Thư Viện Hoa Sen

Chính Niệm Tỉnh Giác

10/08/20235:05 CH(Xem: 2415)
Chính Niệm Tỉnh Giác
TÂM AN LẠC
Gyalwa Dokhampa
Nhà xuất bản Tôn giáo 2023

CHÍNH NIỆM TỈNH GIÁC

Khi mới thực hành, một vài người cảm thấy thiền định dường như đối lập với trạng thái tâm an lạc. Họ kể lại rằng những gì bản thân trải nghiệm khi đó giống như dòng thác lũ của vô vàn ý nghĩcảm xúc khiến mình như bị nhấn chìm. Họ sợ sẽ không bao giờ lắng tâm xuống được và cho rằng thà giữ nguyên nếp cũ còn hơn để mọi xúc tình ồ ạt hiển lộ như vậy. Họ gần như e ngại sự tỉnh giác. Nhưng thực tế, việc che giấu, đè nén xúc tình và vọng tưởng không giúp chúng ta thoát khỏi sự chi phối của chúng.

 

Người ta cho rằng, để thực hiện những thay đổi lâu dài, điều đầu tiên bạn cần làm là phải có một nhận thức đúng đắn về lý do tại sao bạn muốn thay đổi và điều bạn thực sự mong muốn là gì. Điều này cũng hoàn toàn đúng với tâm chúng ta: càng hiểu rõ về tâm, bạn càng có thể chăm sóc, chuyển hóa để nó trở nên tốt đẹp hơn. Khi sống tỉnh thức, tức là ý thức rõ ràng về những suy nghĩ và cảm thụ của mình, bạn chỉ đang thuần túy chiếu soi những xúc tình tư tưởng đó, để cho chúng hiện khởi một cách nhậm vận tự nhiên mà không ép buộc.

Liên tục chính niệm để tỉnh thức

 

Thiền định tỉnh giác dựa trên cơ sở sự quán sát. Chúng ta chỉ quán sát với tâm tỉnh giác chứ không phải để tìm cách giải quyết các vấn đề. Nếu như bạn luôn có xu hướng suy nghĩ hay phân tích thái quá, chẳng hạn như nội dung của một câu chuyện hay tình huống vừa qua, thì pháp thực hành này có thể hơi khó đối với bạn, nhưng nó sẽ đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích. Điểm mấu chốt là hãy để cho những tư tưởng, tình cảm của bạn tự nhiên đến và đi, đừng gắn cho chúng bất kỳ ý nghĩa nào mà hãy để chúng vận hành tự nhiên. Bạn luôn có xu hướng vẽ nên một bức tranh chủ quan về thế giới trên cơ sở phân tích những suy nghĩ và ký ức cá nhân. Dù bạn có thể làm cho mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn, nhưng lúc này bạn hãy ngừng mọi phân tích và giải thích mà chỉ cần nhận biết, lưu tâm một cách đúng mức.

 

Khi nào bạn thực sự sống trong hiện tại?

 

Chúng ta sinh ra là để luôn sống trong thực tại thay vì chỉ trong khoảnh khắc cao trào của vui sướng hay khổ đau. Dù vậy, điều này dường như có thay đổi nhất định cùng với thời gian, khi cuộc sống mở rộng, những trách nhiệm trở nên nặng nề và những nỗi âu lo cũng nhân lên bội phần. Thế rồi, chỉ khi đang cảm thấy vô cùng vui sướng, thư giãn và hân hưởng hoặc đang bị kích động mạnh mẽ bởi những xúc tình tiêu cực như sân giận, bất mãn, đau buồn, lúc đó tâm chúng ta mới ý thức được những xúc tình đó .
 

Thiền địnhchính niệm nhắc nhở chúng ta rằng giây phút hiện tại là tất cả những gì chúng ta đang có.

 

Đó thực sự là phương pháp rèn luyện tâm, để tâm được nghỉ ngơi thoát khỏi những căng thẳngáp lực, đồng thời giúp tâm được rộng mở. Đây chính là nơi cho bạn can đảm để nói rằng “Tại sao không?” thay vì “Điều gì sẽ xảy ra nếu như?”

 

Khi ngồi, hãy tỉnh thức
Khi đi, hãy tỉnh thức
Không bám chấp
Cũng không phản ứng
Nếu chưa trải nghiệm đau khổ sâu sắc,
bạn chưa thực sự bắt đầu thiền định
      ~ Ajhan Chah, Thiền sư
 

Người ta thường cho rằng thiền định hay chính niệm, trong chừng mực nào đó, là cách để biến mọi suy nghĩ, tình cảm tiêu cực trở thành tích cực. Dễ hiểu rằng cách nghĩ này gây ra khá nhiều phiền toái. Chúng ta thực sự tin rằng mình luôn có khả năng kiểm soát những suy nghĩ và hành xử, cũng như hạnh phúc của bản thân ở một mức độ nhất định, nhưng để hiểu được bản chất của hạnh phúc, chúng ta cũng cần hiểu thế nào là khổ đau. Tôi cho rằng những ai chưa nếm trải khổ đau, chưa tìm mọi cách để chấm dứt khổ đau thì người đó khó có thể thực sự trải rộng lòng từ bi, sự cảm thông tới người khác. Cuộc đời luôn có cả thăng trầm, vinh nhục, thịnh suy. Để có thể thực sự trân quý nó, chúng ta phải nhìn thẳng vào mọi mặt của cuộc sống. Sau đó, khi đã trưởng dưỡng được tâm tỉnh thức, sự chính niệm thông qua việc tỉnh thức liên tục, và hướng tâm rộng mở, chúng ta sẽ không còn cần bám chấp vào những thăng trầm buồn vui của cuộc sống. Thay vào đó, chúng ta nhận ra cả hai khía cạnh đó đều luôn tồn tại trong cuộc sống, và cả hai đều đến rồi đi.





Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: