Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Shenga Dorje Chang (Shenphen Chokyi Nangwa) (1871–1927)

21/07/20218:00 SA(Xem: 2470)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Shenga Dorje Chang (Shenphen Chokyi Nangwa) (1871–1927)
TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC SHENGA DORJE CHANG 
(SHENPHEN CHOKYI NANGWA) (1871–1927)
Nyoshul Khen Rinpoche[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank

Đức Orgyen Tenzin Norbu đã ban sự trao truyền cá nhân thứ hai – về những giáo lý giải thích – cho Ngài Shenga Dorje Chang. Ngài Shenga sinh ra trong gia đình Gyakor giàu có ở Dzachukha ở phía Bắc của miền Đông Tây Tạng. Cho đến khoảng hai mươi tuổi, Ngài đã sống như một chủ hộ bình thường, tham gia vào các mục tiêu thế tục khác nhau.

Sau đấy, như là kết quả của các hoàn cảnh khác nhau, Ngài đã phát triển nhận thức xả ly; tâm Ngài hướng về Giáo Pháp. Ngài nói với gia đình rằng, “Quý vị đều biết điều cần làm với của cải của tôi. Tôi đã quyết định không bao giờ trở về ngôi nhà này, dẫu cho phải đánh đổi mạng sống”. Vô cùng chán nản với luân hồi, Ngài Shenga quyết tâm theo đuổi cuộc đời của sự hành trì tâm linh. Ngài đến một ẩn thất để diện kiến vị đạo sư của nhiều đời nhiều kiếp – Đức Orgyen Tenzin Norbu[2]. Tại đó, Ngài trải qua những khó khăn sánh ngang với những gì được ghi chép lại trong tiểu sử của Đức Milarepa, bởi nhà của Ngài cách rất xa và Ngài chẳng có nhu yếu phẩm nào để thực hành. Bởi sự xả ly thật mạnh mẽ, Ngài hiểu rằng mọi trải nghiệm trong đời hiện tạibất tịnh và chẳng có mục đích, giống như đống đờm dãi bị khạc ra. Cách cư xử của Ngài luôn thật lễ độ; Ngài dấn thân vào các nghiên cứu, bắt đầu bằng đọc và viết và dần dần tiến bộ.

Ngài gặp phải nhiều khó khăn trong suốt quá trình. Các nguồn lực của Ngài thật đơn sơ đến mức Ngài lấy lại những túi bơ cũ mà các thị giả của đạo sư đã vứt bỏ, dùng móng tay cạo lại lớp bơ và ăn nó để xoa dịu một căn bệnh về thần kinh. Tình cảnh này khiến Ngài Shenga phải còng lưng đi bộ khi đi lấy nước. Nhưng sự ngoan cường của Ngài, thứ thuộc về một bậc tôn quý, tăng trưởng như lửa cháy dữ dội trong rừng và Ngài cố gắng gấp đôi để lắng nghe và quán chiếu giáo lý. Nhiều bạn học thô lỗ thường chế nhạo Ngài, bảo rằng, “Đây là con cháu từ gia đình Gyakor, chỉ như đứa bé lần đầu học ABC. Chúng ta cần gọi hắn là ‘cậu bé già’”. Như thế, lối sống này đem đến cho Ngài Shenga nhiều khó khăn.

Lần nọ, khi Ngài tập tễnh đi lấy nước, đạo sư của Ngài – Đức Orgyen Tenzin Norbu – thấy vậy và chắp tay cầu nguyện, rớt nước mắt. Đạo sư tự nhủ rằng, “Học trò này thực sự có nghiệp thích hợp” và quyết định rằng Ngài cần cung cấp chút phương tiện hỗ trợ. Nhưng sau khi quán chiếu thêm, Ngài nắm chặt tay và nghĩ, “Đợi đã! Đợi đã! Đứng lại đã! Đừng can thiệp vào Shenga, vị hành xử như một Bồ Tát khi chịu đựng khó khăn như vậy vì Giáo Pháp, giống như chư đạo sư tôn quý trong quá khứ”. Và như thế, Ngài giữ yên lặng và giả bộ không thấy điều đang diễn ra.

Cũng vào khoảng thời gian này, đạo sư nói với Ngài Shenga rằng, “Để mở rộng các nghiên cứu, con cần tiến hành một khóa nhập thất về Diệu Âm Thiên Nữ Sarasvati”. Ngài Shenga đã làm vậy và trực tiếp trải qua các dấu hiệu thành tựu. Diệu Âm Thiên Nữ đã hiện ra trong các linh kiến và sự thông tuệ của Ngài bừng cháy như lửa, đánh thức những tập khí được thiết lập nhờ rèn luyện trong các đời quá khứ. Ngài lập tức làm chủ mọi điểm then chốt của bất cứ điều gì mà đạo sư dạy Ngài, đạt được tin tưởng trong tranh luậnbiên soạn không trở ngại và thậm chí đã biên soạn một lời tán thán Diệu Âm Thiên Nữ. Khi Ngài tranh luận với nhiều bạn học tại khu trại, không ai có thể đánh bại Ngài. Đôi lúc, một học trò lớn tuổi hơn giành được điểm và cố gắng dùng tay xoay quanh đầu Ngài trong tư thế nghi lễ chỉ ra sự chiến thắng trong lễ tranh luận chính thức. Nhưng đạo sư Orgyen Tenzin Norbu thường nói, “Này, đừng làm thế! Đừng làm như thế! Đừng để tay của con lên đầu Shenga! Hãy để yên đi!”.

Ngày nọ, một học trò lớn tuổi thưa với Đức Orgyen Tenzin Norbu, “Đạo sư tôn quý, con nghĩ Ngài không có thành kiến, nhưng không phải vậy. Ngài luôn đối xử với Shenga, học trò lớn, tài năng này với một chút tôn trọng. Dường như không thích hợp lắm khi đạo sư bày tỏ sự yêu thích với một học trò. Xin Ngài giải thích chuyện này!”.

Đức Orgyen Tenzin Norbu đáp, “Ồ, không phải là Ta thiên vị Shenga; chính các con mới thật ngu dốt và có nhận thức bất tịnh. Shenga là điều mà các Kinh điển nhắc đến như một Bồ Tát chỉ còn một đời trước khi đạt giác ngộ. Đối xử bất kính với vị ấy – dẫm lên hay chạm vào đầu – sẽ làm hại các hoạt động của những vị thầy như Kundri và Yondri” (biệt hiệu của Kunpal và Yonga[3] trong phương ngữ du mục của vùng Dza) và “cản trở khả năng làm lợi lạc chúng sinh với tư cáchđạo sư. Vì thế, Ta thực sự đang thiên vị các con, những học trò lớn tuổi hơn của Ta”.

Từ đó về sau, tất cả mọi người trong khu trại đối xử với Đức Shenga như họ làm với đạo sư của họ. Đức Orgyen Tenzin Norbu dần dần ban cho Ngài các giáo lý từ những truyền thống khẩu truyền của Tổ Gyalse Shenphen Thaye, Pháp chủ Patrul[4] và các đạo sư khác; chúng bao gồm Nhập Bồ Tát Hạnh, Căn Bản Kệ Trí Tuệ Thù Thắng, Nhập Trung Đạo, Trang Nghiêm Kinh, Bát Nhã Prajnaparamita, Vô Lượng Tục Luận, hai bộ luận Phân Biệt Giữa Hiện TượngBản Tính Chân ThậtPhân Biệt Giữa Trung TâmRanh Giới, Kinh Căn Bản Của Luật, Xác Quyết Ba Bộ Giới Luật, Kho Tàng A-tỳ-đạt-ma, Kho Tàng Lập Luận Trong Nhận Thức Xác Thực, An Trú Trong Bản Tính Tâm, Hai Mươi Giới, Năm Nguyên Tắc Của Đại Thủ Ấn, Ba Nguyên Tắc Của Con Đường Tâm Linh, Xa Lìa Bốn Bám Chấp, ngữ pháp Phạn ngữ, thi ca, Thư Gửi Bạn, y học, chiêm tinh Ấn ĐộTrung Quốc. Ngài Shenga đã tiếp tục nghiên cứu các Kinh điển, Mật điển và nhiều lĩnh vực kiến thức khác.

Nổi bật hơn cả, Đức Orgyen Tenzin Norbu đã ban cho Ngài Shenga một sự trao truyền phi phàm về mọi Mật điển, luận giải giải thíchchỉ dẫn cốt tủy theo truyền thống riêng của trường phái Cựu Dịch. Nó bao gồm mọi thứ từ Luật và Luận cho đến sự tiếp cận đỉnh cao của tâm yếu tịnh quang và bao gồm Bảy Kho Tàng, các luận giải về Tâm Yếu Bí Mật, Kho Tàng Phẩm Tính Giác Ngộ, Giác Tính Bất Tận Là Nguyên Tắc Dẫn Dắt [Yeshe Lama], ba pho Yangtik và nhiều tác phẩm khác của Đấng Toàn Tri và vị kế thừa tâm linh Jigme Lingpa. Ngài Shenga đã lắng nghe và thiền định về những giáo lý này và sự chứng ngộ đến từ thiền định khởi lên trong Ngài. Trí tuệ của Ngài bừng nở và Ngài đạt được một sự tự tin không sợ hãi về toàn bộ cội nguồn chính yếu.

Không gặp trở ngại trong giải thích, tranh luậnbiên soạn về những giáo lý và sau khi thọ Đại giới, Ngài Shenga xem cuộc đời của những vị trưởng lãođại từ truyền thống Phật giáo Ấn Độ là nguồn cảm hứng. Là một Kim Cương Trì ba phần, Ngài giống như ngọn núi vàng, chẳng bị vấy bẩn bởi lỗi lầm hay vi phạm dù nhỏ nhất. Như thế, Ngài đạt được đỉnh cao của ba phẩm tính uyên bác, đáng kính và cao quý và đạo sư của Ngài xem Ngài là tâm tử duy nhất ở cấp độ bên trong. Đạo sư ban cho Ngài Shenga các sao chép của bản thân về nhiều luận giải của Kinh điểnMật điển, đặc biệt là điều được gọi là mười ba bản văn gốc vĩ đại – những luận giải về Trung Đạo, Bát Nhã, Luật, Luận và v.v. được viết bởi chư học giả Phật giáo Ấn Độ và nằm trong Tengyur. Đạo sư nói với Ngài Shenga, “Hãy đặt những giáo lý của con chủ yếu dựa trên chúng. Các học trò giữ gìn truyền thừa của con sẽ giống như những tinh túy trên bầu trời, khiến cho giáo lý quý báu của Đấng Chiến Thắng chiếu sáng như mặt trời”. Với các tiên tri như vậy, Đức Orgyen Tenzin Norbu giao phó cho Ngài Shenga những giáo lý, trao quyền cho Ngài là vị trì giữ truyền thừa với sự cho phép giải thích chúng.

Ngài Shenga đã hành xử như vị thọ nhận sự trao truyền riêng từ chính Đức Phật và tâm Ngài hòa nhập bất khả phân với tâm đạo sư. Trong mười ba năm, Ngài phụng sự đạo sư theo cách này. Ngài thường nói những điều phản ánh sự hài lòng sâu sắc, chẳng hạn “Dù tôi có nương tựa nhiều giáo thọ và bậc thầy khác hay không, đạo sư của tôi là Đức Orgyen Tenzin Norbu” và “Tôi thật thiếu thiện nghiệp; thực sự, tôi thật may mắn khi xem Đức Orgyen Tenzin Norbu là đạo sư của gia đình Phật của tôi”.

Đôi lúc, Ngài Shenga tham gia vào những khóa nhập thất miên mật về chư Tôn Tam Căn Bản và các dấu hiệu thành tựu về thực hành đều rõ ràng. Ngài có vô số linh kiến về chư Tôn. Với niềm tin và lòng sùng mộ không dao động, Ngài đặc biệt cầu nguyện đến Pháp Vương Toàn Tri Longchenpa và có linh kiến mà trong đó, Ngài được chăm sóc bởi hiện thân giác tính bất tận của Tôn giả Longchenpa. Ngài Shenga trực tiếp trải nghiệm sự chứng ngộ của truyền thừa rốt ráobiên soạn một lời cầu nguyện đến Đấng Toàn Tri vĩ đại. Nhờ linh kiến này, năng lượng mãnh liệt của ngọn đèn tự sinh của trí tuệ thù thắng khai mở trong Ngài Shenga, vị làm chủ toàn bộ các cội nguồn chính yếu. Bất kể điểm khó nào mà Ngài được yêu cầu làm sáng tỏ trong Kinh và Mật, không cần xem bản văn được hỏi, bất kể từ Kangyur hay Tengyur, Ngài có thể quán tưởng đúng trang và đoạn rồi giải thích từ trí nhớ không chút sai sót. Đạo sư Orgyen Tenzin Norbu thường nói với học trò rằng, “Bất kể nghi ngờ nào mà con có hay con muốn làm sáng tỏ điều gì, hãy hỏi Shenga. Ngài giống như Ta vậy”.

Sau khi đạo sư qua đời, Ngài Shenga sống tại trụ xứ của Đức Orgyen Tenzin Norbu để hoàn thành những ý định của thầy. Đóng vai trò như vị nhiếp chính, Ngài dạy các học trò từ khắp nơi, chuyển Pháp luân nhiều lần, giảng dạy những bản văn như Căn Bản Luật Tạng, Ba Trăm Đoạn Kệ; nhiều bộ luận của truyền thống Phật giáo Ấn Độ như các luận giải về Sự Hiển Bày Bao La, Hành Trình Đến Shri Lanka và Kinh Akshayamati Khuyến Thỉnh, Kho Tàng Lập Luận Trong Nhận Thức Xác Thực; các bản văn Trung Đạo (Căn Bản Kệ Trí Tuệ Thù Thắng, Nhập Bồ Tát Hạnh, Bốn Trăm Đoạn Kệ và Nhập Trung Đạo); Di Lặc Ngũ Luận; Kho Tàng Phẩm Tính Giác Ngộ; Xác Quyết Ba Bộ Giới Luật; Kho Tàng Như Ý; Tâm Yếu Bí Mật; các tác phẩm căn bản về ngữ pháp Tây Tạng; luận giải về ngữ pháp Phạn ngữ với tựa đề Sự Sáng Tỏ; bộ luận về phép làm thơ với tựa đề Cội Nguồn Ngọc Báu; bốn Mật điển y học; và Sáu Chủ Đề Để Đạt Trí Tuệ. Bên cạnh đó, Ngài Shenga tiếp tục thọ nhận giáo lý từ nhiều đạo sư và Tulku từ Shechen, Dzogchen và các Tu viện khác, những vị thầy như Khenchen Pema Dorje, Tsamtrul Kunzang Dechen Dorje và Mura Tulku.

Sau đấy, theo mệnh lệnh từ Dzogchen [Rinpoche] Thubten Chokyi Dorje[5], Ngài Shenga được mời đến Shri Singha Shedra tại Tu viện Dzogchen và được bổ nhiệm là một trong những Khenpo lần lượt của Học viện đó. Ngài đã biên soạn nhiều tác phẩm về các Kinh điển, Mật điển và nhiều lĩnh vực kiến thức khác. Trong số chúng có những luận giải chú thích về các tác phẩm của chư học giả Phật giáo Ấn Độ, nổi bật nhất là mười ba bản văn gốc vĩ đại. Mười ba bản văn này bao gồm cội nguồn Luật Tạng (Kinh Biệt Giải ThoátCăn Bản Luật Tạng), cội nguồn Luận Tạng (Kho Tàng A-tỳ-đạt-ma và Trích Yếu A-tỳ-đạt-ma), cội nguồn của “truyền thừa tri kiến sâu xa” (Căn Bản Kệ Trí Tuệ Thù Thắng, Nhập Bồ Tát Hạnh, Bốn Trăm Đoạn Kệ và Nhập Trung Đạo) và cội nguồn của “truyền thừa hành động bao la” (năm tác phẩm được biết đến là Di Lặc Ngũ Luận). Ngài đã soạn một luận giải chú thích về Tinh Túy Bí Mật, một tuyển tập các bài luận phổ biến, một tuyển tập những lời tán thán, Doha (đạo ca), chỉ dẫn cốt tủy và tiểu sử của đạo sư Orgyen Tenzin Norbu.

Học trò từ Tu viện Dzogchen và các nhánh đổ về Shedra như ngỗng đổ về hồ nước vào mùa hè. Ngài Shenga trao cho họ những giáo lý phổ thông từ truyền thống truyền miệng của Đức Gyalse Shenphen Thaye và Pháp chủ Patrul, cơ bản là mười ba bản văn gốc vĩ đại. Cụ thể hơn, Ngài giảng dạy mở rộng về Tinh Túy Bí Mật, Bảy Kho Tàng và nhiều tác phẩm khác, nhấn mạnh vào [các tác phẩm] của Đấng Toàn Tri và vị kế thừa tâm linh Jigme Lingpa. Nhờ những giải thích của Ngài về Bảy Kho Tàng và sự thật rằng Ngài được cho là đã thuộc lòng mười ba bản văn gốc vĩ đại và Kangyur, Ngài trở nên nổi tiếng khắp vùng về sự uyên bác. Từ Thượng Tây Tạng và vùng Khunu của Ấn Độ cho đến phía Tây và từ Bhutan cho đến phía Nam, đến những vùng thấp của miền Đông Tây Tạng và xa cho đến Trung QuốcMông Cổ, học trò tụ tập về quanh Ngài như những vì tinh tú trên bầu trời và các tiên tri của đạo sư liên quan đến Ngài được hoàn thành.

Khi giảng dạy, Ngài Shenga không trói buộc bản thân đơn thuần trong nghĩa đen của từ ngữ. Ngài thường trình bày tri kiến sâu xa của trường phái Prasangika theo ý định giác ngộ của Tổ Nguyệt Xứng[6] vinh quang, điều bao gồm áp dụng kinh văn và lập luận Trung Đạo cho nhận thức nội tại về ngã và sự thực có vẻ như của vạn pháp. Các học trò của Ngài nhờ đó trải qua vạn pháp một cách dứt khoát theo tám ẩn dụ về hư huyễn; hơn thế, họ thấy rằng thói quen xem những thứ (chẳng hạn các tòa nhà) là thật bị xói mòn và họ có thể nhìn nhận thế gian không chướng cản. Khi dạy Nhập Bồ Tát Hạnh, Nhập Trung Đạo và các tác phẩm khác như vậy, Ngài Shenga thường tụng những đoạn như “Bất cứ khi nào tâm bình phàm thoát khỏi các quan niệm về thứ gì là thực hay không thực, không bận tâm đặc biệt nào khác tồn tại và có sự an bình hoàn toàn mà không có bất kỳ cấu trúc tham chiếu cố định nào,” và “Bất cứ khi nào có sự như thị không sinh, tâm thoát khỏi mọi nghi ngờ về nguồn gốc”. Đạo sư thường an trụ trong thiền định và khi Ngài hướng ý định giác ngộ, thứ đến từ sự chứng ngộ Đại Viên Mãn vốn thanh tịnh, nhiều người được giới thiệu bản tính chân thật của họ. Các phẩm tính tuyệt vời của Ngài thực sự chẳng thể miêu tả. Những học giả đều đồng lòng tán thán Ngài Shenga bởi các kết luận dứt khoát của Ngài liên quan đến ý định giác ngộ của trường phái Prasangika, nói rằng, “Một Nguyệt Xứng thứ nhì đã xuất hiện”.

Bất khả phân với vị Tôn chính yếu của đàn tràng, Ngài nổi tiếngShenga Dorje Chang[7]. Ngài được biết là đã trao phần chính yếu của giáo lý Dzogchen cho cả những vị chưa hoàn thành các thực sự sơ khởi, bởi Ngài cảm thấy rằng chẳng có cách tịnh hóa che chướng nào tuyệt vời hơn hơn việc nghiên cứu mười ba bản văn gốc vĩ đại. Ngài đã thọ nhận toàn bộ quán đỉnh, chỉ dẫnlời khuyên của pho Lamdre trong trường phái Sakya vinh quang từ Đức Jamyang Loter Wangpo. Một lần trong thời gian đó, vị Tôn như là sự hiển bày của giác tính bất tận đã xuất hiện trước Ngài; Ngài cũng trực tiếp trải qua các dấu hiệu khác liên quan đến con đường này. Như thế, Ngài chấp nhận Đức Loter Wangpo là đạo sư của gia đình Phật của Ngài và biên soạn một lời tán thán vị này.

Ngài Shenga được tán thán nhiều lần là một hóa hiện của Tổ Sakya Pandita bởi Đức Gaton Ngawang Lekpa[8], vị nói rằng, “Ta nằm mơ rằng Đức Văn Thù Sư Lợi, Sakya Panchen, đã quay lại thế gian này và Ngài là Shenga”. Jamgon Mipham Rinpoche cũng tán thán Ngài Shenga, tuyên bố rằng, “Các luận giải của Ta về cội nguồn chính yếudi sản của Ta với giáo lý trường phái Cựu Dịch; cầu mong chúng đảm bảo cho các thế hệ tương lai rằng giáo lý quý báu của Đấng Chiến Thắng trụ lâu. Nhưng mệnh lệnh mà Shenga Rinpoche nhận được là hoằng dương lý thuyếtthực hành của giáo lý khắp mọi phương trong khi trung thành với ý định giác ngộ của Tổ Nguyệt Xứng vinh quang và của Tổ Rongzom và Longchenpa, như là sinh lực của những giáo lý này. Ngài Shenga đã nhận mệnh lệnh này như là kết quả của các lời nguyện của Đức Gyalse Shenphen Thaye và sự thật rằng Ngài là vị tái sinh của Đức Gyalse Shenphen Thaye”.

Về các tâm tử, những bài ca chứng ngộ của Ngài Shenga cho thấy rõ ràng rằng vô số học trò của Ngài là những vị vĩ đại, tiến bộ tâm linh cao trong thân người. Không thể liệt kê tất cả chư vị, nhưng để đưa ra chút ý tưởng về những vị mà Ngài đã dạy, có Đức Chokyi Lodro[9] (vị là Văn Thù Sư Lợi đích thực), Tai Situ Rinpoche Pema Wangchok Gyalpo từ Tu viện Palpung, Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche, Tukse Rahor Chodrak, Serkha Chodrak, Khenchen Onto Jamyang Khyenrab, Zurmang Khenchen Pema Namgyal, Khenchen Thubten Nyendrak, Khenchen Lhagong[10], Khenchen Yonten Gonpo, Khenchen Ngawang Norbu, Khenchen Pema Tsewang, Nyarong Guru Tulku, Bo Gangkar Tulku, Dzigar Kongtrul, Ayang Thubten (cũng được biết đến là Gelong Rinpoche), vị Tulku thù thắng của trường phái Geluk – Tenzin Nyendrak, Khunu Tenzin Gyaltsen từ Ấn Độ, Geshe Tenpa Rinchen từ Bhutan, Geshe Rinchen Dorje, Geshe Pema Tsering, Geshe Tsultrim Palzang, Geshe Namgyal Palzang, Drubgyu Rinpoche, Lukru Khenchen, Chapra Khenchen và nhiều vị khác. Chư đạo sư, Tulku, vị thầy, thiền gia, Tăng, đạo sư cư sĩ và Ni, những vị là học trò và học trò của học trò Ngài, đến từ một vùng rộng lớn bao trùm những vùng thấp hơn của Trung Quốc, Tây Ninh ở phía Bắc, Mông Cổ, Derge, Ấn Độ và vùng biên giới Himalaya của Nepal và Bhutan.

Ngài Shenga được Đức Jamyang [Khyentse] Chokyi Lodro, Palpung Tai Situ Rinpoche Pema Wangchok Gyalpo, Drikung Kyabgon và nhiều đạo sư khác mời đến thành lập những Học viện như Khamje Shedra, Palpung Shedra, Nyima Changra Shedra tại Drikung, Kyekundo Shedra và Menyak Shedra. Ở đó, các Kinh điển, Mật điển và nhiều lĩnh vực kiến thức khác được giảng dạy và nghiên cứu, với sự nhấn mạnh đặc biệt vào mười ba bản văn gốc vĩ đại. Ngài Shenga chịu trách nhiệm, trực tiếp hay gián tiếp, cho việc thành lập mười tám Shedra như vậy và theo cách này cùng nhiều cách khác, hỗ trợ giáoquý báu của Đấng Chiến Thắng. Ngài cũng nổi tiếng là Sangye Shenphenpa[11], bởi Ngài giống như vị Phật thứ nhì trong việc phụng sự giáo lý trong thời kỳ suy đồi tâm linh hiện nay.

Trong phần sau của cuộc đời, Ngài Shenga sống như Đức Zhepa Dorje[12], thường lui tới những địa điểm núi non hẻo lánh chẳng hạn hoang mạc băng giá phía trên Tu viện Dzogchen và Gyawo Nenang. Ở đó, Ngài hoàn toàn nỗ lực giương cao cờ chiến thắng của thực hành tâm linh, thực hành liên tục bất kể ngày đêm, đắm mình trong điều chân chính không chút nỗ lực tạo tác, Đại Viên Mãn tự nhiên. Ngài sống như một đạo sư lưu động, xuất sắc trong số những khất sĩ.

Khi đã hoàn mãn sự hành trìhoàn thành mục đích của cuộc đời, Ngài Shenga đạt thành tựu thù thắng nhất nhờ sự tiếp cận đỉnh cao, con đường của tâm yếu tịnh quang. Không có bất kỳ dấu hiệu bệnh tật hay không thoải mái nào, sự hiển bày bên ngoài của thân hóa hiện của Ngài tan hòa trở về hư không căn bản bên trong của sự thanh tịnh nguyên sơ, thân bình trẻ trung[13]. Nhục thân Ngài thu nhỏ lại chỉ cao khoảng bốn mươi lăm xen-ti-mét. Tai Situ Rinpoche Pema Wangchok, Khenchen Lhagyal, Dzogchen Rinpoche, Khenchen Gonpo cùng nhiều tâm tử và học trò khác của Ngài đã cử hành các nghi lễ trà tỳ. Bầu trời thật trong xanh và sâu thẳm, cõi thanh tịnh mà ở đó, những vòm ánh sáng cầu vồng xuất hiện. Hoa trút xuống và một trạng thái thiền định tự nhiên khởi lên trong tất cả những vị có mặt. Như một dấu hiệu rằng Ngài Shenga đạt Phật quả trong hư không căn bản của năm thân bằng cách theo con đường của cách tiếp cận tâm linh thù thắng, các xá lợi lớn và nhỏ của năm gia đình Phật được tìm thấy (những xá lợi lớn được gọi là Shariram, Churiram, Nyariram, Bariram và Seriram). Ngài Shenga viên tịch giữa vô số dấu hiệu diệu kỳ như vậy, khơi dậy tín tâm trong các đệ tử may mắn của Ngài.

“Trong những giáo lý của Đấng Chiến Thắng, nhờ giải thích, biên soạn và hoằng dương

Các truyền thống của Tổ Long ThọVô Trước, Ngài khiến chúng lan tỏa khắp tam giới.

Hoạt động của Ngài vì giáo lý của Chúa tể chư Thánh giảhoạt động của chính Thánh giả.

Ngài, Sangye Shenphenpa, là Phật cho thời suy đồi này”.

Vị đạo sư vĩ đại này chỉ nghĩ về các giáo lý của Đấng Chiến Thắng, thúc đẩy sự rèn luyện cao hơn về giới luật ở khắp nơi – bởi đấy là nền tảng của giáo lý – và áp dụng thực hành của truyền thống thống tu sĩ. Ngài Shenga thành lập các Shedra tại những cộng đồng tu sĩ này, nơi Ngài dạy các Kinh điển, Mật điển và nhiều lĩnh vực kiến thức khác, nhờ đó đảm bảo rằng tinh túy đích thực của giáo lý sẽ bền lâu. Các đệ tử từ truyền thừa của Ngài vẫn đang phát triển.

Sau đây là khái quát về các hoạt động của Ngài. Sau nhiệm kỳ là người đứng đầu Dzogchen Shri Singha Shedra, Ngài Shenga được chấp nhận bởi cả Jamgon Chokyi Lodro và Tai Situ Rinpoche thứ mười một từ Tu viện Palpung là đạo sư của gia đình Phật. Ngài đã thành lập các Shedra tại những trụ xứ tương ứng của hai vị. Đầu tiên trong số này là Kham Jema Ling tại Tu viện Dzongsar, nơi Ngài là trụ trì đầu tiên trên ngai tòa vàng. Ở đó, vì các đệ tử đến từ mọi phương, Ngài chuyển Pháp luân, giảng dạy Kinh điển, Mật điển và nhiều lĩnh vực kiến thức khác và đào tạo ra nhiều học giả xuất sắc, bao gồm Khenchen Ontopa Jamyang Khyen-rab và Khenchen Lama Jamyang Tapke. Khamje trở thành Đại học Nalanda thứ nhì ở miền Đông Tây Tạng. Vị trụ trì tiếp theo là Khyenrab Rinpoche và kế đó là Khangmar Khenchen Rinchen, Dezhung Khenchen Chophel, Dragyab Khenchen Lodro, Minyak Khenchen Damcho, Dotsul Khenchen Thubten, Khenchen Khyenrab Senge và những vị khác. Ngài Shenga đã thành lập nhiều Shedra khác – các nhánh của Khamje – trên khắp miền Đông Tây Tạng, tại những Tu viện Trom Dokhol và Onto, trong số nhiều nơi khác.

Ngài đã truyền bá trao truyền của sự tiếp cận giáo lý mang tính học thuật và những vị như Khenchen Appey của truyền thống Sakya, Khen Rinchen, Onto Khen Khedrup, Khen Kunga Wangchuk Rinpoche và chúa tể của chư học giả Dongtrul Tenpai Gyaltsen trình bày truyền thống này ở Ấn Độ cho đến ngày nay. Ở đó, những đạo sư này đã thành lập các trung tâm như Cao Đẳng Sakya và Cao Đẳng Dzongsar (tại trung tâm tị nạn Derge). Nhờ hoạt động giải thích, tranh luậnbiên soạn về giáo lý của chư vị, truyền thống của thầy giải thích và trò lắng nghe giáo lý này đã truyền đến Tây Bán Cầu, xa cho đến tận Hoa Kỳ.

Khenchen Jampal Zangpo cũng thành lập một Phật học viện Sakya ở vùng cao Tây Tạng phía Tây và từ đó, thành lập một Shedra nhánh tại Tu viện Ngor ở vùng Tsang. Truyền thống trao và thọ giáo lý phát triển khắp Tsang và ảnh hưởng lớn đến cách tiếp cận của truyền thừa Sakya trong việc giải thích các bản văn gốc quan trọng.

Theo một kế hoạch mà Ngài phát triển cùng với Đức Jamyang Loter Wangpo, Ngài Shenga thành lập một Shedra tại Tu viện vĩ đại của truyền thống Sakya vinh quang ở Ga, gọi là Kyekundo và trở thành trụ trì đầu tiên. Ở đó, Ngài chuyển Pháp luân, rèn luyện nhiều đạo sư vĩ đại, những vị trở thành chư vị trì giữ truyền thừa tại các vùng Ga và Denkhok. Đệ tử căn bản của Ngài là Khenchen Jamyang Gyaltsen từ Ga, vị đã đạt đến cấp độ tuyệt hảo của cả sự uyên bácthành tựu tâm linh.

Các hoạt động của Ngài Shenga lan rộng đến tất cả các trung tâm Sakya ở miền Đông Tây Tạng, nơi Ngài ban giáo lý ở mức độ bao la. Ngài đã phụng sự như là cột trụ vĩ đại của truyền thống này. Như thế, với những vị Sakya, Shenga Dorje Chang giống như Jamgon Sakya Pandita thứ nhì. Việc các hoạt động của Ngài phụng sự giáo lý thật rõ rành rành với tất cả.

 

Nguồn Anh ngữ: Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje, A Marvelous Garland of Rare Gems – Biographies of Masters of Awareness in the Dzogchen Lineage [tạm dịch: Tràng Ngọc Báu Hiếm Có Tuyệt Diệu – Tiểu Sử Chư Đạo Sư Giác Tính Trong Truyền Thừa Dzogchen], Padma Publishing.

Richard Barron (Lama Chokyi Nyima) chuyển dịch Tạng-Anh.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[3] Tức Ngài Kunzang Palden và Yonten Gyatso.

[6] Đạo sư Phật giáo Ấn Độ Chandrakirti (khoảng thế kỷ sáu – thế kỷ bảy) được hầu hết những vị trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng xem là luận sư chính yếu về sự giải thích Prasangika của triết học Trung Đạo do Tổ Long Thọ phát triển.

[7] Dorje Chang là từ Tạng ngữ tương ứng với Vajradhara trong Phạn ngữ, danh hiệu của Pháp thân Phật của gia đình thứ sáu.

[8] Gaton Ngawang Lekpa (1867-1941) là đạo sư vĩ đại của pho Lamdre trong trường phái Sakya.

[11] “Vị Phật làm lợi lạc chúng sinh khác”.

[12] Danh hiệu bí mật mà Đức Milarepa thọ nhận từ đạo sư Marpa.

[13] Theo Rigpawiki, Ngài viên tịch vào mùng Năm tháng Giêng năm Hỏa Mão (1927).

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?