c. Ghi Chú Về Bát-Nhã 'Prajñā.'

09/02/20213:18 CH(Xem: 1842)
c. Ghi Chú Về Bát-Nhã 'Prajñā.'
WALTER LIEBENTHAL
TRIỆU LUẬN
肇 論
HONG KONG UNIVERSITY PRESS 1968
THÍCH NHUẬN CHÂU dịch 2020


4. GHI CHÚ VÀ NHẬN ĐỊNH VỀ TRIẾT LÝ
CỦA TĂNG TRIỆU
 
C. Ghi Chú Về Bát-Nhã 'Prajñā.' (P. III)

i. Vấn đề

Như đã nói trước, Bát-nhã vô tri luận liên hệ đến cuộc thảo luận vào thế kỷ thứ ba về ‘Thánh nhân (Tự nhiên) có biết ngài làm gì hay không?’[1] Tự nhiên nhìn vạn vật không như mắt con người nhìn thấy. Trang Tử nói rằng : “Tri, cần phải đợi (đến khi đạt được kinh nghiệm) rồi mới có thể hành động”.[2] Quách Tượng  phân tích: “Tri không thể tiên đoán rằng một hành động là khả thể hay không, phải chờ đợi cho đến khi tất cả những điều kiện tiên quyết hội đủ, nhưng ai sống như thiên nhiên (Tự nhiên) thì không cần phải chờ đợi.”[3] Nếu thế, dạng trí tuệ nào có yếu tính Tự nhiên?

 Lời đáp của Tăng Triệu là Bát-nhã biết (nhận thức, cảm nhận, tri giác) và đồng thời không biết những gì đang có trên đời. Việc nầy ắt diễn ra lúc nghe Cưu-ma-la-thập giảng khi dịch Trung quán luận (Mūlamadhya-makakārikās).[4] Cho dù có những luận giải nầy, Tăng Triệu chưa bao giờ thấu hiểu hoàn toàn ý nghĩa Trung đạo quãng diễn trong Trung luận, có nghĩa là của Long Thọ, tác giả bộ luận.

Long Thụ đồng nhất luân hồi (saṃsāra) với niết-bàn (nirvāṇa), bình diện nơi mà nhân duyên (nghiệp) ngự trị cùng với bình diện khác, nơi nó dứt hẳn mọi tác dụng. Bởi vì, thật ra, không có hai bình diện khác nhau mà chỉ có một, đó là kinh nghiệm, hoặc là một mê cung của những thay đổi tình cờ ràng buộc lẫn nhau bởi nghiệp lực, hoặc như là sự bất biến toàn diện. Long Thụ không biết vũ trụ hiển bày nội dung của nó. Tất cả những thay đổi khả hữu là từ ảo tưởng đến hiểu biết chân thật. Chừng nào chúng ta không muốn từ bỏ ảo tưởng về việc giữ lại cái tôi trong dòng chảy các tập hợp liên kết nhân quả của các thực thể riêng lẻ hiển nhiên, thì chúng ta sẽ cùng với tất cả tan biến như bèo bọt trên dòng nước; đúng hơn, chúng ta nên nhìn theo hướng ngược lại, buông bỏ tất cả những gì níu lấy ảo tưởng, hiểu bản thân chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng và chấm dứt say mê lạc thú trần gian. Trong Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna) Ấn Độ, không có một Thánh nhân để ta có thể kết nối, và không có luật tắc vũ trụ (Đạo) để ta có thể hoà nhập. Chúng ta sẽ thấy về sau định thức nổi tiếng của Tăng Triệu: ‘tức nguỵ tức chân’[5] hàm ý nội dung rất khác với ý chỉ tương đồng với Trung đạo của Long Thụ (luân hồi tức niết-bàn; saṃsāra eva nirvāṇa).

Vì vậy, việc tham khảo các ý nghĩa khác nhau mà thuật ngữ prajñā được giả định trong Phật giáo Ấn Độ[6] sẽ không giúp chúng ta xác định ý nghĩa thực sự của bát-nhã 般若 tiếng Hán (trong cách dịch prajñā). Tốt hơn chúng ta nên chuyển sang truyền thống tiếng Hán.

