Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro (1893–1959)

22/04/202112:46 SA(Xem: 3734)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro (1893–1959)
TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC JAMYANG KHYENTSE CHOKYI LODRO (1893–1959)
Nyoshul Khen Rinpoche[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank

Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro là hóa hiện về hoạt động của Tôn giả Jamyang Khyentse Wangpo[2]. Học giả Vimalamitra[3] vĩ đại (cội nguồn các hóa hiện Khyentse) đã tiên đoán rằng, sau khi Đức Jamyang Khyentse Wangpo viên tịch, năm Tulku thù thắng – về thân, khẩu, ý, phẩm tính và hoạt động giác ngộ – sẽ xuất hiện để hoằng dương giáo lý không chút thành kiến bộ phái. Hóa hiện về thân được công nhận bởi Drubwang Dzogchen Rinpoche thứ năm – Thubten Chokyi Dorje và đã sống tại Tu viện Dzogchen. Hóa hiện về khẩu, sinh ra làm con trai của vị thủ lĩnh Beri của Hor, được công nhận bởi Đức Jamgon Kongtrul Lodro Thaye[4]liên hệ với Tu viện Palpung. Hóa hiện về ý là Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche Rabsal Dawa[5], vị được công nhận bởi Đức Gyaltsab Pema Namgyal[6] từ Tu viện Shechen. Hóa hiện về các phẩm tính của Tôn giả Vimalamitra tái sinh trong gia đình hoàng gia Phuntsok Phodrang của Sakya và được biết đến là Ngawang Thutop Wangchuk. Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro được Đức Jamgon Kongtrul Lodro Thaye công nhậnhóa hiện về hoạt động và sống tại Dzongsar Tashi Lhatse.

Vị đạo sư này sinh vào mùa thu năm Thủy Thìn[7] của chu kỳ sáu mươi năm thứ mười lăm trong vùng của miền Đông Tây Tạng được biết đến là Bốn Nút, cụ thể là ở Sa-ngen, Núi Đông. Cha Ngài, người đàn ông với trí tuệchứng ngộ vô song và là hóa hiện của Lochen Bairotsana, là Đức Gyurme Tsewang Gyalpo và mẹ Ngài là bà Tsultrim Tso. Đức Gyurme Tsewang Gyalpo là con trai của Ngài Serpa Tergen, một đạo sư chịu trách nhiệm duy trì những giáo lý của Terchen Dudul Dorje[8] và đã sống thọ 180 năm. Con trai của Đức Gyurme Tsewang Gyalpo được trao danh hiệu Jamyang Chokyi Lodro.

Kunzik Situ Rinpoche[9] quả quyết rằng Jamgon Kongtrul Rinpoche, với sự thông tuệ hư huyễn, cần đưa ra một tuyên bố rõ ràng về danh tính của đứa bé. Do đó, vị này đã tuyên bố rằng, trong hai mươi lăm thánh địa ở miền Đông Tây Tạng, Tu viện Kathok là địa điểm căn bản của hoạt động giác ngộ, thứ dẫn dắt các chúng sinh và rằng Khyentse Rinpoche[10] đã tuyên bố rằng một hóa hiện về hoạt động của Langdro Lotsawa[11] sẽ xuất hiện. Đây được xem là một dấu hiệu tự nhiên – không phải là kết quả của bất kỳ kế hoạchchủ đích nào – rằng đứa bé thuộc về trụ xứ được thành lập bởi Tổ Rigdzin Longsal Nyingpo và vì thế, lên sáu tuổi, Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro được cung nghênh về Tu viện Kathok[12]. Hôm Ngài đến nơi, có một trận mưa tuyết lớn, điều được xem là điềm vô cùng cát tường. Trước bức tượng Đức Phật trong Sảnh Lhachen Palbar, Ngài thọ các giới tu sĩ sơ khởidanh hiệu Jamyang Lodro Gyatso. Ngài thọ giới Sa Di từ tập hội năm thành viên Tăng đoàn, bao gồm chính Đức Situ và giáo thọ của Ngài khi ấy – Khenpo Thubten Rigdzin Gyatso. Vào dịp này, Ngài cũng được trao danh hiệu Tsuklak Lungrik Nyima Mawai Senge. Thartse Shabdrung Rinpoche ban cho Ngài danh hiệu Jamyang Chokyi Lodro Rime Tenpai Gyaltsen; nhiều vị đạouyên bácthành tựu khác cũng trao cho Ngài các danh hiệu ngắn hơn, tất cả đều có chữ Lodro[13], điều mà chính Ngài sau này nói rằng có vẻ như thật ý nghĩa.

Theo thời gian, Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro thọ nhận những trao truyền mở rộng, bao gồm cả hai truyền thống của Bồ Tát giới, toàn bộ giáo lý từ các trao truyền Kama của Ý Định Hợp Nhất Kinh, Diệu Huyễn Võng và giáo lý tâm, cũng như giáo lý về chư Tôn Samyak và Phổ Ba Kim Cương, và pho Vét Cạn Đáy Sâu Luân Hồi; quán đỉnh mở rộng cho pho Tám Mệnh Lệnh Tập Hội Chư Thiện Thệ; Bốn Phần Tâm Yếu [Nyingtik Yabshi]; Terma của Tổ Karma Lingpa về chư Tôn an bìnhphẫn nộ; các quán đỉnh cho tất cả những pho được phát lộ bởi Tổ Longsal Nyingpo và Dudul Dorje; giáo lý giải thích liên quan đến các luận giải Ấn ĐộTây Tạng chính yếu cho Tinh Túy Bí Mật (cũng được biết đến là Diệu Huyễn Võng) và toàn bộ Tuyển Tập Mật Điển Trường Phái Nyingma.

Vào khoảng thời gian này, đấng vô úy Situ Panchen và vị kế thừa tâm linh của Ngài, Khenchen Kunpal hiện thực hóa tầm nhìn bằng cách thành lập một Mật viện theo mệnh lệnh của Jamgon Mipham Rinpoche[14]. Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro đã gia nhập Học viện này và nhận được một sự đào tạo tỉ mỉ. Ngài tinh tấn nghiên cứu một cách chuẩn xác các tác phẩm như Xác Quyết Ba Bộ Giới Luật (cả đoạn kệ gốc và luận giải), Kho Tàng Phẩm Tính Giác Ngộ, Kho Tàng Như Ý, Cánh Cửa Trí Huệ, A-tỳ-đạt-ma, hai “Trang Nghiêm” và hai “Phân Biệt” của Đức Di Lặc[15], Vô Thượng Tục Luận, Căn Bản Luật TạngTrang Nghiêm Trung Đạo. Với thầy giáo thọ Rigdzin Gyatso, Ngài nghiên cứu thi pháp và đọc, một tác phẩm về phép chính tả với tựa đề Ngọn Đèn Khẩu, các tác phẩm căn bản về ngữ pháp Tây Tạng, Nhập Bồ Tát Hạnh, luận giải Sarasvata về ngữ pháp Phạn ngữ, Tuyển Tập Trước Tác của Getse Mahapandita, những giáo lý về giai đoạn phát triển, cách cử hành các nghi lễ và nhiều chủ đề khác từ cả truyền thống Nyingma và Sarma của Phật giáo Tây Tạng.

Trong giai đoạn nghiên cứu này, một hóa hiện khác của Đức Jamyang Khyentse Wangpo đã đến Tu viện Dzongsar[16] và xem đây là trụ xứ; tuy nhiên, trách nhiệm này cho thấy là một chướng ngại với thọ mạng của Ngài. Cháu trai của Đức Jamyang Khyentse Wangpo đã trao cho Situ Rinpoche bản sao di chúc của vị này và dựa trên các tuyên bố được đưa ra trong đó, Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, vào năm mười lăm tuổi, đã đến sống tại Dzongsar Tashi Lhatse. Situ Rinpoche cử hành nghi lễ tấn phong chính thức và trao Tu viện Dzongsar cho Ngài như là trụ xứ.

Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro đã nghiên cứu với Đức Jamyang Loter Wangpo[17], một vị trì giữ giáo lý vĩ đại của những Đấng Bảo Hộ Văn Thù Sư Lợi của Sakya. Ngài thọ nhận từ vị này các quán đỉnh mở rộng trong Trích Yếu Mọi Bộ Mật Điển, những giáo lý chi tiết của pho Lamdre, các giải thích về Mật điển Hevajra và những quán đỉnh thứ yếu trong Trích Yếu Mọi Bộ Mật Điển, từ phần về ba gia đình cho đến phần về Yoga Tantra. Khi Ngài đang được dạy về khía cạnh nguyên nhân của Mật điển – nền tảng của mọi trải nghiệm – từ pho Lamdre, sự chứng ngộ về ý nghĩa rốt ráo đằng sau các quán đỉnh khởi lên trong Ngài.

Cha tôn quý của Ngài – Đức Rigdzin Gyurme Tsewang Gyalpo đã ban cho Ngài Tổng Nhiếp Đại Tập Hội từ truyền thống Kama và Kho Tàng Terma Quý Báu [Rinchen Terdzod], bắt đầu bằng quán đỉnh Khorwa Dongtruk, cũng như những Terma sâu xa của Tổ Chokgyur Lingpa. Drakra Shabdrung Rinpoche Tashi Gyalpo đã trao cho Ngài Trăm Trao Truyền Mitra, bảy Mandala của truyền thống Ngor cho pho Lamdre theo [truyền thừa của] Khenchen Ngawang Chodrak và các quán đỉnh mở rộng cho Bổn tôn Vajrabhairava trong truyền thống Ra và Tsar.

Được khích lệ bởi Đức Jamyang Loter Wangpo, Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro đã nghiên cứu với Khenchen Samten Lodro từ Lhundrup Teng ở Derge, thọ nhận từ vị này tất cả các quán đỉnhkhẩu truyền trong Trích Yếu Nghi Quỹ, cũng như những giáo lý chi tiết về Bổn tôn Khechari trong số nhiều giáo lý khác nhau. Shar Lama Jamyang Khyenrab Thaye từ Tu viện vĩ đại của Derge đã trao cho Ngài quán đỉnh mở rộng về Thời Luân theo truyền thống Buton, trong khi Thartse Shabdrung Rinpoche Jampa Kunzang Tenpai Nyima hoàn thành trao truyền về Trích Yếu Mọi Bộ Mật Điển, từ phần Yoga Tantra trở đi.

Từ Lama Tashi Chophel, chúa tể của chư đạo sư uyên bác của Tu viện Palpung, Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro thọ nhận những quán đỉnh mở rộng cho Thời Luân theo truyền thống của Đức Atisha, quán đỉnh mở rộng cho Phổ Ba Kim Cương theo truyền thống gia đình Khon (một truyền thừa trực tiếp từ Đức Jamyang Khyentse Wangpo), cũng như toàn bộ pho giáo lý của trường phái Shangpa Kagyu. Gaton Ngawang Lekpa Rinpoche[18], vị trì giữ giáo lý vĩ đại trong các truyền thừa khẩu truyền của bí mật thù thắng, ban cho Ngài quán đỉnh chín muồi mở rộng từ những giáo lý chi tiết của pho Lamdre, cũng như các quán đỉnh sâu xamở rộng từ pho Khacho Jigme Gonpo.

Từ Drubwang Dzogchen thứ năm, Ngài thọ nhận các trao truyền như Tự Nhiên Giải Thoát Ẩn Sau Các Quan Niệm Được Vật Chất Hóa, Sự Hợp Nhất Tổng Quát Của Mọi Điều Hiếm Quý, quán đỉnh vào năng lượng mãnh liệt của giác tính từ Giác Tính Bất Tận Là Nguyên Tắc Dẫn Dắt [Yeshe Lama] và Tâm Yếu Các Kho Tàng Ẩn Giấu Sâu Xa (nghi quỹ đạo sư về Tôn giả Vimalamitra, một Terma sâu xa được phát lộ bởi Đức Jamyang Khyentse Wangpo). Đức Khedrup Thubten Gyaltsen Ozer ban cho Ngài nhiều giáo lý từ các trao truyền Kama; Pema Lingpa, một Terton từ miền Đông Tây Tạng, ban pho Taksham Ý Định Hợp Nhất Của Chư Bổn Tôn [Yidam Gongdu], pho Yamantaka do chính vị này phát lộ và nhiều giáo lý khác. Ratrul Thubten Shedrub trao cho Ngài pho Namcho và tất cả các Terma của Tổ Ratna Lingpa.

