Lời Tựa Cho Ấn Bản Lần Thứ I (Peiping 1948)

09/02/20213:12 CH(Xem: 1739)
Lời Tựa Cho Ấn Bản Lần Thứ I (Peiping 1948)
WALTER LIEBENTHAL
TRIỆU LUẬN
肇 論
HONG KONG UNIVERSITY PRESS 1968
THÍCH NHUẬN CHÂU dịch 2020
 

LỜI TỰA CHO ẤN BẢN LẦN THỨ  I

(Peiping 1948)

  

Dịch tác phẩm nầy dễ hơn là hiểu ý nghĩa đích thực của nó. Tăng Triệu là Đạo gia hay Phật tử? Điều gì là kinh nghiệm lớn nhất khiến ngài quá hạnh phúc đến nỗi ‘không thể giữ im lặng’ mà phải chia sẻ cho người nghe? Không một nỗ lực đương đại nào trong triết học Phật giáo lại chứa đựng nhiều cảm xúc như vậy.

Tăng Triệu không nói bằng thuật ngữ rõ ràng mà bằng hình ảnh đan mờ vào trong nhau. Hiền giả-Ngài là vị Bồ-tát vì lòng thương xót đã từ bỏ niết-bàn (nirvāṇa) của mình để cứu giúp những chúng sinh thiếu thốn, hay ngài là vị Vua thời thượng cổ, Phục Hy trong Kinh Dịch, biết được đâu là số phận từng loài chúng sinh rồi an bài theo đúng chỗ của nó trong Trật tự Vũ trụ? Tăng Triệu mượn ngôn ngữ của Lão TửTrang Tử mà cũng vận dụng từ Kinh Phật. Dường như những nỗ lực chính của ngài là nhằm chứng minh một nguyên lý đạo Phật, Giáo lý Trung đạo, như ngài đã thâm nhập. Mặc dù được đưa ra như một lý thuyết về Đồng nhất  tính của Huyễn ảo (Illusion) và Thật tại (Reality), Trung đạo thực sự biểu thị một trải nghiệm huyền bí cá nhân; trong cái thấy của mình, Tăng Triệu nhận ra Tuyệt đối-bất biến, rỗng không, đầy ắp hình ảnh của chính Thiên nhiên,  sâu xa và đầy độ lượng.

Nếu chúng ta hiểu cuốn sách này chỉ như là một nỗ lực triết học đơn thuần, nó sẽ bay hơi thành không khí bình thường và không còn gì ngoài những lý lẽ vô vị. Vì vậy, qua phân tích của mình, tôi cố gắng làm cho người đọc quen với trải nghiệm huyền bí của Tăng Triệu, mà theo ngài, vốn không thể diễn đạt thành lời.

Là nhân chứng duy nhất tồn tại từ thời đại đầy niềm tin cao khiết, được khuấy động bởi sự du nhập tôn giáo nước ngoài vào Trung Hoa, Triệu luận[1]tài liệu được quan tâm nhiều nhất. Giáo sư Thang Dụng Đồng (T'ang Yung-t'ung) trong tác phẩm của mình, History of Chinese Buddhism before the T'ang (1938: 333) đã đánh giá Triệu luận là ‘một đóng góp có giá trị nhất’ không chỉ cho Phật giáo mà còn cho nền văn học Trung Hoa nói chung, một nhận định được chứng minh bởi sự tôn trọng rất lớn mà Tăng Triệu luôn luôn được giới văn học Trung Hoa coi trọng. Ngài Trí Húc 智旭 (đời Minh), trong tác phẩm Duyệt tạng tri tân 閱藏 知津 của ngài, có liệt kê các bản luận tiếng Hán trong Tạp tạng 雜藏, đã có một ngoại lệ đối với Triệu luận.[2] Vua Hùng Chính雄正 đời Thanh mở đầu bằng luận nầy trong Ngự tuyển ngữ lục御選語綠 (Collection of Sayings) ấn hành năm 1733.[3]

Không thấy kinh luận Phật giáo Trung Hoa nào có lắm luận giải và khuấy động lên rất nhiều thảo luận như vậy.[4] Thư trả lời (Answering Letter) là đặc biệt nổi tiếng.

Triệu luận chưa bao giờ được các học giả phương Tây nghiên cứu. Việc nghiên cứu Phật giáo Trung Hoa của chúng tôi vẫn còn sơ khai. Chỉ có các Bản dịch (Translations) và Phật giáo Thiền được đề cập đúng mức; thời kỳ trước-Thiền tông hầu như hoàn toàn bị bỏ qua. Điều này sẽ thay đổi khi tác phẩm đáng ngưỡng mộ của Giáo sư Thang [Dụng Đồng] nói trên được biết đến rộng rãi hơn. Vì Giáo sư không chỉ cẩn thận thu thập hầu hết các tài liệu ngữ văn, mà còn kết hợp khối lượng dữ liệu khổng lồ này trong một bức tranh mà ở đó các dữ kiện đơn lẻ được hiển thị theo tỷ lệ thực của chúng.

Bản dịch của tôi đúng là theo nghĩa đen, nhưng đôi khi dường như không thể diễn đạt ý nghĩa mà không thay đổi cách viết. Trong một hoặc hai trường hợp, bản dịch thoát ý đến mức gần như chỉ là một phác thảo theo nội dung. Tôi đã cố công để tìm ra ý nghĩa chính xác của một số thuật ngữ nhất định, thu thập nhiều tài liệu về từ vựng, một số đó được đưa vào ghi chú. Tất cả các trích dẫn đều được truy nguyên, đến mức có thể tìm kiếm được -từ các trích dẫn về Tăng Triệu trong bộ nhớ, và thường chỉ đưa ra nội dung chung của một chương; hoặc thậm chí mượn thẩm quyền từ các bộ kinh (Śūtra) cho những gì thực sự phát xuất từ suy nghĩ của chính ngài. Tôi không thể so sánh các văn bản tiếng Phạn vì chúng không có sẵn trong Peiping nhưng tôi đã dịch lại các thuật ngữ chuyên môn sang tiếng Phạn gốc (Sanskrit) để người đọc tiện tra cứu trong chỉ mục (indice). Sự phân bố các đoạn văn theo cách phân bố của luận sư Nguyên Khang (Yuan-k'ang).[5]

Mối quan tâm của tôi là từ phương diện một triết gia hơn là nhà sử học. Vì vậy, trong phần Mở đầu, tôi đã cố gắng phân tích nội dung văn bản. Điều này tỏ ra khó khăn vì trong quá trình làm việc, hình dung Tăng Triệu trong tôi liên tục thay đổi. Tôi biết rằng kết quả mà tôi gửi đến người đọc có thể không hơn một nỗ lực đầu tiên nhằm thể hiện trung thực trọn vẹn nhất cho nỗ lực của Tăng Triệu.

Trong Phụ lục, một số vấn đề lịch sử được nói đến. Tôi đã thêm các bản dịch của nhiều tài liệu đương đại và ghi chú tiểu sử như dạng giới thiệu về thời kỳ này. Tất cả các nghiên cứu về Trung Hoa và Nhật Bản cho đến năm 1938 đều được tổng hợp trong tác phẩm History của Giáo sư T'ang, vì vậy nói chung tôi không thấy cần thiết phải tham khảo thư tịch Trung Hoa có niên đại trước đó như Lịch sử Phật giáo Trung Quốc của Chiang Wei-ch'iao.[6] Văn liệu tiếng Nhật không thể được sử dụng đầy đủ.

 Tác phẩm Lịch sử triết học Trung Hoa[7] của Giáo sư Phùng Hữu Lan, được độc giả nước ngoài biết đến trong bản dịch tiếng Anh của Giáo sư Derk Bodde, có một nghiên cứu chi tiết về Tăng Triệu  trong quyển II, chương 7. Thật không may, nó chủ yếu dựa trên Bảo tạng luận (Pao-tsang lun), theo quan điểm của tôi là giả mạo. Do đó, tôi hạn chế thảo luận về cách diễn giải của Phùng Hữu Lan, nhưng tôi đã sử dụng lợi thế của những bản dịch xuất sắc của Phùng Hữu Lan từ Trang Tử.[8]

Một số luận giải về Triệu luận rất hay, đặc biệt là của Nguyên Khang, nhưng các luận sưPhật tử và đôi khi giải thích các cụm từ Đạo giáo theo nghĩa Phật giáo. Như tác phẩm của Huệ Đạt,[9] cổ xưa nhất, đã xuống cấp trong tình trạng tồi tệ và khó đọc, nhưng rất quan trọng đối với những trích dẫn của ông từ kinh sách hiện đã bị thất lạc. Các tác phẩm của Văn Tài[10] có ích cho việc tra cứu những trích dẫn. Tác phẩm của Hám Sơn Đức Thanhgiá trị riêng khi cho thấy Tăng Triệu được hiểu như thế nào vào thời kỳ Thiền tông sau nầy.

Các bản tóm tắt của Cát Tạng, Huệ Viễn, và Trí Khải, mặc dù nhìn chung là đáng tin cậy về các chi tiết, nhưng phải được sử dụng một cách thận trọng vì chúng có xu hướng đánh giá quá cao tầm quan trọng của những điều ngụy biện mang tính giáo điều, do đó làm sai lệch bức tranh lịch sử. Ở đây, như trong các bài bình luận, khuynh hướng xóa bỏ lời chê trách tà kiến của các vị tổ là rõ ràng.[11]

 Luận văn được dịch lần đầu tiên vào năm 1935 và nhiều lần trong những năm sau đó với các chuyên gia Trung Hoa khác nhau và với sự trợ giúp của các luận giải khác nhau. Trong mọi trường hợp, tiếng Anh của tôi đã được sửa bởi một trong những người bạn có tiếng mẹ đẻ là Anh ngữ.

Bản dịch cuối cùng tôi thực hiện một mình, đối chiếu với năm trong số các chú giải (HT, YK, WTS, TCH, CHY).[12] Vào thời điểm đó, tôi biết văn bản rất rõ nên trong một số trường hợp, tôi đã mạo hiểm đi chệch hướng từ các thẩm quyền này. Điều này tôi đã chứng minh trong các ghi chú. Tiến sĩ Margaret Phillips vui lòng nhận trách nhiệm về sự chính xác về tiếng Anh của tôi trong phiên bản cuối cùng. Tôi chân thành cảm ơn ông Teng Kao-sheng và những người bạn Trung Hoa khác, những người đã giúp đỡ trong việc đọc các văn bản. Sẽ không đủ lời để cảm ơn từng người một. Tôi rất quý trọng Giáo sư Thang Dụng Đồng, hiện là Trưởng khoa Nghệ thuật thuộc Đại học Bắc Kinh, về sự giúp đỡ và lời khuyêngiá trị.



[1] Chao-lun 肇論; e: The Treatise of Chao.

[2] Tham khảo Taishō Index, Vol.III: 1008a. Thử độ thuật tác duy Triệu công cập Nam Nhạc Thiên Thai nhị sư thuần hồ kỳ thuần chân, bất quý Mã Minh Long Thụ, Vô Trước Thiên Thân, cố đặc thâu nhập Đại thừa luận此土述作唯肇公及南嶽天台二師醇胡其醇真不愧馬明龍樹無著天親,故特收入大乘論. ‘Trong số các tác giả (Phật giáo) Trung Hoa, chỉ có Tăng Triệu, Nam Nhạc (道一Đạo Nhất) và Thiên Thai (Trí Nghĩ 智顗) là thuộc hàng đầu. Chắc chắn không thua kémMã Minh (Aśvaghoṣa), Long Thụ, Vô Trước. Thế Thân. Vậy nên tôi tuyển chọn trứ tác của các vị ấy, đưa vào trong bộ Luận giải Đại thừa ( Exposions of the Mahāyāna Doctrine).

[3] Tham khảo Hsü a 24/31 181a. Trong Lời tựa ông gọi Tăng Triệu, dù sống trước Bồ-đề Đạt-ma, là tổ của Thiền tông Trung Hoa.

[4] Tham khảo trình bày của Hám Sơn trong Lão Tử Đạo đức kinh giải, Thích Đức Thanh 憨山 老子道德經解,釋德淸. Lời tựa Luận Phù thủ 論夫取, đoạn 4. Thơ khen ngợi Tăng Triệu của vị Tăng đời Đường Tăng Tuyên 僧宣 có trong Quảng hoằng minh tập, ch. 30

[5] * Nguyên Khang:…

[6] Chiang Wei-ch'iao, 中國佛教使, History of Buddhism in China, Shanghai, commercial Press, 1020

[7] Fung Yu-lan 馮有蘭; 中國哲學 使; 2 vols. Shanghai, Commereial Press, 1934.

[8] Chuang Tzu. Shanghai, Commercial Press, 1933.

[9] *Huệ Đạt Triệu luận tự, Triệu luận sớ (VĂN HỌC §7: Introduction to HT)

[10] * Văn Tài (1241-1302). Triệu luận tân sớ (VĂN HỌC §7: WTS). ix, 14,66,73, 74, 96, 97, I06, 107, II2, 122, 126- Triệu luận tân sớ du nhận (VĂN HỌC §7: WTSYJ). 14

[11] Lời phát ra của Huệ Đạt sau đây là đặc điểm: 'Người đời thường nói rằng Triệu luận ủng hộ tín điều của phái Thành thật (Satyasiddhi) hoặc của phái Thập địa (Daśabhūmika) vì Tăng Triệu vay mượn ngôn ngữ lập dị của Trang TửLão Tử. Quả thật, với những lời nói xấu xa, dèm pha người chết, những chuyện tầm phào thấp kém như vậy, không đáng để ý. Pháp giới vốn vô tướng, Bát-nhã vốn không thể nghĩ bàn; ngôn từ của Triệu luận diễn đạt ngắn gọn, trong khi ý tưởng của Tăng Triệu còn trừu tượng, thế nên bị hiểu nhầm đối với các trường phái khác. Làm sao có thể phán đoán sai của ông ấy? Tôi chắc chắn là không. Tôi thề rằng trong những đời tái sinh của tôi, tôi sẽ không kết giao với bất kỳ ai thích nói chuyện như vậy, Nhưng khi tôi tìm thấy được niềm an lạc vĩnh cữu, tôi sẽ quay trở lại để chuyển đổi những nhân vật phản diện nầy.’ (Huệ Đạt, Dẫn nhập, p. 301).

[12] * Xem trong Chữ viết tắt ở cuối sách

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/01/2012(Xem: 58235)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.