Thư Viện Hoa Sen

Như HuyễnSức Mạnh Thể Nhập Pháp Giới Của Bồ Tát

13/09/20233:07 CH(Xem: 3521)
Như Huyễn Là Sức Mạnh Thể Nhập Pháp Giới Của Bồ Tát

NHƯ HUYỄN
SỨC MẠNH THỂ NHẬP PHÁP GIỚI CỦA BỒ TÁT

Nguyễn Thế Đăng

lotus flower (3)1/ Thân Phật: tánh Không, quang minhxuất hiện

Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật Tỳ Lô Giá Na và các hoạt động của Phật, trải khắp vũ trụthâm nhập vào từng hạt bụi (vi trần) và từng khoảnh khắc thời gian (một sát na, một niệm).

Những câu kệ sau đều lấy từ phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất. Trong bài kệ đầu tiên của Diệu Diệm Hải Thiên Vương, nương nhờ oai lực Phật nói kệ:

Thân Phật phổ biến các đại hội

Đầy khắp pháp giới không cùng tận

Tịch diệt, vô tánh, chẳng thể nắm

cứu thế gian mà xuất hiện…

Sắc thân tịnh diệu của Như Lai

Hiện khắp mười phương không gì sánh

Thân Phật vô tánh, không chỗ nương

Thiên vương Thiện Tư quan sát được…

Như Lai tịch tịnh bậc giải thoát

Hiện khắp mười phương không chỗ sót

Quang minh soi sáng khắp thế gian

Thiên vương Nghiêm Tràng đã được thấy…

Ba đoạn của bài kệ đầu tiên này đã giới thiệu ba phương diện của Phật Tỳ Lô Giá Na:

Tánh Không: “tịch diệt, vô tánh, không thể nắm, vô sở y, tịch tịnh”. Đây là pháp thân của Phật Tỳ Lô và cũng là “pháp thân của tất cả chư Phật”.

“Quang minh, hay ánh sáng, soi sáng khắp thế gian”, là báo thân Phật.

“Sắc thân tịnh diệu của Như Lai, hiện khắp mười phương không gì sánh”: sắc thânhóa thân, hiện khắp mười phươnghóa hiện vô số.

 

Bài kệ thứ hai của Khả Ái Nhạo Pháp Quang Minh Tràng thiên vương, nương nhờ oai lực Phật mà nói kệ:

Cảnh giới chư Phật chẳng nghĩ bàn

Tất cả chúng sanh chẳng lường được

Khiến chúng sanh kia đều tin hiểu

Ý vui rộng lớn không cùng tận.

Nếu có chúng sanh kham thọ pháp

Thần lực của Phật dẫn dắt họ

Khiến họ thường thấy Phật hiện tiền

Thiên vương Nghiêm Hải thấy như vậy.

Tánh tất cả pháp không chỗ nương

Phật hiện thế gian cũng như thế

Khắp cả các cõi không chỗ tựa

Nghĩa này Thắng Huệ quan sát thấy…

Bao nhiêu cõi nước thuở quá khứ

Trong lỗ chân lông đều hiện đủ

Đây là chư Phật đại thần thông

Thiên vương Tịch Tĩnh tuyên thuyết được.

Tất cả biển pháp môn vô tận

Cùng hội trong một pháp đạo tràng

Pháp tánh như vậy Phật nói ra

Trí Nhãn thấu được phương tiện này.

Bao nhiêu cõi nước ở mười phương

Xuất hiện trong đó mà thuyết pháp

Thân Phật không đến cũng không đi

Đây là cảnh giới Lạc Toàn Huệ.

Phật thấy thế pháp như bóng sáng

Vào chỗ rất sâu của pháp kia

Nói tánh các pháp thường tịch nhiên

Thiên vương Thiện Chủng thấy môn này.

Phật khéo rõ biết các cảnh giới

Tùy tâm chúng sanh rưới mưa pháp

Dạy môn xuất thế chẳng nghĩ bàn

Thiên vương Tịch Tĩnh hay rõ biết.

Thế Tôn thường dùng đại từ bi

Lợi ích chúng sanhhiện thân

Mưa pháp cam lồ thấm nhuần thảy

Thiên vương Quảng Đại đã chứng được.

Bài kệ này nói đến pháp thân tánh Không: “thân Phật không đến cũng không đi, tánh tất cả pháp không chỗ nương, nói tánh các pháp thường tịch nhiên…”. Tánh Không đó là “tánh tất cả pháp, pháp tánh, thì không chỗ nương; Phật hiện thế gian cũng như thế, khắp cả các cõi không chỗ tựa”. Tánh Không này không những khắp cả các cõi, mà còn ở trong “các lỗ chân lông”. “Tất cả biển pháp môn vô tận, cùng hội trong một pháp đạo tràng”: tất cả vào trong một, một dung chứa tất cả.

Cũng trong bài kệ này nói đến “Phật hiện tiền”, “Phật hiện”, “đều hiện đủ”, “xuất hiện trong đó mà thuyết pháp”, “lợi ích chúng sanh mà hiện thân”. Thân Phật không đến cũng không đi, nhưng hiện, xuất hiện khắp thế gian, thậm chí “trong mỗi lỗ chân lông đều hiện đủ”, “chúng sanh thường thấy Phật ở trước mặt (hiện tiền)”. Sở dĩ có sự xuất hiện trong tất cả cõi nước cho đến trong mỗi vi trần, mỗi lỗ chân lông “vì thần lực của Phật”, “chư Phật đại thần thông”.

 

2/ Thần lực Phật

Cũng trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất này có nhiều đoạn nói về thần lực Phật:

Như Lai thần lực không ai sánh

Hiện khắp mười phương cõi rộng lớn

Trang nghiêm thanh tịnh thường hiện tiền

Thiên vương Niệm Trí đã chứng được…

Thần lực gia hộ hay diễn thuyết

Và hiện thần thông của chư Phật

Làm cho thanh tịnh theo căn cơ

Thiên vương Quang Âm đã được chứng…

Phật thường xuất hiện khắp, nhưng không tướng không hình, vì đó là sự xuất hiện của tánh Không: “Sắc tức là Không, Không tức là sắc” (Bát nhã tâm kinh):

Tất cả Phật pháp rất rộng sâu

Phương tiện vô ngại khắp vào được

Phật thường xuất hiện khắp thế gian

Không tướng, không hình, không ảnh tượng…

Sự xuất hiện ấy là “thị hiện”:

Oai thần lực Phật khắp mười phương

Thị hiện rộng lớn vô phân biệt

Hạnh ba la mật đại giác ngộ

Từ xưa đầy đủ đều khiến thấy…

Sự xuất hiện, thị hiện này là “hóa hiện”:

Như Lai trí rất sâu

Vào khắp nơi pháp giới

Hay tùy ba đời chuyển (pháp luân)

Làm đạo sư cho đời.

Chư Phật đồng pháp thân

Vô y, vô sai biệt

Tùy tâm các chúng sanh

Khiến thấy thân tướng Phật.

Phật đủ Nhất thiết trí

Biết khắp tất cả pháp

Trong tất cả cõi nước

Đều hiện khắp hết thảy.

Thân Phật và quang minh

Sắc tướng chẳng nghĩ bàn

Chúng sanh nào tin ưa

Tương ưng điều khiến thấy.

Nơi trên một thân Phật

Hóa làm vô lượng Phật

Tiếng sấm khắp các cõi

Nói pháp sâu như biển.

Trong mỗi mỗi chân lông

Lưới quang khắp mười phương

Diễn diệu âm của Phật

Điều phục kẻ khó phục…

(Phẩm Như Lai hiện tướng, thứ hai).

Trong Kinh còn những từ khác để diễn tả thần lực Phật: “thần biến, hiện thần thông, ứng hiện, biến hóa…”

Kinh Hoa Nghiêm, theo một nghĩa, là “sự trang nghiêm bằng hoa”. Sự trang nghiêm của vũ trụ Hoa Nghiêm này là do “Như Lai tự tại lực”:

Những sự trang nghiêm trong ba thời

Trong trái ngọc sáng đều hiển hiện

Thể tánh vô sanh, không thể nắm

Đây là Như Lai tự tại lực.

(Phẩm Hoa Tạng thế giới, thứ năm)

 

3/ Bản chất của thần lực Phật

Để thị hiện ra vô số hóa thân, để biến hóa khắp tất cả các cõi nước và trong tất cả các vi trần, sự thị hiện, biến hóa ấy, đại thần thông ấy là gì? Dựa trên năng lực nào?

Phật thân vô tận như hư không

Vô tướng vô ngại khắp mười phương

Như huyễn như hóa khắp ứng hiện

Biến Hóa Âm Vương đã ngộ được.

Như huyễn như hóa chính là năng lực thần thông biến hóa của Phật. Trí huệ Phật là thấy biết tính như huyễn này.

Phật trí như huyễn không chướng ngại

Nơi tất cả pháp đều thấu suốt

Vào trong tâm hành của chúng sanh

Cảnh giới của thiên vương Thiện Hóa.

Sự hóa hiện của Phật đều như ảnh, như bóng, nghĩa là như huyễn:

Như Lai khắp hiện thân

Thế gian đều vào khắp

Tùy chúng sanh thích ưa

Hiển thị thần thông lực.