Đối với Tăng Triệu, Bát-nhã đồng nghĩa với Tâm (Mind) của Thánh nhân. Tâm (Mind) đó đã được thảo luận vào thế kỷ thứ III như đã nói trước đây. Vấn đề đặt ra là liệu Đạo diễn vũ trụ (Thánh nhân) có hành động, hay Tâm thức vũ trụ (Cosmic Mind) có thể thấy được mọi diễn biến ở thế trần? Nhiều ý kiến đa chiều. Tăng Triệu giải thích điều nầy bằng cách đồng nhất cả hai khả năng. Chủ đề chính của thiên luận Bát-nhã vô tri (p. III) chứng minh sự đồng đẳng nầy: Bát-nhã tri (nhận thức), đồng thời vô tri (không nhận thức như trí thế gian phân biệt, có nghĩa là từng hiện tượng, sự kiện riêng biệt). Tăng Triệu có ý nói điều gì?

Hình ảnhTăng Triệu vốn có về Lão Tử được phong phú thêm bằng một ý hướng mới.[7] Trong Lão Tử không có vấn đề một Tâm thể vũ trụ ngủ yên rồi chợt bừng dậy. Từ vô thủy, vũ trụ thanh tịnh, lặng yên, không phiền nhiễu bởi nhân tình, nhưng Lão Tử không hề nói là vũ trụ trước tiên huyền hoặc rồi sau mới minh chiếu.[8] Nhưng Bát-nhã là chính như vậy, là sự chiếu sáng của Thánh tâm 聖心 (Cosmic Consciousness; Tâm thức vũ trụ) được nhân cách hoá. Tâm đó có thể là chưa ‘có mặt’ rồi trở nên “hư”, hay đã bừng tỉnh để rồi đầy ắp những “phồn tạp” của cuộc sống.

Hình ảnh này khiến cho sự đồng nhất thể và dụng dễ dàng hơn. Bởi vì vốn mô thức thể dụng liên hệ đến ‘động tính’ (dynamism)[9] như có tiềm tàng trong mỗi biến dịch, (vì biến dịch luôn luôn đưa từ một trạng thái này đến một trạng thái khác),[10] không phải như ta quan niệm một vật di động từ một chỗ này đến một chỗ khác. Với ý niệm ‘động tính’ (dynamism) nầy, Tăng Triệu buộc phải từ bỏ nếu đẳng thức tức nguỵ (thể) với tức chân (dụng) của ngài được minh chứng là đúng.

Nhưng Tăng Triệu vẫn còn một thuyết tương tự để chứng minh cho quan niệm đồng đẳng của mình. Trong truyền thống Trung Hoa, vũ trụ không chỉ là một nguồn gốc, mà còn là một trung tâm. Đối nghịch với trung tâm (nội 內) là vòng bên ngoài (ngoại 外). Mô thức nầy tự đưa đến sự thích nghi với sự đồng đẳng, Vì, khi nhìn từ bên trong hay nhìn từ bên ngoài, cái bị nhìn đều giống nhau.

Thế nên, dù dùng bất kể ngôn từ gì, chúng ta luôn luôn ở trong cùng mô thức mà khung hình đã bị tô nhiều màu sắc khác nhau. Những biểu hiện đa dạng, nhưng không phải là ý nghĩa. Nói Tâm tịch tĩnh, lặng yên, là nói về Nội thể. Tăng Triệu đề cập đến Tâm trên phương diện Thể.[11] Nói Tâm chiếu sáng, tỉnh thức là nói về Ngoại chất, là đề cập đến Tâm trên phương diện Dụng.[12]

Nhưng dù có mô tả sai khác, Tâm vẫn là Tâm. Làm sao mà cái Toàn thể lại thế nầy hay thế kia được? Chỉ là tâm thức con người phàm phu chúng ta làm nên sự phân biệt đó.[13]

Lô sơn, thuật ngữ tịch 寂, thay vì thể , được sử dụng bởi các hành giả nỗ lực thâm nhập Tâm thức vũ trụ (Cosmic Mind) vào định (samādhi).[14] Nhưng các hành giả này tri nhận vạn vật một cách khác biệt, cho rằng không thể lìa định (samādhi) mà đạt được Bát-nhã. Chỉ trong định (samādhi) mới đạt được Bát-nhã. Khi định (samādhi) viên mãn thì nhập vào Thần (Spirit). Với Tăng Triệu, đây là tiến trình thuộc về thế tục (in mundo). Huệ Viễn không cho rằng Thần (Spirit) đồng nhất với thế gian, mà là Siêu thể (Highest Being) hoạt dụng trong thế gian,[15] và trong lúc hoạt dụng, nó tự biểu hiện, hoặc tịch mặc hoặc chiếu sáng, như mặt trăng, hay như âm 陰 dương 陽.

Tăng Triệu phê phán hình tượng nầy trong Thư gửi Lưu Di Dân. Chủ thể của Vận hành vũ trụ (Cosmic Act) không phải là Thiền sư vũ trụ (Thánh nhân; Cosmic Meditator), mà chính vũ trụ hoạt động bởi tự nó. Hoạt dụng của Như Lai (Tathāgata)[16] là sự biểu hiện của Đời sống vũ trụ (Cosmic Life), sự tự biểu hiện của chính hoạt dụng đó, hay là sự biểu hiện của Thánh nhân (Sage), chỉ khả thể nếu Như Lai không tham dự vai trò riêng biệt nào trong đó.

Trong vai trò nầy người sáng tạo và vật được tạo ra là đồng nhất.[17]

Ẩn dụ thông dụng của Tăng Triệu là tấm gương.[18] Tâm cũng như tấm gương, nhưng-khác với những tấm gương bằng đồng- chúng không chỉ phản ảnh vật từ bên ngoài mà còn biểu lộ những thứ từ bên trong. Dọ vậy, chúng không tuỳ thuộc vào ấn tượng. Cuộc đời, chúng ta có thể nói, là phát quang, ‘chiếu sáng.’ Khi chiếu sáng, Bát-nhã phản chiếu nội tại và từ đó, tạo ra cái mà chúng ta gọi là ‘thế giới’, nhưng thật ra chỉ là thế giới nội tại của Bát-nhã.[19]

Lô sơn, Thánh nhân (Sage) được quan niệm như Thiền sư vũ trụ (cosmic meditator), nhưng thiền định Bát-nhã vượt hơn cả thiền (meditation), nó là một sinh hoạt vũ trụ (cosmic living). Người tu thiền rút khỏi thế giới bên ngoài để vào tịch lặng, để nhìn thế giới từ bên trong; còn Bát-nhã đồng thời nội tại lẫn ngoại tại. Hiện hữu tất nhiên của Bát-nhã là ánh sáng, là sự sống và sáng tạo. Tất cả quan niệm nhị nguyên đều bị loại trừ.

Thế thì, điều gì là Bát-nhã? Có một kinh nghiệm nào có thể cho ta biết ý niệm về điều Tăng Triệu muốn nói, hay Tăng Triệu chỉ đơn thuần để cho tưởng tượng của ngài lăng xăng hoang tưởng?

Trong Phần I, Tăng Triệu đồng nhất hoạt dụng của Như Lai với Đạo, là định luật tiềm ẩn của mọi biến dịch vũ trụ, tạo nên mọi diễn biến, biểu lộ, tri nhận và điều khiển chúng.[20] Điều gì là luật tắc? Đó không phải là một vật. Có những sự kiện định kỳ, như sự vận hành của thiên không, như bốn mùa tuần hoàn, dường như chúng được dẫn hành bởi luật tắc. Phải chăng Tăng Triệu ghi nhận rằng luật tắc đó có thể được khám phá bất cứ nơi nào trong mọi sự kiện xảy ra dường như tình cờ trong đời sống hàng ngày? “Đạo có xa chăng? Cuộc sống của chúng taThực tại. Thánh nhân có xa chăng? Nhận ra Người như thật sự Người đang là, và ta sẽ trở thành Thần,” Tăng Triệu nói trong lời kết Bất Chân Không luận, Phần II. Và trong Vật Bất Thiên luận, Phần I, Tăng Triệu cho ta thấy nhiệt tâm tự tìm kiếm trong cái vô trật tự theo thứ tự thời gian của những biến dịch, khiến ta băn khoăn tự hỏi, không biết Tăng Triệu ở xa chừng nào địa điểm nơi mà luật tắc ngưng hoạt độngđặc quyền của Thượng đế.

 

ii. Huyền thoại

Trong cảnh vực “Bát-nhã vô tri”, ta thấy Tự nhiên (Nature), hay Thánh nhân (Sage), nhận biết tất cả biến dịch và bổ túc cho mỗi vật nhu cầu của nó. Thánh nhân điều hành định mệnh và hướng dẫn chúng như là Trật tự hay Luật tắc, hướng dẫn con người theo số phận của họ. Dù trật tự này vận hành như bốn mùa tuần hoàn, hay như tấm gương phản chiếu, hay như tiếng vọng, một cách tự nhiên vô ý thức, dù Thánh nhân hành động không cần sự kích động (bởi lời than phiền), dù Người không có dự trù nào trong khi hành động như thế, vẫn có một ràng buộc huyền bí giữa Người và vạn vật trong vũ trụ, một loại nhân duyên phổ quát khiến Người có thể nghe ra những lời kêu cứu. Tóm lại, Thánh nhân của Tăng Triệu không khác nào Thánh nhân của Đạo gia đương thời.

Nhưng còn những hình ảnh khác vốn thay thế Thánh nhân thì sao? Chức vụ của họ rất mơ hồ. Họ có thể giữ toàn thể những nhiệm vụ của Thánh nhân hay chỉ một phần mà thôi. Trong Vật bất thiên luận, Thần (Spirit) ngự trị thế giớilo lắng đến vạn vật,[21] trong lúc Bát-nhã biết những diễn biến, Trong phần II, Bất chân không luận 4, Bát-nhã có khi giữ cả hai nhiệm vụ. Sự phân biệt giữa hai điều nầy dường như không quan trọng.

Tôi không cho rằng huyền thoại nầy cần được xem trọng. Người ta nói về Thánh nhân như các triết gia thời trung cổ Tây phương nói về Chúa, họ gán cho ngài mọi thứ thuộc tính và chức năng. Đây không phải là những ẩn dụ, nhưng cũng không hàm ẩn đức tin. Không có triết gia Trung Hoa nào tin vào Thánh nhân như người Thiên chúa giáo tin vào Chúa. Đúng hơn, người Trung Hoa tham dự vào hình ảnh vũ trụ của chính họ, nỗ lực giảm trừ chúng thành những quan niệm ít nhiều trừu tượng hơn. Trong Thiền học Phật giáo, Đức Phật chẳng lưu lại điều gì ngoại trừ vấn đề làm thế nào để nói về Ngài.

Trong số những người đương thời của Tăng Triệu, cảnh tríhình ảnh siêu hình được tô điểm bởi những từ ngữ Phạn văn như là thời trang. Tăng Vệ 僧衛, người từng soạn chú giải Thập địa kinh (Daśabhūmika-Śūtra) hiện đã thất lạc, nhưng lời tựa vẫn còn,[22] ông đồng nhất đạo (tao) với thừa (yāna), và gọi Đại thừa 大乘(Mahāyāna; CosmicVehicle) là Đại đạo (Cosmic Way 大道). Bát-nhã cỡi trên thừa nầy và tràn ngập thế giới với ánh sáng của sự sống. Tăng Triệu không mạo hiểm quá xa như vậy. Nhưng, dù không phải là một vị thần, Bát-nhã chắc chắncon người như vị Thánh hay Tự nhiên, ‘Mẹ của vạn hữu’. Như tôi thường quen gọi tôn giáo và các thần thoại khác là 'sự diễn giải', (câu 4A ở trên), tôi đề nghị gọi những người này là 'những nhân vật có tính cách diễn giải'.



[1] Hữu tâm vô tâm 有心無心.

[2] Trang Tử, (6,3: tờ.2a) “夫知,有所待而後當 phù tri, hữu sở đãi nhi hậu đương.”

[3] “夫知者未能無可無不可,故必有待也;若乃任天而生者,則悟物而當也 phù tri giả vị năng vô khả vô bất khả, cố tất hữu đãi dã; nhược nãi nhậm thiên nhi sanh giả, tắc ngộ vật nhi đương dã.”

[4] Căn bản Trung quán luận tụng (Mūlamadhya-makakārikās), về sau trích dẫn là Kệ tụng (Kārikās) và bản dịch tiếng Hán là MK, gồm 25 phẩm cùng những luận chứng, mỗi phẩm mỗi đề tài. Đầu tiên luận nầy được biên soạn, như các nhà nghiên cứu tin tưởng, là vào thế kỷ thứ II stl.

[5] tức nguỵ tức chân 即偽即真; (e: World is non-World, non-World is World). Xem P.II p 57 ṇ197

[6] Có rất nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng như ḌT. Suzuki đã nói chính xác, chung nhất là ý nghĩa được nêu ra từ thuật ngữ prajñāvimukti (huệ giải thoát) ‘nhận ra (thế gian là bất như ý, để giải thoát ra khỏi đam mê thường tình vào lạc thú thế gian)’.

[7] Đối chiếu 2 trích dẫn nầy ở P.III. 11.4 虛而不有,虛而不無; 虛不失照,照不失虛 Hư nhi bất hữu, hư nhi bất vô; hư bất thất chiếu, chiếu bất thất hư”. Cái trống không chẳng phải không toả chiếu, toả chiếu cái không (hư). Cách thuyên giải của Lão Tử ‘vũ trụ sinh động’ (Đạo) như là ‘toả chiếu sống động’ (chiếu) là rất mới.

[8]  Xem chú thích trên.

[9] Tham khảo W. Liebenthal, phiên dịch. (1947); 'Wang Pi's new interpretation of the I-ching and Lun-yu', của Thang Dụng Đồng HJAS 10 (2); 143. ' Bản thể (本體 Original Substance) chính là ‘Trật tự năng động (Dynamic Order)’ của vạn vật, trong đó chứa đựng sự đa dạng nơi mà nó bắt nguồn, nhưng bản thân nó là vô thể siêu xuất mọi trình hiện. . . . (Nó) là Toàn thể hoàn hảo, không phân biệt. . . . Tất cả biến dịch đều được tạo thành theo luật của Trật tự '. . . 146. 'Nó bắt đầu những phát triển trong quá trình Biểu hiện vĩ đại (đại dụng大用) của nó. Tham khảo chiếu công照功 trong Triệu luận.

[10] Sự thay đổi hàm ý không phải là một thứ chuyển từ một tình huống này sang một tình huống khác.

[11] 內有獨鑒之明nội hữu độc giám chi minh. pIII 8

[12] 外有萬物之質 ngoại hữu vạn vật chi chất (ibid)

[13] 辨同之同於異,辨異之異於同,biện đồng chi đồng ư dị, biện dị chi dị ư đồng. (ibid)

129 tk n.298

[14] tk n.367

[15] tk n.298

[16] tk p. I, n.163

[17] Tham khảo p. IV, n.678物不異我,我不異物vật bất dị ngã, ngã bất dị vật.

[18] huyền giám玄鑒

[19] Tham khảo Demiéville, Paul. (1927) ‘La mirror spirituelle’: Các khái niệm soi sáng, phản chiếu, nhìn, thấy rõ, hiểu, biết, có xu hướng liên kết và hợp nhất trong một số từ tiếng Hán, (chiếu & minh). Trong Phật giáo Trung Hoa, chiếu ‘ biểu thị chức năng kỹ thuật của trí tuệ bát-nhã (prajñā).

[20] p. I, II.6. Tham khảo p. III, Nạn vấn VII. 聖之應會之道則信若四時之質 Thánh chi ứng hội chi đạo tắc tín nhược tứ thời chi chất.

 

 

[21] Thần được đề cập đến trong Lão Tử, lại cũng xuất hiện trong Liệt Tử, Quản Tử ch.39: 神一以靈, Trong Thần nhất dĩ linh. phần II, Bất chân không luận, Tăng Triệu dịch Bát-nhã (prajñā) là聖心Thánh tâm, hay đúng hơn là Tâm Thánh nhân (Mind of the Sage), Đời sống vũ trụ (Cosmic Life), bởi vì Tâm không phải là phẩm tính của Thánh nhân; cả hai đều đồng nghĩa.

[22] Liebenthal, W. One-mind dharma: Nhất tâm pháp, tr.41. Xem thêm P. III, n.235.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/01/2012(Xem: 58222)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.