Khenchen Ngawang Palzang[19] ban cho Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro quán đỉnh mở rộng cho pho Tám Mệnh Lệnh Bí Mật Viên Mãn, trong khi Đức Jamgon Kongtrul Lodro Thaye trao cho Ngài các truyền thừa mà vị này thọ nhận từ Situ Panchen[20], cũng như quán đỉnh cho Giọt Tâm Cực Mật Không Hành Nữ. Từ Shechen Gyaltsab Rinpoche, Ngài thỉnh cầu các quán đỉnh, giáo lýkhẩu truyền cho Kho Tàng Chỉ Dẫn Tâm Linh [Damngak Dzod], truyền thừa trực tiếp từ Đức Jamyang Khyentse Wangpo cho tất cả các pho Terma Phương Bắc, ba quyển giáo lý bị niêm phong từ Kho Tàng Terma Quý Báutoàn bộ các Terma từ truyền thống Mindrolling. Từ Shechen Kongtrul Rinpoche, Ngài thọ nhận khẩu truyền cho Tuyển Tập Trước Tác của vị Rabjam thứ nhì của Tu viện Shechen – Gyurme Kunzang Namgyal[21]. Từ hai vị Tulku của Đức Chokgyur Lingpa liên quan đến các Tu viện Neten và Tsike, Ngài thọ nhận các quán đỉnhkhẩu truyền cho hai pho nghi quỹ tâm giác ngộ, Ba Phần Đại Viên Mãn [Dzogchen Desum], Nghi Quỹ Tâm Giác Ngộ – Tự Nhiên Viên Thành Ước NguyệnThành Tựu Sinh Lực Trì Minh [Rigdzin Sokdrub].

Đức Adzom Drukpa[22] trao cho Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro các quán đỉnh, giáo lýkhẩu truyền cho pho Terma Phương Bắc với tựa đề Ý Định Giác Ngộ Vô Ngại, Giọt Tâm Cực Mật Của Đạo SưTâm Yếu Longchenpa. Vị này cũng trao lại Terma của chính mình về ý định giác ngộ cùng mọi phương pháp của giáo lý Nyingtik theo cách tiếp cận Dzogchen mà Ngài đã thọ từ Đức Jamyang Khyentse Wangpo, bao gồm sự giới thiệu trực tiếp về Trekchod và phương pháp làm phong phú kinh nghiệm thiền định. Đức Adzom Drukpa chính thức trao quyền cho Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro là vị nhiếp chính thù thắng về mặt chứng ngộ và nói rằng trong lần đầu tiên hạnh ngộ, Ngài có một linh kiến thanh tịnh; trong đó, Ngài thực sự thấy tiền thân của Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro – Đức Jamyang Khyentse Wangpo. Sau đó, Ngài cúng dường đoàn tùy tùng học trò của mình lên Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro.

Từ vị Dodrupchen thứ ba – Kunkhyen Jigme Tenpai Nyima[23], Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro thọ nhận các quán đỉnh chín muồichỉ dẫn cho Tập Hội Trì Minh [Rigdzin Dupa], Nghi Quỹ Đạo Sư Cực Mật và quán đỉnh vào năng lượng mãnh liệt của giác tính từ Giác Tính Bất Tận Là Nguyên Tắc Dẫn Dắt. Ngài cũng thọ nhận những giải thích và tổng quan của chính vị đạo sư này về Tinh Túy Bí Mậtkhẩu truyền cho Tuyển Tập Trước Tác của đạo sư, cũng như các Mật điển, luận giải giải thíchchỉ dẫn cốt tủy của giáo lý Nyingtik về cách tiếp cận Dzogchen, điều mà chính Đức Dodrupchen thứ ba đã thọ nhận trong dòng truyền thừa mà các tiền thân của Ngài truyền lại. Khi cúng dường những [giáo lý] này, Ngài giao phó truyền thừa cho Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro. Bởi Đức Adzom Drukpa và Dodrup [Rinpoche] Jigme Tenpai Nyima là xuất sắc nhất trong việc trao truyền thừa Dzogchen cho Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, Ngài xem hai vị là những đạo sư phi phàm của gia đình Phật.

Terchen Lerab Lingpa[24] trao cho Ngài pho Giọt Tâm Giải ThoátTự Nhiên Giải Thoát Ý Định Giác Ngộ cũng như các Terma của chính vị này, bao gồm pho Phổ Ba Kim Cương, ba cấp độ – ngoài, trong và bí mật – của Xua Tan Lỗi Lầm Trong Duyên Khởi [Tendrel Nyesel]. Ngài cũng ban các quán đỉnhgiáo lý cho Tâm Yếu Chetsun [Chetsun Nyingtik] và cho phép Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro trao lại tất cả những Terma này.

Từ Tai Situ Rinpoche Pema Wangchok Gyalpo[25] từ Tu viện Palpung, Ngài thọ Bồ Tát giới trong truyền thừa của hành động bao la, các quán đỉnh mở rộng cho Hevajra và vị phối ngẫu theo truyền thống của Tổ Marpa và thực hành Bạch Độ Mẫu theo truyền thống Karma Kagyu. Từ vị tái sinh của Đức Jamgon Kongtrul – trưởng tử của những Đấng Chiến Thắng, Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro thọ nhận pho Phổ Ba Kim Cương của Tổ Ratna Lingpa và các Terma sâu xa của Đức Jamgon Kongtrul về chư Tôn Samyak và Dorje Drolo. Và từ Trungpa Rinpoche của Tu viện Zurmang[26], Ngài thọ nhận quán đỉnh, giáo lýkhẩu truyền cho dòng truyền thừa khẩu truyền của chư Không Hành Nữ về Thắng Lạc Kim Cương, Cõi Giới Bao La Của Tri Kiến của Tổ Dorje Lingpa, Sáu Du Già Của Naropa và những giáo lý Đại Thủ Ấn.