Phật tùy tâm chúng sanh

Hiện khắp ở trước họ

Chúng sanh mà được thấy

Đều là thần lực Phật…

Thân Phật vốn vô sanh

Mà thì hiện xuất sanh

Pháp tánh như hư không

Chư Phật trụ trong đó…

Vô thể, vô sở trụ

Cũng không có chỗ sanh

Không tướng cũng không hình

Chỗ hiện đều như bóng…

(Như Lai hiện tướng, thứ hai)

Vốn vô sanhthị hiện xuất sanh, nên “cũng không có chỗ sanh”, sự sanh là không thật có sanh, là như bóng, là như huyễn. Thị hiện sanh như bóng, không thật, đó là do thần lực như huyễn của Phật, do “Phật trí như huyễn”.

Bài kệ của Phổ Hiền Bồ tát nói về tính như huyễn như hóa của các hóa thân Phật:

Quang minh thanh tịnh bậc Biến Tri

Các thứ trang nghiêm đều hiện bóng

Biến hóa phân thân chúng vây quanh

Tất cả biển cõi đều cùng khắp.

Tất cả hóa Phật đều như huyễn

Tìm chỗ đi đến đều chẳng được

Bởi sức oai thần cảnh giới Phật

Trong tất cả cõi đều như vậy…

Những sự biến hóamười phương

Tất cả đều như bóng trong gương

Chỉ do Như Lai xưa tu hành

Thần thông nguyện lực cấu tạo được…

(Phẩm Hoa Tạng thế giới, thứ năm)

Thần lực của Phật là lực biến hóa như huyễn, như hóa. Thế nên Bồ tát phải tu như huyễn, như hóa để thấy được hành động biến hóa khắp vũ trụ của Phật Tỳ Lô. Tương ưng với thần lực biến hóa như huyễn như hóa của Phật Tỳ Lô, là thấy hiểu và ngộ nhập ba thân của Phật, tức là pháp giới Hoa Tạng.

Chư Phật tử! Đại Bồ tát có mười thứ nhẫn, nếu được các nhẫn này thì được đến chỗ vô ngại nhẫn địa của Bồ tát, tất cả Phật pháp vô ngại vô tận.

Mười nhẫn là: âm thanh nhẫn, thuận nhẫn, vô sanh pháp nhẫn, như huyễn nhẫn, như diệm (sóng nắng) nhẫn, như mộng nhẫn, như hưởng (tiếng vang) nhẫn, như ảnh nhẫn, như hóa nhẫn, như không nhẫn.

Mười nhẫn này, chư Phật ba thời đã nói, nay nói, sẽ nói”.

(Phẩm Mười Nhẫn, thứ hai mươi chín).

 

Như huyễnsức mạnh thể nhập pháp giới của Bồ tát. Trong phần nói về Thiện Tài đồng tử khi gặp thiện tri thức Ma Gia phu nhân, mẹ của Đức Phật Thích ca lịch sử, có những câu như vầy:

Thiện Tài từ nghĩ rằng: Thiện tri thức này xa lìa thế gian, an trụ nơi không chỗ trụ, vượt khỏi sáu trần, lìa tất cả chấp trước, biết đạo vô ngại, đủ pháp thân thanh tịnh, dùng nghiệp như huyễn mà hiện hóa thân, dùng trí như huyễnquán thế gian, dùng nguyện như huyễngìn giữ thân Phật…

Thiện Tài đồng tử thấy sắc thân của Ma Gia phu nhân như sau:

Sắc thân cùng khắp, vì bằng số tất cả chúng sanh… Sắc thân hằng thị hiện, vì tận cõi chúng sanh mà vẫn vô tận. Sắc thân không đi, vì nơi tất cả loài vẫn không diệt. Sắc thân không đến, vì nơi tất cả loài vẫn không sanh. Sắc thân bất hoại, vì pháp tánh bất hoại. Sắc thân vô tướng, vì dứt đường ngôn ngữ. Sắc thân một tướng, vì lấy vô tướng làm tướng.

Sắc thân như hình bóng, vì tùy tâm ứng hiện. Sắc thân như huyễn, vì do trí huyễn sanh ra. Sắc thân như sóng nắng, vì chỉ do tưởng mà còn. Sắc thân như bóng (ảnh), vì tùy nguyện hiện sanh. Sắc thân như mộng, vì tùy tâm mà hiện. Sắc thân pháp giới, vì tánh tịnh như hư không. Sắc thân đại bi, vì cứu hộ chúng sanh…

Thấy biết như huyễn cho đến chứng đắc như huyễn tam muội là một trong những cánh cửa đi vào pháp giới Hoa Nghiêm




 

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: