phật tánh cũng tỉ lệ thuận và không đủ sức để nuôi dưỡng con người chân thật của bạn. Chúng ta thường hay nghe đến các bài học luân
 
lý được dạy bởi ông bà, cha mẹ như bỏ ác làm thiện, nghe nhiều về thiền thoại tập trung đầu óc nhưng rất ít nghe nói về tính Phật trong một con người.
Khái niệm này rất giản dị, chúng taPhật tánh, chúng ta là Phật đang thành và chắc chắn sẽ thành Phật. Sự nhắc nhở những điều này khi còn bé nhỏ và mọi người xung quanh sống tốt với nhau thì cuộc sống không quá khó để sống hạnh phúc. Lối sống phàm phu như hút thuốc, rượu chè, ngoại tình, tham nhũng, giận hờn, ghen ghét, đố kỵ… đã làm mờ đi và đốt cháy cái điều chân thật nơi chính mình.
Có những bạn nói rằng: “Em muốn đừng nóng giận mà không được; đừng hay ghen mà không được, đừng hay ganh tị mà không được; dễ thương, vui vẻ, chân thật với mọi người mà khó quá”.
Nói như vậy, thì khác nào bạn đi đến bể bơi và nói với Thầy dạy bơi: “Thưa Thầy, em muốn
 
bơi sang bờ bên kia mà không được.” Thầy chỉ mỉm cười và nói: “Đương nhiên, em cần phải luyện tập bơi một thời gian. Thầy sẽ giúp, em yên tâm.”
Cũng vậy, để nuôi dưỡng tính chân thậthiển lộ ánh sáng yêu thương, hạnh phúc thì bạn nên:
+ Sống như Phật, tức là thực tập, suy nghĩ và hành động theo những gì Ngài đã sống. Nếu bạn chưa rõ thì có thể tìm đọc cuốn sách về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca.
+ Học theo tư duy của Phật tức là thực tập suy nghĩ với thái độ tĩnh lặng, yêu thương, nhẫn nhục, không cố chấp… Phương pháp để hiện thực hóa một đời sống như vậy có tác dụng giúp cho bạn trở về tiếp xúc với trái tim hạnh phúc, yêu thươnghiểu biết. Thậm chí, nhìn một chiếc lá rơi bạn cũng thấy đẹp, đẹp vì hiểu tính sanh diệt của vạn vật. Ngược lại, với tâm trí đầy rẫy sự oán trách, mệt mỏi thì chiếc lá rơi trước mặt bạn như là dao găm, thuốc độc, màu đen và vực thẳm…
 
Niệm Phật tức là niệm mà “thấy” (envision), thấy bản chất cuộc sống ngắn ngủi, các khoảnh khắc trôi qua, mọi thứ thay đổi; thấy tham lam, sân hận, si mê là bờ vực thẳm; thấy con người mình trở nên hoàn thiện, tốt hơn, khỏe hơn, sáng suốt, yêu thươnghạnh phúc nhiều hơn những ngày qua…
Ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật, cầu nguyện… tất cả chỉ để giúp ta có một đời sống tĩnh lặng như Phật, sống như Phật, yêu người như Phật.
Bạn hãy học đúng cách, thực tập nghĩ như Phật từng giây trong ngày, trong tiềm thức, thậm chí ngay cả khi bận rộn thì bạn cũng sẽ thấy việc xoay trái tim của mình trở lại vùng ánh sáng không, khó như nhiều người đã nghĩ.
Khi nào bạn chưa trở về với chính mình khi đó chân thật còn rất xa. Khi nào bạn trở về với chính mình thì khi đó chân thật đang ở trong bạn.
 
7. Trách nhiệm gia đình
Người thành thật là người có trách nhiệm, sống chân thành với gia đình. Người chồng thành thật trong hôn nhân thì phải đồng lòng với người vợ trong tất cả các công việc để xây dựng hạnh phúc gia đình
Ngày nay, do vẫn còn định kiến của xã hội ngày xưa nên trong suy nghĩ một số người đàn ông cho rằng họ chỉ có trách nhiệm đi làm kiếm tiền ngoài xã hội và sau giờ làm việc thì không lo cho gia đình, mà chỉ lo nhậu nhẹt, hoặc nằm đọc báo, xem truyền hình; mặc cho người vợ lo đủ các công việc nấu nướng, giặt giũ, cơm nước, dọn dẹp nhà cửa... Vậy bạn đã sống chân thành nơi mái ấm gia đình mình chưa?
Tình yêu lúc trước hôn nhân, chàng trai luôn sẵn sàng làm tất cả những điều cho người vợ tương lai. Tuy nhiên, sau khi kết hôn thì sự chân thành dần dần mất đi rất nhiều. Tại sao?
 
Quần áo rách bạn có thể khâu vá lại để mặc, nhà cửa hư hỏng bạn có thể sửa lại để ở nhưng lòng tin của một nửa trái tim bạn đã bị tổn thương thì việc phục hồi nó lại rất khó. Theo tinh thần Phật dạy, vạn vật trên đời này luôn biến chuyển, tâm líý nghĩ, con người và cảnh vật, thế giới vũ trụ đang thay đổi nên sự chân thành cũng không nằm ngoài quy luật đó. Do có sự biến đổi sanh, diệt của các Pháp nên các bạn phải sống cho trọn tình nghĩa vợ chồng, ba mẹ, anh em, bạn bè… để không phải hối tiếc khi họ không còn trên đời này nữa.
Mục tiêucon người hiện đại luôn hướng đến là gia đình, sự nghiệp, sức khỏe, các mối quan hệ. Tuy nhiên, cần nâng cao vai trò gia đình lên đầu tiên để có cuộc sống hạnh phúcsức khỏe. Nếu bạn có thể kiếm thật nhiều tiền nhưng sống trong gia đình mà mỗi thành viên còn quá nhiều cái TÔI, không hòa hợp, nhường nhịn trong quan điểm sống… thì những đồng tiền đó thật vô nghĩa.
 
Nếu sau này, bạn nằm trên giường bệnh thì vợ con bạn sẽ là người chăm sóc cho bạn mỗi ngày. Bạn bè của bạn họ sẽ an ủi, động viên bạn vài câu nói rồi họ phải quay về với tổ ấm của họ.
Thời đại ngày nay, các cặp vợ chồng luôn cố gắng phấn đấu xây dựng một ngôi nhà cho thật to, thật lớn để có thể hãnh diện với mọi người. Tuy nhiên, điều quan trọng là không phải có nhiều vàng bạc kim cương trong ngôi nhà ấy mà là có nhiều hạnh phúc, có những tiếng cười ấm áp khi sống bên nhau trong suốt cuộc đời.
Trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế, mọi người trong gia đình đều có công ăn việc làm. Tuy nhiên, dù là người vợ không đi làm nhưng ở nhà họ vẫn chăm lo tốt cho gia đình. Vì vậy, ai cũng cần thời gian nghỉ ngơi sau một ngày lao động mệt nhọc. Vậy bạn hãy dũng mãnh vượt qua tiếng chê cười nơi dư luận, sự sĩ diện, cái TÔI quá lớn nơi bản thân để cùng với người thân vun đắp hạnh phúc cho gia đình. Bạn đang sống chân thật với chính bạn và gia đình chứ không phải nơi dư luận xa xôi ấy.
 
Nguyên nhân, hýõìng giaÒi quyêìt - AÒnh hýõÒng của tý týõÒng troòng nam, khinh nýÞ của xaÞ hôòi phong kiêìn câÌn phaÒi xóa boÒ.
1. Vợ chồng phải hiểu nhau và thương nhau. Chồng cần phải hiểu cho nỗi khổ của vợ.
2. Chồng và vợ phải biết cân đối trong các mối quan hệ để có thời gian cho gia đình.
3. Người vợ nên mở lòng chia sẻ với chồng tạo điều kiện cho chồng phụ giúp các công việc nhà; chồng nhặt rau, vợ nấu cơm, con cái phụ mẹ quét nhà…
4. Hạn chế cái tôi, tôn trọng nhau để tạo dựng gia đình hạnh phúc cho chính mình.
5. Sự chân thành với bản thângia đình sẽ hóa giải đi tất cả các khó khăn trong ngôi nhà thân thương của bạn.
Các bạn hãy cùng suy ngẫm và tự hỏi bản thân mình sẽ làm gì?
 
8. Ham muốn thể xác
Người thành thật với chính mình là người có khả năng biết tiết chế các cảm xúc ham muốn thể xác hay ham muốn nhục dục. Cảm xúc được sanh khởi khi có một tác nhân nào đó tác động đến các giác quan khiến cho tâm thức trỗi dậy các cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực.
Thèm khát thỏa mãn nơi thể xác hay ham muốn tình dục đã làm cho con người rơi vào trạng thái ảo tưởng, thẫn thờ, mất khả năng tự chủ… thúc đẩy con người đi tìm đến đối tượng để thỏa mãn các trạng thái đang đeo bám.
Trong nhà Phật có cụm từ “nội ma ngoại chướng” là hai tác nhân khiến cho con người mất lý trí, mất tập trung, hành động theo bản năng của con tim, gặp trở ngại trên con đường tỉnh thức, chuyển hóa nỗi khổ niềm đau.
Là một con-người thì sự ham muốn trỗi dậy là điều khó tránh khỏi. Nhưng sự khác nhau ở
 
con người và con vật là biết cách vận dụng lý trí, con tim để sống một cách hài hòa, hợp đạo lý, tôn trọng pháp luật giữa dòng đời xuôi ngược.
Tuy nhiên, thời đại ngày nay, một xã hội hào nhoáng, con người đã đánh mất dần lý trí, yếu đuối bất lực với chính mình, sống buông thả để cảm xúc thú tính trỗi dậy khiến bao cảnh gia đình tan nát, cưỡng hiếp bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em… xảy ra khắp mọi ngõ ngách của cuộc đời.
Những vụ án đau lòng khiến mọi người phẫn nộ, đau lòng hằng ngày được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng là một cảnh báo suy đồi đạo đức cho thế giới loài người chúng ta.
Một lý trí không vững sẽ không đủ sức chống chọi khi cơn sóng thần ham muốn trỗi dậy, nó sẽ vùi dập tất cả, khiến bao kẻ dù có văn hóa, có học thức, có địa vị trong xã hội vô tình dẫm vào đầm lầy tội lỗi.
 
Thực ra tình dục nó là một bản năng tâm sinh lý của con người. Nó cũng chẳng có gì là xấu, nhơ nhớp, cũng chẳng có gì là tốt, tinh khiết mà phải tự hào. Nó cũng chỉ là một trong vô số các hạt giống tốt và xấu vốn có của một con-người. Tuy nhiên, nếu bạn không biết tiết chế nó, xem nó như là một công cụ để giải quyết mọi vấn đề không giải tỏa được trong cuộc sống, ăn ngủ với nó như một con nghiện thì tình dục sẽ là một tai họa cho cuộc đời bạn và những người xung quanh.
Sự buông thả bản thân, quên đi mục đích chí hướng sống, danh dự bản thân, gia đình sẽ là cơ hội để cơn nghiện thèm khát tiếp tục trỗi dậy, ngày qua ngày, tháng qua tháng, nó sẽ nhấn chìm bạn xuống tận sâu dưới đáy biển tình dục, khiến bạn khó thoát khỏi.
Ngày nay con người chịu rất nhiều áp lực bởi công việc, các vấn đề phát sinh cần giải quyết trong cuộc sống. Đặc biệt, đối với thế hệ trẻ ngày nay, xem hoạt động tình dục như là một thứ mua bán, trao đổi, lẩn trốn hiện tại, không dám đối
 
diện và giải quyết các vấn đề đang gặp phải; vì vậy họ đã tạo ra lối sống thử nơi các phòng trọ để thỏa mãn cái ham muốn của mình mà xem thường bản thân, xem thường tương lai cuộc đời của mình.
Hậu quả của việc này sẽ là tinh-khí-thần cạn kiệt, sức khỏe hao tổn, những “bào thai vô chủ”, những cái chết đáng tiếc của các bạn trẻ do ghen tuông, thất tình; những sinh viên bỏ học giữa chừng, những giọt nước mắt nghẹn ngào, tức giận của cha mẹ khi phải chứng kiến cảnh đau thương, tan nát này…
Ngoài ra, họ vô tình đang bị mắc vào cái bẫy của các cảm giác hoang lạc do các chất hormone trong não tiết ra. Theo các nhà khoa học, thì hai loại hormone Endorphin, Serotonin sẽ được tạo ra trong ham muốn tình dục; cũng như trong sự thỏa mãn rượu chè và chất kích thích (Tham khảo thêm trong cuốn Happy Hormones, Slim Belly của Jorge Cruise).
 
Sau khi bộ não tiết hai loại hormone này sẽ khiến các bạn hưng phấn và muốn tìm lại các cảm giác này sau mỗi lần thỏa mãn. Đây là lý do các bạn khó vượt qua được chính mình và thích thú lặp lại các cảm xúc tình dục.
a. Tình yêu và cảm xúc
Tình yêu và cảm xúc là hai phạm trù khiến chúng ta hay lẫn lộn.
Do chúng tacon người nên các hoạt động tình dục khó tránh khỏi. Nếu như trên đời này không có giận hờn, hơn thua, tranh giành, đấu đá, hận thù… hoặc không có hạnh phúc, niềm vui, thiền định, giác ngộ, giải thoát… thì tình dục không phải là một vấn đề. Tuy nhiên, cuộc sống không có hai hình ảnh phản nghịch trên thì làm sao gọi là cuộc sống.
Cuộc sống hiện đại ngày nay quá văn minh, nhộn nhịp, xô bồ và náo nhiệt nên những hoạt động, hình ảnh mang tính chất khiêu dục, gợi cảm trở nên bình thường hóa và như là món ăn không thể thiếu đối với con người của thế kỷ 21.
 
Sự bình thường hóa tính gợi dục thông qua các trang phục  thiếu  vải,  các  tranh  ảnh  được photoshop “lộ liễu bốc lửa” của các cô gái chân dài được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, ti vi hay các tờ quảng cáo sản phẩm… ngày qua ngày đã tiêm nhiễm vào trong tiềm thức, ý thức của con ngườidần dần được bình thường hóa trong nhận thức mỗi con người.
Nhà Phật chia ra có bốn loại thức ăn để con người sinh sống, tồn tại. Trong đó, có loại thức thựcthức ăn của ý thức, tức là thông qua thế giới khách quan, ý thức sẽ được tiếp nhận những hình ảnh, âm thanh, mùi vị, để làm loại “thức ăn” cho nó.
Các hình ảnh, âm thanh đó được xem là thức ăn của tâm thức, hàng ngày nó được tiêm nhiễm, nuôi dưỡng nơi tâm thức con người cho đến khi ý thức được đồng hóa bởi những hình ảnh sexy đó thì việc xảy ra các hoạt động tình dục trái pháp luật, trái đạo lý, nhân văn là chuyện đương nhiên có thể xảy ra.
 
b. Phương hướng giải quyết
Như các bạn đã biết tình dục nó không xấu và cũng không tốt; nó là một hoạt động bản năng và cần có sự lý trí, tiết chế hợp lý để có sức khỏehoạt động dựa trên các mối quan hệ hợp pháp, hôn nhân đúng theo luật pháp xã hội hiện tại và được gia đình hai bên, bạn bè công nhận…
• Người bị nghiện ham muốn tình dục thì phải tuyệt đối xa lìa các trang mạng Internet, các hình ảnh mang tính chất gợi dục hoặc tránh những người làm mình gợi lên ham muốn.
• Theo nhà Phật, thì các bạn phải thực tập chánh niệm, quan sát, thấy rõ các cảm xúc ham muốn đang trỗi dạy và dập tắt với thái độ không ghét bỏ, không vui thích, bình thường như “đang quan sát con bướm đậu trên cành hoa”; cảm xúc ham muốn lập tức sẽ dập tắt, tạm thời không trỗi dậy.
 Nếu chúng trỗi dậy thì tập quán sát với thái độ bình thường như trên, không cáu ghét
 
bực bội, vui thích, chỉ cảm nhận như thật chúng đang là vậy mà thôi; chú ý đến các cử chỉ, trạng thái, thái độ hằng ngày.
 Các cấp độ khởi dậy của sự nghiện ham muốn sẽ giảm dần, giảm dần qua thời gian. Đó là một phần thành công trong quá trình luyện tập của bạn.
Tham gia các hoạt động xã hội mang tính nhân văn, giúp đỡ người nghèo khó, giúp đỡ công việc nhà, quan tâm, chăm sóc nhiều hơn cho ba mẹ và người thân…
• Nghe các bản nhạc thiền hay loại nhạc nhẹ nhàng không lời…
• Chia sẻ thật lòng với cha mẹ hay người thân, nhờ cha mẹ hay một đối tượng khác giúp đỡ nhắc nhở bạn trong các sinh hoạt có giờ giấc, chia các công việc ra thành các khoảng thời gian nhỏ trong ngày để tiện làm việc.
 
• Lắng nghe, tham khảo ý kiến của các chuyên gia tâm lý để họ hỗ trợ các bạn.
• Điều quan trọng nhất là bạn có muốn vượt qua các cơn nghiện ham muốn đó không? Nếu bạn muốn, tức bạn có ý chí, bạn sẽ làm được.
9. Con ma tự sát
Người sống chân thành, phần lớn họ có những biểu hiện tinh thần trách nhiệm đối với mạng sống của mình và người khác; luôn nghĩ đến các giá trị tích cực, tầm ảnh hưởng của bản thân đối với gia đình, xã hội.
Tuy nhiên, dưới tác động các áp lực của xã hội, nhu cầu thỏa mãn quá cao, tỉ lệ nghịch với sự biết đủ đã làm cho con người trở thành nô lệ của những con ma tự sát.
 
Khi bạn trở thành nô lệ của ma thì bạn sẽ chẳng thoát khỏi được chúng nếu bạn không có ý chí biết chấp nhận hòa bình với hoàn cảnh thực tại, trở về chính mình và làm mới cuộc đời bạn. Trong nhà Phật gọi là thiểu dục tri túc (bỏ bớt ham muốn để biết vừa đủ) hay ái diệt tức Niết Bàn.
“Con ma tự sát” được sanh ra bởi việc không vượt qua chính mình; bạn bị ảo tưởng, cường điệu và phóng đại hóa các nỗi buồn và bị nỗi khổ đồng hóa bạn và nó là một; sự bất như ý hoặc không chấp nhận với hoàn cảnh hiện tại và tưởng rằng cái chết là liều thuốc duy nhất có thể giúp bạn quên đi tất cả.
Tác phẩm Suicide (Tự sát) của tác giả Emile Durkheim (1818-1917) đã chia tự sát thành 4 trường hợp khác nhau dựa trên các thông tin dữ liệu thu thập và khảo sát gần 26.000 ca tự sát.
• Týò saìt viò kyÒ (suicide egoiste): Chỉ những người  tự  sát  với  tần  số  thấp  trong  các
 
mối quan hệ xã hội như người già, người độc thân.
• Týò saìt viò tha (suicide altruise): Chỉ những người tự sát với tần số cao và sâu sắc trong các mối hệ xã hội như những hiệp sĩ thua trận hay những nhà chính trị gia.
• Týò saìt tan raÞ (suicide anomique): Chỉ những người tự sát do bị sốc hay mất phương hướng về những biến đổi quá nhanh của kinh tế, chính trị, văn hóa; ví dụ như cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007 khiến nhiều người phá sảntự sát.
• Týò saìt điònh mêònh (suicide fatalise): Chỉ những người tự sát do bị áp bức bóc lột, đàn áp của xã hội, đánh mất quyền tự do cá nhân, bị ngược đãi. Dù tự sát kiểu nào đi nữa thì “con ma” có thể dẫn bạn đi đến vực thẳm, hố sâu của cái chết nếu bạn không tỉnh giác nhận diện ra bộ mặt thật của chúng ở các mối quan hệ phổ biến nhất trong xã hội Việt Nam ngày nay.
 
* Tình huống 1: Cha meò vaÌ con caìi
Con cái được cha mẹ yêu thương, chăm sóc từ khi còn nằm trong bụng đến khi khôn lớn, trưởng thành. Tuy nhiên, nhiều khi sự hụt hẫng, niềm mong đợi cũng đã tạo nên những áp lực cho cả hai phía. Nhiều bậc cha mẹ đã “tận đường hết cách” trong việc dạy dỗ con cái nên đã phải tìm đến cái chết (có thể là thật hay giả vờ tự sát) để mong rằng con mình sẽ thức tỉnh quay đầu là bờ.
Tuy nhiên, tử thần không đùa cợt với bất kỳ ai nên đã cướp đi tính mạng những bậc cha mẹ bằng những sợi dây thắt cổ, hay chai thuốc trừ sâu… Theo Phật giáo thì cách hành xử trên là hành vi thiếu hiểu biết và không tôn trọng sinh mạng.
Những người con cũng vậy, khi bị áp đặt, căng thẳng, tra tấn tư tưởng trong việc thi cử; đặc biệt là thi đại học; mà trở nên áp lực, stress, trầm cảm, nghĩ quẩn, chán sống, cảm thấy mình chẳng có ý nghĩa gì trong gia đìnhtrở thành con ma tự sát.
 
Những bậc cha mẹ ấy cũng vì muốn tốt cho con nhưng không đúng cách khi áp đặt cái thước đo của mình làm hệ quy chiếu.
Đôi lúc, họ bắt ép con cái phải đạt được điểm cao nhất lớp hay so đo khả năng học của con cái không như mình lúc xưa, so sánh với con của gia đình khác trong khi khả năng tiếp nhận tri thức của con mình có hạn. Họ không chịu lắng nghe con cái giải thích, giãi bày mà dùng những lời mắng nhiếc, sỉ vả con.
Cha mẹ tuổi lúc về xế chiều, luôn mong mỏi những sự quan tâm, thăm hỏi săn sóc của những đứa con mà mình hết lòng nuôi dưỡng. Tuy nhiên, hoàn cảnh vợ con, công việc, tiền bạc, bạn bè, chức quyền, địa vị trong xã hội đã làm cho họ quên đi hai từ cha mẹ. Từ đó, cha mẹ tủi thân, thất vọngcảm thấy mình như một gánh nặng cho gia đình con cái nên họ cũng đã tìm đến cái chết, tìm chốn bình yên nơi đất lạnh để quên đi những người con bất hiếu.
 
Con cái rồi cũng đến lúc đi học xa nhà, xa quê hương, nhưng thiếu vắng sự quan tâm của cha mẹ, dù chỉ là một câu hỏi “con có khỏe không?” cũng đã làm chúng có thêm một nghị lực để sống và học tập.
Con cái đi học xa, nơi mà sự cám dỗ lại nhiều, người thân và những lời khuyên chân thành lại ít, những mối nguy hại của cuộc đời sẵn sàng tấn công bất cứ khi nào nếu chúng không đủ nghị lực, niềm tin để sống và học tập. Con ma tự sát sẵn sàng chờ đón rình rập những cơ hội chín mùi nếu không có sự quan tâm của gia đình hay bố mẹ.
Đôi lúc, ba mẹ vì lo và nhớ con quá nhiều nên sự quan tâm quá mức “đi đâu cũng hỏi, làm gì cũng báo…” cũng làm cho chúng quá mất đi tự tin trong cuộc sống, con cái sẽ cảm thấy mất đi sự tự do. Đây cũng là điều không nên.
 
* Tình huống 2: Võò chôÌng
Thông thường, tình yêu sau hôn nhân sẽ nhạt dần theo năm tháng do họ đã thỏa mãn các nhục dục bởi đối phương và bị chi phối theo hoàn cảnh sống, công việc, con cái, bạn bè, gia đình… Chính vì vậy, những ai xem hạnh phúc của tình yêu là số 1, là trên hết thì đó là sai lầm vì bên cạnh tình yêu, họ còn tình bạn bè, tình hàng xóm, tình cha mẹ với con cái… Chính sự nhạt dần của tình yêu nên tình cảm vợ chồng chuyển sang tình nghĩa vợ chồng. Tức là vợ chồng sống với nhau bằng nghĩa vụ, nghĩa vụ chồng - vợ, cha mẹ - con cái… Tuy nhiên, một khi tình nghĩa cạn kiệt, không còn sức sống để nuôi dưỡng gia đình, không còn là nhịp cầu nối cho hai bên thì mỗi người sẽ đi tìm hạnh phúc của riêng mình.
Phýõng hýõìng giaÒi quyêìt
Trong nhà Phật có dạy về phương pháp lắng nghe theo hạnh nguyện của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hay hạnh nguyện của Thường Bất Khinh
 
Bồ Tát tức luôn tôn trọng người khác vì nơi sâu thẳm con tim của họ có ẩn chứa viên ngọc Phật tánh. Như vậy, phương pháp lắng nghe và tôn trọng người đối diện được xem là bùa hộ mệnh để cho cha mẹ giúp những người con của mình thoát khỏi con ma tự sát.
Phýõng phaìp lãìng nghe laÌ nghêò thuâòt xoa diòu tâm hôÌn
Hạnh lắng nghe theo Phật giáophương pháp để cứu khổtu tập của chúng sanh, bởi vì bản chất của tánh nghe là không hư vọng, hoàn hảonhĩ căn có sự ưu thế hơn năm căn: mắt, mũi, lưỡi, thân, ý. Hơn thế nữa, pháp tu lắng nghe là phương tiện tu tập tốt nhất ở thời mạt pháp là sự nghe, để nhận diện những âm thanh khổ đau để tu tập từ bicứu khổ.
Lắng nghe không chỉ đơn thuần là quá trình các âm thanh từ bên ngoài vào màng nhĩ và chuyển lên não của bạn. Mà lắng nghe thể hiện từ tâm hồn và trái tim bạn, tâm bạn thật tĩnh
 
lặng để lắng nghe và cảm nhận mọi sự việc từ người khác
Sýò nghiêòp: Trong tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống thì lắng nghe là chìa khóa để bạn thành công. Trong công việc, bạn phải biết lắng nghe từ người khác, khi bạn làm được điều đó là bạn đã thành công bước đầu. Khi bạn lắng nghe người khác thì họ cảm thấy được tôn trọng, tạo thiện cảm với người đối diện. Giúp bạn thấu hiểu người khác rõ hơn bởi khi lắng nghe thì bạn sẽ tĩnh tâm để quyết định mọi thứ đúng nhất. Khi con người không biết lắng nghe mà chỉ thực hiện theo cảm xúc của mình thì khi đó quyết định mọi thứ sẽ sai lầm.
Hoòc haÌnh: Trong xã hội hiện đại có nhiều bạn trẻ biết lắng nghe ba mẹ, thầy cô, bạn bè... Họ đã thành công bởi luôn biết lắng nghe và cảm nhận được ý kiến từ người khác - những người có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Thế nhưng, vẫn còn nhiều bạn trẻ không thích hoặc không muốn nghe lời người khác, họ làm theo
 
bản năngsuy nghĩ của mình, có thể trong số đó cũng có người thành công nhưng đó là con số rất ít và hiếm hoi, còn hầu hết sẽ gặp thất bại, hư hỏng, sa ngã theo dòng đời... Như vậy thì họ rất đau khổ và khó tìm thấy hạnh phúc. Càng đau khổ họ càng trượt dài không lối thoát. Vậy ai sẽ là người giúp họ ngộ nhận ra những điều này, họ phải tĩnh tâm lại để cảm nhận và lắng nghe mọi thứ để trở lại với chính mình thì lúc đó hạnh phúc sẽ luôn bên họ. Bạn luôn vui vẻ lắng nghe, Tôi tin chắc bạn sẽ đạt được nhiều hơn thế nữa.
10. Niềm tin bị lụi tàn
Trong bất cứ một xã hội nào cũng vậy, niềm tin là chất liệu nuôi dưỡng các mối quan hệ xã hội với nhau. Khi con người mất niềm tin với nhau thì họ sẽ phải sống trong cảnh địa ngục của trần gian; nơi ấy bao hệ lụy của cuộc sống trong  các  mối  quan  hệ  nêu  trên  trắng  đen,
 
phải trái, đúng sai lẫn lộnlý do sống không thành thật.
 Con cái lừa dối, vô lễ, không hiểu cha mẹ; cha mẹ thì quá nuông chiều, xử sự theo kiểu định kiến gia trưởng, phong kiến với con cái, không cần biết và hiểu con cái muốn gì, cần san sẻ gì…
 Tình yêu đôi lứa của thời đại mới thì sự chân thành mong manh qua chiếc điện thoại.
 Anh em, chú bác họ hàng thì ỷ thế, lấn lướt, lừa gạt.
 Không tôn trọng nhau, tranh giành, cấu xé, lừa gạt khi có lợi ích…
 Bạn bè thì nói xấu, hại nhau, không tin nhau…
 Thầy trò không hiểu nhau tạo ra bao chuyện xa cách, những khúc mắc chưa được giải tỏa…
 
Tất cả những khía cạnh trên cũng chỉ  là một mặt nhỏ bé trong muôn ngàn câu chuyện bi thương của xã hội. Chắc có lẽ các bạn ai cũng biết những điều trên nhưng Tôi muốn viết ra đây để chúng ta cùng suy ngẫm xem cần phải làm gì với bản thân mình. Các bạn không nên nhất thiết phải ép người ta thành thật với mình thì mới chân thành, mà bạn chân thành tức là trong thâm tâm bạn không bị áy náy. Thành thật với chính mình tức là các bạn đang làm cho con người mình trở nên tốt đẹp, tin tưởng vào nhân quả và sống cho thật lòng thì nhân quả sẽ không phụ lòng bạn, còn ngược lại thì bạn phải gánh chịu trách nhiệm, hậu quả của hành vi, lời nói, ý nghĩ của các bạn.
11. Cơn nghiện của con mắt
Hình hài của các bạn hình thành dựa trên sự kết tinh của lòng thương cha mẹthiên nhiên
 
tạo hóa. Con mắt được tạo ra với hình hài này là để nhìn và thấu hiểu những ý nghĩa buồn, vui của cuộc sống. Tuy nhiên, thế giới sắc màu, phức tạp xô bồ, ảo mộng đã làm trỗi dậy cơn nghiện muốn nhìn của con mắt, nó làm cho bạn đánh mất đi những giây phút sâu lắng nơi tâm hồn bạn. Thành thật với chính mình cũng có nghĩa là dùng con mắt để nhìn, thấu hiểu và thông cảm chứ không phải để ganh tị, oán ghét, giận hờn. Trong nhà Phật gọi là “con mắt tuệ giác”, con mắt của sự quan sát, sự biến đổi, sanh diệt của cảm xúc và tính vô thường của vạn vật trong vũ trụ để hướng đến cái chân thành nơi con tim bạn. Con mắt không chân thành đã tạo nên bao nhiêu sự hiểu lầm, vướng mắctội lỗi đã lôi cuốn bạn theo vòng xoáy lốc của cuộc đời. Như vậy, bạn đã đánh mất đi cái gọi là chính mình thêm một lần nữa nếu bạn sống với cái nhìn tham lam, ích kỷ, hẹp hòi.
Hãy đưa cái nhìn ấy vào nơi tâm hồn bạn để soi rọi vào nơi tâm hồn, suy nghĩ, lời nói, hành động để bạn có một cuộc sống chân thành với chính bạn.
 
12. Cơn lũ
Chuyện này đã làm cho Tôi bàng  hoàng khi nghĩ về hơn 19 năm trước. Vào khoảng 11h khuya, Quảng Nam quê hương Tôi phải đón nhận cơn xả lũ thật kinh khủng. Ba Tôi đã đi đến phương xa để kiếm tiền nuôi gia đình nên ở nhà chỉ có hai mẹ con đối diện với cơn thác lũ hung tợn đang muốn nuốt chửng hai sinh mạng nhỏ bé cùng những người hàng xóm. Trời càng về khuya, màn đêm lạnh ngắt, nước lũ càng dâng cao ôm trọn 2/3 ngôi nhà, Tôi phải giúp Mẹ chuyển một số thóc và cùng với sách vở sang nhà bên cạnh để tránh lũ.
Lúc ấy, nếu Tôi không may mắn được anh hàng xóm cứu thì chắc có lẽ dòng nước lũ đã mang Tôi đi xa và Tôi sẽ nằm sâu trong mảnh đất lạnh. Tôi chỉ là một trong những nạn nhân may mắn trong vô số các nạn nhân đã bị dòng nước lũ cuốn đi. Vậy trách nhiệm đối với sự mất nhà cửa,
 
tài sản, mạng sống con người và các sinh linh khác thuộc về ai?
Sở dĩ, Tôi kể câu chuyện trên là muốn nói lên một điều: thiên tai, những cơn giận dữ của mẹ thiên nhiên là điều không thể chối bỏ, nhưng một phần trách nhiệm vẫn thuộc về con người. Cuộc đời này, ai cũng muốn có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mọi người, mọi nhà sum vầy bên nhau trong bữa cơm gia đình ấm áp. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những ý nghĩ thoáng qua của những kẻ tàn nhẫn, kẻ suy nghĩ và hành động không hợp nhất, bị con ma tham lam sai xử mà bất chấp tất cả mọi sinh mạng, quyền được sống của đồng loại, để thỏa mãn dã tâm của mình.
Vậy họ đã thành thật với chính mình chưa? Họ đã thực sự thương đồng loại chưa? Thậm chí, bà con quyến thuộc, họ hàng, ruột thịt của họ, họ đã nghĩ đến chưa? Chỉ vì những đồng tiền được ăn cắp từ núi rừng, từ trời đất, từ thiên nhiên mà họ đã khiến biết bao sinh linh đã ra đi mãi mãi, không bao giờ trở về với chúng ta nữa.
 
