Lời Mở Đầu Sách

18/04/201112:00 SA(Xem: 32748)
Lời Mở Đầu Sách

CON ĐÃ CÓ ĐƯỜNG ĐI
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

Lời Mở Đầu Sách


Mọi sinh hoạt của xã hội con người đang đi về hướng toàn cầu hóa. Những giá trị tâm linhđạo đức nào trong gia sản văn hóa của nhân loại cần được xét nghiệm và nhận diện để chúng ta có thể sử dụng mà hình thành nên một nền đạo đứctâm linh chung cho cả hành tinh chúng ta? Mỗi truyền thống đạo đức tâm linh đều có những viên ngọc quý có thể đem ra để đóng góp cho một nền tâm linhđạo đức toàn cầu. Đạo Bụt là một nguồn tuệ giác đã có mặt trên 2500 năm có thể đóng góp được gì? Đó là chủ đề của cuốn sách này.

Bất cứ một nền đạo đức luân lý nào cũng luôn luôn dựa trên nền tảng của một cái thấy sâu sắc về thực tại, thực tại nội tâm cũng như thực tại thế giới. Siêu hình học là nền tảng của đạo đức học. Đạo đức học của đạo Bụt phát sinh từ một suối nguồn tuệ giác mà Bụt Thích Ca và các hành giả kế tiếp đã đạt tới được nhờ kinh nghiệm thiền quán sâu sắc. Nguồn suối tuệ giác ấy được gọi là Chánh kiến (Right View), là sự chứng ngộ. Tuệ giác ấy có khi được gọi là Duyên Sinh, là Tương Tức, là Không, là Vô Tướng, là Bát Nhã, là Bất Nhị, là Trung Đạo, là Vô Ngã…. Tuệ giác ấy không phải là những ý niệm, những lý thuyết hình thành bởi tư duy, bởi lý luận mà là những kinh nghiệm trực tiếp về thực tại mà người hành giả đạt tới. Chỉ có người ăn xoài mới thực sự chứng nghiệm được hương vị của trái xoài, và kinh nghiệm này không thể trao truyền được cho kẻ khác, những người chưa bao giờ được ăn xoài, bằng ngôn ngữý niệm. Siêu hình học, nếu chỉ là sản phẩm của trí năng, lý luậnkiến thức khái niệm, thì không đủ để làm nền tảng cho một nền luân lý đạo đứcgiá trị thực tiễn.

Sách này trình bày và giới thiệu nền tuệ giác ấy cũng như những hình thái đẹp đẽ của nền đạo đức luân lý được phát nguồn từ nền tuệ giác ấy. Nếu biết cách tu tậpquán chiếu thì bạn đọc cũng có thể nương vào đó để đạt tới kinh nghiệm tâm linh và nguồn suối tuệ giác ấy một cách trực tiếp, như người không mãn ý với những ý niệm về hương vị của trái xoài mà muốn trực tiếp ăn xoài.

Trong ba tháng An Cư Kiết Đông vừa qua tại Đạo Tràng Mai Thôn, ba trăm hành giả đã cùng thiền tọa, thiền hành, chiêm nghiệm và pháp đàm về đề tài “Con Đường Của Bụt, những đóng góp của đạo Bụt cho một nền đạo đức toàn cầu.” Cuốn sách này ghi chép lại những bài pháp thoại đã được nói trong ba tháng an cư ấy. Đây là một tư liệu mà bạn đọc có thể sử dụng để quán chiếu và đi tới một cái thấy thấu triệt về thực tại bản thânthế giới, cái thấy ấy có thể giúp cho chúng ta thấy được con đườngnhân loại phải đi để có thể đưa xã hội và hành tinh ra khỏi tình trạng bạo động và hiểm nguy hiện tại. Nếu khôngchánh kiến, cái thấy thấu triệt ấy, thì ta sẽ không có khả năng thực tập chánh tư duy, chánh ngữchánh nghiệp để có thể vượt thắng những khó khăn của bản thânthế giới. Chánh kiến có khả năng hướng dẫn được cho khoa học và kỹ thuật để khoa học và kỹ thuật có thể giúp chúng ta chuyển ngược lại tình trạng hiện thời.

Siêu hình học mà làm nền tảng được cho đạo đức học thì cũng có thể được gọi là siêu hình học ứng dụng. Tuệ giác Bát nhã, tuệ giác Trung đạo, tuệ giác Tương tức, tuệ giác Bất nhịVô tướng của đạo Bụt nếu được đem ra áp dụng trong nếp sống hàng ngày dưới hình thức Bát chánh đạo sẽ có công năng phá bỏ được cuồng tín, cố chấp, kỳ thị, cực đoan, chia rẽ và hận thù. Trong tuệ giác Tương tức, ta với thế giới không phải là hai thực tại tách biệt: ta có trong thế giới, và thế giới có trong ta, ta là thế giới, thế giới là ta. Không có chủ thể nhận thức thì không có đối tượng nhận thức, không có đối tượng nhận thức thì không có chủ thể nhận thức. Cái nhìn bất nhị ấy khoa học hiện đại đã bắt đầu hé thấy. Vì vậy cho nên nói tới đạo đức học Phật giáo, ta không thể nào không tham cứu về tuệ giác Vô ngãBất nhị.

Năm giới tân tu mà bạn đọc tìm thấy trong sách này là hoa trái của thiền tập, được dâng hiến như văn bản của cái thấy đạo Bụt về một nền đạo đức toàn cầu. Chúng ta, người Phật tử, muốn cống hiến và đề nghị những gì đẹp đẽ nhất của truyền thống đạo Bụt cho nền đạo đức toàn cầu ấy. Chúng ta cũng thỉnh mời các truyền thống khác trên thế giới đề nghị và cống hiến những gì quý nhất và đẹp nhất của họ. Ước mong rằng các bạn độc giả sau khi đọc xong sách này có cơ duyên tiếp tục quán chiếutrao đổi để chúng ta có thể đóng góp được phần tối đa của chúng ta với tư cách là những người con Bụt.

Thiền sư Nhất Hạnh

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.