Thư Viện Hoa Sen

Hướng đến mẫu số chung

07/07/20191:04 SA(Xem: 5943)
Hướng đến mẫu số chung

  

HƯỚNG ĐẾN MẪU SỐ CHUNG
Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)

 

ngoi thien“Tuyên ngôn Venise của UNESCO nói: “Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó SỰ GẶP GỠ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu. Sự gặp gỡ chắc chắn xảy ra đó sẽ đem lại cho nhân loại một NỀN VĂN MINH MỚI”. (Theo trích dẫn trong phần đọc thêm).
--

(Bài văn kính ngưỡng Minh Triết Tâm Linh)

 

Ai mong ước trở về Chân-Thiện-Mĩ
Cũng phải vào nguồn minh triết tâm linh
Cần hướng đến mẫu số chung: Vô Ngã
Cần tự tri - tâm tỉnh thức hành thiền

Bao kiến thủ từ vô minh kiên cố
Óc não lập trình khuôn đúc cái “tôi”
Chấp thủ che mờ nhãn quan minh triết
Đạo đức nhân văn khập khiễng giữa đời

Cần hướng đến mẫu số chung: Vô Ngã
Cảm nghiệm cái “tôi” để chuyển hoá tâm
Đời hay đạo, sẽ trở thành mù quáng
Khi chẳng tự tri, điên đảo lăng xăng

Cõi thế gian ngày càng thêm ác nghiệp
Những say mê điên đảo mãi lan truyền!...
Tìm bạn lữ xiển dương Chân-Thiện-Mĩ
Cùng bên nhau đốt đuốc giữa vô minh.

 

(https://www.thivien.net)

--------

 

PHẦN ĐỌC THÊM

(Trong các trích đoạn, những chỗ chữ in hoa là do người đọc nhấn mạnh)

 

PHẦN 1:

 

HƠI THỞ MINH TRIẾT
(Bài thực hành)

Thở vào, cảm nhận hơi vào
Thở ra, cảm nhận hơi ra
Chú tâm lắng nghe hơi thở
Vọng tâm vọng tưởng dần xa

Toạ thiền hoặc không toạ thiền
Miễn sao ngồi thật an nhiên
Thở đều, hơi dài và nhẹ
Vơi bao nghiệp chướng ưu phiền

An định: dễ thấy cái “tôi”
Cái khuôn tâm não tháo lơi
Tự tri là gốc minh triết
Tỉnh thức vô ngã chiếu soi

Thở vào, cảm nhận hơi vào
Thở ra, cảm nhận hơi ra
Chú tâm lắng nghe hơi thở
Trí tuệ tâm linh thăng hoa

Y học có nhiều chứng minh
Công năng của hơi-thở-thiền
Nhân điện điều hoà cơ thể
Năng lượng vũ trụ diệu huyền

Vật lí có nhiều chứng minh
Tâm năng của hơi-thở-thiền
Lan toả duyên lành vô tận
Thiện ích khắp nẻo chúng sinh

Thở vào, lắng nghe hơi vào
Thở ra, lắng nghe hơi ra
Dần dần biết nghe vọng tưởng
Chân Tâm cực lạc khai hoa… (*)

 

(https://quangduc.com/a34495/hoi-tho-minh-triet)
---
(*): “TỰ TRI-TỈNH THỨC-VÔ NGÔ là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
(Đường Về Minh Triết; Tuệ Thiền Lê Bá Bôn; NXB Văn Nghệ, 2007; https://thuvienhoasen.org/a22566/duong-ve-minh-triet - toàn tập, có bổ sung, có bảng mục lục ở cuối file).
-------
* Đọc trong Trí Tuệ Nổi Trội. Karen Nesbitt Shanor (tiến sĩ sinh học. Viết chung với John Spencer, tiến sĩ y học. Dịch giả: Vũ Thị Hồng Việt. NXB Tri Thức, 2007):                                                                                                              “Các phương pháp thiền khuyến khích sự THỞ SÂU TỪ CƠ HOÀNH, được biết đến với chức năng nuôi dưỡng các cơ quan cần thiết và làm tăng các mức độ năng lượng, tăng tỉ lệ trao đổi chất và tái sinh các khu vực trì trệ của cơ thể.


(…) 20 năm trước khi chúng tôi đề nghị các bệnh nhân tập thiền để có sức khoẻ, chúng tôi thường gặp phải những thái độ hoài nghi. Giờ đây người ta đến các khoá học thiền ngày càng đông. Một công trình nghiên cứu mang tính bước ngoặt của Benson và Wallace cũng như HÀNG NGHÌN các nghiên cứu khoa học đã cho thấy các lợi ích VẬT CHẤTTINH THẦN của thiền và đặt nó ở một vị trí tuyệt vời, như một câu nói của người Scotland như sau “nó tốt cho những gì làm bạn đau đớn” mà không có tác dụng phụ nào cả. Bên cạnh đó, sự THIỀN ĐỊNH còn cung cấp cho người ta thêm năng lượng và khiến họ suy nghĩ tốt hơn, tăng cường khả năng ghi nhớ, tập trung và nâng cao tính sáng tạo”.
---


* Đọc trong Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu (E-rơ-nơ Mun-đa-sep; giáo sư tiến sĩ y học (Nga), nhà bác học lớn quốc tế. Dịch giả: Hoàng Giang. NXB Thế Giới, 2009):
 “Cụ thể là, nhờ tham thiền, sinh trường của tu sĩtrạng thái áp đảo quá trình tái sinh bệnh hoạn (ung thư), ổn định chức năng của các tế bào bệnh và kích thích các tế bào bình thường của cơ thể tái sinh. Nói một cách khác, bí quyết trường thọ ở các môn đồ không phải vì chu kì sống của các tế bào gia tăng, mà là SỰ THAY THẾ các tế bào già nua bằng các tế bào mới và phòng ngừa suy biến thành ung thư.                                                                                          

 

(…) Trên bước đường khoa học của mình, tôi luôn luôn đi theo cách thứ hai, nghĩa là từ cái chung đến cái riêng. Vì đã nhằm mục đíchgiải quyết những vấn đề y học cụ thể, trước tiên là bệnh ung thư, muốn hay không chúng tôi cũng phải nghiên cứu NĂNG LƯỢNG TÂM THẦN và những vấn đề liên can là NGUỒN GỐC loài người và vũ trụ”.
---


* Đọc trong Trí Tuệ Nổi Trội ( K.N.Shanor-tiến sĩ sinh học; dịch giả: Vũ Thị Hồng Việt):                                                                                                                  “Các nhà khoa học cũng đang quay lại và hướng sự tập trung vào việc tìm hiểu cách thức suy nghĩtrạng thái của chúng ta THỰC SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN lực từ trường bên trong VÀ XUNG QUANH chúng ta. (…) Thông qua cuốn sách này, chúng tôi phát hiện ra được năng lực của Ý THỨC SÂU KÍN và cách khai thác nguồn năng lượng khổng lồ, tình yêu thương và sự thông thái. Ý thức sâu kín được mọi người biết đến là phần trí tuệ sâu nhất. Nó được gọi với nhiều tên: quan sát viên giấu mặt, nhà tư tưởng phía sau những suy nghĩ, TRÍ TUỆ ĐIỀU HÀNH, người chỉ huy, chứng nhân, KHOẢNG KHÔNG GIAN GIỮA NHỮNG SUY NGHĨ (…)”.  
---------

 

PHẤN 2:

 

* Đọc trong Gợi Ý Về Minh Triết Tâm Linh & Cuộc Sống (Tuệ Thiền Lê Bá Bôn; Thuvienhoasen.org): “Cái chết của thân xác không làm chấm dứt dòng sinh mệnh tâm linh; SINH MỆNH TÂM LINH VÔ MINH vẫn tiếp tục trong vòng sinh hoá luân hồi theo nhân quả (NGHIỆP BÁO).

Một viện sĩ khoa học Liên Xô (cũ), ông M.A.Mikhiher phát biểu về vấn đề này như sau (Báo Giáo dục & Thời đại CN 9/3/1997): “Mỗi con người là một NĂNG LƯỢNG TINH THẦN trong một vỏ vật chất. Chết chỉ là băng hoại vỏ vật chất, còn năng lượng tinh thần thì tiếp tục LUÂN HỒI, tiếp tục vòng phát triển mới”.


Trong Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu (E.Mun-đa-sep, giáo sư tiến sĩ y học Nga) có nói rằng: “Mọi ngưòi đều biết rõ khái niệm karma (nghiệp), tức là các “vết tích” của các tiền kiếp để lại trong đu-khơ (đu-khơ là khối năng lượng tâm thần kết đông dưới dạng các trường xoắn – nói theo sách). GIAI ĐOẠN TRẦN THẾthế giới vật thể, đu-khơ có thể hoàn thiện mà cũng có thể thoái hoá.”


Tham khảo thêm Deepak Chopra-tiến sĩ y học, nhà nghiên cứu tâm linh (trong Sự Sống Sau Cái Chết-gánh nặng chứng minh): “Tiến sĩ Lommel, người lãnh đạo chương trình kinh nghiệm cận tử (…) thẩm tra 344 người bệnh loạn tim trong bệnh viện (tim đáng lẽ đập bình thường thì lại co thắt hỗn loạn). Tiến sĩ Lommel nói chuyện với họ trong vòng vài ngày trong khi họ sống lại và phát hiện ra việc gây mê và các loại thuốc không gây ảnh hưởng kinh nghiệm của họ. Tuy nhiên ông kinh ngạc hơn cả với các báo cáo về ý thức trong khi não không hoạt động. Nhiều năm sau nghịch lí này vẫn khiến ông sợ hãi: “Vào thời điểm đó những người này không chỉ có ý thức; ý thức của họ thậm chí bao quát hơn lúc nào hết. Họ có thể tư duy hết sức sáng suốt, có trí nhớ về tuổi thơ xa nhất và thể nghiệm sự liên kết chặt chẽ với mọi người, mọi vật xung quanh. Và bộ não hoàn toàn không có một chút biểu hiện hoạt động nào”. (…).

               

Có thể là ý thức KHÔNG NẰM TRONG bộ não. Đó là một khả năng gây sửng sốt, nhưng phù hợp với truyền thống tâm linh cổ đại nhất thế giới. (…) Khoa học trong thời đại vật lí lượng tử không phủ nhận SỰ TỒN TẠI CỦA CÁC THẾ GIỚI VÔ HÌNH. Hoàn toàn ngược lại”.
---


* Đọc trong Hành Trình Về Phương Đông (Blair T. Spalding-giáo sư đại học Oxford; dịch giả: Nguyên Phong; Thuvienhoasen.org):
“Thực ra khi sống và chết, con người không thay đổi bao nhiêu. Nếu khi sống họ ăn tham thì khi chết họ vẫn tham ăn, chỉ có khác ở chỗ điều này sẽ không còn được thoả mãn vì thể xác đã hư thối, tan rã mất rồi. Sau khi chết, tìm về nhà thấy con cháu ăn uống linh đình mà HỌ THÌ KHÔNG SAO ĂN ĐƯỢC, lòng ham muốn gia tăng cực độ như lửa đốt gan đốt ruột, ĐAU KHỔ không sao tả được.


- Như ông đã nói loài ma đói thường rung động theo không khí quanh đó, như thế họ có thoả mãn không?


- Khi người sống ăn ngon có các tư tưởng khoái lạc thì loài ma đói xúm quanh cũng tìm cách rung động theo tư tưởng đó, NHƯNG KHÔNG LÀM SAO THỎA MÃN cho được. Điều này ví như khi đói, nghĩ đến món ăn ngon ta thấy khoan khoái, ứa nước bọt, nhưng điều này đâu có thoả mãn nhu cầu bao tử đâu. Các loại ma hung dữ, khát máu thường tụ tập nơi mổ xẻ súc vật, lò sát sinh để rung động theo những không khí thô bạo ở đó. Những người giết súc vật trong nhà vô tình mời gọi các vong linh này đến, sự có mặt của chúng nó có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu, nhất là cho những người dễ thụ cảm. (...).


(...) Tôi đã gặp những người chôn cất của cải, phập phồng lo sợ có kẻ tìm ra, họ vẫn quanh quẩn gần đó và đôi khi tìm cách hiện về doạ nạt những người bén mảng đến gần nơi chôn dấu. Vong linh ghen tuông còn khổ sở hơn nữa, họ không muốn người họ yêu mến chia sẻ tình yêu với kẻ khác. Đôi khi họ điên lên khi chứng kiến sự âu yếm của người họ yêu mến và người khác. Dĩ nhiên họ không thể làm gì được nên vô cùng khổ sở. Những nhà lãnh đạo, những vua chúa, những người hống hách quyền uy thì cảm thấy bất lực khi không còn ảnh hưởng gì được nữa, họ HẾT SỨC ĐAU KHỔ”.
---


* Đọc trong Gợi Ý Về Minh Triết Tâm Linh & Cuộc Sống (Tuệ Thiền Lê Bá Bôn; Thuvienhoasen.org):
“Sau cái chết của thân xác, nếu linh hồn còn luẩn quẩn ở nơi thờ cúng và chốn mồ mả thì đó là những kiếp sống của linh hồn NGẠ QUỶ (quỷ đói).
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có nói rõ điều này.


Bà Phan Thị Bích Hằng, một nhà ngoại cảm nổi tiếng, cũng có đề cập và khuyên thân nhân nên tổ chức tụng kinh, CẦU NGUYỆN TRỢ LỰC cho các linh hồn cõi khổ được siêu thăng.


Trong Sự Sống Sau Cái Chết-gánh nặng chứng minh (Deepark Chopra-tiến sĩ y học) có nói rằng: “Những linh hồn bấn loạn MẮC KẸT giữa hai thế giới, và nếu những người thương yêu bị bỏ lại cứ cầu gọi hồn, cứ đau khổ, hoặc toan tính tiếp xúc với người đã mất, linh hồn sẽ tiếp tục xốn xang”.
---


* Đọc trong Ý Nghĩa Của Việc Hồi Hướng Công Đức Cho Người Quá Cố (K. Sri Dhammananda; Thích Tâm Quang dịch; Phattuvietnam.net):
“Theo Đức Phật, trong tất cả mọi hành động, TƯ TƯỞNG mới là điều thực sự quan trọng. Hồi hướng công đức căn bản là MỘT HÀNH ĐỘNG CỦA TÂM. (...).
Nguồn gốc và ý nghĩa việc hồi hướng công đức được các học giả đem ra bàn cãi. Mặc dầu tập tục cổ xưa này còn hiện hữu đến ngày nay tại nhiều quốc gia Phật giáo, chỉ một số RẤT ÍT Phật tử theo tập tục cổ xưa này HIỂU ĐƯỢC ý nghĩa của việc hồi hướng công đức và cách thức thích đáng để thi hành.


Nhiều người đã phí phạm thì giờ và tiền bạc vào những lễ nghitrình diễn vô nghĩa để tưởng niệm người đã qua đời. Họ không hiểu là KHÔNG THỂ NÀO giúp đỡ được người chết đơn giản bằng cách xây dựng mộ phần, mộ chí và nhà táng to lớn và những đồ tế nhuyễn khác. Cũng chẳng có thể giúp đỡ được người chết bằng cách đốt hương, vàng mã, vân vân...; và CŨNG CHẲNG THỂ giúp đỡ người chết bằng cách giết các súc vật và đem các loại thực phẩm khác để DÂNG CÚNG.Ta cũng không nên phí phạm đem đốt các vật dụng của người chết, cho rằng họ sẽ được hưởng do hành động này, đáng ra các vật dụng này nên đem phân phát cho những người nghèo khó.

CÁCH DUY NHẤT để giúp đỡ người chết là làm một số công đức theo đúng cách thức đạo giáo để tưởng nhớ đến họ. CÔNG ĐỨC gồm có những hạnh lành như bố thí, xây trường học, tự viện, cô nhi viện, thư viện, bệnh viện, ấn tống kinh sách để tặng, và các công việc từ thiện tương tự.
Tín đồ của Đức Phật nên hành động khôn ngoan và không nên mù quáng làm theo bất cứ điều gì MÊ TÍN.

Trong khi những người khác cầu nguyện thánh thần cho người chết thì người Phật tử trải tâm từ ái trực tiếp đến họ. Bằng cách làm những việc thiện, họ có thể hồi hướng công đức này đến người yêu quí để những người này được hưởng lợi lạc. Đó là cách thức tốt nhất để tưởng nhớ, để đem vinh dự thật sự và để khắc ghi mãi mãi tên người đã khuất. Được hoan hỉ, người quá cố sẽ đền đáp phúc lành lại cho những thân quyến hiện tiền. Cho nên bổn phận của thân quyến là tưởng nhớ đến người đã ra đi bằng cách HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC, và rải tâm từ ái trực tiếp đến họ”.

