LỜI TỰA CHO ẤN BẢN LẦN THỨ II
(Hong Kong 1968)
Ấn bản đầu tiên của Triệu luận (The Book of Chao, hay Chao-lun), ra mắt chỉ vài ngày trước khi bộ đội Cộng sản bao vây Bắc Kinh.[1] Tôi đã nhận được ba mươi bản và gửi đi Châu Âu. Tuy nhiên, không phải tất cả đều đến đích; nhiều bản mua trên thị trường được gửi đi sau đó, nhưng hầu hết ấn bản đầu tiên bị coi là thất lạc. Dưới tình huống này, vấn đề tái phát hành đã đến hạn từ lâu.
Tôi nghĩ đến việc chuẩn bị một ấn bản mới ngay từ năm 1955 và thực hiện một bản dịch sửa đổi cho mục đích đó. Khi hoàn thành, tôi nhận được yêu cầu từ Giáo sư Tsukamoto Zenryu, hãy gửi một bản sao Triệu luận đến Zinbun Kagaku Kenkyusho ở Kyoto cho một nhóm nghiên cứu về Triệu luận dưới sự hướng dẫn của ông. Tôi gửi hai bản sao phiên bản sửa đổi, một cho Giáo sư Tsukamoto và một cho một sinh viên Mỹ, Leon Hurvitz, người được giao phó việc dịch tác phẩm của tôi sang tiếng Nhật để đối chiếu. Kết quả nghiên cứu của nhóm đã được tổng hợp thành một tác phẩm lớn, đây chắc chắn là nghiên cứu kỹ lưỡng nhất về Triệu luận hiện còn lưu hành.
Lẽ ra tôi mong muốn sử dụng tài liệu vô giá này một cách hợp lý cho ấn bản hiện tại, điều đó không phải vì tôi không biết tiếng Nhật. Do đó, câu trả lời của tôi đối với những lời chỉ trích cuối cùng do nhóm người Nhật đưa ra chỉ được tìm thấy ở những nơi mà tác phẩm của tôi được trích dẫn.[2] Tuy nhiên, tôi có thể sử dụng bài báo quan trọng của Tsukamoto (1954) về 'Niên đại của Cưu-ma-la-thập và Tăng Triệu' đến mức như tôi được nghe về nội dung bài báo của Ocho Enichi (1942) trong phần IV.
Vào mùa đông 1959-60, tôi có vinh dự được mời giảng một loạt bài về Triệu luận tại Institut des Hautes Études Chinoises ở Sorbonne. Tôi tận dụng cơ hội đó để học lại phần văn bản khó. Bản dịch mới thường khác bản dịch cũ. Khi ấn bản đầu tiên được xuất bản, Phật giáo Trung Hoa trước đời Đường hầu như không được biết đến ở phương Tây. Giờ đây, một số nghiên cứu về Tân Đạo giáo và Phật giáo-Lão Trang đã ra đời, kiến thức của chúng ta về thời kỳ đó đã trở nên rộng hơn nhiều. Tôi đã sử dụng một cách thuận lợi bản dịch của Derk Bodde cuốn A History of Chinese Philosophy của Phùng Hữu Lan, tập 2, ấn hành do Nhà xuất bản Đại học Princeton (1953). E. Zürchcr: The Buddhist Conquest of China (1959) đã khép lại trước thời kỳ của chúng ta nhưng vẫn khả dụng. Tác phẩm của R. H. Robinson: Early Madhyamika in India and China, chứa đựng phân tích kỹ lưỡng về cấu trúc luận lý học trong phương pháp suy luận của Tăng Triệu, được dịch phần I-III, đến quá muộn để tiện đối chiếu. Tác phẩm Two Essays (1940) của Thang Dụng Đồng mang đến sự hiểu biết rõ hơn về các học phái thời cổ đại.
Trong nghiên cứu gần đây, hơn cả trong lần nghiên cứu đầu tiên, tôi dựa vào Huệ Đạt, nhà chú giải lâu đời nhất. Nhưng ngay cả khi ông có xu hướng biến Tăng Triệu thành một Phật tử chính thống, điều mà chắc chắn Huệ Đạt chưa bao giờ làm được. Các Phật tử Trung Hoa đều là Đạo sĩ mỗi khi họ viết triết học. Do đó, manh mối để giải thích thế giới của Tăng Triệu không được tìm thấy trong các luận giải mà là trong các tài liệu đương đại, thậm chí xa như của Quách Tượng và Vương Bật.
Trong số các nhà triết học Trung Hoa, Tăng Triệu được xếp vào hàng vĩ đại nhất. Tương tự với Triết học phương Tây cũng được tìm thấy. Điều mà ngày nay gọi là 'siêu việt-transcendence’, và 'non-aliud' ' của Nicolai de Cusa,[3] chẳng phải gần như giống hệt với niết-bàn (nirvāṇa) của Tăng Triệu, chẳng khác gì luân hồi (saṃsāra) - chủ đề lâu đời của tất cả triết học xứng đáng với tên gọi đó?
Không dễ gì tìm được nhà xuất bản bản thảo của mình khi văn phong và nội dung hơi khác một chút so với bình thường. Cuối cùng, Đại học Hồng Kông đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi tham gia vào ấn phẩm dạng này. Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Giáo sư F. S. Drake cũng như Nhà xuất bản, ông Henri Vetch.
Với nhiều may mắn, tôi đã tìm thấy một người đọc lý tưởng và người sửa tiếng Anh giúp mình từ Terence J. S. Gray. Mong sự cống hiến quên mình của ông được ghi nhận tại đây với lời cảm ơn chân thành.
W. L.
[1] * Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thủ đô là Bắc Bình, nay đổi là Bắc Kinh.
[2] Tham khảo các chú thích.
[3] * Nicholas of Cusa (1401 – 1464), còn gọi là Nicholas of Kues và Nicolaus Cusanus, là triết gia, nhà thần học, luật gia và nhà thiên văn học người Đức. Là một trong những người Đức đầu tiên đề xướng chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng, ông đã có những đóng góp về tinh thần và chính trị trong lịch sử châu Âu.