Tiểu Sử Vắn Tắt Dzogchen Rinpoche Thứ Năm – Thupten Chokyi Dorje (1872-1935)

16/05/202111:27 CH(Xem: 2812)
Tiểu Sử Vắn Tắt Dzogchen Rinpoche Thứ Năm – Thupten Chokyi Dorje (1872-1935)
TIỂU SỬ VẮN TẮT DZOGCHEN RINPOCHE THỨ NĂM –
THUPTEN CHOKYI DORJE (1872-1935)
Nyoshul Khen Rinpoche[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank Trong các tiên tri của Đấng Orgyen vĩ đại và vinh quang, chúng ta đọc được những tuyên bố như, “Tôn giả Vô Cấu Hữu [Vimalamitra] sẽ xuất hiện ở khúc phía Nam của miền Đông Tây Tạng vào một năm Thân và sẽ mang danh hiệu Dharma Vajra[2]. Ngài sẽ phụng sự giáo lý Tâm Yếu theo cách thức xuất sắc”. Đúng theo những tiên tri này, Ngài Thupten Chokyi Dorje sinh ra vào năm Thủy Thân[3] giữa vô vàn dấu hiệu tuyệt vời, lạ kỳ. Chẳng mấy chốc, các dấu hiệu rằng Ngài là vị Dzogchen Rinpoche tiếp theo đã đến từ chư Tônđạo sư. Ngài được tấn phong trong một buổi lễ với hàng nghìn người tham dự, bao gồm nhiều thí chủ (vị vua vĩ đại của Derge đứng đầu trong số đó), Đức Ponlop thứ tư, Gyurme Gyatso từ Tu viện Shechen, Gyarong Choktrul Kunzang Tekchok Dorje và nhiều vị khác từ Tu viện Dzogchen của chính Ngài, cùng với chư đạo sư và Tulku từ các Tu viện nhánh của cùng truyền thừa và đông đảo dân chúng trong vùng. Họ đã dâng nhiều lời cầu nguyện lên Ngài như là cội nguồn quy y và đấng bảo hộ của con ngườichư thiên.

Ngài Thubten Chokyi Dorje hiển bày rõ ràng sự thông tuệ, điều tiêu biểu cho các tiền thân của Ngài và Ngài đã học đọc và viết đơn giản nhờ được chỉ cho cách làm vậy. Ngài nghiên cứurèn luyện trong những chủ đề chính yếu như Luật, Bát NhãTrung Đạo với nhiều đạo sưgiáo thọ. Đặc biệt, Ngài nghiên cứu Đại Viên Mãn với Đức Jamyang Khyentse Wangpo[4] (vị mà Ngài xem là đạo sư phi phàm của gia đình Phật), Bồ Tát Patrul Rinpoche[5] vĩ đại, Khenchen Pema Badzra[6], Ponlop Choying Osel và nhiều vị khác. Ngài thọ nhận từ những đạo sư này ba pho Yangtik của cách tiếp cận Dzogchen tịnh quang, Ba Pho An Trú, cuốn giáo khoa Dzogchen Giác Tính Bất Tận Là Nguyên Tắc Dẫn Dắt [Yeshe Lama] và v.v. Theo cách này, Ngài trực tiếp trải nghiệm cách thức an trú, thứ là tinh túy đích thực, khám phá hoàn toàn sự tự tin đến từ chứng ngộ. Như là các dấu hiệu của sự thành tựu tâm linh, Ngài Thubten Chokyi Dorje đã để lại dấu chân trên đá cứng, cúng phẩm cam lồ trên bàn thờ của Ngài tự sôi và cúng phẩm Torma tan thành ánh sáng. Khi Ngài thực hành, bầu trời ngập tràn ánh sáng. Chúng cùng nhiều dấu hiệu khác đã hiển bày.

Ngài đã trở thành một đạo sư vĩ đại của những giáo lý trường phái Cựu Dịch. Đặc biệt, động cơ mà Ngài Thubten Chokyi Dorje phát khởi trong nhiều đời quá khứ, giờ đây chín muồi đúng lúc, khiến Ngài ban vô số trao truyền linh thiêng, cả mở rộngsâu xa, của bí mật thù thắng – bằng các quán đỉnh chín muồichỉ dẫn giải thoát – cho vô số học trò từ những vùng xa xôi như Ấn ĐộTrung Quốc. Chiếc ô trắng hoạt động của Ngài trong việc chuyển Pháp luân bao trùm khắp tam giới. Ngài đã viếng thăm các cộng đồng tu sĩ liên hệ với truyền thừa của các vị Tulku Drubwang Dzogchen ở Golok và ở Xining về phía Bắc. Ngài thậm chí còn du hành đến các cộng đồng lều-đen của Mông Cổ và Minyak về phía Đông, viếng thăm mười ba Phật học viện của vùng thấp Tây Tạng phía Đông, hai mươi lăm Tu viện của vùng trung và v.v. Ở đó, Ngài ban các quán đỉnh chín muồi, chỉ dẫn giải thoátkhẩu truyền hỗ trợ của Kim Cương thừa, nhờ đó, đảm bảo rằng những giáo lý này lan tỏa và phát triển. Khi ban các quán đỉnh, Ngài thường đặt bình [quán đỉnh] trong hư không rỗng rang mà chẳng có hỗ trợ vật lý nào và cam lồ thuốc và Rakta thường sôi. Ngài có thể treo y áo trên tia sáng mặt trờihiển bày vô số dấu hiệu thành tựu tâm linh khác.

Ngài Thubten Chokyi Dorje có thể tự tại thấy rõ ba thời. Ngay trước khi viên tịch, Ngài triệu vị Geshe từ Nera, bảo rằng, “Hãy đưa ông ấy đến đây!”. Vị Geshe được mời đến từ Derge và khi ông ấy đến, Ngài Thubten Chokyi Dorje nói rằng, “Ngày mai hãy đến khu rừng trên đất của Tu viện và xem liệu có đủ gỗ để xây một ngôi chùa mới không”. Mặc dù vị Geshe đồng ý làm vậy, ông ấy nghĩ rằng, “Đây là những lời của một đạo sư chứng ngộ và không ai có thể dự đoán ý của những đạo sư chứng ngộ qua lời chư vị nói[7]. Tuy nhiên, chắc cũng chẳng cần đến gỗ của Tu viện”. Hôm sau, ông ấy cùng với thị giả đi bộ một quảng đường ngắn, không nhìn quá xa trước khi quay lại. Khi Geshe đến gặp Đức Thubten Chokyi Dorje, đạo sư hỏi, “Có đủ gỗ hay không?”. Geshe đáp, “Chắc chắn đủ cho Ngài dùng”. Ngài Thubten Chokyi Dorje thốt lên, “Ồ, thật tuyệt! Trong tương lai, trách nhiệm cung cấp cho Tu viện hoàn toàn là ở con”. Và Ngài tiễn vị Geshe, giao cho ông ấy trách nhiệm lớn lao này.

Đạo sư viên tịch về cõi Tịnh độ vào tháng Mười năm đó. Trong tháng Hai năm sau, tức năm Hỏa Tý[8], tai ương xảy đến: Toàn bộ Tu viện, bao gồm cả ngôi chùa và khu nhà của đạo sư, cháy rụi. Rõ ràng là những lời của đạo sư mang tính tiên tri và bởi Tu viện phải xây dựng lại, vị Geshe nhận trách nhiệm mà không cần phải được yêu cầu làm vậy, nói rằng, “Năm ngoái, Rinpoche đã cố ý trao cho tôi mệnh lệnh này”. Ông ấy đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lại Tu viện từ móng, điều đã truyền cảm hứng cho ông ấy rất nhiều; ông ấy có niềm tin đến mức thực sự xem đạo sư là Phật.

Theo năm tháng, vị đạothù thắng này – Đức Thubten Chokyi Dorje đã du hành đến Zangdok Palri trong cõi Chamara ba lần. Hệ thống vĩ đại về các vũ điệu nghi thức cho Phổ Ba Kim CươngTu viện Dzogchen duy trì được khởi xướng dựa trên những linh kiến thanh tịnh này.

Ngài Thubten Chokyi Dorje cũng du hành đến Lhasa ở miền Trung Tây Tạng, nơi Ngài diện kiến Đức Dalai Lama thứ mười ba và được đối xử bằng lòng từ vô biên. Theo vô số cách, Ngài Thubten Chokyi Dorje cung cấp tịnh tài cho các cúng phẩm liên tục và tài trợ cho những thực hành tâm linh tại tất cả các thánh địa chính yếu – dát vàng tôn tượng, chẳng hạn tôn tượng Đức Phật ở Lhasa và phân phát đồ cúng dường và tài trợ bữa ăn và trà cho cộng đồng tu sĩ Sera, Drepung, Ganden, Samye và nhiều nơi khác. Khi Ngài đến Samye, vị bảo vệ của vùng đó, Pehar, lập tức thề sẽ làm bất cứ điều gì mà Ngài yêu cầucúng dường đạo sư một bộ chũm chọe rất đặc biệt. Được biết đến là “chũm chọe làm hài lòng Pehar,” chúng có thể được thấy trong những đại diện bên trong của Tu viện Dzogchen.

Cùng với Khenchen Shenga Rinpoche, Ngài Thubten Chokyi Dorje tài trợ cho nhiều vị cư ngụ tại Phật học viện Dzogchen Shri Singha vĩ đại liên kết với Tu viện của Ngài. Ngài giảng dạy mở rộng về mười ba bản văn gốc trong chương trình, đảm bảo lợi lạc vượt xa bất cứ điều gì đã đạt được trước kia và khiến hệ thống giáo dục này lan tỏa khắp nơi. Không ai có thể so sánh với Ngài Thubten Chokyi Dorje về hoạt động lớn lao, điều cũng bao gồm việc thành lập trung tâm thiền định Purkhang Chenmo và ban quán đỉnh chín muồi, chỉ dẫn giải thoátkhẩu truyền hỗ trợ cho đàn tràng chư Tôn an bìnhphẫn nộ cũng như các pho giáo lý Nyingtik trước và sau.

Trong các học trò của Ngài có nhiều đạo sư liên hệ với Tu viện của chính Ngài, chẳng hạn Ponlop Tulku, vị tái sinh của Khenchen Pema Badzra, Purtsa Tulku, Tokden Tulku, Gotsa Tulku, Kunzang Tulku, Bopa Tulku[9], hai vị Doring Tulku (vị lớn và nhỏ hơn), Barne Tulku, Khyentse Tulku của Tu viện Dzogchen, Đức Kongtrul, hai vị Tulku Gyapak tuần tự và Minyak Garwang Tulku. Ngài cũng giảng dạy nhiều vị Khenpo vĩ đại, chẳng hạn Thubnyen, Gonpo, Lhagyal[10], Chotsa, Chonyi, Amon và nhiều vị khác. Bên cạnh đó, hàng vạn người – vị thầy, thiền gia, Tăng, Ni, đạo sư Mật thừa cư sĩ và những người thường khác – đã thiết lập một kết nối với Ngài Thubten Chokyi Dorje. Theo những cách như vậy, Ngài trưởng dưỡng giáo lý quý báu của Đấng Chiến Thắng nhờ hoạt động cao quý trong ba phạm vi của nghiên cứu, thực hànhdự án tâm linh. Các tâm tử của Ngài, được phú bẩm bởi sự uyên bác, đáng kính và cao quý, khiến ảnh hưởng của chư vị được cảm nhận khắp miền Đông Tây Tạng, cả ở vùng cao và thấp.

Khi ấy, Ngài Thubten Chokyi Dorje là vô song trong việc công nhận các Tulku và tiên đoán những sự kiện, cả tốt và xấu. Mọi người xem Ngài là cội nguồn quy y và đấng bảo hộ vinh quang, tôn quý. Ngài đưa các học trò đến sự chín muồi tâm linh chỉ nhờ sự hiện diện của Ngài. Khi Ngài Thubten Chokyi Dorje khoảng sáu mươi tuổi, giữa vô vàn dấu hiệu diệu kỳ, đàn tràng hiển bày thân hóa hiện của Ngài tan hòa trở về cõi căn bản an bình của mọi hiện tượng. Tulku thù thắng của Ngài là Dzogchen Rinpoche thứ sáu – Changchub Dorje; vị này lại tái sinh thành Dzogchen Rinpoche hiện tại, tức vị thứ bảy. Dzogchen Rinpoche thứ bảy đã chuyển đến Ấn Độ và vẫn đảm bảo lợi lạc lớn lao vì giáo lýchúng sinh[11]. Giống như vậy, hai Tulku của Gyalse Shenphen Thaye và Ponlop Namkha Osel[12] cũng sống ở đất thánh Ấn Độ, theo đuổi các nghiên cứu của chư vị.

 

Nguồn Anh ngữ: Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje, A Marvelous Garland of Rare Gems – Biographies of Masters of Awareness in the Dzogchen Lineage [tạm dịch: Tràng Ngọc Báu Hiếm Có Tuyệt Diệu – Tiểu Sử Chư Đạo Sư Giác Tính Trong Truyền Thừa Dzogchen], Padma Publishing.

Richard Barron (Lama Chokyi Nyima) chuyển dịch Tạng-Anh.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[2] “Dharma Vajra” là từ tiếng Phạn tương ứng với danh hiệu Chokyi Dorje trong Tạng ngữ.

[3] Năm Thủy Thân đực (đầu năm 1872 đến đầu năm 1873).

[4] Về Đức Jamyang Khyentse Wangpo, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a30571/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-wangpo.

[7] Người Tạng thường xem những nhận xét của chư đạo sư chứng ngộ cao là mang tính biểu tượng hơn là nghĩa đen.

[8] Năm Hỏa Tý đực (đầu năm 1936 đến đầu năm 1937).

[11] Dzogchen Rinpoche thứ sáu – Jigdral Changchub Dorje, sống trong một khoảng thời gian ngắn (1935-1959).

Vị tái sinh thứ bảy – Jigme Losel Wangpo sinh năm 1964 và hiện điều hành Tu viện Dzogchen ở miền Nam Ấn Độ.

[12] Tức Dzogchen Ponlop Rinpoche thứ bảy – Karma Sungrap Ngedon Tenpa Gyaltsen (sinh năm 1965), tốt nghiệp năm 1990 với bằng Acharya (tương đương với Tiến sĩ về các nghiên cứu Phật giáo) và hiện điều hành Nitartha Quốc Tế và các trung tâm trên thế giới.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.