-----------

 

PHẦN 3:

 

* Đọc trong Sự Sống Sau Cái Chết-gánh nặng chứng minh (Deepak Chopra-tiến sĩ y học; dịch giả: Trần Quang Hưng):                                                                                                 “TRƯỜNG Ý THỨC LÀ CƠ SỞ của mọi hiện tượng trong Tự nhiên, bởi vì KHE HỞ TỒN TẠI GIỮA mọi electron, MỌI Ý NGHĨ, mọi khoảnh khắc thời gian. KHE HỞ LÀ điểm khống chế, SỰ TĨNH LẶNG Ở TÂM của sáng tạo, nơi vũ trụ liên kết mọi sự kiện. (…) Chúng ta cần nhớ NGUỒN GỐC CHUNG của mình. Tinh thần con người suy thoái khi chúng ta hạn chế mình trong một kiếp người và giam trong một thể xác. Trước hết chúng tatâm trítinh thần (…)”.
---


* Đọc trong Tự Do Đầu Tiên Và Cuối Cùng (J.Krishnamurti; dịch giả: Phạm Công Thiện. Danh nhân giác ngộ Jiddu Krishnamurti, người không theo tôn giáo nào cả, được Liên Hiệp Quốc tôn vinh):                                                                                                                              “Nếu ngài thấy rằng Ý THỨC CỦA MÌNH ĐƯỢC CHIA SẺ bởi tất cả con người khác sống trên trái đất này, lúc đó toàn bộ cách sống của ngài sẽ đổi khác. (…) MUỐN CHUYỂN HOÁ THẾ GIỚI, chuyển hoá sự khốn khổ, chiến tranh, nạn thất nghiệp, nạn đói, sự phân chia giai cấp và tất cả sự hỗn loạn khắp nơi thì chúng ta phải CHUYỂN HOÁ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH”.
---


* Đọc trong Sự Sống Sau Cái Chết (Deepak Chopra-tiến sĩ y học; dịch giả: Trần Quang Hưng):                                                                                                                     (…) Ở đây chúng ta có thêm một chứng minh là TẤT CẢ CHÚNG TA ĐƯỢC KẾT NỐI VỚI NHAU TRONG CÙNG MỘT TRƯỜNG Ý THỨC. Các đặc tính của trường này vận hành LÚC NÀY VÀ Ở ĐÂY:
Trường hoạt động như một TỔNG THỂ.
liên kết các sự kiện cách xa ngay tức thời.
Nó NHỚ mọi sự kiện.
tồn tại ngoài thời giankhông gian.
sáng tạo toàn vẹn bên trong mình.
Sáng tạo của nó lớn lên và mở rộng theo hướng tiến hoá.
Nó là Ý THỨC”.
---


* Đọc trong Thiền Luận-quyển trung (Daisetz Teitaro Suzuki-thiền sư cư sĩ; dịch giả: Tuệ Sỹ):                                                                                                                              “Mười phương thế giới thu vào MỘT ĐIỂM HIỆN TIỀN; quá khứ, hiện tại, vị lai tụ trong MỘT NIỆM ĐƯƠNG THỜI. Dù ở giữa hàng chư thiên cũng khó có niềm vui nào so được với đây; ở loài người lại càng hiếm lắm. Sự tiến bộ như thế trong đời sống tâm linh CÓ THỂ THÂU ĐẠT ĐƯỢC CHỈ TRONG VÀI BỮA, nếu hành giả dốc lòng tu tập”. (Thiền sư Bạch Ẩn).
---


* Đọc trong Lửa Giác Ngộ của ngài Jiddu Krishnamurti (dịch giả: Đào Hữu Nghĩa). (Những chỗ trong ngoặc đơn do người đọc làm cho rõ nghĩa).                      

 

“Không phải “tiếp xúc” mà là GIÁC VÀ SỐNG; nó có đó để bạn vươn tới nắm lấy. Để vươn tới và tiếp nhận cái đó, TƯ TƯỞNG HAY THỨC, (trong trạng thái vô minh) như ta biết, PHẢI CHẤM DỨT, bởi vì tư tưởng (trong trạng thái vô minh) thực sự là kẻ thù của cái đó. Tư tưởngkẻ thù của lòng từ, quá rõ rồi, đúng không? Và để đốt lên ngọn lửa TỪ BI VĨ ĐẠI ấy không đòi hỏi phải hi sinh lớn lao cái này cái nọ chi cả, mà là một TRÍ TUỆ TỈNH THỨC để THẤY động niệm. Và GIÁC ĐỘNG NIỆM LÀ CHẤM DỨT ĐỘNG NIỆM, đó mới thực là THIỀN.


(...) Hiện tại là cái “bây giờ”, cái hiện tiền. Cái hiện tiền chứa toàn bộ vận động của thời gian tư tưởng. (...) Đó là toàn bộ cấu trúc. Nếu cấu trúc của thời gian (tâm lí quy ngã) và tư tưởng (trong trạng thái vô minh-phiền não-xung đột) chấm dứt, CÁI HIỆN TIỀN mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Cái “BÂY GIỜ” bấy giờ là KHÔNG. Và cái KHÔNG (trường tiềm năng, tánh Không) thì dung chứa mọi cái có.


(...) Tôi tin rằng trong truyền thuyết cổ đại của Do Thái giáo người ta chỉ có thể nói về THƯỢNG ĐẾ - hay tên gọi gì cũng được - như thế này: “I am”-Tôi là-Tat tvam asi, bằng Phạn ngữ”.
---


* “Schrodinger, tác giả của phương trình cơ bản trong Thuyết lượng tử đã phát biểu: “Muôn đời và mãi mãi chỉ có bây giờ... HIỆN TẠI là cái duy nhất không có kết thúc”. (Theo giáo sư-viện sĩ Đào Vọng Đức, nguyên viện trưởng Viện Vật lí, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người về Khoa học và Tâm linh. Bài phỏng vấn “Khoa học lí giải Tâm linh như thế nào?”; Khoahoc.tv).
---


* “Triết gia Descartes nói một câu thâm sâu: “Tôi suy tưởng, vì vậy tôi hiện hữu.” Câu này rất đúng với trí thức, nhưng đối với thiền nó lại hoàn toàn sai. Trong thiền, ta càng suy nghĩ bao nhiêu, ta càng xa chân thân bấy nhiêu. Nếu ta lệ thuộc vào “cái tôi suy tưởng” ta sẽ không thể kinh nghiệm được sự thức tỉnh. Khi ta nói “tôi hiện hữu”, ta bắt buộc phải đẩy Chúa ra ngoài thành một đối tượng. Nhưng bản thể của Chúa là “Ta Là” (I Am) trong trạng thái “ĐANG LÀ” ở mọi nơi và trong HIỆN TẠI”. (Thiền Kitô Giáo; nhà nghiên cứu Đỗ Trân Duy; Daminhvn.net).
---


* “Tột trước cùng sau trở về NIỆM HIỆN TIỀN”. (Kinh Lăng Già Tâm Ấn; Thiền sư Thích Thanh Từ dịch).
---


* Đọc trong Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu (E. Mun-đa-sep; dịch giả: Hoàng Giang). Nhà bác học này nói:                                                                                                         “Tôi tuyệt đối tin rằng SỰ SỐNG VẬT THỂ trên trái đất đã được tạo ra bằng cách HỒN cô đặc dần. Mọi học lí cho rằng, sự sống trên trái đất xuất hiện do những phân tử phức tạp tự phát sinh và cô đọng thành những cơ thể sống, không vững vàng, xét cả trên quan niệm tôn giáo lẫn quan điểm vật lí học và hoá học hiện đại. (…).
Người cổ xưa cho rằng, vật chất sinh ra từ khoảng không. Nhà vật lí thiên tài Nga Ghên-na-đi Si-pốp, người đã lập được phương trình (A. Anh-xtanh đã không lập được) mô tả vật lí chân không, tức Tịnh vô tuyệt đối hoặc Tuyệt đối, cũng cho như vậy. (…).
Tuyệt Đối đó không đơn thuần là tịnh vô; đó là KHOẢNG KHÔNG có Cái gì đó. Trước mắt, khoa học chưa biết Cái gì đó. (…).
Theo giả thuyết của G. Sipốp: giữa các trường xoắn của thế giới tế vi và ý thức có mối liên hệ trực tiếp, bởi các trường xoắn là những chất chứa đu-sa (sinh trường) và đu-khơ.
(…) Dần dà trong quá trình tiến hoá trong thế giới tế vi xuất hiện đu-khơ – là KHỐI NĂNG LƯỢNG TÂM THẦN KẾT ĐÔNG dưới dạng các trường xoắn có thể bảo toàn vĩnh cửu trong mình một khối lượng THÔNG TIN to lớn. Nhiều đu-khơ tạo thành giữa chúng những mối liên hệ thông tin và tạo ra KHÔNG GIAN THÔNG TIN TOÀN THỂ, tức CÕI KIA (…).
(…) Mọi ngưòi đều biết rõ khái niệm karma (NGHIỆP), tức là các “vết tích” của các tiền kiếp để lại trong đu-khơ. Giai đoạn trần thếthế giới vật thể, đu-khơ có thể hoàn thiện mà cũng có thể thoái hoá.
---


* “(Thầy Đa-ram nói) Năng lượng linh hồnnăng lượng ở ngoài electron và ngoài proton. Nhưng TÂM NĂNG MẠNH MẼ VÔ CÙNG, nó có khả năng tác động lên lực hấp dẫn. Năng lượng của nhiều tâm có một sức mạnh lớn lao. Có tâm năng tích cực và tâm năng tiêu cực, chúng gắn liền với nhau.(…) Tâm năng tiêu cực (xấu ác) có thể thu hút các đối tượng phá phách của vũ trụ, tác động lên thiên nhiên. Bởi vậy, cùng với xung đột và chiến tranh, khá thường xuyên xảy ra động đất, rơi thiên thạch...”. (Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu; E. Mun-đa-sep; dịch giả: Hoàng Giang).
---


* Nguyễn Chung Tú (nguyên hiệu phó trường đại học Hùng Vương, giáo sư tiến sĩ vật lí) nói: “Có thể nói rằng GIEN NGHIỆP là cái do mỗi người tự tạo cho mình. Khi một người chết đi, thân thể vật lí của người ấy tan hoại, nhưng cái nghiệp ấy vẫn tiếp tục di truyền qua nhiều đời sống của người ấy”. Ông nhắc lại lời một học giả khác rằng: “TÂM TÍNH LÀ ĐỊNH MỆNH” - một câu nói rất quan trọng. (Nguyệt san Giác Ngộ số 17 năm 1997).
---


* “Dĩ nhiên chúng ta phải sử dụng các ngôn từ khi một điều gì đó được truyền đạt từ người này sang người khác, nhưng các ngôn từ chỉ là sự nêu trỏ suông chứ không phải là chính sự thực. Như kinh bảo, chúng ta phải dùng đến ngọn đèn ngôn từ để ĐI VÀO TRONG CÁI CHÂN LÍ NỘI TẠI của kinh nghiệm VƯỢT KHỎI NGÔN TỪTƯ TƯỞNG. Nhưng quả thực là hoàn toàn khờ dại khi tưởng ra rằng ngọn đèn ấy là mọi sự”. (Thiền sư D.T.Suzuki) – (Nghiên Cứu Kinh Lăng Già; D.T.Suzuki; dịch giả: Thích Chơn Thiện, Trần Tuấn Mẫn).
---


* Sống thì vượt ngoài thời gian (thời gian tâm lí, tức là cái “tôi” tâm lí-vọng tưởng), SỐNG LÀ HIỆN TIỀN SINH ĐỘNG, nhưng hiện tiền này không lệ thuộc vào thời gian (tâm lí). SỐNG LÀ CHÚ TÂM (tỉnh thức), không nằm trong biên cương của tư tưởng, trong giới hạn của cảm thức. Từ ngữ dùng để thông tin và, cũng như hình tượng, ngay chính chúng không có một ý nghĩa (thực tại) nào. Cuộc đời luôn luôn là hiện tiền sinh động, thời gian (tâm lí) luôn luôn thuộc vào quá khứ, và vì thế vào tương lai. Để cho thời gian (tâm lí) chết đi tức là sống trong HIỆN TIỀN. Chính lối sống này là BẤT TỬ, chứ không phải cách sống trong ý thức. Thời gian (tâm lí) là tư tưởng trong tâm thức, tâm thức thì bị đóng khung. Mạng lưới của tư tưởng, của cảm thức, luôn luôn hằn dấu sợ hãi, đau khổ. Đau khổ sẽ chấm dứt khi thời gian (tâm lí) chấm dứt. (Thiền sư Jiddu Krishnamurti. Trích trong Bút Hoa-nhật kí; dịch giả: Ẩn Hạc). (Những chỗ trong ngoặc đơn do người đọc làm cho rõ nghĩa).
---


* “Thiền, cốt yếu nhất là nghệ thuật KIẾN CHIẾU VÀO THỂ TÁNH của chúng ta; nó chỉ con đường từ triền phược đến giải thoát. (…) Bấy giờ, ta nhận ra ý nghĩa cuộc sống, ta biết rằng đó không phải là một nỗ lực mù quáng, mà cũng không phải là trường thao diễn những bạo lực vô tri; nhưng dầu không thấu hiểu được những ý nghĩa tối hậu của kiếp người, VẪN CÓ CÁI GÌ ĐÓ khiến ta VUI KHÔNG CÙNG để mà sống, và qua mọi cuộc thăng trầm ta vẫn thảnh thơi mà an thân lập mệnh, không thắc mắc, không hoài nghi, không bi quan yếm thế”. (Thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki) - (Thiền Luận - quyển thượng, luận I; D.T.Suzuki; dịch giả: Trúc Thiên).

---

 

* “Một ngày nào đó của thiên niên kỉ thứ 3, con người sẽ hỏi đâu là sự khám phá quan trọng nhất của thế kỉ 20 đối với nền văn minh Tây phương, khi ấy câu trả lời không phải là sự khám phá ra năng lượng nguyên tử, cũng không phải là sự khám phá ra những vũ trụ song đối, mà chính là sự khám phá về trạng thái TỰ DO tối thượng của BẢN THỂ con người”. (Question de Albin Michel số 77/1989; Nguyễn Thế Đăng dịch).
---


* Tuyên ngôn Venise của UNESCO nói: “Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó SỰ GẶP GỠ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu. Sự gặp gỡ chắc chắn xảy ra đó sẽ đem lại cho nhân loại một NỀN VĂN MINH MỚI”. (Báo Giác Ngộ số 15/1991).

-----------

 

PHẦN 4: ĐỌC “CHẤM DỨT THỜI GIAN” - ĐI TÌM DẤU VẾT SỰ SỐNG BẤT SINH BẤT DIỆT

https://thuvienhoasen.org/a32204/doc-cham-dut-thoi-gian-di-tim-dau-vet-su-song-bat-sinh-bat-diet

 

(Đọc trong Chấm Dứt Thời Gian, một đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và ngài David Bohm. Ngài Krishnamurti là một danh nhân giác ngộ được Liên Hiệp Quốc tôn vinh. Ngài David Bohm là một nhà khoa học lớn, giáo sư tiến sĩ vật lí. Bản dịch của dịch giả Đào Hữu Nghĩa.
Những chỗ trong ngoặc đơn và chữ in hoa là do người đọc làm cho rõ nghĩa).
---
(...)
Krishnamurti: Động thái TRỞ THÀNH (về mặt tâm lí-tức là thời gian tâm lí) dựng lên một trung tâm ở bên trong, TRUNG TÂMVỊ NGÃ, phải không? (Trang 9).


(...)
Krishnamurti: Tôi hiểu. Nhưng tôi đang thử khám phá NGUỒN GỐC của những nỗi đau khổhỗn loạnxung đột, đấu tranh này – chỗ bắt đầu của chúng ta là gì? Khởi đầu buổi nói chuyện tôi đã hỏi: phải chăng nhân loạiđã đi sai đường? Phải chăng NGUỒN GỐC LÀ CÁI “TÔI” và “cái không phải Tôi”.


David Bohm: Tôi nghĩ ta đã tiếp cận được vấn đề rồi. (Trang 9).


(...)
Krishnamurti: Tôi muốn PHẾ BỎ THỜI GIAN VỀ MẶT TÂM LÍ (tức là mọi nhớ tưởng-suy nghĩ bị dính chặt với “cái Tôi” tâm lí). (Trang 13).

(...)
David Bohm: Nhưng tôi nghĩ ý ông cho rằng TRÍ (trí siêu việt) không phát sinh từ trong não. Phải vậy không? Có lẽ não là một công cụ của trí?


Krishnamurti: Và trí không thuộc thời gian. Hãy thấy xem thế nghĩa là gì?


David Bohm: Trí không tiến hoá cùng với não?


Krishnamurti: Trí không thuộc thời gian và não thuộc thời gian – phải chăng đó là nguồn gốc của xung đột? (Trang 20).


(...)
Krishnamurti: Não đã tiến hoá.


David Bohm: Não đã tiến hoá vì vậy nó đã chứa thời gian (thời gian tâm lí-cái “tôi” tâm lí) trong đó.


Krishnamurti: Vâng, nó đã tiến hoá, thời gian (tâm lídự phần vào đó.


David Bohm: Thời gian trở thành THÀNH PHẦN của chính  CẤU TRÚC NÃO.


Krishnamurti: Vâng.


David Bohm: Trong khi TRÍ (trí siêu việthoạt động không có thời gian, còn não (với những nhớ tưởng-suy nghĩ dính chặt với cái “tôi”) thì không thể làm thế.


Krishnamurti: Có nghĩa rằng THƯỢNG ĐẾ (trí tuệ vũ trụ, tánh viên giác) chỉ hoạt động nếu NÃO TỊCH LẶNG, nếu não không còn mắc kẹt trong thời gian (thời gian tâm lí-tức là cái “tôi” tâm lí). (...).


Krishnamurti: Không phải não có khả năng THẤY được những gì nó hiện đang làm sao – bị vướng mắc trong thời gian – thấy rằng trong tiến trình đó XUNG ĐỘT không có chỗ dứt sao? Có nghĩa là, có chăng một thành phần nào của não không thuộc thời gian? (...).


David Bohm: Không phải một thành phần, mà đúng hơn rằng não phần lớn bị khống chế bởi thời giantuy nhiên, không có nghĩa nhất thiết nó không thể thay đổi. (Trang 20-21).


(...)
David Bohm: Tức là phủ nhận toàn bộ thời gian (thời gian tâm lí-cái tôi tâm lí).


Krishnamurti: Thời gian (tâm lí) là kẻ thù. Hãy GIÁP MẶT nó và VƯỢT QUA nó. (Trang 23).


(...)
David Bohm: Trí não không (còn) bị vướng mắc sâu vào thời gian (thời gian tâm lí-cái tôi tâm lí) bởi nó không có kiến thức (mang tính chất) tâm líđể tự cơ cấu.


Krishnamurti: Vâng.


David Bohm: Vậy ta nói rằng VÙNG NÃO PHẢI TỰ CƠ CẤU bằng cách TỰ TRI về mặt tâm lí.


Krishnamurti: Liệu bấy giờ trí não có hỗn loạn đảo điên không? Chắc chắnlà KHÔNG? (Trang 28).


(...)
Krishnamurti: Không còn thời gian (thời gian tâm lí-cái “tôi” tâm lí). Bấy giờ biến cố gì xảy ra? Không phải xảy ra (riêng biệt) cho tôi, cho não tôi. Điều gì xảy ra? Ta đã nói rằng khi (tâm) ta phủ nhận thời gian (tâm lí) thì không còn có gì cả. Sau cuộc nói chuyện dài này, (ta hiểu rằng) KHÔNG GÌ CẢ NGHĨA LÀ TẤT CẢ. Tất cả là NĂNG LƯỢNG. Và ta đã ngưng ở đó. Nhưng đó không phải là chấm dứt, là cuối cùng.


David Bohm: Không phải.


Krishnamurti: Không phải cuối cùng. Lúc đó điều gì diễn ra? SÁNG TẠOphải không?


David Bohm: Vâng, cái gì đó tương tự như vậy.


Krishnamurti: Nhưng không phải là nghệ thuật sáng tạo tương tự như viết lách và vẽ vời. (…).

 

David Bohm: Không phải là một tiến trình trở thành (về tâm lí quy ngã).

 

Krishnamurti: Ồ không, tiến trình đó đã cáo chungTRỞ THÀNH (tiến trình tâm lí quy ngã) là cái tệ hại nhất, đó là thời gian (tâm lí), đó là nguồn gốc đích thực của XUNG ĐỘT. Ta đang thử khám phá xem điều gì xảy ra khi CÁI “TÔI”, TỨC THỜI GIAN hoàn toàn chấm dứt. Tôi tin Phật đã nói đó là Nirvava (Niết-bàn). Và tín đồ Ấn giáo gọi là Moksha (giải thoát). Tôi không biết, phải chăng giáo đồ của Chúa gọi là Thiên Đàng.

(Trang 33 & 36).


(...)
David Bohm: Chắc ông thấy, ta phải làm rõ, bởi vì ông nói rằng thế giới tự nhiên là sự sáng tạo của cái TÂM VŨ TRỤtuy thế tự nhiên vẫn có thực tại riêng.


Krishnamurti: Mọi điều đó hiểu được.


David Bohm: Nhưng hầu như toàn thể tự nhiên đều do cái tâm vũ trụ tạo.


Krishnamurti: Tự nhiên vốn thuộc cái tâm vũ trụ. Tôi thử tìm cách chấm dứt cái tâm cá biệt; bấy giờ chỉ còn có TÂM, tâm vũ trụ đúng chứ? (Trang 38-39).


(...)
Krishnamurti: Vâng. Trong trật tự vũ trụ có vô trật tự, vô trật tự ấy có liên quan đến con người.


David Bohm: Không phải vô trật tự ở bình diện vũ trụ.


Krishnamurti: Không phải. Ở bình diện thấp hơn nhiều.


David Bohm: Vô trật tựhỗn loạn ở bình diện con người.


Krishnamurti: Và tại sao con người đã sống trong tình trạng này từ khởi thuỷ?


David Bohm: Bởi vì con người còn VÔ MINH-ignorant, chưa thấy ra sự thật.


Krishnamurti: Nhưng CON NGƯỜI VỐN THUỘC VÀO CÁI TOÀN THỂ, CÁI NGUYÊN VẸN, nhưng trong một góc hẹp, con người tồn tại và sống trong hỗn loạn, vô trật tự. Còn cái TRÍ THÔNG MINH TỈNH THỨC MÊNH MÔNG này thì không. (Trang 41).

(...)
Krishnamurti: Bởi vì “X” (người giác ngộ) không “bằng lòng” với việc thuyết giảng và thảo luận suông. Cái mênh mông vô tận đó, chính là “X”, phải thực sự có hiệu quả, phải làm cái gì đó. (...).


David Bohm: Nhất thiết phải làm thế. Nhưng cái mênh mông vô tận ấy sẽ tác động hay thay đổi nhân loại cách nào? Khi ông nói thế, gợi ý người ta hiểu rằng có một hiệu quả siêu-cảm-giác lan toả khắp.


Krishnamurti: Đó là chỗ tôi đang nắm bắt đây. (...).


David Bohm: Vâng. Bởi vì thức tâm cũng khởi lên từ nền tảng, nên hoạt động này ẢNH HƯỞNG TOÀN NHÂN LOẠI cũng từ NỀN TẢNG.


Krishnamurti: Vâng. (Trang 228-229).

(...)
Krishnamurti: (...) “X” (người giác ngộ) nói, có lẽ chỉ cần có MƯỜI NGƯỜI được trang bị bằng TUỆ GIÁC này là có thể làm THAY ĐỔI XÃ HỘI, không phải tổ chức lại hệ thống chính trị này, khác. Công cuộc thay đổi đó hoàn toàn khác hẳn và đặt nền tảng trên TRÍ TUỆ và TỪ BI. (Trang 237).


(...)
Người hỏi: Phải ông nói TRI GIÁC (thấy biết như thực) DÙ MỘT PHẦN NHỎ BÉ cũng là cái MÊNH MÔNG VÔ TẬN?


Krishnamurti: Dĩ nhiêndĩ nhiên.


Người hỏi: Phải tự thân tri giác là NHÂN TỐ làm thay đổi?