Rừng tiếp tục bị tàn phá, bất chấp pháp luật của chính phủ, các nhà máy thủy điện trở thành nỗi ám ảnh với cụm từ “xả lũ đúng quy trình, xả lũ gây chia cắt, xả lũ gây cô lập” và hậu quả là có những người không bao giờ còn về lại với gia đình theo cách “đúng quy trình”, “quy trình” là do con người tạo ra, thiên tai vốn dĩ đáng sợ nhưng còn đáng sợ hơn khi xuất hiện bóng dáng của nhân họa.
Vậy những mất mát, đau thương gây tổn thất biết bao vật chất, tinh thần, tính mạng con người và những sinh linh khác là trách nhiệm do ai? Tại sao?
Con người thường có xu hướng cho rằng thiên tai xảy ra là chuyện tự nhiêncon người phải gánh chịu những hậu quả do nó mang lại. Tuy nhiên, mọi chuyện đối với mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia không có gì là ngẫu nhiênvũ trụ, nhân quả đang phản ánh lại mọi hành vi, lời nói, ý nghĩ tham lam, ích kỷ, hẹp hòi bởi lối sống không chân thật của con người
 
đối với thiên nhiên, vũ trụ. Tục ngữ cổ có câu: “Quan sát thiên tượng, biết thiên ý”, thiên tượng tức là hiện tượng của thiên nhiên, của đất trời; đại biểu cho thiên tượng cũng chính là thiên ý, thiên ý ở đây chỉ cho quy luật nhân quả của vũ trụ. Nếu con người đi ngược lại với quy luật nhân quả của vũ trụ thì họ phải gánh chịu những hiện tượng kỳ dị bất thường của thiên nhiên. Tất cả chúng ta đứng trước thiên nhiên đều chỉ là những sinh mệnh bé nhỏ đáng thương. Không phải tạo hóa không thương chúng sanhluật nhân quả đang cảnh tỉnh để mọi người cùng tỉnh ngộ. Nhưng chỉ tiếc rằng con người ngày nay đã đánh mất đi cái tính chân thành với chính mình, với núi rừng, thiên nhiên, lầm lạc trong vô minh mà tạo nghiệp không ngừng. Thời tiết thay đổi bất thường, sóng thần, động đất, lũ lụt là thảm họa của toàn nhân loại, phải chăng đó là lời nhắn nhủ của vũ trụ, của tạo hóa rằng con người hãy mau chóng trở về với cái tinh thần trách nhiệm với thiên nhiên, soi xét  lại hành vi suy nghĩ cá nhân, phát huy đạo đức lương thiện nơi mỗi con
 
người chỉ có như vậy mới có thể cứu được hành tinh chúng ta thoát khỏi sự hiểm nguy và hủy diệt. Đó cũng là cách để con người tạo ra hạnh phúc cho mình và con cháu ngay trong cuộc đời này.

13. FACEBOOK VÀ CÁC TRANG MẠNG KHÔNG LÀNH MẠNH Thích Nhuận Đức

 

Ngày nay, các trang mạng xã hội truyền thông đã phát triển một cách bùng nổ và nhanh chóng, một mặt góp phần giúp con người có thêm nhiều kiến thức và sự hiểu biết về cuộc sống nhân sinhvũ trụTuy nhiênmặt trái nó đã làm con người trở nên hời hợt, sống ảo nhiều hơn là sống thực tế trong các mối quan hệ xã hội.

 

Tôi nghĩ rằng Facebook, Viber, WhatsApp… hay bất cứ các trang mạng xã hội khác ra đời không ngoài mục đích thỏa mãn các nhu cầu của con người. Các trang mạng trên không phải là xấu, nó vẫn có mặt giá trị tích cực riêng của nó nhưng vì do quá thỏa mãnsử dụng không đúng cách, không tích cực nên con người đã đánh mất đi chính mình, giá trị chân thật đã lu mờ dần, lãng quên và bị nó kéo đi lúc nào không hay biết.

 

Ngày nay, đi ngoài đường nhưng dường như ai cũng chăm chú vào điện thoại di động của mình. Bạn đã phớt lờ đi con người thật của mình, quên lãng đi giây phút hạnh phúc của cuộc sống, những bước đi vô hồn đã dẫn các bạn đi vào trong thế giới của sự mê ảo mà bạn không bao giờ hay biết.

 

Cuộc sống con người đã và đang thay đổi rất nhiều kể từ khi có các trang mạng xã hộiChúng ta tự hào có một nền khoa học công nghệ hiện đại, nhưng một mặt nó đang hút chúng ta xoáy vào trong một thế giới không còn cái hạnh phúc bình dị như xưa nữa, tình người cũng đã dần dần mai một phai nhạt dần, thay vào đó là tình công nghệ điện tử.

 

Nếu trở lại khoảng 20 năm về trước, mặc dù lúc đấy thiết bị điện tử chưa phát triển, con người sống chất phác, thật thà nhiều hơn trong các mối quan hệ xã hội. Ngày nay, mọi thứ đang chuyển biến rất nhiều vì đó cũng là do quy luật vô thường chi phối vạn vật.

 

Thay đổi nhiều là do cách sử dụng, nếu dùng với mục đích muốn phóng đại, ảo tưởngxã giaobản thân, muốn được nhiều người biết đến mình, hay bất kỳ với mục đích nào nâng cao cái Tôi của mình thì Tôi xem đó là thay đổi ảo hay thay đổi tiêu cực. Nếu sử dụng với mục đích muốn nâng cao kiến thứchiểu biết về các thông tin cần thiếttích cực cho não thì Tôi gọi đó là thay đổi tích cực. Điều đáng chú ý là thế giới ảo đó đa số xảy ra trong các bạn trẻ. Vì vậy, rất nhiều chuyện lừa gạt về tiền bạc cũng như tình cảm đã và đang xảy ra nhan nhản trong mọi ngõ ngách của xã hội.

 

Nếu chúng ta tiến hành một cuộc thử nghiệm, so sánhquan sát trong một môi trường ngẫu nhiên, không được sắp xếp trước thì các bạn sẽ nhận diện rõ được các hành vithái độ của những người tham gia trong:

• Một bữa tiệc, trong một bữa cơm nho nho trong gia đình;

• Giữa cuộc nói chuyện giữa cha, mẹ  với con cái;

• Hoặc trong cuộc họp nào đó ở cơ quan; thậm  chí  trong  môi  trường  giáo   dục, lớp học…

Sau đây chúng ta chia làm 2 nhóm A, B

A. Một số người sử  dụng  các  trang  web xã giao mang tính chất tự sướng, chat như Facebook…

B. Một số người hoàn toàn không sử dụng chúng trong cuộc sống của họ.

 

Như chúng ta đã biết, bất cứ một bữa ăn nào dù đó là bữa tiệc đình đám, bữa cơm gia đình nho nhỏ hoặc cuộc nói chuyện trong buổi họp…thì các thành viên đều mong muốn mọi người nói chuyện với sự ấm áp, cảm thông và cảm nhận lòng yêu thương, sự quan tâmtôn trọng lẫn nhau.

 

Vậy mà

A thì luôn cắm cúi bấm, bấm, bấm, tít tít tít, nhắn tin, chụp ảnh thức ăn, tự sướng… nhằm thỏa mãn cơn khát ảo ảnh của mình bằng công nghệ photoshop cực chuẩn hay bất kỳ các thiết bị chỉnh sửa hình ảnh nào để có thể khoe với công chúngMục đích chỉ muốn sống ảo, tìm kiếm những click like, lời khen tiếng chê ảo từ phía cộng đồng.

Vì vậy, A chẳng hề quan tâm đến các thành viên còn lại đang nói gì, ý nghĩa của cuộc trò chuyện hay bữa ăn là gì?

Đó là một trong những lý do chúng ta thường cảm thấy cuộc sống này quá bình thường, đơn điệu và quá nhạt nhẽo và dẫn đến hời hợt trong mọi vấn đề của cuộc sống.

 

B Thì chỉ biết nhìn qua rồi nhìn lại, nhìn trong sự khó chịu, nhiều lúc chỉ muốn nói thẳng một câu: “Các bạn ạ, chúng ta đang đi ăn hoặc chúng ta đang nói chuyện một cách nghiêm túc, xin hãy tôn trọng nhau và các bạn nên sử dụng Facebook trong lúc khác”. Nghĩ thì nghĩ như vậy, nói ra thì sợ mất lòng nhau. B thấy trống trải vì cảm thấy không được sự tôn trọng, vì cảm nhận sự lạnh lẽo, chua chát trong một bữa ăn hay trong cuộc nói chuyện nặng về hình thứcxã giao nhiều hơn là nội dung và tình thương mến.

 

Ở đây, điều mà Tôi muốn chia sẻ là tôi cảm nhận cái CHẤT trong các mối quan hệ ngày nay đã bị biến đổiBiến đổi trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Con người đang đánh mất dần đi cái tình cảm trong sángquan tâmchân thật trong các mối quan hệ của thời đại @.

 

Đây là thói quen tiêu cực đang nhấn chìm mình đi vào con đường của sự cô đơn, tự kỷ, không cần tình thương và hiểu biết giữa con người. Họ chỉ cần làm bạn với chiếc điện thoại thông minh và nghĩ như vậy là hạnh phúc. Nhưng cuộc sống này là mối tương quan lẫn nhau, nương nhau mà tồn tại, bạn không thể sống một mình trong góc đơn độc của xã hội. Tại sao?

 

Phải chăng họ đã mất đi cái niềm tin trong cuộc sống, các mối quan hệ, hay cuộc sống chẳng có gì vui, ấn tượng tích cực. Thậm chí họ từ chối các lời mời bằng cách nói hôm nay con bận rồi, mình bận rồi nhưng thực ra họ đang bị con ma khát Facebook đang xiềng xích, giữ chân lại, làm mờ tâm trí để họ quên mất ngày mai là ngày kiểm tra, hay một công việc quan trọng nào đó... họ lao vào như một con thiêu thân bất chấp chướng ngại vật. Họ càng không muốn đối diệntiếp xúc ai cả vì họ đã có một người bạn vô cảm, vô tri, vô giác như Facebook.

 

Quay ngược thời gian trở về quá khứ hơn 20 năm trước, nếu bạn có chuyện đau buồn, vấp ngã trong cuộc sống... thì nơi bình yên nhất để bạn trở về đó chính là quê hương, nơi có những người hàng xóm tốt bụng luôn sẵn sàng động viên an ủi hay ngôi nhà thân thương, ấm áp, nơi ba mẹ đang chờ đợi, giang tay đón bạn trở về để bạn có thể tâm sự, chia sẻ điều mình muốn nói và nhận được từ những lời khuyên bảo chân thành nhất. Những bậc cha mẹ luôn xem con cái là viên ngọc quý của gia đình nếu con cái có chuyện gì thì cũng là một phần trách nhiệm gia đình nên cần phải đón nhận, gọt giũa cho mỗi ngày thêm trong hơn, sáng hơn.

 

Ngày nay, niềm tin của con người với nhau trở nên phai mờnghi ngờ càng thêm đen đậm nên họ có xu hướng đem chuyện riêng tư, đau khổ của mình giãi bày, tâm sự trên Facebook. Mà những bình luận vô duyên, kích động khiến họ càng thất vọng thêm hoặc có những cô cậu học trò cảm thấy vô vọng với cuộc sống này nên đành phải kết thúc cuộc đời khi chỉ ở độ tuổi đôi mươi, hay sống buông thả theo con đường xấu của xã hội mà quên đi cái mục tiêu chí hướng sáng ngời phía trước.

 

Trên các phương tiện truyền thông hàng ngày đăng tải nhan nhản những câu chuyện đáng tiếc thương tâm của các cô cậu học trò quá trẻ không còn bao giờ quay lại với cuộc sống này nữa. Vậy bài học ở đây là gì?

 

Thế giới ảo Facebook hay các website vô bổ mà hàng ngày bạn đang nâng niu nó trên mỗi bàn phím đã lấy đi quá nhiều thời giannăng lượng của bạn, trong khi con người đến với nhau họ cần sự quan tâmsăn sócnghiên cứu, học tập và cảm nhận các giá trị tích cực trong cuộc sống, công việc. Bạn đang không thành thật với chính mình, không thấy được cái giá trị sống mình đang tận hưởng nên muốn nắm lấy thế giới ảo đó để sống. Vì là thế giới ảo nên bạn cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa gì ngoài những tấm hình kèm theo những lời bình luận khen chê, hay những tin nhắn vô nghĩa chửi bới nhau... Vậy chúng ta sống là vì những lời khen, chê hay bình luận thôi sao? Công việc, học tập, sự nghiệp tương lai hoài bão ở phía trước làm sao có thể đến được khi bạn bị con ma Facebook giữ chân. Bạn đã quên đi chính mình, phớt lờ đi hơi thở của bạn, mặc kệ cuộc sống từng giây, từng phút đang trôi quaVì vậy, bạn hãy nhanh chóng thay đổi thói quen xấu đó vì hạnh phúc, tương lai chính bạn. (tham khảo nguyên tắc thứ 4)

 

Đức Phật có dạy mọi thứ trên đời chung nương nhau mà tồn tại. Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia sanh. Cái này sanh thì cái kia sanh, cái này diệt thì cái kia diệt. (Lý Duyên Khởi).

 

Hạt gạo mà chúng ta dùng để nuôi dưỡng cơ thể, cũng là tinh túy kết hợp của trời đất, khí hậu, dưỡng chất mà thành. Để có được những chén cơm bạn ăn hàng ngày chính là nhờ bao công sức mồ hôi, nước mắt của người nông dânNếu không có những người nông dân cần cù, những yếu tố của thiên nhiên, đất trời, nhà máy… thì làm sao bạn có những hạt gạo để nuôi sống bản thânNếu không có những người trồng rau, bán rau ở ngoài chợ thì làm sao có những tô canh ngon mà bạn vẫn ăn hàng ngày. Vậy bạn không thể nói rằng bạn không cần ai trên đời này hết, sự bất cần sẽ đánh mất chính cuộc đời bạn. Vì thế bạn nên sống thành thật, hiểu mình, thông cảm với người, yêu thương, chia sẻ với nhau thì cuộc sống này mới thêm hương vị tình người.

14. Bạo lực học đường
Mái trường thân quen với những  hàng cây phượng đỏ thắm là nơi đào tạo các thế hệ, nhân tài của xã hội. Những cô cậu học trò được rèn luyện các kỹ năng sống, các kiến thức nghề nghiệp, được giáo dục phẩm chất, đạo đức hướng đến lợi ích cho gia đình và phát triển xã hội.
Tuổi học trò luôn hiếu động, thích khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống nhưng đôi lúc sự mất kiểm soát nơi cảm xúc, suy nghĩ mà các bạn đã làm tổn thương rất nhiều những người bạn cũng như cha mẹ và thầy cô giáo. Ai cũng đã từng trải qua cái tuổi học trò và cũng đã  từng  chứng  kiến  cảnh  nước  mắt,  chia  lìa,
 
hận thù, bạo lực trong và ngoài sân trường. Dẫu rằ g, trong học tập cũng có nhiều áp lực nơi bài vở và nảy sinh tình cảm nam nữ với nhau, hay những vấn đề làm sứt mẻ tình cảm bạn bè nhưng không phải vì vậy mà các bạn quên đi công sức, tiền của, niềm hy vọng của Ba Mẹ, thầy cô, bạn bè dành cho mình. Sự thành thật với trách nhiệm của bản thân trên con đường học vấn của bạn đã bị quên lãng, thay vào đó là sự ganh tị, đấu đá, thù ghen… đang chiếm ngự nơi tâm hồn bạn. Lầm lỗi bạn đã tạo thì trách nhiệm các bạn cũng phải gánh lấy; tuy nhiên, một lúc nào đó, bạn ngoảnh nhìn lại các khoảnh khắc bạo lực nơi quá khứ xa xăm ấy thì thật xấu hổ, đáng tiếc cho cuộc đời mình.
Văn là cái đẹp, hóa tức là giáo hóa; văn hóa tức là mang cái đẹp để giáo hóa con người. Văn hóa là cái còn lại sau những gì đã mất. Sau bao năm tháng bạn học hành ở trường, được giáo dụcgia đình, được tiếp nhận văn hóa của xã hội thì cái sự kết tinh, chọn lọc văn hóa tùy thuộc nơi bạn. Bạo lực học đường được xem là cách ứng xử không có văn hóa.
 
Người có văn hóa không có nghĩa là bạn học rộng biết nhiều, không có nghĩa là bạn có địa vị, chức vụ cao trong xã hội hay ở những nơi cao sang đẹp đẽ. Văn hóa chú trọng nơi sự tu dưỡng tâm hồn, nâng cao phẩm chất tốt đẹp hơn là chăm lo địa vị, bằng cấp. Tuy nhiên, trình độ học vấn cũng một phần nào đó tạo nên văn hóa con người nhưng không phải là trọng yếu. Xã hội ngày nay, con người đa số chạy theo cái bằng cấp, địa vị mà quên đi cái đẹp nơi phẩm chất đạo đức. Thông thường người có văn hóa thì có đặc điểm sau:
a. Biết kính trọng người khác: Đôi lúc, do sự không kính trọng Thầy cô, bạn bè mà bạn đã vô tình gây bao điều lầm lỡ trong tuổi học trò. Văn hóa không chỉ cần ở những nơi trang trọng mà còn cần ở ngoài đường phố, công viên,… Xã hội ồn ào náo nhiệt ngày nay, ai cũng muốn lấn át mà sống, hạnh phúc chà đạp trên hạnh phúc, không nhường nhịn, thông cảm nhau. Người có văn hóa là người luôn biết tự điều chỉnh bản thân, luôn nói nhỏ nhẹ, không
 
làm ảnh hưởng, tổn thương đến người khác, không bàn tán thị phi xen vào đời sống riêng tư của người khác vì họ tôn trọng người khác thì sẽ được người khác tin tưởngtôn trọng.
b. Tu dưỡng nội tâm: Là nguồn sức mạnh mang đến trí tuệ và sự sáng suốt cho tất cả mọi người từ xưa đến nay, thành thật với chính mình thì con người cần phải tu dưỡng những đức tánh thiện lành, mát mẻ nơi tâm hồn. Tuổi học trò cần phải đốt cháy đức tánh ganh tỵ, hơn thua, háo thắng, đua đòi, chơi bạn bè xấu,… nuôi dưỡng đức tánh khiêm tốn, thương người, nhiệt tình quan tâm giúp đỡ người khác trong hoạn nạn, chọn những người bạn có tinh thần học tập để cùng nhau phấn đấu trên con đường học vấn. Vì vậy, các bạn trẻ nên xây dựng cho mình một nội tâm luôn trong sáng, mạnh mẽ và thuần phác.
c. Lương thiện và biết suy nghĩ đến người khác: Sự chân thành là chất liệu kết dính trong các mối quan hệ xã hội. Giả dối được xem là chất nổ phá vỡ mọi tình bạn, tình yêu trong cuộc
 
sống này. Tuy nhiên, có những sự chân thành không được đáp trả một cách xứng đáng thì bạn hãy xem đó như là quà tặng của mình cho cuộc đời. Không nên oán trách, thù giận vì điều đó sẽ làm con người trở nên già cỗi, mòn mỏi. Cuộc đờinhân quả, gieo nhân lành bạn sẽ gặt điều lành, ngược lại gieo nhân xấu bạn sẽ gặt kết quả xấu nên cứ an nhiên tự tại mà sống. Than thở và trách móc chỉ làm thêm mệt mỏi, chi bằng hãy để quy luật nhân quả trả lời họ. Bạn phải tin điều đó trong cuộc sống này. Đó là sự thật. Đó là cách chúng ta đang chân thành với chính mình, để trở thành một con người tốt đẹp hơn, mới mẻ hơn ngày hôm qua.
Trong cuộc sống hàng ngày các bạn luôn sống tốt và suy nghĩ đến những người xung quanh mình. Biết chia sẻ cảm xúc buồn vui, quan tâm, lo lắng, chăm sóc họ. Nhiều lúc những sự quan tâm lo lắng, những hành động, cử chỉ của bạn dù là rất nhỏ; nhưng nó thể hiện được tấm lòng chân thành từ nơi trái tim của bạn cũng đủ để làm họ ấm lòng và vơi đi bớt nỗi khổ, niềm đau.
 
Cuộc sống sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nếu chúng ta cảm nhận, chiêm nghiệm, suy tư về nó, chỉ khi đó chúng ta mới cảm nhận được rằng mình đang được sống, cần được sống, khao khát được sống. Nếu không thì cuộc sống sẽ vô vị và không có ý nghĩa. Điều đó có nghĩa là cảm giác vô vọng, chán chường, không có mục đích, chẳng có gì thú vị, khổ đau các bạn sẽ phải đón nhận.
Phương pháp thiền tập chánh niệm, quan sát trong mọi hành vi, cử chỉ, lời nói của mình thông qua lời Phật dạy sẽ giúp cho các bạn cảm nhận được giá trị tích cực mà cuộc sống đang dành cho bạn. Muốn cảm nhận được các giá trị từ cuộc sống thì chúng ta cần phải thành thật, chân thật với chính bản thân mình để vượt qua mọi rào cản ngăn cách giữa mình với họ.
 
15. Cái Tôi
Cái “Tôi” mà bạn đang đọc trong quyển sách này với tiếng Anh thì nó được gọi là I; trong bảng chữ cái tiếng Việt nó được ghép từ 3 ký tự T-O-I hay hai ký tự T-A; Cuộc sống của bạn sẽ trở nên tươi mát hơn, ít chông gai hơn nếu bạn xa lìa cái Tôi, cái Ta hay I mà thay vào đó là you hay bạn.
Bạn càng sống với cái Tôi càng nhiều bạn sẽ càng thất vọng nhiều hơn bạn sẽ thành công. Cái Tôi luôn đi đôi với những điều mong đợi (expectation) nhưng cuộc sống không dễ dàng cho bạn ngay tất cả những điều bạn muốn.
Nếu bạn muốn một chiếc điện thoại iPhone, iPad thì bạn sẽ nghĩ rằng “Tôi muốn mua chiếc điện thoai iPhone cho bản thân Tôi”. Nếu bạn muốn chiếm đoạt một cái gì đó thì bạn sẽ nghĩ rằng “Tôi muốn chiếm lấy nó, Tôi muốn sở hữu nó”. Nếu bạn được nâng niu, chiều chuộng quá mức với ngoại hình mà bạn đang sở hữu thì bạn
 
ước rằng “mong rằng sắc đẹp, dung nhan của Tôi không phai tàn theo thời gian”.
Nếu bạn đến nhà hàng cùng ăn tiệc với những người bạn mà họ đều có cùng điều kiện thu nhập, hoàn cảnh kinh tế, mức sống… gần giống như bạn và đến lúc thanh toán tiền thì ai cũng giành thanh toán bữa tiệc đó; lẽ ra số tiền đó phải chia nhau để trả nhưng thói quen của cái Tôi sẽ mách bảo bạn: “Để Tôi trả”, “Để Tôi trả” (Let me pay) (Vì cái Tôi trong bạn đang khẳng định chính nó).
Hoặc cái Tôi của bạn được biểu hiện rằng: “Tôi phải được tôn trọng thế này; Tôi phải được đối xử thế này; Tôi phải được yêu như thế này; Đó là quan điểm của Tôi, Đó là điều Tôi khao khát, Tôi thích cái này, Tôi muốn cái này, cái này là Tôi, cái kia là của Tôi…”
Nhưng tất cả những gì bạn mong muốn cho chính bạn thì điều mong đợi đó mong manh, dễ vỡ. Bạn nghĩ bạn sẽ có hạnh phúc mãi khi có được những gì bạn kỳ vọng chăng?
 
Hàng ngày, con người luôn mong muốn mọi thứ đều phải như ý mình, mọi người phải phục vụ cho cái Tôi của mình thì mới thỏa mãn, mới vừa lòng. Điều này cũng có nghĩa bạn muốn “nhận” nhiều hơn là “cho”. Nếu bạn càng muốn “nhận” nhiều thứ thì bạn sẽ phải chịu nhiều thứ đối nghịch lại với những điều bạn mong đợi như đố kỵ, ganh tỵ, thất vọng, bất như ý, thất bại và nảy sinh nhiều trạng thái tâm lý tiêu cực khác. Ngược lại, nếu bạn cho nhiều thì chẳng có ai muốn ngăn cản bạn làm những điều tốt đẹp cho đời, cho người.
Khái niệm cho và nhận, nhìn ở góc độ này, chúng ta cần hiểu là cho đi những điều tích cực đối với người khác qua hành vi, ý nghĩ, lời nói; nhận được hiểu như là sự ích kỷ, hẹp hòi để thỏa mãn cái Tôi.
Trong cuộc sống, có thể bạn không có lòng thương yêu đối với các loài động vật; bạn có thể không có tiền bạc vật chất để bố thí, giúp đỡ người khác, nhưng ít nhất con người với nhau
 
bạn cần phải có tấm lòng đối xử tử tế, thông cảm, tôn trọng nhau hoặc cũng đừng nên làm tổn thương người khác dù chỉ là cái nhìn ganh ghét.
Khi bạn đến với nơi thờ tự các tôn giáo, bạn luôn mong mỏi, cầu xin sự ban ơn, cứu rỗi đến với chính bạn, gia đình và người thân của bạn. Vì tất cả những người đó là nằm trong mối tương tác quan hệ xã hội giữa bạn và họ; điều này cũng không ngoài mục đích phục vụ cho cái Tôi của bạn. Nhưng bạn đã quên rằng điều mà bạn mong đợi từ Phật hay Mẹ Quan Âm cứu khổ… quý Ngài cũng không thể giúp bạn với tấm lòng hạn hẹp.
Nhưng bạn hãy ngẫm lại xem, bạn đã làm được cái gì nhiều cho cuộc đời này chăng? Bạn đã tạo được hạnh phúc gì cho cuộc sống này chưa? Hay bạn chỉ làm được một chút là mong đến sự báo đáp, hưởng thụ, ảo tưởng với cái vầng hào quang chói sáng ở trên đầu bạn.
Thông thường, một số tín đồ theo các tôn giáo với mục đích cầu nguyện, theo phong trào
 
vì cho rằng tôn giáo mình đang theo linh thiêng, nơi đó họ được bảo hộ bằng niềm tin, họ cảm thấy họ cầu bất cứ thứ gì đều được toại ý. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ cầu nguyện bằng niềm tin mà không sống với những gì tinh thần chân, thiện, mỹ của các tôn giáo dạy thì bạn có thực sự được che chở bởi các Ngài? Bạn đừng đòi hỏi Đức Phật hay một đấng tối cao nào đó đã làm gì cho bạn mà bạn hãy tự hỏi mình đã làm gì cho Đức Phật hay cuộc đời này. Nếu bạn càng đòi hỏi những gì bạn muốn cho cái Tôi của bạn thì cái Tôi của bạn sẽ bị giới hạn; con đường bạn đi sẽ nhỏ hẹp, thậm chí chẳng có ai sinh ra để phục vụ cho cái Tôi của bạn, phục vụ cho cái ham muốn của bạn mà bạn phải điều chỉnh cái Tôi để phục vụ cho cuộc đời này.
Nếu bạn muốn người khác đáp ứng cho cái Tôi của bạn thì bạn sẽ bị phụ thuộc vào họ hoặc người ta sẽ không làm theo ý bạn hay sự bất toại nguyện. Nhưng nếu bạn sống để phục vụ cho cuộc đời này thì chẳng có ai ngăn cản bạn.
 
Chẳng hạn, nếu bạn muốn người khác tôn trọng, tha thứ mình thì chưa chắc họ sẽ làm theo ý bạn, nhưng nếu bạn tôn trọng, tha thứ cho người khác thì không ai có thể ngăn cản được bạn. Khi bạn muốn được người khác yêu quý bạn thì chưa chắc người khác có thể yêu quý bạn, nhưng nếu bạn yêu thương và hiểu họ thì chẳng ai không mong muốn.
Chư Phật, Chư Bồ Tát hay bất cứ một vị thánh thần nào xuất hiện ở đời không ngoài mục đích cứu khổ cho đời mà không mong một chút lợi lạc nào cho bản thân quý Ngài, quý Ngài tự nguyện đến với cuộc đời, hi sinh cho cuộc đời này nên họ luôn nhận được sự tôn vinh ở trên bậc cao nhất của tất cả các cấp bậc.
Khi bạn thành thật với con đường, chí hướng mà bạn đang chọn thì bạn hãy sống và nghĩ cho người khác bằng lòng thương yêu, hiểu biết; thậm chí bạn có thể hi sinh vì người khác hơn là nghĩ cho chính mình. Bạn càng muốn cho đi thì bạn sẽ càng được hạnh phúc.
 
16. Than thân - trách phận
Bạn hãy tưởng tượng xem, nếu một người không tin vào chính mình, không thành thật với bản thân mình, thì họ sẽ sống như thế nào? Sợ hãi, cô đơn, rụt rè, chán nản… liệu bạn có muốn như vậy hay không?
Thành thật với chính mình không có nghĩa là chúng ta tự than thân, trách phận một cách quá mức. Nếu tự trách mình quá mức nó sẽ tác dụng ngược lại điều mình mong muốn giống như uống thuốc quá liều sẽ bị phản tác dụng và gây hại cho bệnh nhân.
Tự trách những điều mình làm sai trái là điều cần thiết cho sự tu sửa bản thân. Tuy nhiên, nếu bạn quá trách mình, bực bội cáu ghét  tột cùng, thậm chí điên tiết muốn đập nát tất cả mọi thứ ở xung quanh bạn, cảm giác như mình đang bị cái việc sai trái, tội lỗi kia vờn vợt trước mặt, nỗi ám ảnh, tủi thân, mệt mỏi, thiếu ý  chí sẽ làm
 
bạn mất đi chí hướng cuộc đời mình, thậm chí có thể dẫn đến những điều tiêu cực tâm lý khác cho bạn. Vậy sự quá mức đến nỗi đảo điên tâm trí như vậy có cần thiết hay không?
Tôi nghĩ rằng, bạn cần bình tĩnh và xác định lại cái TÔI của chính bạn. Bởi vì, bạn luôn nghĩ mình đã hoàn hảo, mình không bao giờ mắc phải các sai lầm trong cuộc sống, mình là số một. Cái nhìn quá chủ quan của bạn đã khắc quá sâu trong tâm trí bạn, một khi nó bị tác động bởi điều đi ngược lại với ý nghĩ chủ quan thì nó trở thành một thảm họa khó quên cho cuộc đời bạn. Cú sốc trong tâm hồn bạn đã vô tình đồng hóa cái TÔI thành mặc cảm tội lỗi, tức là cái Ngã của Tôi bây giờ là điều sai trái, lỗi lầm, đi đâu bạn cũng thấy nó. Dù mọi thứ xung quanh đang diễn ra một cách bình thường, theo quy luật riêng của nó.
Phải chăng bạn đã tự vẽ to cái lỗi lầm trong tâm trí mình rồi đắm say theo nó?
 
Vậy từ bây giờ, bạn hãy chấp nhận nó là sự thật, hãy đối diện với nó và tìm hướng giải quyết chứ không phải cả ngày ôm nỗi buồn, gặm nhấm nó vì như vậy nó sẽ nhấn chìm bạn xuống vực sâu thẳm.
17. Bạo lực gia đình
Gia đình là tổ ấm mà cả hai vợ chồng cùng nhau đắp xây tạo dựng. Tuy nhiên, nó cũng là nơi đổ vỡ, tổn thương nhau sau một cơn giận lôi đình, mất kiểm soát cảm xúc. Cảm xúc vốn được tạo nên do cái nhìn chủ quan của bạn đối với thế giới, hoàn cảnh nơi mà bạn đang sống.
Thế giới, hoàn cảnh luôn đổi thay, cảm xúc và thể xác cũng không ngừng biến đổi nên cảm xúc tiêu cực bạn đang nắm giữ đó cũng không ngoài quy luật sanh diệt. Các bạn có thể tránh đi hoàn cảnh tiêu cực đó và suy niệm về cảm xúc tiêu cực mà nó đang điều khiển bạn.
 
Cuộc đời có những lúc thăng trầm khiến bạn đôi lúc phải gục ngã, chán chường, không đứng dậy được nhưng không phải vì vậy mà chùn bước, hủy hoại đời sống gia đình hiện tại. Nếu các bạn không chấp nhận sự sanh diệt, đổi thay nơi hoàn cảnh, tâm lý thì có nghĩa bạn đang thỏa mãn lòng sân hận, sân hậndo nơi lòng tham lam, ích kỷ hẹp hòi đang kiểm soát bạn. Những điều đó đang gặm nhấm gia đình và những người thân của bạn. Vậy có thực sự bạn đã thành thật với chính mình hay bạn đang bị những cảm xúc tiêu cực điều khiển, đeo bám làm cho bạn héo mòn, tàn lụi.
Việc chấp nhận, quán xét, mỉm cười vì lẽ vô thường đó thì nỗi đau của bạn sẽ được giảm dần. Đôi lúc, bạn hiểu rất nhiều về vô thường, biến đổi của cuộc sống nhưng mỗi khi cơn giận trỗi dậy bạn không thể kiểm soát nơi chính mình.
Sự quan sát, thực tập để nhận diện ra các cảm xúc nơi tâm hồn bắt buộc bạn cần phải luyện tập mỗi ngày. Nhận diện, biết rõ các cảm xúc
 
sanh khởi, chấm dứt sẽ làm tăng khả năng nội lực để không bị mất kiểm soát, mất tự chủ khi đón nhận các hoàn cảnh không như ý muốn.
Thành thật không có nghĩa là sống buông thả, mặc kệ trách nhiệm với bản thângia đìnhcần phải có những nguyên tắc đặt ra cho bản thân để thấy được giá trị hạnh phúc của tổ ấm mình đang xây dựng.
Hạnh phúc hay đau khổ của gia đình bạn tùy thuộc vào chính nơi bạn, đừng vì một sai lầm không đáng mà làm tổn thương chính những người bạn yêu quý, thương mến nhất. Đó là sự thành thật với chính mình và gia đình bạn.
18. Ba cách vào đời
Thông thường, con người sau khi được gia đình nuôi dưỡng qua một thời gian nhất định thì đến lúc họ phải tự lực đứng dậy và xách những
 
chiếc ba lô chứa đựng những kiến thức, kỹ năng sống mà họ đã lượm nhặt từ gia đình, nhà trường và xã hội để đi vào cuộc đời. Mỗi người có mỗi định hướng khác để vào đời nhưng tóm lại họ sẽ đi theo ba cách sau:
Thứ nhất, họ sẽ đi vào đời bằng chiếc xe gỗ của trẻ con, chạy đụng vật cản nhỏ thì đã dừng.
Thứ hai, họ sẽ đi bằng chiếc xe tăng, có thể tàn phá bất cứ thứ gì ở trước mặt chúng.
Thứ ba, họ vào đời như nước uyển chuyển, linh hoạt không làm tổn thương đến bất kỳ vật cản nào phía trước, gặp đá thì uốn vòng qua đá, gặp cây thì uốn vòng qua cây mà đi.
Baòn đi vaÌo cuôòc ðõÌi bãÌng caìch naÌo?
Với xe đồ chơi thì bạn không thể đi hết cuộc đời. Bạn sẽ chùn bước, thất bại ngay lần đầu tiên bạn gặp hoạn nạn. Hạng người này sẽ không bao giờ phát triển được và đôi lúc họ sẵn sàng đánh mất chính mình khi có cơ hội.
 
Với xe tăng thì bạn sẽ tạo nên sự hủy diệt và có thể rơi xuống vực thẳm bất cứ lúc nào. Ngày nay, sự hủy diệt của chiếc xe tăng trở nên thông thường đối với con người. Họ đã chà đạp, càn quét nhau đẫm máu trong các cuộc chiến tranh, khủng bố, cũng vì họ xem thế giới này chỉ có mình họ, con đường họ đi là đúng nhất.
Có những người luôn tỏ vẻ “đạo đức” không ăn chặn của ai, không cướp giật của ai, tối ngày đi chùa nhưng xem cha mẹ như người xa lạ, không những không quan tâm mà còn mắng nhiếc. Đó là cách mà chiếc xe tăng tàn phá cuộc đời và tàn phá chính họ. Nhà Phật gọi đây là vô minh.
Khi cái Tôi trong bạn đã biến thành chiếc xe tăng khổng lồ thì dù vô tình hay cố ý thì nó có thể chà nát những ngôi nhà trong đó một tổ ấm gia đình đang nhúm lửa, sum vầy. Tuy nhiên, đôi lúc xe tăng cũng có thể hết xăng, cũng không thể vượt qua được những khối đá lớn thì khi ấy thù nhiều hơn là bạn, hận thù nhiều hơn là lòng bao dung nên xe tăng sẽ bị người đốt cháy.
 
Người sống chân thành thì họ sẽ luôn biết trân quý cuộc sống này, như con ong chỉ lấy mật không làm tổn thương hoa, như nước lướt qua một cọng cỏ mà không làm tổn thương cỏ. Đụng đá thì mơn man dịu hiền như người bạn, vòng quanh tảng đá mà chảy.
Nước đến khắp mọi nơi sẽ không làm đổ vỡ, trầy trụa ai và là chất liệu nuôi dưỡng không thể thiếu trong cơ thể con người. Nước không có cái Tôi cứng nhắc, không có hình thù cố định. Nước tưới mát cho các loài cỏ cây, không phân biệt xấu tốt. Nước không mong cầu sự yêu mến của người khác nhưng vẫn được sự yêu mến từ người khác.
Chính vì vậy, người chân thành sẽ luôn đi vào cuộc đời bằng chính những dòng nước mát mẻ, dịu hiền, làm tươi mát cuộc đờinhân gian.
 
19. Chiến thắng chính mình
Trước hết bạn phải xác nhận một cách thành thật lại bản thân mình có thực sự muốn thoát khỏi những mặc cảm lỗi lầm đó hay không? Các bạn đang bị cảm xúc tiêu cực quá nhiều trong tâm trí nên rất dễ thoái chí, tiếp tục quay lại và đóng khung mình vào bốn bức tường. Vì vậy, bạn cần phải xác định lại niềm tin, lắng nghe để thấu hiểu bản thân mình, nghị lực của chính mình, ngoài bạn ra không ai khác có thể giúp bạn.
Bạn hãy tự nói với con tim, lý trí mình rằng:
Bây giờ Tôi đã biết, từ lâu mình đã quá ảo tưởng cái TÔI hoàn hảo của mình. Thời gian qua, Tôi đã quá mệt mỏi với nó rồi, đó cũng là đủ với Tôi rồi. Tôi còn tương lai sáng ngời đang ở phía trước; Thầy cô, gia đình, Ba Mẹ và người thân luôn trông đợi ở Tôi.
Những lỗi lầm ấy là do bạn hay do người khác, hoàn cảnh thì mình phải mạnh dạn chấp
 
nhận nó, đây không phải là một sự ép buộc bạn mà là sự tự nhận diện ra cái gì đang khiến mình khổ và bất như ý. Con người trên cõi đời này không ai không thể có lầm lỗi, chính vì có nó nên mình mới mạnh mẽ và trưởng thành hơn. Phía trước còn nhiều chông gai nên bạn phải cố gắng hơn nữa, phải tốt hơn ngày hôm qua, bạn đang sống cho chính cuộc đời mình, phải sống tốt hơn để làm chỗ dựa cho những người thân của mình. Hãy mạnh mẽ lên!
Mặc dù, ban đầu bạn đã tha thứ cho chính mình, mạnh mẽ chấp nhận với lầm lỗi của mình nhưng trong tận sâu thẳm tâm hồn bạn có gì đó chưa thật chấp nhận.
Hãy bình tĩnh xem xét, lắng nghe những gì con tim bạn đang nói, lý trí bạn đang phân tích, hãy nhanh chóng ra khỏi căn phòng u ám đó.
Hãy lắng nghe những bản nhạc thiền Phật giáo hay những âm điệu không lời mang những cảm giác thư thái; không nên nghe những bản
 
nhạc u buồn, sầu não vì nó sẽ làm các ký ức, năng lượng tiêu cực được tái hiện thêm lần nữa. Âm thanh sâu lắng hay náo nhiệt? Vấn đề là điều gì có thể hiệu quả cho bạn thì bạn hãy thực tập.
Thực ra, phương pháp nghe nhạc thiền sẽ giúp cho bạn khuây khỏa rất nhiều nhưng đây là biện pháp hữu hiệu cho bạn chính lúc này. Tuy nhiên, cảm giác hạnh phúc đó do tưởng mà ra vì khi bạn không nghe nhạc nữa thì cảm xúc tiêu cực có thể sẽ tràn về lại và tiếp tục tái diễn. Hạnh phúc thực tại bạn vẫn chưa tiếp xúc được, muốn chạm được thì bạn phải Thiền sâu lắng, nỗ lực thêm nữa bằng ý chí của chính mình, nhưng nó có thể thực hiện sau khi bạn cảm thấy tâm lý được ổn định.
Hãy thay thế các hình ảnh lỗi lầm trong tâm trí và tưởng tượng các hình ảnh chư Phật, Bồ Tát hay các vị thiện thần để cảm mến đức hạnh của các Ngài; tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, giúp đỡ người nghèo hay làm bất cứ các việc thiện lành khác dù là những điều vụn vặt, nhỏ
 
nhất mà bấy lâu mình cứ xem thường để khơi dậy năng lượng yêu thương chính mình và cuộc đời hơn.
Ngồi thiền ở nơi yên tĩnh, tập trung theo dõi hơi thởyếu tố giúp bạn có thể lấy lại tinh thần tích cựcthời gian qua bạn đã phớt lờ nó, không quan tâm nó hoặc chạy bộ, thể thao, tiếp xúc cởi mở với bạn bè, gọi điện thăm hỏi đến với những người thân trong gia đình là những hạt giống tình thương đang dần dần nảy mầm nơi tâm trí bạn, cũng là yếu tố giúp bạn đang quen dần với cuộc sống đầy tình yêu thương, nhiệt huyết và tha thứ… dần dần thời gian sẽ xoa dịu, xóa mờ dần những cảm xúc tiêu cực nơi bạn, cuộc sống mới và hành trình mới lại bắt đầu cho cuộc đời của mình.
Bạn sẵn sàng đón nhận những lỗi lầm đã xảy ra quá khứ vì nó đã làm cho bạn có thêm sức mạnh nhưng bạn sẽ hối hận vì bạn đã đánh mất đi hạnh phúc quá nhiều trong quá khứ.
 
Theo các nhà khoa học, Dopamine là loại hormone sẽ mang lại cho bạn niềm vui và cảm giác tức thời trong cuộc sống. Nó cũng có trong các chất kích thích như bia, rượu, nicotin… Đây là lý do mà khi buồn, mọi người thường tìm đến những nơi nhậu nhẹt, không được lành mạnh. Như Tôi đã giải thích ở trên hạnh phúc đến từ bên ngoài sẽ không thể giải quyết được  một cách triệt để các cảm xúc tiêu cực mà bạn đang đối diện, nỗi ám ảnh lầm lỗi vẫn còn đó và bạn tiếp tục không vượt qua được chính mình. Do đó, hạnh phúc sẽ lâu dài hơn nếu được tạo ra từ chính bản thân bạn, chính nghị lực của bạn và bằng cách hãy quay về với chính mình để trị liệu chúng (tham khảo cuốn Happy Hormones, Slim Belly của tác giả Jorge Cruise).
Quá trình mong muốn nỗ lực hoàn thành đi đến mục tiêu sẽ làm tăng sự hài lòng trong cảm xúcý nghĩ nơi bạn, điều này khiến tăng lượng Dopamine trong cơ thể. Do đó, bạn hãy tiếp tục sống, tiếp tục yêu đời và yêu bản thân mình hơn.
 
Phương pháp thực nghiệm
Đối với Tôi khi gặp những trường hợp trên Tôi đã thực tập dựa trên bài kinh Tứ Niệm Xứ Đức Phật dạy, Tôi đã thực hành như sau:
Tôi biết rõ khi Tôi hít vào thật sâu, thở ra thật nhẹ Tôi đang biết, bình tĩnh, nhẹ nhàng nói với bản thân mình rằng:
HoaÌn caÒnh đó không phaÒi laÌ Tôi, laÌ của Tôi
Tôi  đang châì nhâò vaÌ caÒ nhâò moò   thýì đang diêÞ   ra duÌ laÌ hoaÌ   caÒ  h nhý yì hay bâì toaò yì,
Tôi đang thýòc tâòp chân thâòt võìi baÒn thân miÌnh maÌ týÌ lâu,
Tôi đaÞ boÒ quên nó;
Tôi không gheìt boÒ, không oaìn traìch Tôi muôìn sôìng có yì nghiÞa
Tôi đang thýòc tâòp cho chiình Tôi.
(Tham khảo thêm kinh Tứ Niệm Xứ)
 
Phương pháp tĩnh tâm trên là phương tiện giúp chúng ta có thể tiếp xúc, thức tỉnh được tâm hồn mình mà bấy lâu nay nó đã bị lãng quên trong vô thức.
Tiếp xúc để cảm nhận các cảm xúc sanh khởi và biến mất trong từng hơi thở, từng khoảnh khắc, từng bước đi, bữa ăn, giấc ngủ… Hạnh phúc là cả một quá trình cảm nhận cuộc sống, nó không phải là cái điểm để đến. Do đó, đạo Phật là đạo để sống, để tỉnh thức cái lầm lỗi, mờ mịt trong tâm trí mà mình đang mắc phải; chứ không phải nặng nề chuyện thờ cúng, lễ bái. Những gì Phật dạy cần phải được hiện thực hóa trong cuộc sống này thì Phật Pháp mới trường tồn, có giá trị đích thực trong đời sống tinh thần con người.
Hôm nay, bạn đang cố gắng trở nên tốt đẹp hơn con người của ngày hôm qua. Điều đó có nghĩa là bạn đang Thành thật với chính mình, bạn đang tin ở nơi con người bạn, bạn sẽ làm được. Niềm tin đó sẽ là đòn bẩy nhấc bạn đi đến thành công của một con người mới tràn đầy hi vọng và sức sống mới.
 
20. Sự nhiệm mầu của “lột xác”
Trong thế giới động vật, bên cạnh những loài chỉ “mặc nguyên một bộ quần áo” thì cũng có những loài như ve sầu, rắn, tắc kè... thường xuyên “lột xác” để “làm mới” mình.
Hình thức lột xác là một bước ngoặt trong cuộc đời của chúng để tồn tại và phát triển; đây cũng là cách chúng loại bỏ những loại ký sinh trùng trên lớp da khô. Các loài trên thường nhịn ăn, tìm một chỗ an toàn và môi trường phù hợp về nhiệt độ, độ ẩm để tiến hành công việc lột xác.
Trong thế giới con người, nhu cầu vật chấttinh thần không thể vắng bóng; nhưng để trưởng thành trong nhận thức thì việc “tẩy não hay lột xác” là điều không thể thiếu trong đời sống phát triển nhận thức nhân cách đạo đức, tâm linh của con người.
Tẩy não hay lột xác là hình thức thay thế, loại bỏ các nhận thức, hành vi tiêu cực thành những
 
ý nghĩ, hành động mang tính tích cực có lợi cho mình và cộng đồng xã hội. Vì vậy, sự trở về với chính mình bằng con đường chân thật với lòng yêu thương bản thân sẽ làm mới cái phần thể xác và tâm hồn của bạn.
Hàng ngày trong đời sống sinh hoạt, chúng ta thường quan tâm để ý đến cái vẻ đẹp, cái sôi động hào nhoáng bên ngoài nhiều hơn là cái nhìn vào nơi tâm hồn, thân xác bé nhỏ. Một người khi đối diện với cái chết cận kề với vài hơi thở đứt hụt thì mọi thứ tiền, quyền, danh cũng chỉ là những thứ tầm thường còn tệ hơn hơi thở. Những thứ bên ngoài danh vọng, vật chất, địa vị, vợ con… đi kèm theo với những cảm xúc hơn thua, giận hờn, ganh ghét, hận thù… mà chúng ta đang giành đoạt tìm kiếm bấy lâu cũng trở thành thứ không cần thiết nhiều như mình tưởng.
Để bạn không phải hối hận, tiếc nuối cuộc đời của bạn thì bạn phải biết thương chính bản thân mình. Việc loại bỏ hay lột xác cái vỏ bọc tiêu cực, giả tạo đó bằng cái lòng hiểu, thương
 
cái thân và tâm hồn bạn. Khi bạn hiểu và thương chính bạn thì điều đó có nghĩa bạn sẽ có thể tha thứ, bao dung rộng lượng với người khác.
Mỗi ngày bạn hãy quán chiếu các bộ phận trên cơ thể với nguyên tắc sau:
 Con tim - cảm xúc - tâm hồn là mẹ
 Bộ não - lý trí - ý nghĩ là cha
 Các bộ phận khác trên cơ thể như ruột, gan, phổi, thận, máu huyết, xương sống… là con cái của cha mẹ hay những người bạn thân thiết nhất của cuộc đời bạn.
Sở dĩ, chúng ta xem như vậy để thấy được cái móc xích, kết nối của các bộ phận có liên hệ mật thiết với nhau như mẹ với con. Ứng dụng trên nghiên cứu thí nghiệm của các nhà khoa học Nhật Bản về thay đổi cấu trúc sinh học các tinh thể trong nước do sự tác động của cảm xúc con người. Quan sát dưới kính hiển vi thì thông qua cảm xúc yêu thương, biết ơn, bao dung, tha thứ,
 
những hạt tinh thể nước sẽ kết tinh những màu sắc đẹp và ngược lại với cảm xúc tiêu cực, chửi rủa, mắng nhiếc, hận thù… sẽ làm cho các tinh thể nước có màu sắc xấu… Vậy thì tâm thức con ngườithế giới vật chất có mối quan hệ mật thiết với nhau, bị ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực một phần là do nơi tâm thức con người.
Ông cha ta có câu “Con dại cái mang”, đứa con hư hỏng một phần là do lỗi của bố mẹ, gia đình; một khi thân thể bệnh tật thì không thể không nhắc đến con tim, khối óc, tâm hồnlý trí. Một cơ thể tật nguyền có thể sống được trên đời nhưng nếu với tâm hồn, trí óc, bệnh tật sẽ là thảm họa cho chính bản thân, gia đìnhmọi người xung quanh.
 Phýõng phaìp thýòc nghiêòm
Có thể bây giờ bạn khó có thể chấp nhận và xemthườngbàithựcnghiệmnàyvìbạnđangnghĩ đang khỏe mạnh và đang có những hạnh phúc to lớn hơn, vĩ đại hơn ở bên ngoài. Tuy nhiên,
 
một con rắn muốn lột xác thì nó cũng cần phải nhịn ăn, cần thu mình lại một nơi an toàn, phù hợp để thực hiện việc lột xác. Cũng vậy, các bạn muốn có được hạnh phúc trong thực tại ngay nơi bản thân mình, các bạn cũng cần phải chịu khó đối diện với con người mình, chọn không gian phù hợp trong một thời gian nhất định thì hạnh phúc sẽ hiển lộ nơi bạn.
Mỗi ngày, trước khi bắt đầu một giấc ngủ hay có thể mọi nơi, mọi lúc bạn hãy tưởng tượng bạn như người thứ hai; bạn hãy nói chuyện với tư cách một người cha, người mẹ hay người bạn thân đối với các bộ phận trên cơ thể bạn như sau:
Ba mẹ chào con “Dạ dày”. Bấy lâu nay, ba mẹ đã vô tình phớt lờ con, ăn uống tham nhiều, suy nghĩ quá mức, thức khuya nhiều đã làm cho con mỏi mệt, bệnh tật, lở loét, viêm nhiễm. Nay ba mẹ xin lỗi con và sẽ dần dần giảm bớt những ăn uống vô độ, những suy nghĩ tiêu cực…, sẽ cho con uống thuốc để cho con an toàn, không tật bệnh. Ba mẹ thương con!
 
Chào anh bạn “Tim”! Chúng ta đã là bạn với nhau từ khi trong bụng Mẹ, vậy mà Tôi đã quên lãng bạn nhiều ngày qua. Tôi mong anh hãy tha thứ cho Tôi về sự lãng quên, sự căng thẳng quá nhiều trong cuộc sống đã làm nhịp đập con tim anh phải hoạt động mỏi mệt; Tôi cũng biết ơn anh trong thời gian qua đã cho Tôi nhịp thở, đã cho Tôi cuộc sống đến ngày hôm nay. Tôi sẽ cố gắng làm mọi cách để không còn tổn thương đến anh, làm anh mỏi mệt.
 Yì nghiÞa vaÌ kêìt quaÒ của thýòc nghiêòm
Theo tinh thần Phật dạy, con người không có một cái ngã cụ thể, nhất định mà cái Tôi chúng ta thường hay sử dụng trong giao tiếp hàng ngày được mặc định trong cụm từ Tôi là, là của Tôi, không phải là của Tôi…; Về mặt bản chất nó là sự cấu thành của các yếu tố sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
Kinh Tạp A Hàm ghi: “Sắc là vô thường. Nhân và duyên đượ sinh ra các sắc cũng vô thường.
 
Vậy các sắc được sinh ra từ nhân và duyên vô thường, làm sao có thể là thường được. Hơn nữa, Sắc không phải là ngã. Nếu sắc là ngã, không nên ở nơi sắc mà bệnh, khổ sinh và cũng không thể có ước muốn khiến như vậy hay không như vậy đối với sắc. Vì sắc là vô ngã cho nên nơi sắc có bệnh, khổ sinh và nó cũng có ước muốn khiến như vậy, hay không như vậy đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức”.
Đối với bản thân chúng ta, thân thể vật chấttâm hồn này vốn dĩ không phải là một thực thể bền vững mà là sự phối hợp một cách nhịp nhàng để tạo nên một thực thể sống động, phức tạp.
Sự phân chia các bộ phận của cơ thể người thành những bộ phận sống, biết nói như một con người; một bộ phận cơ thể biết tâm sự, biết nói chuyện với bạn, thông qua các nhân cách của người Cha, người Mẹ, người bạn tri kỷ. Trên cơ sở đó, sự trò chuyện nơi tự thân sẽ giúp cho bạn khơi dậy sự trân quý, thông cảm chấp nhận với cái vô thường đang dần dần hủy hoại đối với tấm
 
thân này; đồng thời để thấy được một bộ máy hay một tổ chức đang hoạt động nơi bạn một cách nhịp nhàng mà tưởng chừng như là “cái tự nhiên của mình”.
Sự nhận diện ra không có một cái Ngã nào tồn tại trong cơ thể để bạn xa lìa khái niệm cái Thân này là của Tôi, là Tôi, hay không phải là của Tôi.
Sau khi bạn tiếp xúc với cái sự sống trong từng tế bào, bạn luôn cảm thấy mình không cô đơn, trống vắng; mình luôn có Cha, có Mẹ, có bạn bè ngay trong chính cơ thể mình. Với trái tim nhân từ, bao dung, rộng lượng, tha thứ, biết ơn, biết nhận lỗi của người Mẹ; với lý trí phán đoán, nhận biết, phân biệt, ý chí kiên cường của người Cha thì những bộ phận trong cơ thể bạn sẽ tiếp nhận được những năng lượng tích cực và có thể xoa dịu được các nỗi đau thể xác, tâm hồn do tác động của các yếu tố bên trong, bên ngoài.
 
Thái độ thực tập nói chuyện, bảo dưỡng, suy xét, nhân cách hóa… một cách chân thành nơi các bộ phận bên trong bạn, sẽ giúp cho bạn:
Ngăn ngừa các căn bệnh do rối loạn tâm lý
 Th y đổi, điều chỉnh các hành vi
Thoát khỏi sự cô đơn, trống trải
Tiêu giảm các căn bệnh trầm cảm
 Có sức khỏe, biết yêu đời, thông cảm và sẵn sàng đón nhận, giải quyết các vết thương của cuộc đời dựa trên nguyên tắc tự lợilợi tha tức là sống cho tốt bản thân rồi mới có cơ hội yêu thươngtha thứ người khác.
Bảo bối 3T sau sẽ giúp bạn “hãy là chính mình”. Bạn hãy bắt đầu ngay để trở thành một con người hoàn thiện hơn.
 Tin týõÒng - Believe - Tin tưởng nơi chính bạn về sự thực tập tha thứ,  yêu  thương bản thân.
 
 Thýòc hiêòn - Action - Nhân cách hóa các bộ phận cơ thể và cảm xúc để có thể xoa dịu, chữa lành các vết thương trong cơ thể.
 TrõÒ thaÌnh - Become - Trở thành một con người mạnh mẽ với sức khỏetinh thần tốt hơn ngày hôm qua.
Tóm lại, để nhận diện thực hành được tố chất Thành thật trong con người mình thì cần phải thực hiện theo các bước sau:
Khởi tâm ý muốn thành thật với chính mình.
 Giữ cho thân bình, tâm tĩnh bằng các phương pháp Thiền Phật dạy.
 Mạnh mẽ đối diện các khuyết điểm đang xảy ra nơi mình, hay do hoàn cảnh.
 Xác định phương hướng giải quyết vấn đề một cách thành thật lợi mình, lợi người, lợi cho xã hội.
 
 Cảm nhận sự nhẹ nhàng như trút bỏ gánh nặng, an bình, hạnh phúc trong tâm hồn sau khi thực tập.
Tiếp tục, duy trì nỗ lực hướng đến  mục đích sống.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.