Khám Phá “bản Ngã” Của Chúng Ta

10/08/20235:03 CH(Xem: 1834)
Khám Phá “bản Ngã” Của Chúng Ta
TÂM AN LẠC
Gyalwa Dokhampa
Nhà xuất bản Tôn giáo 2023

KHÁM PHÁ “BẢN NGÔ CỦA CHÚNG TA


Bản ngã (danh từ):

1. a) sự tự tôn b) sự tự tôn thái quá.

2. Một trong ba nhánh của tâm theo thuyết phân tâm học, là phần được tổ chức chặt chẽ đóng vai trò nhận thức trung gian giữa cá nhânthực tại.

3. Cái tôi, đặc biệt được dùng đối lập với cái tôi khác và thế giới bên ngoài.

(Theo từ điển tiếng Anh Penguin)

Ngày nay, khi nói về “bản ngã”, người ta thường ám chỉ thái độ thô lỗ, ngạo mạn, hợm hĩnh và nóng nảy. Một người được cho là “đầy bản ngã” khi chỉ luôn nghĩ đến bản thân, không chịu lắng nghe, luôn muốn đạt vị trí đứng đầu và luôn coi ý kiến của mình là số một. Phần lớn chúng ta đều cho rằng mình không “đầy bản ngã”, hoặc nếu có chút xu hướng này thì cũng chỉ để tỏ ra tự tin và khẳng định mình hơn một chút với bên ngoài.

 

Nhưng nếu quan sát sâu hơn ý niệm về sự tự tôn trong các định nghĩa khác về bản ngã nói trên, chúng ta sẽ thấy sự tương đồng sâu sắc giữa hai nền triết học phương Đông và phương Tây. Theo định nghĩa được dẫn chiếu, bản ngã còn có thể được xem như “phần được tổ chức chặt chẽ đóng vai trò nhận thức trung gian giữa cá nhân và thực tại” và “cái tôi, đặc biệt được dùng đối lập với cái tôi khác”. Quả thật bản ngã có sự tổ chức rất chặt chẽ, luôn gán nhãn mác cho mọi người và đóng khung mọi sự vật hiện tượng. Chính qua lăng kính của bản ngãchúng ta phóng chiếu nên mọi thứ mình thấy, chạm, nghe, nếm và cảm nhận. Đó là lớp trung gian được hình thành theo thời gian, càng ngày càng tích lũy thêm nhiều trải nghiệm cá nhân, để rồi những nhãn mác do cha mẹ và người xung quanh gắn cho ta dần trở thành nhãn mác của chính bản ngã chúng ta. Đến lượt mình, những nhãn mác đó trở thành những thói quentập khí: cách chúng ta làm mọi việc, cách chúng ta sống, cách chúng ta suy nghĩ.

Nhận lầm trung gianbản thân mình

 

Bây giờ, chúng ta có thể hiểu vì sao mình thường đồng nhất chính mình với bản ngã, kẻ trung gian có lăng kính phóng chiếu này. Bản ngã dần tạo cho chúng ta ý thức về bản thân và cái “tôi” của mình. Chấp trước này có ảnh hưởng chi phối cả với người trầm tĩnh cũng như người ồn ào, nhất là khi cần xác định giới hạn của mình bằng những nhãn mác hay khi đón nhận lời khen chê của người khác.

 

Và đó chính là điểm mấu chốt của vấn đề, là mầm mống của tâm bất an. Bản ngã của chúng ta cố gắng làm cho cuộc sống dễ dàng hơn bằng cách áp dụng lối tư duy rập khuôn, chấp trước mạnh mẽ về danh tính để chúng ta bám chấp vào đó, một “tấm thẻ căn cước” để chúng ta có thể bám víu và không cảm thấy chông chênh, lạc lõng. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ cái tôi hời hợt hay bộ máy phóng chiếu này luôn lệ thuộc vào ngoại cảnh để có cảm giác an toàn. Khi định nghĩa mình thông qua việc so sánhđối chiếu với những người khác, một lần nữa, chúng ta đặt mình vào tư thế phải đón nhận những thất vọngbất an hiển nhiên không tránh khỏi. Cho dù đứng đầu trong lớp, một ngày nào đó, trong cuộc sống chúng ta cũng sẽ gặp phải một người thành đạt hơn mình, xét theo bất cứ tiêu chuẩn nào do chúng ta đặt ra. Một ngày nào đó, hoặc rất nhiều lần, chúng ta sẽ thất vọng về mình cũng như khiến cho người khác cảm thấy thất vọng về mình. Đó chính là lúc chúng ta gieo những mầm mống bất an.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.