Ngón Cái Và Ngón Trỏ Của Thiền Sư Mãn Không

25/11/20149:23 CH(Xem: 5598)
Ngón Cái Và Ngón Trỏ Của Thiền Sư Mãn Không
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt
Ngón Cái Và Ngón Trỏ
Của Thiền Sư Mãn Không 

 

Nhiều năm trước đây, một phóng viên của tờ Nhật báo Seoul (Nam Hàn) quyết định làm một phóng sự về Thiền sư Mãn Không.

 

Thiền sư này đã được vang danh trên khắp nước Hàn với phong cách giảng dạy khá mạnh mẽ, trong sángrõ ràng của mình. Ông cũng dạy Thiền cho các nữ tu và những người cư sĩ tại gia. Việc làm như thế thật không phù hợp với hoàn cảnh thực tại thời bấy giờ. Khi quân Nhật chiếm đóng Hàn Quốc, họ đã nỗ lực thống trịkiểm soát toàn bộ đời sống tu hành của Phật giáo tại đây vào những năm 1940. (Họ không cho tập trung hội họp, giãng dạy đạo lý). Thiền sư Mãn Không từ chối hợp tác với kẻ ngoại bang, chấp nhận sự nguy hiểm đến với mình, thậm chí ông thách thức chế độ thực dân xâm lược của Nhật. Cho nên, hành động này, ông vượt lên tất cả với tâm giác ngộ sâu sắc của mình bằng năng lực đặc biệt, do vậy danh tiếng của ông lan xa và rộng khắp.

 

Khi phóng viên nhà báo nghe nói rằng có đến ba trăm Tăng niPhật tử cư sĩ đã tụ tập xung quanh một ngôi chùa cổ có danh hiệu Tu Đức Tự (Su Dok Sah), để tu tập Thiền tông với Thiền Sư Mãn Không, mà không cần sự chuẩn thuận của nhà cầm quyền. Người phóng viên đã quyết định đi đến đó để làm phóng sự. Với bút chì và giấy trong tay, ông khởi hành tìm đến chùa.

            Vào những ngày đó, Thiền sư Mãn Không đang sống ẩn dật trong một am tranh gần đãnh núi Đức Sùng (Dok Seung Sahn). Và được thông báo rằng Đại Thiền sư sẽ xuống chùa Đông Hạc (Jeong Hae Sah), nơi có trường Thiền nằm giữa đường lên núi, mà một trong số cơ sở đó là Chùa Tu Đức(Su Dok Sah). Trước khi đi lên để bái kiến Thiền sư Mãn Không, phóng viên đã gặp một vài người bạn đang từ chùa Tu Đức xuống. Anh ta nói với họ:

–Tôi sẽ lên gặp Thiền Sư Mãn Không để phỏng vấn ông làm một bài phóng sự .

            –Ồ, thế thì hay lắm. Một người bạn cho biết. "Chúc bạn thật may mắn."

Một người khác thêm vào: "Hãy cẩn thận! Thiên hạ nói ông ta cũng giống như sư tử chúa sơn lâm. Tôi không muốn bạn một mình bị chờ đợi sơi tái! "

 

Không nản lòng, người phóng viên từ giả bạn bè và bắt đầu lên núi. Đến nửa chừng, ông nhận ra Chùa Đông Hạc, và được phép vào phòng Thiền sư Mãn Không.

 

Sư đang ngồi ở giữa căn phòng. Phóng viên lấy bút chì và giấy của mình ra và ngồi xuống đối diện với Thiền sư. Anh ta hỏi:

– Kính chào, Ngài khỏe không, thưa Thiền Sư?  

Mãn Không chỉ đơn giản gật đầu mà không nói gì.

–Ư! Dạ thưa ... .Con đến từ Seoul, và ...

Thiền sư vẫn không nói một lời.

–Con hiện làm việc cho những tờ báo nơi đó như thế, như thế, và..."

Sư vẫn im lặng. Điều này làm cho phóng viên cảm thấy một chút lo ngại.

–Vâng, Xin thầy cho biết quan điểm, phóng viên nói. "Phật

giáo là gì?”

Sư đưa bàn tay lên, dùng ngón tay cái và ngón trỏ uống cong lại với nhau tạo thành một vòng tròn.

Phóng viên cho rằng Thiền sư có lẽ lãng tai nên không trả lời, vì vậy anh ta lại hỏi: "Thưa thầy, Phật giáo là gì? Giáo pháp của Phật là gì? "

 

Thiền sư lại thực hiện cử chỉ tương tự.