Vị tái sinh thứ năm của Terchen Rolpai Dorje đã ban cho Ngài toàn bộ các Terma được phát lộ bởi vị Terton đó. Dabzang Tulku thứ hai ban cho Ngài các trao truyền cho đàn tràng chín vị Tôn của Jinasagara, Hợi Mẫu theo truyền thống Karma Kagyu và Terma được tái chôn giấu về Jinasagara mà Đức Jamyang Khyentse Wangpo phát lộ và vốn do Tổ Drime Kunga phát lộ. Vị Sangye Nyenpa thứ chín[27] trao cho Ngài quán đỉnh rốt ráo[28] cho vị Tôn Ayushpati được phát lộ bởi Tổ Ratna Lingpa, cũng như bản văn Đại Thủ Ấn Đại Dương Ý Nghĩa Dứt Khoát và nhiều giáo lý khác. Tralek Choktrul ban cho Ngài Ba Pho Tia Sáng và các giáo lý khác; và Đức Gyalwang Thubten Gyatso[29] đã ban cho Ngài những giáo lý chi tiết về Đèn Soi Nẻo Giác của Tổ Atisha và Tự Tại Diện Kiến Diện Mạo Hoàng Kim. Cuối cùng, chúa tể của chư học giả – Geshe Jampal Rolwe Lodro[30] ban cho Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro các quán đỉnh mở rộng cho Guhyasamaja, Chakrasamvara và Vajrabhairava.

Nói ngắn gọn, Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro đã nghiên cứu với hơn tám mươi thầy giáo thọ – những đạo sư đủ phẩm tính, uyên bác, đáng kính, tôn quý và thành tựu; một vài vị trong số đó khá nổi tiếng; số khác sống ẩn dật. Với chư vị, Ngài vượt đến bờ xa của một đại dương bao la của sự nghiên cứuhọc hỏi, không chịu bất cứ thỏa hiệp nào trong sự tìm kiếm Giáo Pháp và các phẩm tính của một bậc tôn quý. Ngài hiểu một cách chuẩn xác và không chút thành kiến bộ phái tri kiến, thiền định và hành động được giảng dạy bởi mọi truyền thống và như thế, có thể chăm sóc các học trò tùy theo nhu cầu riêng của họ. Dĩ nhiên, Ngài đã phụng sự mỗi một truyền thống trong số này.

Về sự hành trì tâm linh của bản thân, Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro đã tiến hành các nghi quỹ cần thiết và sự trì tụng Chân ngôn cho những pho sau đây: Đạo Sư Tập Hội Bí Mật; pho Tám Mệnh Lệnh Tập Hội Chư Thiện Thệ; Phật Mẫu Đen Krodhi theo truyền thống Nyang; Kim Cương Tát Đỏa theo truyền thống Mindrolling; hình tướng Guru Drakpo đỏ; các thực hành sơ khởi Tâm Yếu Longchenpa; Mandala trọn vẹn về chư Tôn an bìnhphẫn nộ của Tam Gốc; hầu hết các pho Terma được phát lộ bởi Jamyang Khyentse Wangpo Rinpoche và Đức Chokgyur Lingpa; nghi quỹ bí mật Dorje Drolo được phát lộ bởi Đức Jamgon Kongtrul; nghi quỹ trường thọ bí mật Ternying được phát lộ bởi Tổ Ratna Lingpa; pho Terma Phương Bắc Ayushpati và những thực hành trường thọ khác; và các pho giáo lý sâu xa để đẩy lùi chướng ngại từ Giọt Tâm Giải Thoát. Ngài đã hoàn thành giai đoạn tiếp cận chính yếu nhờ sự trì tụng Chân ngôn cho truyền thống Hevajra của Tổ Marpa và các thực hành Kim Cương Thủ Bhutadamara, Phật Mẫu Khechari và tất cả chư Tôn thiền định của Trích Yếu Nghi Quỹ (đặc biệt là về ba gia đình Phật), cũng như giai đoạn tiếp cận chính yếu cho Phổ Ba Kim Cương truyền thống Sakya. Ngài đã tụng tâm chú tinh túy của hình tướng Mahakala Panjara khoảng tám mươi triệu biến.

Mức độ mà Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro thực hành các giai đoạn tiếp cận và thành tựu cho toàn bộ hàng ngũ chư Tôn thiền định của Ngài thật chẳng thể nghĩ bàn. Ngài đã dành phần đầu của cuộc đời luân phiên giữa nghiên cứuthực hành, nhưng sau đấy, dành hầu hết các mùa đông trong nhập thất nghiêm ngặt; trong đó, Ngài được chăm sóc bởi chư Tôn thiền định và thọ nhận các dấu hiệu thành tựu tâm linh huy hoàng. Có nhiều miêu tả tuyệt vời về cách mà Ngài đạt đến các cấp độ thành tựu cao như một vị Trì Minh; sau đây là một vài ví dụ mà chính Ngài đã ghi chép hay kể lại.

Lần nọ, khi Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro còn khá trẻ, trong một linh kiến, Drubchen Thangtong Gyalpo trực tiếp giới thiệu cho Ngài trạng thái của giác tính thanh tịnh, sử dụng khối pha lê như là biểu tượng; sau đấy, Ngài cho làm bức hình theo lối mới để kỷ niệm linh kiến này. Ngài được gia trì trong một linh kiến khác bởi trưởng lão Angaja của Phật giáo Ấn Độ[31] và có nhiều linh kiến về Tôn giả Vimalamitra và Đấng Toàn Tri vĩ đại. Vào một dịp, Ngài đã cầu nguyện thành tâm đến Đấng Toàn Tri Drime Ozer, khơi dậy tâm trí tuệ của Tôn giả. Pháp Vương Toàn Tri thị hiện trong một linh kiến, xuất hiện là một Tỳ Kheo và mặc giống như một học giả Tây Tạng; tâm Ngài an trú trong ý định giác ngộ của Pháp thân; luân xa tim của Ngài được điểm chủng tự A. Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro đã cầu nguyện đến Tôn giả:

“Tuyệt vời thay! Pháp Vương Toàn Tri,

Hình tướng phổ quát của Đấng Chiến Thắng khắp ba thời,

Chúa tể thống lĩnh và đấng bảo hộ nguyên sơ của con:

Nguyện Ngài, dù chỉ một lần, an trú trong luân xa tim con

gia trì tâm con bằng ý định giác ngộ của Ngài”.

Sau khi cầu nguyện như vậy, Ngài chấp nhận quán đỉnh từ Đức Longchenpa; sau đấy, đạo sư tan vào Ngài, trao cho Ngài truyền thừa của ý định giác ngộ.