David Bohm: Phải ông nghĩ rằng việc tri giác cái phần nhỏ bé đó chuyển hướng nhân loại thoát khỏi con đường nguy hiểm họ đang đi?


Krishnamurti: Vâng, tôi nghĩ thế. Nhưng để đánh lệch hướng đi vào chỗ huỷ diệt của con người, ai đó phải BIẾT LẮNG NGHE. Đúng chứ? Ai đó, người nào đó – mười người nào đó cũng được – phải biết lắng nghe.


David Bohm: Vâng.


Krishnamurti: Lắng nghe TIẾNG GỌI của cõi mênh mông vô tận đó (“phản văn văn tự tánh”).


David Bohm: Vậy là cái mênh mông vô tận (tánh viên giác) có thể làm lệch hướng đi của con ngườiCÁ NHÂN KHÔNG THỂ làm được việc đó. (Trang 239).

---

(...)
Krishnamurti: Tôi muốn thảo luận với bạn và có lẽ cả Narayan (hiệu trưởng trường Rishi Valley) xem điều gì đang diễn ra nơi bộ não nhân loại. Ta có một nền văn minh mở mang, tiến bộ rất cao nhưng đồng thời cũng rất dã man, tàn ác với tính vị kỉ được nguỵ trang dưới mọi lớp áo tinh thầntôn giáo. TẬN SÂU TRONG NỘI TÂM CŨNG CÓ TÍNH VỊ KỈ khủng khiếp đó. Não bộ con người đã TIẾN HOÁ liên tục qua nhiều ngàn năm để ĐI ĐẾN GIAI ĐOẠN CHIA RẼ HUỶ DIỆT NÀY mà tất cả chúng ta đều biết. Vì thế tôi tự hỏi phải chăng não bộ người, không phải não bộ đặc biệt riêng tư nào cả, mà là NÃO BỘ LOÀI NGƯỜI, đang hư hỏng, sa đoạ? Phải chăng não đang ở trong tình trạng suy đồi một cách chậm và chắc? Hay liệu trong một đời người ta, ta có thể mang lại TRONG NÃO MỘT SỰ ĐỔI MỚI toàn diện – một cuộc đổi mới toàn vẹntriệt để, bất nhiễm? Tôi đã tự hỏi mọi điều ấy và tôi muốn thảo luận.


Tôi nghĩ não bộ nhân loại không phải là não bộ của cá nhân nào, nó không phải của tôi hay bất kì của ai khác. Đó là não bộ của nhân loại đã tiến hoá qua nhiều nghìn năm. Và trong cuộc tiến hoá đó, não đã tích luỹ một lượng lớn khủng khiếp kinh nghiệmkiến thức và những hành động tàn ác, hung bạo và thô bỉ của tính vị kỉ hay ích kỉ. Có thể nào cởi bỏ tất cả mọi thứ ấy và đổi khác không? Bởi vì rõ ràng NÃO ĐANG VẬN HÀNHTRONG NHỮNG MÔ HÌNH. Dù đó là mô hình tôn giáo, khoa học, kinh doanh... hay mô hình gia đình thì não vẫn luôn luôn vận hành trong CÁI VÒNG LUẨN QUẨN (cái “tôi” tâm lí) nhỏ nhen cạn cợt. Các vòng luẩn quẩn ấy VA CHẠM NHAU, mâu thuẩn dường như không có chỗ dứt. Vậy cái gì, yếu tố nào sẽ đứng ra phá vỡ việc hình thành các mô hình này mà không rơi vào mô hình mới khác, mà phá vỡ toàn bộ hệ thống mô hình, dù là đau khổ hay khoái lạc? Tóm lại, não đã chịu nhiều cú sốc, nhiều thách thức và áp lực. Và nếu nó không đủ khả năng để TỰ ĐỔI MỚI hay tự trẻ hoá lại thì có rất ít hi vọng. Bạn hiểu chứ?

David Bohm: Chắc ông thấy, có một khó khăn trước mắt. Nếu ông suy nghĩ đến cấu trúc của não, ta không thể đi sâu vào cấu trúc đó về mặt vật lí.

Krishnamurti: Về mặt vật lí, ta không thể. Tôi biết, ta đã thảo luận điều ấy. Vậy não phải làm gì? Các chuyên gia về não người có thể quan sát, lấy não người chết ra xem xét, nhưng làm thế không giải quyết được vấn đề. Đúng chứ?


David Bohm: Không thể.

Krishnamurti: Vậy con người phải làm gì khi biết rằng KHÔNG THỂ THAY ĐỔI ĐƯỢC NÃO TỪ BÊN NGOÀI? Nhà khoa học, chuyên gia về não và nhà thần kinh học đã giải thích đủ điều, nhưng các giải thích, các nghiên cứu của họ cũng không giải quyết được vấn đề này.

David Bohm: Không có bằng chứng cho thấy là họ có thể.


Krishnamurti: Không có bằng chứng.
(...)
David Bohm: Câu hỏi tiếp theo là liệu não có thể tri giác chính cấu trúc của mình.
Krishnamurti: Liệu NÃO CÓ THỂ TRI GIÁC (thấy biết như thực) CHÍNH HOẠT ĐỘNG CỦA NÓ không? Và không chỉ tri giác chính hoạt động của mình mà tự mình còn CÓ ĐỦ  NĂNG LƯỢNG để phá vỡ tất cả mô hình và thoát khỏi đó không?
(...)
David Bohm: Vâng, tôi nghĩ ở một giới hạn nào đó, ta phải buông bỏ kiến thức của ta, chắc ông thấy, kiến thức có thể có giá trị đến một giới hạnnào đó và quá giới hạn đó kiến thức không còn giá trịKiến thức trở thànhchướng ngại. Ông có thể nói NỀN VĂN MINH CỦA TA ĐANG SỤP ĐỔ DO CÓ QUÁ NHIỀU KIẾN THỨC.

Krishnamurti: Đương nhiên thôi.


David Bohm: Ta không biết loại bỏ chướng ngại.
(...)
Krishnamurti: Vâng, tôi muốn đặt vấn đề về toàn bộ cái ý nghĩ muốn có kiến thức.


David Bohm: Nhưng, một lần nữa, nói thế không rõ lắm, bởi vì ta chấp nhận rằng ta cần có một số kiến thức.


Krishnamurti: Đương nhiên, ở một mức độ nào đó.


David Bohm: Vậy không rõ ông muốn đặt vấn đề về loại kiến thức nào?


Krishnamurti: Tôi đặt vấn đề về việc kinh nghiệm lưu lại kiến thức, tức để lại một dấu ấn.


David Bohm: Vâng, nhưng loại dấu ấn gì? Dấu ấn tâm lí à?


Krishnamurti: Đương nhiên, DẤU ẤN TÂM LÍ (tức cái “tôi”). (Trang 241-250).

(...)
Krishnamurti: (...) Ta đang tiến đến một điểm, tức là TRI GIÁC TRỰC TIẾP và HÀNH ĐỘNG TỨC THÌ. Thông thường tri giác của ta bị điều khiển bởi kiến thức (mang dấu ấn tâm lí vị ngã), bởi quá khứ (mô hình tâm lí), tức là kiến thức đứng ra tri giác và từ đó mà có hành động. Đó là nhân tố CO RÚT NÃO, gây lão suy.

Có chăng một tri giác không bị trói buộc bởi thời gian (thời gian tâm lí – tức cái “tôi”)? Và do đó có hành động tức thì? Tôi trình bày như vậy có rõ chưa? Nghĩa là, bao lâu não, đã tiến hoá qua thời gian (mang dấu ấn tâmlí), vẫn còn sống trong mô hình của thời gian thì vẫn còn chịu tình trạnglão suy. Nhưng nếu ta có thể phá vỡ mô hình thời gian đó, nếu não đã phá vỡ mô hình thời gian đó, từ đó mới có CÁI KHÁC diễn ra.
(...)
Narayan: Phải ý ông muốn nói rằng, chính việc THẤY cái tiến trình mang tính huỷ diệt ấy là NHÂN TỐ GIẢI THOÁT?


Krishnamurti: Đúng thế.
(...)
Krishnamurti: Tôi không nói về việc tồn tại mãi mãi – tuy thế tôi không chắc là não bộ vật chất không thể tồn tại mãi mãi (năng lượng bản thể). Không, đây là việc hết sức nghiêm túc, tôi không nói đùa đâu. (Trang 258-261).

(...)
David Bohm: Phải ông nói rằng NỘI DUNG TÂM LÍ NÀY LÀ MỘT CẤU TRÚC VẬT LÍ nào đó nằm trong não? Nhằm mục đích để cho nội dung tâm lí này tồn tại, não qua bao nhiêu năm đã thực hiện thật nhiều NHỮNG KẾT NỐI CỦA TẾ BÀO NÃO hầu cấu tạo nội dung này?


Krishnamurti: Chính xácchính xác.

David Bohm: Và rồi một ánh chớp của TUỆ GIÁC (tri giác thuần khiết, trực tiếp) SOI THẤY tất cả mọi điều ấy, và tất cả không còn cần thiết nữa. Do đó, tất cả mọi điều ấy bắt đầu tan biến. Và khi đã TAN BIẾN thì không còn có nội dung (tâm lí) nữa. Bấy giờ, bất cứ não làm việc gì cũng đều khác hết.


Krishnamurti: Hãy đi xa hơn. Bấy giờ, có sự trống không hoàn toàn.

David Bohm: Đúng. Trống không nội dung. Nhưng khi ông nói trống không hoàn toàn, phải ý ông muốn nói trống không tất cả NỘI DUNG TÂM LÍ (vị ngã-cái “tôi”) này?


Krishnamurti: Đúng thế. Và sự trống không đó có một năng lượng khủng khiếp. CÁI KHÔNG ĐÓ LÀ NĂNG LƯỢNG.

David Bohm: Vậy phải ý ông muốn nói rằng não, do đã thực hiện tất cả những kết nối phức tạp ấy, đã giam hãm một lượng lớn năng lượng?


Krishnamurti: Đúng đấy. Tiêu hao năng lượng.


David Bohm: Và khi các kết nối bắt đầu tan biến thì năng lượng liền có đó.


Krishnamurti: Vâng.


David Bohm: Phải ông nói năng lượng là vật lí cũng là năng lượng khác?


Krishnamurti: Tất nhiên. Bây giờ ta có thể đi tiếp vào chi tiết hơn. Nhưng nguyên lí này, NGUỒN GỐC của nó, là một Ý NIỆM hay một SỰ KIỆN? Tôi nghe tất cả mọi điều ấy bằng thính giác, nhưng tôi có thể biến điều tôi nghe thành một ý niệm. Nếu tôi nghe không chỉ bằng lỗ tai, mà BẰNG CẢ TỰ THỂ CỦA TÔI, bằng chính trong cấu trúc của tôi thì lúc đó, VIỆC GÌ XẢY RA? Nếu không nghe theo cách đó, tất cả mọi điều ấy đơn thuần trở thành một ý niệm, và tôi quay cuồng tất cả phần đời còn lại của mình chơi đùa với những ý niệm. (...).

(...)

Krishnamurti: THIỀN là TUỆ GIÁC
(Trang 273-276).


(...)
David Bohm: Vật chất đang động. Ông có thể nói rằng có bằng chứng về điều đó, rằng khoa học đã tìm thấy vô số những phản ứng đều do các dây thần kinh.


Krishnamurti: Có phải bạn nói rằng vật chất và chuyển động đều là những phản ứng tồn tại trong tất cả vật chất hữu cơ.


David Bohm: Vâng, mọi vật chất ta biết đều tuân theo định luật TÁC ĐỘNG VÀ PHẢN ỨNG. Mỗi tác động đều có một phản ứng tương xứng.


Krishnamurti: Vậy tác động và phản ứng là một tiến trình vật chất như TƯ TƯỞNG vậy. Bây giờ việc VƯỢT LÊN TRÊN TIẾN TRÌNH ĐÓ mới là vấn đề.
(...)
Krishnamurti: Bởi vì bất kì động đậy nào của tư tưởng đều là một tiến trình vật chất.
(...)
David Bohm: Vâng. Vậy ta nói tư tưởng là như thế. Tư tưởng vẫn xuất phát từ cái nền tảng kiến thức. Vì thế, ông cho rằng CÁI MỚI phát sinh KHÔNG THUỘC VÀO TIẾN TRÌNH NÀY?


Krishnamurti: Vâng, có cái gì đó mới thì TƯ TƯỞNG, như một tiến trình vật chất, PHẢI CHẤM DỨT.


David Bohm: Và rồi sau đó tiến trình tư tưởng có thể ĐƯỢC SỬ DỤNGLẠI.


Krishnamurti: Sau đó, vâng. (...). (Trang 322-324).

(...)
Krishnamurti: (...) Giờ đây, tôi xin hỏi, phải chăng vũ trụ vạn vật và cái trí, đã tự mình trút sạch trống không mọi thứ (tâm lí vị ngã), đó là một?


David Bohm: Phải chăng chúng là một?


Krishnamurti: Chúng không tách biệt, riêng lẻ, chúng là một (pháp thân-pháp giới).


David Bohm: Vậy, ông đang nói rằng VŨ TRỤ VẬT CHẤT giống như THÂN CỦA CÁI TRÍ TUYỆT ĐỐI?


Krishnamurti: Vâng, chính xác.


David Bohm: Nói thế thật là ấn tượng!
(...)
Krishnamurti: Ta cũng đồng ý ở chỗ rằng có cái TRÍ PHỔ QUÁT này và trí con người có thể HOÀ NHẬP vào đó khi có TỰ DO GIẢI THOÁT. (Trang 342-343).

(...)
Krishnamurti: Từ cái cá biệt riêng tư, cần thiết phải đi đến cái chung, cái phổ biến, rồi từ cái phổ biến vẫn tiếp tục vào sâu hơn nữa và có lẽ, có cái tánh thuần khiết được gọi là TỪ BI, TÌNH YÊU và TRÍ TUỆ. Nhưng điều đó có nghĩa rằng bạn phải đặt hết trí, tâm và toàn bộ tự thể của bạn vào công cuộc TRA XÉTKHÁM PHÁ này. (...). (Trang 369-370).

-----------

 

PHẦN 5: SƯU TẦM TRONG “LỬA GIÁC NGỘ”  - BỔ SUNG PHẦN ĐỌC TRONG “CHẤM DỨT THỜI GIAN”

https://thuvienhoasen.org/a32212/suu-tam-trong-lua-giac-ngo-bo-sung-phan-doc-trong-cham-dut-thoi-gian-

 

(Sưu tầm trong Lửa Giác Ngộ - đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và một số hành giả thiền định. Dịch giả Đào Hữu Nghĩa; nxb Thời Đại, 2010.

Đọc “Chấm Dứt Thời Gian” - Đi Tìm Dấu Vết Sự Sống Bất Sinh Bất Diệtđã được đăng ở trang web này. Chấm Dứt Thời Gian (Krishnamurti, ĐHN dịch) do nxb Thời Đại xuất bản năm 2010.

Những chữ trong ngoặc đơn và chữ in hoa là do người đọc làm cho rõ nghĩa).
---- 
(...)
Krishnamurti: (...) Tâm không sao bước vào một chiều không gian hoàn toàn mới khác nếu còn có bóng đen của kỉ niệm (mang tính tâm lí quy ngã-cái “tôi”). Bởi “CÁI KIA” VỐN PHI THỜI GIAN. Cái chiều không giankia vốn vĩnh hằng, và tâm trí muốn thâm nhập vào đó phải không có yếu tố thời gian (thời gian tâm lí-động thái trở thành của cái “tôi”). Tôi nghĩ điều này hợp lẽ và hợp logic.


Pupul Jayakar: Nhưng cuộc sống không mang tính logic cũng không hợp lẽ.


Krishnamurti: Tất nhiên là không. Muốn thấu hiểu cái VĨNH HẰNG – mà không qua thời gian – tâm trí phải thoát khỏi mọi sự được tích tập góp nhặt về mặt TÂM LÍTỨC THỜI GIAN. Muốn thế, tất phải chấm dứt thôi.


Pupul Jayakar: Vậy là không có việc thâm nhập khám phá sự chấm dứt?


Krishnamurti: Ồ, có chứ.


Pupul Jayakar: Khám phá sự chấm dứt như thế nào?


Krishnamurti: Chấm dứt cái gì – chấm dứt sự tiếp nối liên tục của một tư tưởng, một xu hướng, một dục vọng đặc biệt nào đó, chính các chất liệu này tiếp sức sống cho sự liên tục. Sinh và tử - trong khoảng cách mênh mông này là SỰ LIÊN TỤC TIẾP NỐI SÂU XA như dòng sông. Lưu lượng nước làm cho dòng sông trở nên tuyệt vời – như sông Hằng, sông Rhine, sông Amazone và ta không thấy được vẻ đẹp của dòng sông. Như bạn thấy đó, ta chỉ sống trên bề mặt nông cạn của dòng đời mênh mông. Ta không thấy cái đẹp của nó vì ta mãi mãi sống trên bề mặt. Và chấm dứt là CHẤM DỨT CÁI BỀ MẶT NÔNG CẠN NÀY. (Trang 122-123).


(...)
Krishnamurti: Bà đã nói hai điều: THỨC, consciousness của Krishnamurti và sự chấm dứt của thân xác. Thân xác sẽ chấm dứt bởi tai nạn, bệnh tật. Điều đó là hiển nhiên. Thế còn thức của người đó là gì?


Pupul Jayakar: Mênh mông vô tận, tràn ngập thương yêu.


Krishnamurti: Nhưng tôi không gọi đó là thức.


Pupul Jayakar: Tôi dùng từ “thức” để kết hợp với thân xác của Krishnamurti. Tôi không nghĩ ra từ nào khác. Có thể gọi là “TÂM của Krishnamurti”. (Trang 123).


(...)
Krishnamurti: Và tôi thấy điều này. Tôi CẢM NHẬN được nó. Với tôi, đây là một TÂM THÁI DIỆU KÌ hơn cả. Qua bạn, qua sự tiếp xúc của tôi với bạn, tôi CẢM NHẬN CÁI MÊNH MÔNG ấy. Và toàn bộ sức mạnh trong tôi thôi thúc tôi nói tôi phải nắm lấy nó (ngộ-nhập). Và bạn có nó – tất nhiên, không phải bạn, Pupul, có nó. Nó có đó, ở đó. Nó không phải của bạn hay của tôi. Nó ở đó, có đó.


Pupul Jayakar: Nhưng nó có đó bởi vì có ông.


Krishnamurti: Nó có đó không phải bởi có tôi. Nó ở đó. (Trang 125).


(...)
Pupul Jayakar: Phải chăng ý ông muốn nói: HÃY TỰ MÌNH LÀ ÁNH SÁNG CHO MÌNH, tức là, tiếp xúc cái đó mà không có người...


Krishnamurti: Không phải “tiếp xúc” mà là GIÁC VÀ SỐNG; nó có đó để bạn vươn tới nắm lấy (chánh tinh tấn). Để vươn tới và tiếp nhận cái đó, TƯ TƯỞNG HAY THỨC, (trong trạng thái vô minh) như ta biết, PHẢI CHẤM DỨT, bởi vì tư tưởng (trong trạng thái vô minh) thực sự là kẻ thùcủa cái đó. Tư tưởng là kẻ thù của lòng từ, quá rõ rồi, đúng không? Và để đốt lên ngọn lửa TỪ BI VĨ ĐẠI ấy không đòi hỏi phải hi sinh lớn lao cái này cái nọ chi cả, mà là một TRÍ TUỆ TỈNH THỨC để THẤY động niệm. Và GIÁC ĐỘNG NIỆM LÀ CHẤM DỨT ĐỘNG NIỆM, đó mới thực là THIỀN. (Trang 127-128).


(...)
Pupul Jayakar: Ông có nghĩ là có thể học được điều gì đó trong trí não để giáp mặt với cái chết sau cùng không?


Krishnamurti: Có gì trong đó mà học, Pupul? Không có gì để học cả.


Pupul Jayakar: Trí não phải tiếp nhận mà không động đậy (bởi cái tôi).


Krishnamurti: Vâng.


Pupul Jayakar: Trí não phải tiếp nhận một phát biểu như thế mà BẤT ĐỘNG (vô niệm-vô ngã). Và có lẽ như thế mà khi cái chết sau cùng đến thì cũng sẽ có một sự bất động như thế.


Krishnamurti: Vâng, đúng thế đấy. Thế nên, CÁI CHẾT MỚI ĐẸP VÀ ĐẦY SỨC SỐNG một cách phi thường. (Trang 130).

 

(...)

Pupul Jayakar: Hãy xem xét từ “TUỆ GIÁC”, nghĩa là THẤY vào trong, thấy bên trong.

 

Krishnamurti: Thấy vào trong.

 

Pupul Jayakar: Thấy sâu vào trong cái thấy.

 

Krishnamurti: Khoan, hãy nhìn xem từ “thấy”-“seeing”. THẤY NỘI TÂM, thấy bên trong. Thấy sâu vào trong hay thấu hiểu CÁI TOÀN THỂ, cái mênh mông. Chỉ có thể có được khi CHẤM DỨT tư tưởng và thời gian(tâm ngôn-tâm hành quy ngã). Tư tưởng và thời gian bị hạn chế, nên cái giới hạn này không thể có tuệ giác (trí bát-nhã) hay cái thấy vào trong được. (Trang 250).


(...)
Krishnamurti: Hiện tại là cái “bây giờ”, cái hiện tiền. Cái hiện tiền chứa toàn bộ vận động của thời gian tư tưởng.


Pupul Jayakar: Vâng.


Krishnamurti: Đó là toàn bộ cấu trúc. Nếu cấu trúc của thời gian (tâm líquy ngã) và tư tưởng (trong trạng thái vô minh-phiền não-xung đột) chấm dứt, CÁI HIỆN TIỀN mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. CÁI “BÂY GIỜ” bấy giờ là KHÔNG. Và cái KHÔNG (trường tiềm năng, tánh Không) thì dung chứa mọi cái có. (...). (Trang 256).

 

(...)

Krishnamurti: (...) Vì vậy, tôi mới nói: Đừng phản ứng mà hãy LẮNG NGHE SỰ KIỆN rằng NÃO BỘ BẠN là một mạng lưới gồm những TỪ và TỪ (tâm ngôn tâm hành-nói năng bên trong), và rằng bạn không thể THẤY bất cứ CÁI MỚI nào nếu bạn còn luôn luôn dùng từ, từ, từ (tức là cần phải “quán thế âm”). (...).

 

Achyut Patwardhan: Cái hiểu, cái biết (tư tưởngtư duynhận thức...) của ta hoàn toàn là NGÔN TỪ (tâm ngôn mang dấu ấn vị ngã). Có THẤY được điều đó tôi mới gạt được từ. (...).

 

Krishnamurti: (...) Có hành động NGHE (bên trong), có hành động THẤY (bên trong) và có hành động TUYỆT DỨT kiến thức (tâm ngôn tâm hànhmang dấu ấn tâm lí quy ngã). Lúc đó điều gì xảy ra? (“Tri huyễn tức li, li huyễn tức giác”). (...).

 

Krishnamurti: Thế giới là tôi, thế giới là cái “tôi”, cái ngã, thế giới là những cái “tôi” khác. Cái ngã đó là tôi. Vậy sự kiện gì diễn ra khi có trạng thái ấy (Tánh Không hiện tiền), có thực sự chứ không phải nói năng suông? Trước hết, có một năng lượng khủng khiếp, một NĂNG LƯỢNG GIẢI THOÁT – không phải thứ năng lượng tạo ra bởi tư tưởng, không phải thứ năng lượng xuất sinh từ kiến thức, mà là một thứ năng lượng hoàn toànkhác, bấy giờ đứng ra HÀNH ĐỘNG. Năng lượng đó là LÒNG TỪnăng lượng đó là tình yêu (thương). Bấy giờ tình yêu (thương) và lòng từ là TRÍ TUỆ – trí tuệ (viên giác) đó đứng ra hành động. (...).

 

Krishnamurti: (...) Và trí tuệ đó (hiện hữuTỰ NHIÊN, nó không phải là của bạn hay của tôi. (Trang 389-392).

 

(...)

Krishnamurti: (...) Vậy, thưa ông, vấn đề đặt ra là: ngưng dứt động đậy (của cái “tôi”-của vô minh), chấm dứt động đậy chứ không phải chấm dứt tri kiến thức (cần thiết). Thực sự đó mới là vấn đề. (Trang 410).

--------------------------

Tạo bài viết
05/08/2010(Xem: 15636)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: