Chương 4: Kiêu Mạn Là Gì

10/11/201012:00 SA(Xem: 44324)
Chương 4: Kiêu Mạn Là Gì

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT BẬC BỒ TÁT
SÁNG RỰC KHẮP BỐN PHƯƠNG &
NHỮNG BƯỚC CHÂN NHẸ NHÀNG TRỞ VỀ SỰ IM LẶNG
Phạm Công Thiện
Nhà xuất bản: Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2010

CHƯƠNG 4
KIÊU MẠN LÀ GÌ 

 

4. Kiêu mạn là gì?

Bốn điều khiến cho lùi mất trí huệ của Bồ Tát đều liên hệ mật thiết với nhau: Vì không tôn trọng Phật Pháp, cho nên không kính trọng Pháp sư, cho nên giữ lại Phật Pháp thâm sâu và làm chướng ngại cho những kẻ vui sướng tu hành, cho nên có lòng kiêu mạn và khinh thường hạ thấp người khác. Hoặc cũng có thể hiểu từ điều thứ tư (kiêu mạn) trở lui đến điều thứ nhất (không tôn trọng Phật Pháp); vì có lòng kiêu mạn cho nên không tôn trọng Phật Pháptôn kính Pháp sư.

Kiêu mạn là gì?

Kiêu khác với mạn; kiêuliên hệ với những cái mình đang có tạm thời, còn mạnliên hệ tới những gì mình không có mà tưởng rằng mình có. Kiêumạn gọi chung là kiêu mạn để nói lên thái độ tâm thức về những cái mình đang có tạm thời và sẽ mất (kiêu), và về những gì mình không có mà vọng tưởng rằng mình có. Hai thái độ (kiêu và mạn) đều xuất phát từ cái vọng tưởng về sự xác nhận: “tôi là” (như “tôi hiện là thế”, “tôi bằng ngang với…”, “tôi thấp thua đối với…”, “tôi lớn cao hơn đối với…”)

Trong kinh Phúng Tụng (Sangiti Sutta) đức Phật đã dạy rằng có ba điều gọi là kiêu:

I. Vô bệnh kiêu (arogya-mado; kiêu ngạo về sức khỏe lành mạnh của mình)

II. Niên tráng kiêu (yobbana-mado; kiêu ngạo về tuổi trẻ của mình)

III. Hoạt mệnh kiêu (jivita-mado; kiêu ngạo về đời sống sinh tiền của mình)

“Vô bệnh kiêu”, “niên tráng kiêu”, “hoạt mệnh kiêu” là những điều đang tạm có đó nhưng sẽ mất. Mình đừng nên tự phụ và khoe khoang rằng mình không bệnh, rằng mình còn trẻ, rằng mình đang sống, vì tất cả đều vô thường. Ba điều “kiêu” này khiến mình làm điều ác về thân, khẩu và ý, để rồi “sau khi thân hoại mạng chung, bị sinh vào cõi dữ, đọa xứ, địa ngục”; cũng vì ba cái “kiêu” này mà kẻ tu hành đã “từ bỏ Phật Pháp và trở lui lại đời sống thế tục” (Anguttara Nikaya, Kinh Bộ Tăng Chi, chương Ba, tiết 39).

Còn về mạn, đức Phật dạy rằng có ba mạn:

I. Thắng mạn (atimana; tự phụ cho rằng mình cao quí hơn…);

II. Đẳng mạn (māna; tự phụ cho rằng mình bằng ngang như…);

III. Ty liệt mạn (omāna; tự phụ cho rằng mình kém thua…).

Theo kinh Phúng Tụng (Sangiti Sutta), đây là ba hình thức của mạn:

a) “Tôi tốt đẹp hơn…” (“seyyo’ham asmiti vidha…)

b) “Tôi ngang bằng với…” (“sadiso’ham asmiti” vidha…)

c) “Tôi tệ thua đối với…” (“hino’ham asmiti” vidha…)

Kinh luận Phật giáo thường nói đến ba mạn, bảy mạn và mười hai mạn, nhưng tất cả đều xuất xứ từ ngã mạn (Asmimana).

Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm (quyển 9) có liệt kê ra bảy mạn (thất mạn):

I. Mạn (māna: hơn ít mà tưởng hơn nhiều)

II. Ngã mạn (asmimāna: tưởng mình tài giỏi, khinh thường kẻ khác)

III. Tà mạn (mithyamāna: ngạo vì chấp trước tà kiến)

IV. Quá mạn (abhimāna: bằng mà tự cho là hơn hoặc thua mà cho là bằng)

V. Mạn quá mạn (manatimana: thua nhiều mà tự cho là hơn)

VI. Tăng thượng mạng (adhimāna: chưa chứng đạo mà tự cho chứng đạo)

VII. Ty liệt mạn (unamāna: thua nhiều mà cho là thua ít hoặc không thua; có ít lại khoe nhiều)

Chúng ta cũng có thể hiểu bảy cái mạn một cách cụ thể rõ ràng trong những trường hợp khác như vầy:

a) Thấy tưởng mình cao siêu hơn một người nào đó kém thua mình;

b) Thấy tưởng mình cao siêu hơn một người nào đó ngang hàng với mình;

c) Thấy tưởng mình cao siêu hơn một người nào đó cao siêu hơn mình;

d) Thấy tưởng mình có bản ngã cao siêu hơn mọi người về nhiều phương diện (cá tính, màu da, vị thế xã hội, quốc tịch, giáo dục, vân vân);

e) Thấy tưởng mình cao siêu về những đức tính mà mình tưởng rằng mình đạt được nhưng thực ra đó chỉ là tưởng tượng;

f) Thấy tưởng mình cao siêu vì tự cho rằng mình ngang hàng hay gần ngang hàng với những kẻ quá vĩ đại hơn mình đến một trời một vực, chẳng hạn cho rằng mình ngang hàng với Phật, với chư Đại Bồ Tát, với những bậc Đại Thánh Tăng, Đại Sư Trưởng, Đại Thiền Sư hay Đại Vĩ Nhân, vân vân.

g) Thấy tưởng mình cao siêu vì tưởng rằng mình hơn người qua những tài vặt, như kiểu anh hùng rơm qua những thành côngtính cách thế tục như đào hoa, trụy lạc, buôn lậu, thể thao, săn bắn, đánh bạc, du côn, đàng điếm hay bất cứ mánh khóe bịp bợm nào khả dĩ qua mặt và lường gạt người khác.

Có một điều dễ nhận rõ ràng: bất cứ kẻ nào còn có một chút mảy may kiêu ngạo thì không bao giờ có thể học được Phật Pháp một cách đứng đắn; tu hành chứng nhập những giáo lý cơ bản ở ngay bước đầu hành trình cần phải dẹp trừ tính kiêu căng, khinh mạn, tự phụ, tự cao, tự đại.

Kiêu mạn làm dơ bẩn tâm thức và đóng chặt lại trí óc. Một Phật tử kiêu mạn là người phá hoại Phật Pháp, và một thầy Tỳ kheo kiêu mạn là kẻ chỉ mang danh hiệu “Tỳ kheo” mà thực chất thì tệ hại hơn kẻ phàm phu tục tử, vì chính sự kiêu mạn trong hàng tăng chúng sẽ đưa Phật Pháp đến chỗ tiêu diệt. Đó là lý dođức Phật đã nêu ra về sự thối thất trí huệ của bậc Bồ Tát: “Không tôn trọng Phật Pháp, không kính Pháp sư, kiêu mạn tự cao, và khinh bỉ, làm thấp hèn kẻ khác”.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.
Gần đây trên các báo chí Hoa Kỳ và trên cộng đồng mạng có đề cập đến nhiều về từ ngữ WOKE và có nhiều độc giả hỏi về ý nghĩa của từ này. Chúng tôi cũng không biết rõ về ý nghĩa và xuất xứ của từ này, nên có cuộc trò chuyện với AI (trí thông minh nhân tạo) như sau:
Theo Biên niên sử Urangkhathat (Phrathat Phanom), bảo tháp cất giữ 9 xá lợi xương bàn chân của Đức Phật. Khách du lịch đã tụ tập trên lối đi dạo ven sông ở Nong Khai để xem bảo tháp trong khi những người khác đi thuyền để quan sát cận cảnh. Mực nước sông rút dần cho thấy cấu trúc cổ xưa đang bị xói mòn do dòng chảy của sông Mekong, đang bào mòn lớp đá bên ngoài của tháp.