Trong những giấc mơ, Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro diện kiến Ngorchen Dorje Chang, Đức Karmapa Rangjung Dorje và Đức Karma Pakshi. Tổ Nubchen Sangye Yeshe giao phó cho Ngài nhiều bộ luận Mật thừa và Đức Tsongkhapa vĩ đại đích thân trao cho Ngài truyền thừa trực tiếp về Guhyasamaja vinh quang. Ngài có những linh kiến về Tổ Sachen Kunga Nyingpo và Sakya Pandita[32] cũng như nhiều đạo sư khác của pho Lamdre; và Tổ Lhatsun Namkha Jigme đã khích lệ Ngài chấp nhận hành vi không tạo tác của một hành giả Mật thừa. Ngài đã thọ nhận quán đỉnh trường thọ từ Đức Jamyang Khyentse Wangpo, gia trì từ Đức Nyoshul Lungtok Tenpai Nyima và có ba linh kiến về Khenchen Ngawang Palzang, một hóa hiện của Tôn giả Vimalamitra, vị trao cho Ngài truyền thừa của ý định giác ngộ. Từ Bồ Tát Patrul Rinpoche vĩ đại, Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro thọ nhận các chỉ dẫn về thực hành sơ khởi của Tâm Yếu Longchenpa và khi Dodrup [Rinpoche] Jigme Tenpai Nyima ban cho Ngài quán đỉnh về nghi quỹ đạo sư bí mật nhất, Ngài có linh kiến về Đấng Toàn Tri Longchenpa vĩ đại. Lần nọ, trước sự hiện diện của Gyalwang Karmapa[33], vị đang đội vương miện, Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro thấy vị này vừa là Tôn giả Vimalamitra vừa là Đức Karmapa thứ nhất – Dusum Khyenpa[34]. Tại Tu viện Namgyal ở Dzing, trong các nghi lễ triệu thỉnh vị bảo vệ để xua tan chướng ngại, Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro đang tập trung sự chú ý vào bức tượng vị bảo vệ thì bức tượng bắt đầu di chuyển; vị giữ phòng thờ thấy vậy và bỏ chạy trong khiếp sợ. Vào một dịp khác, Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro đưa tay qua vài vết nứt trên một cốc trà ngọc bích, khiến chúng biến mất. Ngài thường xuyên hiển bày những dấu hiệu thành tựu tâm linh như vậy.

Vào dịp khác nữa, khi Ngài đang ban sự gia trì cho phép về thực hành vị Tôn tài bảo Vaishravana từ truyền thống Buton, vị Tôn xuất hiện trước Ngài, khiến bụi vàng và quặng vàng trút xuống trong sảnh đường, điều được tất cả học trò có mặt chứng kiến. Một số, bao gồm Khenpo Chophel từ Dezhung, đã giữ chúng để người khác có thể chiêm ngưỡng trong tương lai. Những vị bảo vệ Panjaranatha và Mahakala bốn mặt xuất hiện trước Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro và thề sẽ tiến hành các hoạt động giác ngộ mà Ngài giao phó cho họ.

Luôn khiêm tốn, Ngài thường nói, “Ta chẳng có chút tự tin bên trong nào với sự hành trì của bản thân, bởi mọi điều Ta làm là dùng thời gian trong sự lười nhác”. Nhưng khi giảng dạy – dù đó là giáo lý Lojong [Luyện Tâm], Trung Đạo, tri kiến, thiền định và hành động của các trường phái Nyingma hay Sarma, những thực hành giai đoạn hoàn thiện tập trung vào kinh mạch vi tế, năng lượng và Bindu hay cách tiếp cận Dzogchen – Ngài thường sử dụng từ vựng riêng với giáo lý đó, lập tức đánh thẳng vào điểm then chốt, không chút mâu thuẫn hay nhầm lẫn hệ thống này với hệ thống khác. Như thế, Ngài chẳng khác biệt với một đạo sư của bất kỳ truyền thống nào trong số này. Chẳng ai nghi ngờ về việc Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro hoàn toàn đáng tin cậy, vị đã đạt đến đỉnh cao nhất của tri kiếný định giác ngộ của sự tiếp cận tâm linh thù thắng nhất.

Về các dự án tâm linh, năm hai mươi sáu tuổi, ở Jematang thuộc miền Đông Tây Tạng, Ngài giám sát việc xây dựng ngôi chùa Riksum Lhakhang và Shedrub Dargye Ling, một Phật học viện (Shedra) với nơi cư ngụ cho hai mươi lăm người. Lúc đầu, Shedra được điều hành bởi Ngài Shenphen Chokyi Nangwa, Khenpo vĩ đại của Tu viện Dzogchen và nhiếp chính – Onto Khenpo Jamyang Khyenrab (người nổi tiếng là một hóa hiện của Đức Khedrub Ngawang Lekdrup từ Dragang) và truyền thừa các đệ tử của chư vị. Nơi đây trở thành một trung tâm nghiên cứu quan trọng trong vùng thấp hơn của miền Đông Tây Tạng. Tại trung tâm thiền định Dragang ở vùng cao hơn, Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro thành lập một địa điểm nhập thất liên kết, chủ yếu về thực hành pho Lamdre. Trung tâm này được điều hành bởi Gaton Dorje Chang Jamgon Lekpa Rinpoche, sau đó được kế nhiệm bởi đạo sư uyên bácđáng kính Jamyang Gyaltsen vĩ đại.

Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro cũng phục hồi lại Mật Viện tại Tu viện Kathok vinh quang, nơi được xem là Bồ Đề Đạo Tràng của miền Đông Tây Tạng. Ngài bắt đầu một chương trình mới và hoàn thành kế hoạch của vị Situ tiền nhiệm[35] về việc đúc một bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni lớn và một đại diện của Zangdok Palri. Ngài đã giám sát lễ tấn phong vị Situ Rinpoche tiếp theo – Thubten Jamchen Chokyi Nyima[36] và theo những cách như vậy, chịu trách nhiệm điều hành Tu viện Kathok.

Ngài đã thành lập một trung tâm để thực hành những giáo lý sâu xa của tám truyền thừa thành tựu, đặc biệt là các Terma sâu xa của Đức Jamyang Khyentse Wangpo, Jamgon Kongtrul và Chokgyur Lingpa. Bên cạnh đó, Ngài giúp thành lập các Shedra và trung tâm nhập thất Mật thừa cho cả bốn trường phái của Phật giáo Tây Tạng (đặc biệt là Sakya và Nyingma), cũng như Bon – truyền thống Tây Tạng bản địa. Ngài bắt đầu các nghi lễ và Drubchen và trong mọi vùng, đã chủ trì những nghi lễ liên quan đến trì tụng Chân ngôn Om Mani Padme Hum một trăm triệu biến. Ngài khuyến khích sự truyền bá những truyền thừa sâu xa nhưng mong manh của các quán đỉnhkhẩu truyền, xây dựng chùa chiền và v.v. Từ miền Đông đến miền Trung và Nam Tây Tạng và xa cho đến tận Sikkim, không vùng nào mà các hoạt động giác ngộ của Ngài không vươn tới.

Đấng đạo sư này đã đích thân ban mọi quán đỉnhkhẩu truyền cho Tuyển Tập Mật Điển Trường Phái Nyingma ba lần. Ngài trao Tinh Túy Bí Mật bốn lần, Hợp Nhất Ý Định Kinh và sự giải thích về Mật điển gốc của Phổ Ba Kim Cương năm lần mỗi loại, Kho Tàng Terma Quý Báu một lần, pho Lamdre (cả bản ngắn gọn và chi tiết) năm lần, Kho Tàng Chỉ Dẫn Tâm Linh hai lần, Trích Yếu Nghi Quỹ bốn lần và các quán đỉnh cho bảy Mandala của truyền thống Ngor bốn lần. Ngài đã ban các quán đỉnh Chakrasamvara, Hevajra, Guhyasamaja, Vajrabhairava và Khechari, cũng như quán đỉnh mở rộng cho Thời Luân Kalachakra, tám lần mỗi loại. Ngài ban giáo lý giải thích cho Vô Thượng Tục Luận và Hai Chương theo truyền thống của Tổ Marpa và Ngok năm lần, giáo lý giải thích cho các Mật điển Panjara và Samputa ba lần mỗi loại, quán đỉnh mở rộng cho pho tập trung vào Tám Mệnh Lệnh ba lần, quán đỉnh mở rộng cho Hợp Nhất Ý Định Của Chư Đạo Sư hai lần và Bốn Phần Tâm Yếu năm lần. Vào nhiều dịp, Ngài trao Tâm Yếu Longchenpa và truyền thừa khẩu truyền cùng các giáo lý Terma sâu xa được phát lộ bởi Đức Jamyang Khyentse Wangpo, Jamgon Kongtrul và Chokgyur Lingpa. Ngài ban các khẩu truyền cho Tuyển Tập Trước Tác của năm vị Tổ Sakya và Đức Ngorchen Kunga Zangpo một lần và Tuyển Tập Trước Tác của Đức Jamyang Khyentse Wangpo hai lần. Bởi trong suốt mùa xuân, hè và thu, Ngài ban ít nhất hai hay ba quán đỉnh hoặc giáo lý mỗi ngày không sót, rõ ràng là Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro đã dành tất cả thời gian để giải thích Giáo Pháp.

Xuất sắc nhất trong các đệ tử của Ngài là Situ Rinpoche, Moktsa Rinpoche và Onpo Rinpoche – đều từ Tu viện Kathok, vị Dzogchen thứ sáu – Jigdral Jangchub Dorje, Kuzhap Gemang Gyalse Shenphen Thaye, các vị Tulku Rabjam thứ sáu và Gyaltsab thứ tư của Tu viện Shechen, Kongtrul Rinpoche, Dilgo Khyentse Rinpoche, Sogyal Choktrul Rinpoche và nhiều Tulku tôn quý khác. Ngài cũng giảng dạy nhiều Khenpo, đạo sư, thiền gia tu sĩcư sĩ của trường phái Nyingma, tất cả chư vị Kim Cương Trì, đạo sư, Khenpo và bậc thầy của các trung tâm Sakya như Lhundrup Teng ở Derge và Tu viện Dzongsar. Các học trò của Ngài cũng bao gồm nhiều đạo sư và Tulku của trường phái Kagyu và Geluk. Ngài đã dẫn dắt hai anh em Khenpo của Tu viện Mindrolling, Trì Minh vĩ đại của Tu viện Dorje Drak, những vị trì giữ ngai tòa của cả hai Viện của Sakya và các vị kế thừa. Đức Karmapa thứ mười sáu[37], Tai Situ Pema Wangchok, hai vị Tulku Tenga và Trungpa từ Tu viện Zurmang, Kongtrul Tulku của Tu viện Palpung, Litang Tsele Choktrul, Geshe Namrol và nhiều vị khác đều nghiên cứu với Ngài. Nói ngắn gọn, Ngài đã giảng dạy cho chư đạo sư, Tulku và những hành giả Phật giáo từ miền Đông và Trung Tây Tạng và cả Trung Hoa, các vị cai quản và thượng thư của Derge, Lingtsang và Nangchen, các thành viên của Chính Phủ Quốc Gia Tây Tạng và những vị tướng của quân đội Tây Tạng, các nhân vật chính trị vĩ đại, bao gồm một số vị từ Trung QuốcẤn Độ. Số người đã thiết lập một kết nối với Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, từ những vị kể trên cho đến người bình thường khiêm tốn nhất, là chẳng thể đoán định.

Năm sáu mươi ba tuổi, hoàn thành một tiên tri bí mật, Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro du hành từ Nangchen ở miền Đông Tây Tạng qua các vùng trung tâm và phía Nam của đất nước, viếng thăm những thánh địa quan trọng, tài trợ cho các lễ Ganachakra và dâng cúng dường. Trong lúc này, Chogyal, vị cai quản Sikkim, chính thức thỉnh cầu rằng Ngài cử hành các nghi thức tịnh hóa và nghi lễ thánh hóa trong vương quốc ẩn giấu vĩ đại đó và Ngài chấp nhận lời mời. Ngài cũng hành hương đến các thánh địa như Drakar Tashi Ding ở Sikkim, những thánh địa Phật giáo chính và phụ của Ấn Độ và các thánh địa ở Nepal, dâng cúng dường, tài trợ Ganachakra và dâng những lời nguyện sâu xamở rộng.

Năm sáu mươi sáu tuổi, Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro viên tịch lúc chạng vạng vào ngày Sáu của chu kỳ Âm lịch của sao Nron. Trong ba ngày, thân Ngài vẫn ấm khi mà một sự chói ngời liên tục thậm chí còn làm lu mờ ánh đèn điện trong căn phòng. Những trận động đất và các dấu hiệu tuyệt vời khác đều rõ rành rành trước tất cả những vị có mặt. Sau đấy, những hóa hiện của Ngài đã hiển bày. Tsewang Dorje, một người họ hàng của Ngài, nằm mơ rằng một mặt trời đang phai mờ khi năm mặt trời lớn mọc lên để soi sáng toàn bộ thế gian. Sau đấy, theo đúng giấc mơ mang tính tiên tri này, Khyentse Norbu, cháu nội của Kyabje Dudjom Rinpoche và là con trai của Ngài Thinley Norbu, được Sakya Dakchen Rinpoche và Sakya Trizin Rinpoche[38] công nhận là vị tái sinh căn bản của Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro và được tấn phong như vậy. Hai hóa hiện khác của Ngài là Khyentse Gawai Lodro (con trai của Neten Chokling Rinpoche) và Jigme Khyentse Ozer (con trai của Kangyur Rinpoche[39], được công nhận bởi chính Kangyur Rinpoche). Như thế, Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro tiếp tục hóa hiện là những đạo sư tôn quý, mẫu mực.

Bản thân tôi đã có được phước báu thọ nhận từ đạo sư vĩ đại này quán đỉnhkhẩu truyền cho Sự Hợp Nhất Tổng Quát Của Mọi Điều Hiếm Quý, một quán đỉnh về Phổ Ba Kim Cươngkhẩu truyền cho bản văn Chiếc Thang Dẫn Lên Tịnh Độ Đỉnh Cao từ Tâm Yếu Longchenpa. Xin dâng những lời cầu nguyện chân thành lên Ngài, bởi tôi cảm thấy rằng trải nghiệm may mắn này đã khiến đời người của tôi thực sự ý nghĩa.

 

Nguồn Anh ngữ: Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje, A Marvelous Garland of Rare Gems – Biographies of Masters of Awareness in the Dzogchen Lineage [tạm dịch: Tràng Ngọc Báu Hiếm Có Tuyệt Diệu – Tiểu Sử Chư Đạo Sư Giác Tính Trong Truyền Thừa Dzogchen], Padma Publishing.

Richard Barron (Lama Chokyi Nyima) chuyển dịch Tạng-Anh.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[3] Theo Rigpawiki, Vimalamitra – Vô Cấu Hữu hay Mahavajra là một trong ba đạo sư Phật giáo Ấn Độ uyên bác nhất. Ngài đã đến Tây Tạng vào thế kỷ 9, nơi Ngài giảng dạy rộng khắp và biên soạn cũng như chuyển dịch nhiều bản văn Phạn ngữTinh túy của các giáo lý của Ngài được biết đến là Vima Nyingtik, một trong những giáo lý Tâm Yếu của Đại Viên Mãn.

Vimalamitra dành mười ba năm ở Tây Tạng và sau đó, hứa khả sẽ trở lại Tây Tạng mỗi một trăm năm để củng cố giáo lý Tịnh Quang Đại Viên Mãn, Ngài đến Ngũ Đài Sơn của Trung Quốc. Ở đó, Ngài duy trì Thân Cầu Vồng – ‘Thân Đại Chuyển Di’ và sẽ an trụ như vậy cho đến khi tất cả 1002 vị Phật của Hiền Kiếp này xuất hiện. Khi chư vị đều đã xuất hiện, Ngài sẽ đến Kim Cương Tòa ở Ấn Độ một lần nữa và hiển bày trạng thái giác ngộ viên mãn.

[7] Năm Thủy Thìn cái (đầu năm 1893 đến đầu năm 1894).

[8] Terton Dudul Dorje sống từ năm 1615 đến 1672. Cùng với học trò – Longsal Dorje Nyingpo, Ngài đã trùng tu Tu viện Kathok.

[9] Vị Kathok Situ thứ ba – Chokyi Gyatso, người khi ấy khoảng mười ba tuổi.

[10] Có lẽ là Đức Jamyang Khyentse Wangpo, tiên đoán về sự tái sinh của bản thân thành Ngài Jamyang Chokyi Lodro.

[11] Theo Rigpawiki, Langdro Konchok Jungne, cũng được biết đến là Langdro Lotsawa – một trong hai mươi lăm đệ tử của Đức Liên Hoa Sinh. Ngài đến từ vùng Langdro ở Tsang và là một thượng thư trong triều đình của Vua Trisong Detsen. Trong các hóa hiện chính yếu của Ngài có những Terton vĩ đại – Ratna Lingpa cũng như Dzogchen [Rinpoche] Pema Rigdzin và Đức Jamyang Khyentse Wangpo, vị được cho là hóa hiện hoạt động.

[12] Theo RigpawikiTu viện Kathok – Kathok Dorje Den – cổ nhất trong sáu Tổ đình Nyingma. Tu viện được thành lập bởi Tổ Kathok Dampa Deshek, em trai của Ngài Phagmodrupa Dorje Gyalpo, vào năm 1159, phía trên Horpo, ở miền Đông Tây Tạng. Địa điểm này được xem là một trong hai mươi lăm thánh địa của miền Đông Tây Tạng và đại diện cho địa điểm linh thiêng chính yếu về hoạt động giác ngộ. Sau khi Tu viện ban đầu trở nên ọp ẹp, một Tu viện mới được xây dựng tại đó vào năm 1656 bởi Terton Rigdzin Dudul Dorje (1615-1672) và Rigdzin Longsal Nyingpo (1625-1692). Có khoảng 800 tu sĩ tại Tu viện trước khi Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng.

[13] Tức “Thông Tuệ”.

[15] Hai bản văn “Trang Nghiêm” là Trang Nghiêm KinhTrang Nghiêm Chứng Ngộ Cao Hơn. Hai “Phân Biệt” là Phân Biệt Giữa Hiện TượngBản Tính Chân Thật Của Chúng và Phân Biệt Giữa Trung TâmRanh Giới. Cùng với Vô Thượng Tục Luận, chúng tạo thành Di Lặc Ngũ Luận.