–Con ... con ... không nghĩ rằng thầy bị điếc, nên không nghe được câu hỏi. Anh ta kiên trì tiếp tục giải thích: "Con đang cố gắng tìm hiểu ... để nghe lời chỉ giáo của thầy ... về Phật giáo là gì? ..."

 

 Thiền sư cũng thực hiện cử chỉ tương tự.

–Con ... con ... không nghĩ rằng thầy hiểu ý con hỏi, anh ta tiếp tục khăng khăng quyết đoán, "Con đang cố gắng để tìm hiểu ... và nghe thầy giải thích ... về Phật giáo là gì ạ?..."

Một lần nữa, Sư cũng thực hiện cử chỉ tương tự.

 

Phóng viên không thể hiểu được, và đáng tiếc là anh ta không thể viết ra được một chữ, bởi vì Thiền sư đã không nói bất cứ điều gì!

 

Ở Hàn Quốc, cử chỉ đưa ngón tay cái và ngón trỏ tạo thành một vòng tròn, đôi khi được sử dụng để ám chỉ về "tiền bạc". Cho nên anh phóng viên thầm nghĩ: "Hừmm ... có lẽ ông thầy này muốn đóng góp tiền", và thò tay vào túi của mình. Anh ta chìa ra một vài đồng xu dâng cúng.

 

Thiền sư Mãn Không vẫn không nói gì. Anh ta lại suy nghĩ: “Có lẽ ông ấy bị bệnh chăng". Nhưng Sư đã không có phản ứng gì khác. Sau vài phút trôi qua, một sự im lặng bị phá vỡ bởi những âm thanh của tiếng chim hót reo vui bên ngoài túp lều cỏ, người phóng viên liền cất giấy bút và tạ từ Thiền sư quay xuống núi. Khi anh tới chân núi gặp lại các bạn bè của mình. Một người hỏi:

–Có điều gì đặc biệt về vị sư già đó chăng?

–Ồ! Tôi hỏi ông ta, "Phật giáo là gì?" Ông chỉ làm dấu với hai ngón tay cái và trỏ tạo thành vòng tròn như thế này. Tôi nghĩ rằng ông ta muốn xin vài xu. Ông ấy thực sự có cần tiền không?

 

Bạn bè của anh phóng viên đã cười nhạo anh ta: "Bạn nghĩ sai rồi, Ngài là một vị Đại thiền sư mẫu mực, làm gì nghĩ đến tiền bạc! Các thầy tu tại chùa Đông Hạc đã học tập với Lão Đại sư này trong nhiều năm. Tại sao bạn không đi lên đó mà hỏi vị thủ tọa về ý nghĩa những gì mà thầy của họ đã làm cho bạn?

            –Ồ, thật là ý kiến hay. Phóng viên cho biết.

Vì vậy anh ta quay lên núi trở lại và tìm gặp sư thủ tọa chùa Đông Hạc:

–Thưa thầy, tôi đã hỏi sư phụ của thầy về Phật giáo là gì, và ông chỉ ra dấu uốn cong ngón tay cái và ngón trỏ lại như thế này. Điều này có nghĩa là gì?

 

thủ tọa hả miệng rộng và nhai hai hàm răng lại với nhau ba lần. Phóng viên lại càng sửng sốt và thầm nghĩ: "Chả lẽ sư thủ tọa này có vẻ điên hơn thầy của ông ta ư !" Vì vậy, anh ta quay trở lại xuống núi và kể lại với bạn bè của mình những gì vừa xảy ra với sư thủ tọa. Toàn bộ cuộc tiếp xúc của anh ta đã trở nên bối rối hoàn toàn!

            Một người đàn ông trong đám bạn cười thật lớn, nhìn vào khuôn mặt xương xẩu của anh phóng viên, và nói:

 

–Thiền sư Mãn Không đã giải thích cho bạn tất cả mọi thứ một cách hoàn hảo. Nó rất, rất rõ ràng. Nếu bạn thấu hiểu con người thật của bạn, bạn sẽ hiểu ý ông ta.

Nhưng điều này không đáp ứng thỏa đáng của anh phóng viên. Anh trở lại Seoul và đã viết tóm lượt vài dòng phóng sự coi như là công việc tốt nhất mà anh ta có thể thực hiện, do không ghi chép được câu trả lời nào. Anh đã viết:

 

Tôi lên chùa Tu Đức tìm gặp Thiền sư Mãn Không để hầu chuyện và xin ngài cho phép làm bài phóng sự về ngài. Tôi hỏi "Phật giáo là gì?" Ngài không trả lời, chỉ làm dấu với hai ngón tay cái và trỏ tạo thành vòng tròn. Tôi không hiểu ý nghĩa gì. Bạn tôi bảo tôi nên gặp Sư thủ tọađệ tử của ngài để hỏi ắt sẽ rõ. Sư thủ tọa cũng không nói gì, chỉ hả miệng rộng và nhai hai hàm răng lại với nhau ba lần.

 

"Tôi không thể hiểu được Thiền sư Mãn Không, cũng không hiểu được Sư thủ tọa tại chùa Đông Hạc. Bạn bè của tôi gặp tại chùa Tu Đức nói với tôi là trước hết, tôi phải hiểu bản chất thật sự (Chân ngã) của tôi, nếu tôi muốn tìm hiểu về vị Thiền sư vĩ đại này. Phật giáo có thêm một điều bí ẩn đối với tôi hơn bao giờ hết!

 

Nhiều người đọc bài viết ngắn này, tỏ ra rất quan tâm bởi cách trả lời của Thiền sư và vị thủ tọa. Vì vậy, thậm chí có nhiều người bắt đầu đổ xô đến Chùa Đông Hạc đông hơn trước kia. Một phụ nữ nổi tiếng trong giới trí thức ở Seoul cũng đọc bài viết đó. Câu trả lời của Thiền sư in sâu trong tâm trí cô. Cô đã có nhiều vấn đề về việc định hướng của người phụ nữ dấn thân, được đối xử trong xã hội Nho giáo truyền thống tại Hàn Quốc, và đấu tranh với nam giới cũng vì lẽ đó. Nhưng sự đấu tranh đã không giúp được gì cho cô. Cô thắc mắc: "Tại sao có những chuyện như vậy? Đàn ông là gì? Đàn bà là gì? Chân lý là gì? Tôi không hiểu."

 

Sau đó cô đọc bài viết về vị Thiền sư này và câu trả lời dường như vô nghĩa của ngài, tâm trí cô trở nên hoàn toàn bị chướng ngại. Ngày hôm đó, cô lên núi mong bái kiến Thiền sư Mãn Không. Cuối cùng cô đã gặp được ngài, ngay lập tức cô bắt đầu nêu ra một số câu hỏi: "Chân lý là gì? Tại sao lại có đau khổ? Phương hướng đúng của con là gì? "

 

Thiền sư Mãn Không liền ngắt lời cô: "Nếu cô mở miệng, cô đã đánh mất nó. Cô đã có hai mắt, hai tai, và hai lỗ mũi– nhưng tại sao chỉ có một cái miệng? Chúng rất tất bật mỗi ngày. Nếu như cô có một cái miệng khác ở phía sau đầu cô, cô có thể ăn với cái miệng phía trước và nói chuyện với cái miệng phía sau, cùng một lúc thì mới thỏa đáng. Nhưng tại sao cô chỉ có một miệng?"

 

Người phụ nữ im lặng, và không thể trả lời được. Cô ấy hoàn toàn bị dính mắc: "Con không biết ... Con ... con” ...  Tất cả những câu hỏi của cô đột nhiên trở thành một câu hỏi lớn– Đại nghi tình.

 

Thiền sư kết luận: “Trước tiên, cô phải hiểu lý do tại sao cô chỉ có một miệng. Rồi sau đó, cô sẽ thấu rõ được Chân lý.”

 

Vì vậy, người phụ nữ này cạo tóc xuất giatrở thành một nữ tu. Cô thực hành thiền rất siêng năng tinh tấn: "Ta là gì? Cái gì là Ta?" Sau những nỗ lực lâu dài, Tâm cô bừng sáng và mở toang. Thiền sư Mãn Không thử nghiệm sự thể hội của cô ta, và ban “Ấn khả” cho cô.*

Vào những năm sau đó, cô đã viết nhiều cuốn sách và trở nên khá nổi tiếng khắp Hàn Quốc. Nhưng chỉ sau khi cô thấu hiểu tại sao cô có một cái miệng. Đó là nhờ vào ngón tay cái và ngón tay trỏ của Thiền sư Mãn Không giáo hóa cho cô ấy.

 

-----------------
* Ấn khả là dấu ấn tâm tâm khế hợp, được công nhận từ một thiền sư chính thức với  sự trải nghiệm của một thiền sinh mới tỏ ngộ, hoặc bước đột phá thể hội tự tánh trong thực tế. Chứ không phải như nhiều người thời nay hiểu chút ít về thiền rồi tự xưng danh Thiền sư, đề cao bản ngã mà không có sự truyền thừa ấn chứng. Chư Tổ dạy: Kẻ nói thiền, nói đạo ngoài đầu môi chót lưỡi, chỉ là hạng tông đồ tri giải, thế trí biện thông, không phải là bậc minh sư liễu ngộ. (ND)

blank
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/09/2014(Xem: 19683)
01/08/2014(Xem: 11783)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.