Hạnh Mong Vô Cầu

14/12/20224:06 SA(Xem: 2775)
Hạnh Mong Vô Cầu

MỤC LỤC
Lời Nói Đầu 
1. Nhập Đề 
2. Duyên khởi của Tự LựcTha Lực trong Phật Giáo 
3. Thuận dòng, Ngược dòng 
4. Thần Nhân hợp tác cùng với Tự Tha đồng hiệp lực 
5. Nguồn gốc của Tôn Giáo 
6. Cầu nguyện trong Phật Giáo
7. Ý nghĩa cầu nguyện của con người  
8. Những điều tâm niệm của trở ngại, đừng cầu mong vô ích  
9. Khổ và Nguyên Nhân 
10. Nghịch lý của Luật Nhân QuảLý Nhân Duyên 
11. Mũi Tên Độc trong Kinh Điển Phật Giáo Đại Thừa 
12. Những câu hỏi khó giải đáp ổn thỏa 
a. Kẻ ác sống dai, người hiền chết sớm 
b. Ăn hiền ở lành mà vẫn khổ 
c. Chỉ cầu được an phận mà không được  
13. Tất cả do tâm tạo  
14. Ta cầu Ta  
15. Biết, Cầu, Làm, Được 
16. Vận mệnh có thay đổi được không? 
17. 64 câu Phật học cho cuộc sống đầy mong cầu  
18. Mong cầu của người xuất gia  
19. Mong cầu bao dungtừ bi 
20. Mong cầu thiện duyên  
21. Lý Cương Nhu 
22. Đại anh hùng tạo thời thế  
a. Lục Tổ Huệ Năng  
b. Phật Hoàng Trần Nhân Tông 
c. Những mong muốn cuối cùng rất giác ngộ của Alexander Đại Đế 
d. Tào Tháo 
23. Sau đây là những người đã thất bại như cơm bữa  
24. Như Thị Tri Kiến 
25. Lý Như Thể  
26. Tại sao chúng ta cầu mong mà không được  
27. Phải nên cầu như thế nào? 
28. Mãnh lực của Mong Cầu  
29. Bí quyết của Cầu Mong 
30. Luật Cân Bằng của Vũ Trụ 
31. Đừng cầu mong dễ dàng trên đời  
32. Duy Ma Cật tái sinh 
33. Bí quyết giàu có, thành công của Napoleon Hill 
34. Nguyên tắc chính để được may mắn thành công 
35. Bí quyết làm giàu từ hai bàn tay trắng của triệu phú 
36. Những bí mật để có được mọi thứ trên đời  
37. Hạnh Bố Thí  
38. Yếu tố may mắn  
39. Thập nhị nhân duyên của may mắn 
40. Phân tích của Takahashi về Cầu Bất Đắc Khổ 
41. Tinh thần trách nhiệm.  
42. Trò chơi của Tâm Thức 
43. Tâm Vô Cầu.  
44. Tâm Bất Nhị  
45. Vô Cầu tắc ứng nghiệm 
46. Mong cầu vô công đức..  
47. Tạm Kết .  
Lời Nói Thêm..
Tài Liệu Tham Khảo

LỜI NÓI ĐẦU

Phàm hữu ngôn thuyết, đô vô thật nghĩa (Phàm hễ nói bàn, đều không thật nghĩa)

Trong pháp ‘bốn việc y cứ’ (tứ y,) Phật dạy: y pháp bất y nhơn, y nghĩa bất y ngữ. Đây là pháp y cứ thứ hai, y nghĩa bất y ngữ để không rơi vào chỗ thế trí biện thông, tức là “năng thuyết bất năng hành” dùng tài biện bác suông mà không chịu bắt tay thực hành cũng chỉ vô ích mà thôi. Thuyết bất khả hành, hành bất khả thuyết! Thật vậy, tôi là một trong những người ưa ngôn thuyết, ưa nói bàn suông chưa có những hành động cụ thể, thiếu thực tế mà không thực tếvô nghĩa theo cái nhìn phổ thông của con người. Đơn giản vì tôi thích lội ngược dòng, thích nói khó hơn làm dễ. Nói điều không thể làm được, làm điều không thể nói được.

Lý Tiễu Long nói: Người có trí học được từ câu hỏi của người ngu muội hơn là người ngu có thể học được từ câu trả lời của nguời khôn. Ngạn ngữ cũng có câu tương tự, “Thà làm đầy tớ kẻ trí hơn làm thầy dạy kẻ ngu.” Làm đầy tớ kẻ trí còn học được chút khôn chứ làm thầy kẻ ngu thì cũng như đàn gãy tai trâu. “Tôi không muốn làm Thầy ai cả, nếu muốn thì chỉ làm Thầy chính mình mà thôi... Một vị Thầy thật (chân Sư) là người dạy cho đệ tử nhận ra ông Thầy của chính mình bên trong (le maître intérieur)... Đức Phật là một chân Sư, ngài thành Phật và dạy cho chúng ta khai triển Phật tánh của mình để thành Phật như ngài.” (Thích Trí Siêu, Ngã Tâm Linh)

Đức Phật rất trân trọng pháp mà ngài đã chứng được. Vài tuần sau khi giác ngộ, khi ngài đang thiền định dưới bóng cây Banyan (Bồ Đề,) Phật đã dùng Phật nhãn nhìn khắp thế gian để tìm một thánh nhân, đạo sỹ hay một Bà La Môn nào đáng tôn kính để ngài tôn kính, ấn chứngphụng sự. Tìm khắp không ra, ngài quyết định hiến dâng đời ngài để ngưỡng mộ, kính trọngphụng sự cho chân lý viên diệu mà tự ngài nổ lực chứng được. 
Trong Đức Phật, Giáo PhápTăng Già, Etienne Lamotte, Trí Nguyệt lược dịch: Không lâu sau khi giác ngộ, đức Phật lên đường tới Benares (Lộc uyển), giữa đường Ngài gặp Upaka và nói rằng, "Như Lai không có thầy, không ai có thể so sánh với Như Lai, trong thế giới này chỉ có Như Lai là đấng toàn giác, Như Lai vừa chứng được giác ngộ tối thượng; trong thế gian này Như Lai vượt qua tất cả và Như Lai là bậc toàn trí, toàn thức, ở đây, không có gì làm ô nhiễm Như Lai. Sau khi diệt trừ các thứ phiền não và không còn tham ái, Như Lai đã giải thoát; Như Lai tự chứng đạt giác ngộ, ai có thể là thầy của Như Lai? Không ai giống Như Lai, không ai bằng Như Lai; Như Lai tự điều phục nên đã chứng được giác ngộ. Ta là Như Lai, là thầy của chư thiênloài người, là bậc toàn trí và đầy đủ các lực. Trong thế gian ta là bậc thánh; trong thế giới của chư thiênloài người, không ai hơn ta; trong những thế giới chư thiên, ta đã chiến thắng ma quân, ta là bậc chiến thắng. Ai đã tận diệt được mọi nhiễm ô đều là những bậc chiến thắng như ta. Ta đã chiến thắng tội ác, đó là lý do tại sao ta là bật chiến thắng." 

Chú thích: Theo Bách Khoa Toàn Thư, Wikipedia, Như Lai (zh. 如來, sa., pi. tathāgata) là một danh hiệu của Phật được dịch từ tathāgata của tiếng Phạn. Chiết tự của tathāgata là tathā + āgata, và có thể được hiểu là "Người đã đến như thế" hoặc "Người đã đến từ cõi chân như." Như Laidanh hiệu chỉ một Thánh Nhân đã đến bậc giác ngộ cao nhất, bậc Chính Đẳng Chính Giác (sa. samyaksambuddha). Như Lai là một trong mười danh hiệu của một vị Phật. Theo ý nghĩa nguyên thuỷ thì danh từ Như Lai không phải là một "danh hiệu." Phật Thích Ca Cồ Đàm sử dụng danh từ này để tránh sử dụng ngôi thứ nhất "ta," "tôi," trong lúc giảng dạy, thuyết Pháp và đây cũng là một phong cách biểu lộ sự khiêm tốn của Ngài. Với sự phát triển của Phật Giáo theo thời gian, ý nghĩa của danh từ Như Lai đã biến đổi. Trong Đại Thừa, Như Lai chỉ Ứng Thân (sa. nirmāṇakāya, Tam thân) của Phật. Đó là con người toàn hảo, có thể xuất hiện dưới mọi dạng khác nhau, có Thập Lực (sa. daśabala) của một vị Phật. Như Lai cũng là sự biểu hiện cụ thể của Chân Như (sa. Tathatā,) thể tính của vũ trụ, được xem là sứ giả trực tiếp của Chân Như, là gạch nối giữa hiện tượngbản thể. Trong nhiều trường hợp, Như Lai được xem là đồng nghĩa với Trí Huệ (sa. prajñā) và tính Không (sa. śūnyatā). Trong Kinh Kim Cương, đức Phật giảng: Như Lai là một thực tại như thế, không từ đâu đến cũng chẳng đi về đâu. Ngũ Trí Như Lai là 5 vị Phật tối cao của Phật Giáo Tây TạngMật Tông

Tuy nhiên, trong Tứ Thập Nhị Chương Kinh, Đức Phật đã dạy rằng, ”Đệ tử tuy xa ta nghìn dậm, mà luôn nghĩ đến và thực hành giới pháp của ta thì chắc chắn sẽ chứng được đạo quả. Ngược lại, kẻ ở gần bên ta, tuy thường gặp mà không thực hành theo giới pháp của ta, cuối cùng vẫn không chứng được đạo.” Đức Phật cũng dạy những người tu hành rằng họ cần phải "văn nhi tư, tư nhi tu, nhi chứng;" nghĩa là phàm nghe rồi thì phải suy gẫm, suy gẫm kỹ rồi thì tu tập theo, và tu tập xong thì chứng đắc. Chớ nên chỉ biết nói suông hoặc chỉ lắng nghe Phật Pháp, mà chẳng áp dụng vào thân. Phải thực hành, ứng dụng thực tiễn thì mới đáng kể.

Riêng tôi thì không bái sư không nhận đệ tử vì tất cả chúng sinh, con người từ ngu cho đến trí, ngay cả vạn vật trên thế gian này điều là sư phụ của tôi, không còn sót lại ai để bái sư hay thâu làm đệ tử nữa. Nói theo tinh thần bát nhã: Đầy sư phụ; Không đệ tử! (Full of masters, empty of pupils!) Không còn Thầy để học, không có Trò để dạy! 

Bài Hạnh Mong Vô Cầu này được trình bày với mục đích để cùng học hỏi, thảo luận, dìu dắt và giúp đỡ nhau từng bướt với mục đích cùng nhau xoay chuyển vòng pháp luân sở cầu này, tức là cùng nhau vén màn vô minh do tam chướng - nghiệp chướng, báo chướngphiền não chướng gây ra. 
Nếu cái cầu mong bố thí pháp này có vẻ quá xa vời, vọng cầu không thực tiễn thì bài viết này ít ra cũng có mục đích mong cầu được bố thí vô úy hay xoa dịu phần nào lo lắng, khổ đau, tạo được một chút hy vọng như một hình thức của bố thí tài cho những kẻ hoạn nạn nghèo khổ hay chưa từng khốn nạn khổ đau. Mong vô cầu pháp thí mà được trí tuệ; mong vô cầu vô úy (không sợ hải, no fear) mà được sức khoẻ; mong vô cầu thí tài mà được giàu sang. Thực hành hạnh mong vô cầu mà được cái vô thường: ngọc điện thiên quan, phú qúy vinh hoa, phước như Đông Hải, thọ tỉ Nam San. 

Cái công đức vô lượng của chúng ta là đưa nhau từ bờ mê muội tới bến tỉnh giác để cùng được giác ngộ, giải thoát khỏi cầu bất đắc khổ, không còn bị trầm luân trong sanh tử luân hồi để cùng nhau thành Phật. Nhờ công đức tu hạnh bố thíchúng ta có thể chứng được quả vị, dứt trừ tam chướng, và đồng thời những người có lòng tùy hỷ, ủng hộ chúng ta cũng chứng được quả vị, dứt trừ được tam chướng. Tất cả chúng sinh cho dù vô cầu mong đều có phần trong công đức vô lượng này.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/07/2017(Xem: 16376)
12/04/2019(Xem: 12796)
19/10/2019(Xem: 12743)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.