[16] Theo RigpawikiTu viện Dzongsar – một Tu viện Sakya ở Derge, trụ xứ chính yếu của Đức Jamyang Khyentse Wangpo và Jamyang Khyentse Chokyi Lodro. Các vị tái sinh chính yếu khác tại Dzongsar là Gongna và Ngari Tulku.

Tu viện được thành lập bởi Đức Chogyal Phakpa khi Ngài trở về từ Trung Quốc vào năm 1275. Trước đó, đây vốn là một ngôi chùa Nyingma và Kadam và ban đầu là địa điểm của một ngôi đền Bonpo. Trước năm 1958, Dzongsar có khoảng 300 đến 500 tu sĩ nhưng toàn bộ vùng phụ cận chứa đầy lều trại bất cứ khi nào Đức Jamyang Khyentse Wangpo hay Jamyang Khyentse Chokyi Lodro ở đó, bởi mọi người cắm trại nhiều ngày hay thậm chí nhiều tháng với hy vọng được diện kiến những vị đạo sư vĩ đại này. Tất cả chùa chiền đã bị phá hủy vào năm 1958, nhưng đã bắt đầu được xây dựng lại vào năm 1983 dưới sự dẫn dắt của (bác sĩ) Lodro Phuntsok.

[17] Theo Rigpawiki, Đức Jamyang Loter Wangpo, tức Thartse Ponlop Loter Wangpo (1847-1914) – một đạo sư Rime Sakya quan trọng của Tu viện Ngor Thartse, người đóng vai trò then chốt trong phong trào Rime. Ngài là một đệ tử của Tổ Jamyang Khyentse Wangpo và một vị thầy của Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro. Ngài nổi tiếng về việc kết tập Trích Yếu Mật Điển theo nguồn cảm hứng của bậc thầy – Tổ Jamyang Khyentse Wangpo cũng như xuất bản ấn bản đầu tiên được in của Giải Thích Cho Đệ Tử Cá Nhân trong hệ thống Lamdre của trường phái Sakya, điều trước kia chỉ được truyền miệng và rất ít khi được giữ gìn dưới dạng bản văn viết tay. Ngài Jamyang Loter Wangpo cũng thọ nhận những chỉ dẫn Dzogchen từ Đức Nyoshul Lungtok.

Tuyển tập 139 bức thangka Mandala được vẽ cho Trích Yếu Mật Điển được Sonam Gyatso Thartse Khen Rinpoche bảo vệ vào năm 1958 và sau này được phát hành với hơn một ấn bản.

[18] Theo Rigpawiki, Gaton Ngawang Lekpa (1867-1941) – một đạo sư Sakya quan trọng liên quan đến Tu viện Tharlam, người nổi tiếng về sự trì giới nghiêm cẩn và những khó khăn mà Ngài chịu đựng trong mười lăm năm nhập thất. Người ta kể rằng Ngài đã hoàn thành 4.100.000 lễ lạy trong cuộc đời. Ngài là một đệ tử của Tổ Jamyang Khyentse Wangpo và là thầy của Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro và Dezhung Rinpoche.

Ngài viên tịch vào ngày 29 tháng 3 lịch Tây Tạng.

[19] Cũng được biết đến là Khenpo Ngakchung. Theo Rigpawiki, Khenpo Ngawang Palzang tức Khenpo Ngakchung (1879-1941) là một trong những đạo sư Dzogchen quan trọng và có tầm ảnh hưởng nhất trong thời kỳ gần đây. Ngài được xem là hóa thân của Tổ Vimalamitra, vị đã tiên đoán rằng bản thân sẽ xuất hiện một trăm năm một lần.

[20] Vị Kathok Situ thứ ba – Chokyi Gyatso.

[21] Vị Shechen Rabjam thứ hai sống từ năm 1713 đến 1769.

[24] Về Terchen Lerab Lingpa, tham khảo https://thuvienhoasen.org/p38a33571/3/tieu-su-terton-sogyal.

[25] Vị Tai Situ thứ mười một của trường phái Karma Kagyu, người sống từ năm 1886 đến 1952.

[26] Vị Zurmang Trungpa thứ mười – Chokyi Nyinje.

[27] Vị đạo sư đầu tiên trong dòng tái sinh Sangye Nyenpa của trường phái Karma Kagyu là Tashi Paljor (1445-1510); vị Sangye Nyenpa thứ chín – Karma Shedrup Tenpai Nyima (1897-1962) là anh trai của Dilgo Khyentse Rinpoche.

[28] Thông thường là một kiểu nghi thức quán đỉnh vô cùng giản lược, tập trung vào sự chứng ngộ bản tính chân thật của tâm, tức là điểm rốt ráo của mọi quán đỉnh.

[29] Vị Dalai Lama thứ mười ba (1876-1933).

[30] Theo Rigpawiki, Amdo Geshe Jampal Rolwe Lodro (1888-1936) là một đạo sư Gelug, vị là học trò của Đức Jamyang Khyentse Wangpo và Terton Sogyal và là đạo sư của Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro. Ngài là một nhân vật quan trọng trong phong trào Rime (Bất bộ phái).

[31] Trưởng lão Angaja được Phật Thích Ca Mâu Ni yêu cầu giảng dạy tại các vùng Himalaya của phía Bắc Ấn Độ.

[32] Sachen Kunga Nyingpo là vị sáng lập trường phái Sakya và cháu nội của Ngài – Sakya Pandita là học giả vĩ đại nhất của trường phái này.

[33] Vị Karmapa thứ mười lăm – Khakhyab Dorje (1871-1922).

[34] Dusum Khyenpa sống từ năm 1110 đến 1193; kết nối giữa Tôn giả Vô Cấu Hữu và các vị Karmapa đến từ linh kiến mà Đức Karmapa thứ ba – Rangjung Dorje có về Tôn giả.

[35] Vị Kathok Situ thứ ba – Chokyi Gyatso.

[36] Vị Kathok Situ thứ tư, người sinh vào khoảng năm 1926.

[37] Tức Ngài Rangjung Rigpai Dorje (1924-1981).

[38] Trường phái Sakya được lãnh đạo luân phiên bởi Sakya Dakchen và Sakya Trizin; hai vị trí này là cha truyền con nối và sự lãnh đạo cũng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác giữa hai gia đình của tộc Khon phái Sakya.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.