Không Chứng, Không Đắc

27/11/20149:08 CH(Xem: 4515)
Không Chứng, Không Đắc
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt

Không Chứng, Không Đắc 

 

Một Thiền sinh đã từng hỏi Thiền sư Sùng Sơn:

–Làm thế nào chúng ta đạt đến Chân không? Đôi khi tôi có một cảm giác trống rỗng, giống như tất cả mọi thứ là vô nghĩa. Nhưng tôi nghi ngờ rằng đây không phải là loại rỗng không mà Đức Phật muốn chúng ta thấu đạt. Phải chăng tôi đã sai lầm?

 

Thiền sư Sùng Sơn trả lời: "Các loại cảm giác trống rỗng mà bạn đang nói không phải là Chân không. Đó là một loại cảm giác trống vắng trơ trọi. Nó dựa trên sự dính mắc của những cảm xúcđiều kiện. Ngay sau khi những cảm xúc hay điều kiện này thay đổi, sự trống vắng biến mất, đúng không?"

 

–Vâng, đúng thế! Thiền sinh trả lời.

 

–Như vậy, đó không phải là Chân không. Chân khôngsự quán chiếu, là cái nhìn sâu sắc về bản thể của vũ trụ, và không bao giờ thay đổi. Nhưng nhiều người cố chấp, đuổi theo sự vật rồi dính mắc chúng, vì vậy khi chúng mất đi, tất cả mọi thứ cảm thấy dường như vô nghĩa và trống vắng.

 

            Tôi muốn giải thích nó theo cách này: Gần đây tôi có đến viếng thăm ông Ku, một Thiền sinh rất năng động mãnh liệt của tôi. Ông đã bảy mươi tuổi, từ Hàn Quốc đến Mỹ thăm con gái của mình. Tất cả chúng tôi cùng đi trên chiếc ô tô đến Plymouth Rock, miền Đông bắc Hoa Kỳ, bởi vì ông Ku muốn nhìn thấy nơi khai sanh nước Mỹ đầu tiên. Sau đó tất cả chúng tôi đã có bữa ăn tối và đến ngồi bên bờ Đại tây dương. Tôi hỏi ông: "Thưa cụ, Cụ là một Phật tử, cũng là một Thiền sinh tuyệt vời. Cụ đã nhận ra điều gì từ cuộc sống này? "

 

–Không có gì. Ông đáp.

Ông Ku là chủ tịch của một doanh nghiệp rất thành công tại Hàn Quốc. Ông sống trong ngôi nhà sang trọng và đẹp nhất ở thủ đô Seoul, Nam Hàn. Một số người con của ông đã định cư ở Mỹ, và một số ở Hàn Quốc. Em trai của ông sở hữu một công ty thực phẩm nổi tiếng. Gia đình ông và các con cháu rất giàu có, thuộc hạng thượng lưu. Vì vậy, tôi nói với ông ta, con gái của cụ có một căn nhà đẹp; cô ấy thật là hạnh phúc nhỉ! Ông trả lời: “Tôi không biết. Nhà đẹp ư? Hạnh phúc ư? Là loại Hạnh phúc gì vậy? Tôi không biết." Sau đó, ông hỏi: "Thế nào là Chân hạnh phúc?”

 

Ông ấy đã hiểu thế nào là Chân hạnh phúc. Ông đã bảy mươi tuổi, và đã chứng kiến tất cả mọi việc xảy ra. Trong đời mình, tuy ông đã làm nhiều điều thiện, nhưng có rất nhiều điều đã xảy ra với ông ta. Phần lớn đã xuất hiện và biến mất trong cuộc sống của mình. Lên, xuống, xuống lên, lên xuống. Cuối cùng, ông cũng sẽ chết với hai bàn tay không. Nhưng khi tôi hỏi ông, "Cụ đã đạt được điều gì?" Ông nói, "Không có gì."

 

"Không có gì” là gì? Hiểu rõ “không có gì” không phải là điều tương tự như chứng đắc hay đạt được “không có gì”. Nếu bạn chỉ hiểu “không có gì”, bạn vẫn còn có một vấn đề. Nếu bạn hiểu “không có gì”, sau đó bạn cảm thấy cuộc sống của bạn giống như một đám mây, như ánh chớp, như sương rơi. Tất cả mọi thứ đang thay đổi, đổi thay. Tất cả hình tướng luôn luôn sanh và diệt. Vì vậy, “Vạn pháp giai không”, cho nên cuộc sống của tôi chẳng có gì. Sắc tức là không, thì cuộc sống của tôi là không — không có gì! Nếu bạn chỉ hiểu điều này, chúng tôi cho bạn bị dính mắc với Không, bạn không thể có chức năng trong từng khoảnh khắc hiện tại cho những vấn đề khác. Đó là loại bệnh thần kinh, là trạng thái cực đoan, quá khích, chủ nghĩa hư vô. Điều này đã xảy ra cho nhiều người, nhiều nơi trên thế giới hiện nay.

 

Nhưng nếu bạn đạt đến không có gì, sau đó mọi thứ không có vấn đề. Nhà bạn là chính xác, tâm bạn là chính xác, hành động bạn là chính xác, tự tánh bạn là chính xác. Bởi vậy, nếu bạn đạt đến “Không có gì”, đó là không Sắc, không Không. Nhưng nếu bạn nói, “Không Sắc không Không”, thì điều này cũng là đang suy nghĩ; và nếu bạn nói “Không có gì” bạn không hiểu “không có gì”. Khi bạn đạt đến “không có gì” một cách chính xác, không có lời nóichữ nghĩa. Như thế là gì? Sắc tức Sắc, Không tức Không. Các pháp Tức Như—Như thị.

 

Vậy thì nếu bạn được 70 tuổi, và có người nào đó hỏi bạn: bạn đã đạt tới cái gì? Bạn sẽ trẻ lời ra sao?

 

(Thiền sinh lấy tay đập xuống sàn nhà)

 

–Không dỡ. Nhưng nếu bạn không có tay thì bạn làm gì? Ha ha ha! Vậy tôi hỏi bạn, trước khi bạn sanh ra, bạn không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Bây giờ bạn có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Rồi khi bạn chết, cũng không còn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Cho nên cái mà bạn suy nghĩ và hành động đập xuống sàn chỉ là một trạng thái nhất thời, nó không phải Chân tánh. Vậy là gì? Sau đó, bạn là gì? Điều này rất quan trọng! Nếu trả lời bằng cách đập xuống sàn nhà, thực ra không xấu cũng không tốt. Nhưng nếu bạn không có thân này, thì bạn lấy gì để đập? Đập có nghĩa là sự tỏ ngộ về không. Hoặc là vạn pháp quy nhất. Nhưng nếu bạn đạt được Chân không, thì sau đó là gì? Hãy cẩn thận!

 

Vì vậy, sự hiểu biết về không, và cảm thấy trống không, cả hai đều không thể giúp ích cho cuộc sống của bạn. Nhưng nếu bạn quán chiếu thật sâu sắc bên trong “Ta là gì ?” Sau đó, bạn có thể đạt được Chân không, và giúp đỡ cho cả thế giới này. Hiểu không?

 

Thiền sinh cúi đầu làm lễ :

- Xin cảm ơn Sư phụ đã từ bi khai thị.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/09/2014(Xem: 19714)
01/08/2014(Xem: 11802)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.